Chức Năng Tiêu Hóa Của Ruột / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Quá Trình Tiêu Hóa Ở Ruột Non Diễn Ra Như Thế Nào, Chức Năng Của Tiêu Hóa Là Gì.

Trong hệ tiêu hóa, ruột non là bộ phận nằm phía sau dạ dày và phía trước so với ruột già. Đây là bộ phận đảm nhận việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể.

Vị trí của ruột non trong cơ thể người.

Ruột non là một bộ phận nằm trong ống tiêu hóa thuộc thống hệ tiêu hóa. Trong ống tiêu hóa ngoài ruột non thì còn có các bộ phận khác như ruột giá, miệng, hầu, trực tràng và hậu môn. . Ống tiêu hóa nằm trong hệ tiêu hóa cùng với đó là những bộ phận khác như : răng, môi, má, lưỡi, gan , mật và tuyến tụy.

Ruột non có vị trí nằm ở đằng sau dạ dày và nằm ở phía trước của ruột già. Chiều của của ruột non dài từ 5 tới 9m đối với người trưởng thành, ruột non có chiều dài dài hơn ruột già từ khoảng 1.2m tới 1.5m, cùng với đó tổng diện tích bề mặt của ruột non cũng khá là lớn chúng có thể lên tới 500m2.

Đặc điểm cấu tạo của ruột non

Ruột non bao gồm 3 phần chính là tá tràng (đoạn đầu của tá tràng được gọi là hành tá tràng), hỗng tràng và hồi tràng. Giữa tá tràng và hỗng tràng được chia ranh giới bởi dây chằng Treitz. Giữa hỗng tràng và hồi tràng thì không có ranh giới phân chia, sự phân chia giữa hai phần này trên thực tế chỉ là quy ước.

Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa. Ở người trưởng thành, ruột non có chiều dài 280 cm. Niêm mạc ruột non là nơi chứa các hạch bạch huyết đơn độc. Tuy nhiên ở hồi tràng thì các hạch bạch huyết lại tập trung thành từng đám và được gọi là các mảng Peyer.

Các hiện tượng cơ học diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non

Quá trình diễn ra hoạt động tiêu hóa, vận động tại ruột non được phân ra như sau:

Là hoạt động diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non có tác dụng nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa, luân phiên đưa thức ăn mới đến tiếp xúc với các tế bào hấp thu và những enzym trên bề mặt của chúng.

Co bóp phân đoạn diễn ra như sau: Khi thức ăn được đưa vào ruột non (nhũ trấp) sẽ diễn ra sự căng tràn thành ruột, kích thích sinh ra hiện tượng co bóp đồng tâm ở các khoảng nhất định dọc theo ruột non. Mỗi đoạn co bóp này có chiều dài khoảng 1cm.

Một nhóm co bóp như trên sẽ chia ruột non thành từng đoạn y như hình ảnh một chiếc xúc xích. Khi một nhóm co bóp phân đoạn giãn ra thì một nhóm co bóp khác lại được bắt đầu tại những điểm ruột mới (nằm giữa các đoạn co bóp trước). Ta có thể thấy, những đoạn ruột trước co thì giờ được giãn ra và những đoạn ruột trước đang giãn thì nay được co lại.

Là hoạt động diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non có tác dụng đẩy nhũ trấp dọc theo ruột về phía ruột già. Hoạt động này có tốc độ từ 0,5 – 2cm/giây. Tốc độ này nhanh hơn khi ở tá tràng và phần trên hỗng tràng, sau đó chậm dần.

Co bóp nhu động hầu hết là những sóng yếu, thường tắt sau khi nhũ trấp dịch chuyển được khoảng 3 – 5cm. Vì vậy, sẽ mất khoảng 3 – 5 giờ đồng hồ thì các co bóp nhu động mới đẩy được khối nhũ trấp từ tá tràng tới van hồi – manh tràng.

– Phức hợp vận động di chuyển

Khi cơ thể chúng ta bị đói (khoảng thời gian giữa các bữa ăn), cứ cách một khoảng thời gian khoảng 90 phút sẽ diễn ra những đợt sóng nhu động mạnh đi dọc từ dạ dày tới ruột và đến van hồi manh tràng. Hoạt động này được gọi là những phức hợp vận động di chuyển.

Nếu sóng nhu động thông thường chỉ di chuyển được vài centimet rồi tắt thì các phức hợp vận động di chuyển này có khả năng đi dọc toàn bộ chiều dài của ruột từ dạ dày đến đoạn cuối của ruột non. Hoạt động này có khả năng “quét sạch” tất cả những mẩu thức ăn, chất nhầy, dịch tiêu hóa dư thừa hay các tế bào ruột non bị bong rơi vào lòng ruột để giữ cho dạ dày và ruột non hoàn toàn “sạch sẽ” giữa các bữa ăn, chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra tiếp theo.

