Chức Năng Tìm Kiếm Zalo / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Cách Chặn Tìm Kiếm Zalo Bằng Số Điện Thoại

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta phải trao đổi số điện thoại hoặc công khai số điện thoại của mình nhằm nhiều mục đích khác nhau như mua bán, làm việc,…vv. Những người biết số điện thoại của bạn có thể dùng số này để tìm ra tài khoản Zalo mà bạn đang sử dụng. Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện bởi có nhiều người bạn không muốn chia sẻ Zalo của mình cho họ.

Hướng dẫn cách chặn tìm kiếm Zalo bằng số điện thoại

Nên xem: Hướng dẫn cách ẩn nhật ký của mình trên Zalo

Bước 1: Trên ứng dụng Zalo đang sử dụng vào mục Thêm (1) rồi chọn mục Cài đặt (2).

Bước 2: Trong mục Cài đặt chọn tiếp mục Quyền riêng tư.

Bước 3: Trong mục Quyền riêng tư tiếp tục chọn mục Nhận yêu cầu kết bạn từ các nguồn.

Bước 4: Tại đây bạn hãy chọn Tắt mục Số điện điện thoại đi là xong.

Nên xem: Hướng dẫn cách ẩn thông tin cá nhân trên Zalo

4

/

5

(

1

bình chọn

)

Chức Năng Tìm Kiếm Các Sản Phẩm Trong Website

Chức năng tìm kiếm các sản phẩm trong website

Với các công cụ tìm kiếm khổng lồ như Google, Yahoo, Bing .. có ảnh  hường rất lớn đến các website từ nhỏ và đến các trang lớn như TMĐT. Vấn đề mà tôi muốn đem tới cho bạn hiểu không phải là các công cụ lớn như thế mà tôi muốn bạn đừng lãng quên hay bỏ xót  “chức năng tìm kiếm” ngay trên website của bạn.

Bạn nên nhớ rằng,  với 1 tính năng  hay  gọi là chức năng tìm kiếm tốt cũng có thể giúp bạn bán được nhiềusản phẩm hơn không?.

Khi khách hàng viếng thăm một  website của bạn, thông thường họ sẽ làm 2 việc:

Thứ nhất:  duyệt những sản phẩm mà bạn bày bán.

Thứ hai :  mua 1 sản phẩm nhất định.

Vì vậy tại sao một tính năng tìm kiếm tốt vừa giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm sản phẩm vừa giúp họ mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Điều này bạn phải đặc biệt lưu tâm trong thời đại bùng nổ” thương mại điện tử” nghe cụm tư đó bạn chắc sẽ hiểu tầm quan trọng và trong một thế giới cạnh tranh như ngày nay, nếu khách hàng không tìm được sản phẩm mà họ cần từ bạn thì rất có thể họ sẽ tìm thấy sản phẩm đó trên website của đối thủ cạnh tranh.

Kể cả các website lớn to vật vã như chúng tôi cũng phải có  “chức năng tìm kiếm sản phẩm trong website”

Ngày nay, dành 1 vị trí quan trọng cho công cụ tìm kiếm sản phẩm là cần thiết.

Chính vì vậy, bạn hãy thận trọng và đánh giá đúng tầm của nút “Tìm kiếm” khi đưa nó lên website cuả mình.

Lợi ích khi website của bạn khi có chức năng tìm kiếm sản phẩm :

+ Thu hẹp kết quả tìm kiếm: Cho Khách hàng đưa đến sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm nhất.

+ Đưa ra những gợi ý tìm kiếm:  khi khách hàng không biết tên đầy đủ của sản phẩm, chức năng gợi ý sẽ hiển thị cho Khách hàng tìm kiếm dễ dàng hơn.

+ Từ khóa thay thế sẽ thay từ bị sai:  nếu khách hàng tìm và gõ sai tên sản phẩm thì sẽ tự động điều chỉnh từ đó cho đúng.

Bạn đừng ngại ngùng hảy liên hệ với chúng tôi WEBTOPONE sẽ mang đến sự tiện lợi nhất và thân thiện nhất với website của bạn dành cho Khách hàng.

Những Điều Lưu Ý Khi Kiểm Tra Chức Năng Tìm Kiếm

1. Đầu tiên là chuẩn bị tài liệu trước khi thử nghiệm chức năng tìm kiếm

Tạo tài liệu lưu trữ tất cả dữ liệu sẽ được nhập vào ô tìm kiếm.

Xác định các lớp tương đương và giá trị biên.

Làm rõ yêu cầu của chức năng tìm kiếm: tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm từ trong tài liệu, tìm kiếm hình ảnh…

Kết quả tìm kiếm hiển thị kích thước hình ảnh hay tài liệu?

Bất kỳ tính năng tìm kiếm nâng cao nào như lựa chọn loại tài liệu hoặc hình ảnh để tinh chỉnh tìm kiếm có sẵn?

Tìm kiếm trang web trong cửa hàng trực tuyến – là một trong những chức năng chính, vì vậy đây là một ví dụ về các trường hợp cần được kiểm tra.

2. Thiết kế

Khối tìm kiếm – hiển thị trên trang và có sẵn mà không cần cuộn lên, ngay cả trên máy tính xách tay với màn hình có độ phân giải thấp.

Khối tìm kiếm tương tự như các khối tìm kiếm quen thuộc trong các công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Bing vv

Khối tìm kiếm có trên tất cả các trang (tùy theo đặc tả).

Khối tìm kiếm bao gồm:

Mẫu để nhập truy vấn tìm kiếm

Nhập văn bản vào trường nhập

Nút “Tìm kiếm”

Khối lựa chọn khu vực tìm kiếm

Ví dụ về truy vấn tìm kiếm

Kích thước của trường tìm kiếm đầu vào cho phép nhập văn bản dài (khoảng bao nhiêu từ).

3. Chức năng

Các văn bản trong hộp văn bản thông báo về các mặt hàng tìm thấy và số lượng hàng hoá.

Văn bản trong trường nhập sẽ biến mất khi bạn nhập ký tự đầu tiên và xuất hiện lại, nếu trường nhập vào trống.

Có thể thay đổi cụm từ tìm kiếm.

Từ gợi ý tìm kiếm thay đổi tùy theo lựa chọn của khu vực tìm kiếm.

Lỗi trong layout bàn phím được chuyển đổi khi bạn gõ.

Tự động hoàn thành tìm kiếm phải xuất hiện sau khi nhập 2-3 ký tự đầu tiên và cung cấp tìm kiếm dựa trên các từ điển từ khóa và Thống kê các yêu cầu tìm kiếm.

Truy vấn tự động hoàn thành được cung cấp được xếp hạng theo tần suất và mức độ cạnh tranh của hàng hóa.

Tìm kiếm dự đoán chứa một số kết quả tìm kiếm.

4. Kết quả tìm kiếm – Thiết kế

5. Kết quả tìm kiếm – chức năng

Lỗi trong bố cục bàn phím được điều chỉnh “khi đang di chuyển” và kết quả được hiển thị cho truy vấn tìm kiếm chính xác.

Kết quả tìm kiếm phải chứa số lượng kết quả tìm kiếm được tìm thấy.

Kết quả tìm kiếm có mô tả ngắn, giá cả, hình ảnh hàng hóa và nút “Mua”.

Phím tắt. Nếu hàng hóa đã được chỉ định trong cài đặt của admin như là “Hàng mới (New)”, “Hàng giảm giá (Sale)” v.v., chúng cũng phải được hiển thị mọi trường hợp.

Kết quả tìm kiếm bao gồm các công cụ sàng lọc tìm kiếm ở định dạng tìm kiếm nâng cao. Ví dụ (mở trong một cửa sổ mới).

Một cái tìm kiếm nâng cao được gọi là: “Hiển thị tùy chọn tìm kiếm” cho phép bạn mở rộng / thu gọn các công cụ sàng lọc tìm kiếm.

URL kết quả tìm kiếm sẽ được thay đổi động sau khi thực hiện các bộ lọc mới.

Các trang kết quả tìm kiếm và bộ lọc bị đóng bởi các công cụ tìm kiếm.

Kết quả tìm kiếm phải chứa một khối truy vấn tìm kiếm đã nhập trước đó.

6. Kết quả tìm kiếm phủ định – chức năng

Có một hình thức phản hồi khi không có kết quả tìm kiếm nào.

Các biến thể của điều chỉnh yêu cầu được cung cấp.

Các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên các yêu cầu trước đó và khu vực tìm kiếm khách quan được cung cấp.

7. Chuẩn bị kết quả tìm kiếm (Tóm tắt) và chú ý đến các chi tiết bổ sung

Đừng bỏ qua kết quả chỉ vì chúng đã xuất hiện.

Kiểm tra số lượng kết quả trên mỗi trang.

Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị theo bất kỳ tiêu chí cụ thể nào, ví dụ: mức độ phổ biến, được xem nhiều nhất, bảng chữ cái … hoặc bất kỳ tiêu chí nào khác được nói đến trong các yêu cầu.

Các thư tương ứng sẽ được hiển thị khi không có kết quả tìm kiếm.

Thời gian phản hồi tìm kiếm.

Kiểm tra tìm kiếm người dùng đã đăng nhập và khách.

Bài viết được tham khảo và dịch từ nguồn: https://www.deviqa.com/blog/7-things-to-test-in-your-search-form

All Rights Reserved

Cải Thiện Chức Năng Tìm Kiếm Trong WordPress Với Plugin Relevanssivà Co

Chức năng tìm kiếm trong WordPress hoạt động kém hiệu quả, việc sử dụng plugin bên ngoài dường như là điều tất yếu. Bài viết trình bày cách sử dụng plugin Relevanssi và kết hợp với Co-Authors Plus để tìm kiếm nội dung theo tên và thông tin của tác giả một cách hiệu quả.

Mặc dù Relevanssi xác nhận có hỗ trợ Co-Authors Plus ( https://www.relevanssi.com/knowledge-base/relevanssi-and-co-authors-plus/) nhưng thực tế thì không hoạt động đúng như mong đợi. Mình đã tìm ra cách xử lý và chia sẽ cho ai cần.

Giới thiệu plugin Relevanssi

Có lẽ khi cần đưa ra giải pháp tìm kiếm thường mọi người hay nghĩ đến ElasticSearch, nhưng với nền tảng dựa trên nội dung có tính chất thay đổi linh hoạt cao như WordPress (ví dụ thêm bớt taxonomies chẳng hạn) hoặc số lượng nội dung không quá lớn thì việc dùng ElasticSearch cũng không hẳn mang lại hiệu quả cao. Mặc dù bạn vẫn có thể xài plugin ElasticPress https://wordpress.org/plugins/elasticpress/ để tích hợp ElasticSearch, tuy nhiên những website không đòi hỏi lập trình phức tạp, thì việc dùng ElasticSearch theo mình nhận định là vẫn không cần thiết.

Công cụ tìm kiếm mặc định của WordPress thì càng tệ, khi nó chỉ có thể tìm kiếm trong tiêu đề và phần nội dung của bài viết. Với plugin Relevanssi tích hợp chặt chẽ vào WordPress, cho phép tìm kiếm loại nội dung được chỉ định, các trường nội dung tuỳ chỉnh (custom field), hoặc các taxonomies, ngoài ra còn có nhiều tuỳ chỉnh cấu hình hữu ích khác.

Các tính năng đặc trưng:

Chọn loại nội dung muốn tìm kiếm

Chọn taxonomies muốn tìm kiếm

Thiết lập từ đồng nghĩa, stopwords

Lưu vết tìm kiếm

Có thể tuỳ chỉnh trích đoạn và làm nổi bật nội dung tìm kiếm

Có thể dùng toán tử “OR” hay “AND” tuỳ ý, với WordPress thì mặc định là “AND” vì vậy không thể tìm kiếm với từ khoá có trong nội dung và có trong term.

Chỉ tìm kiếm được nội dung trong bảng posts, và postmeta, ngoài ra sẽ không tìm kiếm được.

Không tìm kiếm với các điều kiện phức tạp như tổ hợp toán tử OR và AND lồng nhau.

Không tìm kiếm trực tiếp dạng live-search được.

Mặc dù mình đánh giá khá cao plugin Relevanssi, nhưng vẫn có những hạn chế sau:

Fullstack Station Tips

Các điểm yếu ở trên có thể khắc phục được nếu bạn nắm được linh hồn của plugin này chính ở bảng relevanssi, bạn hoàn toàn có thể bổ sung dữ liệu vào bảng này từ plugin khác và thay thế column type với tên dữ liệu của bạn. Đồng thời ở phần query thì cần chỉnh sửa thêm tuỳ theo nhu cầu thay vì sử dụng hàm của plugin thì bạn tự viết hàm query khác, dựa vào column term lấy ra doc và type là có thể . Tất nhiên muốn khắc phục được theo kiểu này thì gần như phải đục vào plugin và không khuyến khích vì bạn có thể sẽ mất khả năng cập nhật từ plugin này.

Ngoài ra, mặc định plugin dùng kiểu query “%keyword” và “keyword%” nên có thể không đáp ứng nhu cầu của bạn, thì bạn có thể dùng filter bên dưới. Tất nhiên, với truy vấn “%keyword%” thì tốc độ có chậm đi đôi chút, nhưng vẫn chấp nhận được với bộ dữ liệu khoảng 2000 bài viết và 200k dòng về term được sinh ra.

Giới thiệu plugin Co-Authors Plus

“Đồng tác giả” là 1 chức năng thiếu sót của WordPress trong thực tế, bởi vì 1 bài viết có thể do nhiều người cùng góp sức, Co-Authors Plus ra đời để bù dắp thiếu sót này. Mặc dù số lượng “active installation” chỉ khoảng hơn 30k, nhưng mình nghĩ thực tế các dự án dùng composer để install thì sẽ nhiều hơn nữa.

Plugin này có khả năng thiết kế nội dung đặc tả cho 1 người như: họ tên, nghề nghiệp, giới thiệu, các liên kết mạng xã hội, … Plugin rất hay và được viết tốt, nhiều chức năng và có các hàm api lấy dữ liệu.

Khi mình sử dụng plugin này với Relevanssi giới thiệu ở trên thì có vấn đề này sinh là Relevanssi không index được nội dung của plugin Co-Author Plus với các trường tuỳ biến tạo thêm. Vì vậy nếu bạn có sử dụng chung plugin này hoặc như các plugin khác mà bị vấn đề không index được thì làm theo cách bên dưới.

Ngoài ra, bạn có thể thay đổi dữ liệu với các cột bên dưới, các cột này dùng để tính điểm khi hiển thị kết quả tìm kiếm. Kết hợp với tỉ lệ/trọng số điểm được thiết lập thông số trong màn hình quản lý của plugin sẽ tạo ra điểm số tương ứng.

Fullstack Station Tips

Chức năng tìm kiếm là chức năng rất quan trọng, mặc dù hiện nay đa phần chúng ta thường dựa vào Google Search, nhưng việc có bộ tìm kiếm nội bộ là rất quan trọng để lọc dữ liệu tìm kiếm theo chủ ý của chúng ta. Mình đã tìm một số plugin về chức năng tìm kiếm nhưng không có cái nào làm mình hài lòng như Relevanssi, mặc dù plugin có bản trả phí hơn 100$ mỗi năm, nhưng với bản miễn phí mình nghĩ là dùng đủ. Nếu có nhu cầu về index văn bản, mình nghĩ bạn nên cân nhắc sử dụng ElasticPress với ElasticSearch.