Mặt khác, chính những phức hợp vận động di chuyển này có vai trò ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ống tiêu hóa – nguyên nhân chính gây ra các rối loạn hấp thu.

Tìm hiểu: Vì sao sữa tốt cho hệ tiêu hóa?

Hoạt động bài tiết dịch trong hoạt động tiêu hóa ở ruột non

Tuyến tụy là một tuyến pha có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của tuyến nước bọt. Dịch tụy là sản phẩm của tụy ngoại tiết. Sau khi bài tiết, dịch tụy chảy và ống Wirsung, ống này hợp với ống mật chủ ở bóng Valter rồi đổ vào tá tràng qua cơ thắt Oddi.

Thành phần và vai trò của dịch tụy

Dịch tụy là một chất lỏng trong suốt, có tính kiềm, chứa nhiều muối bicarbonat và tất cả các loại enzym cần cho sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng: Nhóm enzym tiêu hóa protein, nhóm enzym tiêu hóa carbohydrat, nhóm enzym tiêu hóa lipid và nhóm enzym tiêu hóa acid nucleic. Trong đó:

– Nhóm enzym tiêu hóa protein:

Chymotrypsin: Được bài tiết dưới dạng tiền enzym là chymotrypsinogen. Sau đó, chymotrypsinogen được chuyển hóa thành thành Chymotrypsin bởi tác dụng của trypsin. Loại enzym này có tác dụng phân giải các liên kết peptid mà phần (-CO-) thuộc về các acid amin có nhân thơm.

Carboxypeptidase: Được bài tiết dưới dạng tiền enzym là procarboxypeptidase. Dưới tác dụng của trypsin nó sẽ chuyển thành carboxypeptidase hoạt động. Loại enzym này có tác dụng cắt rời các acid amin đứng ở đầu C của chuỗi polypeptid thành từng acid amin riêng lẻ.

Trypsin: Là loại enzym đảm nhận 2 chức năng: Phân giải các liên kết peptid có phần (-CO-) là các acid amin kiềm và hoạt hóa 2 tiền enzym chymotrypsinogen và procarboxypeptidase thành các enzym ở dạng hoạt động.

Ngoài ra, enzym Trypsin còn hoạt hóa chính tiền enzym của nó là trypsinogen bởi tác động của 3 cơ chế:

Do enteropeptidase của dịch ruột hoạt hóa.

Do trypsin vừa mới hình thành hoạt hóa.

Do cơ chế tự động hoạt hóa: Xảy ra khi có sự ứ đọng dịch tụy ở trong tụy, khi đó Trypsinogen có thể tự động chuyển thành trypsin hoạt động.

– Nhóm enzym tiêu hóa lipid

Bản thân các enzym tiêu hóa lipid là những hợp chất hòa tan trong nước nên chúng chỉ có thể tấn công các hạt mỡ trên bề mặt của chúng. Vì vậy, để tiêu hóa được lipid thì lipid phải được nhũ tương hóa. Theo đó,

Lipase dịch tụy: Là enzym có tác dụng phân giải các Tryglycerid đã được nhũ tương hóa thành acid béo và monoglycerid.

Phospholipase: Có tác dụng cắt rời các acid béo ra khỏi phân tử phospholipid.

– Nhóm enzym tiêu hóa carbohydrat

Amylase dịch tụy: Là enzym có tác dụng phân giải tinh bột chín và sống thành đường đôi maltose.

Ngoài ra, một lượng nhỏ amylase dịch tụy sẽ được hấp thu vào máu. Nếu mắc bệnh lý viêm tụy cấp thì amylase trong máu sẽ tăng lên – Đây chính là dấu hiệu để chẩn đoán viêm tụy cấp.

Maltase: Có tác dụng phân giải đường đôi maltose thành đường glucose

Điều hòa bài tiết dịch tụy trong tiêu hóa ở ruột non

Dịch tụy được bài tiết theo hai cơ chế: Thần kinh và hormon.

Theo đó, sự bài tiết dịch tụy khi ăn được chia thành 3 giai đoạn là:

Giai đoạn đầu: Dịch tụy chiếm khoảng 20% dịch tụy của toàn bữa ăn.

Giai đoạn dạ dày: Dịch tụy chiếm khoảng 5 -10%.

Giai đoạn ruột: Đây là giai đoạn dịch tụy được bài tiết rất nhiều, chiếm khoảng 70-80%. Sở dĩ như vậy là bởi có 3 cơ chế tham gia kích thích tiết dịch là:

Nồng độ ion H+ trong tá tràng kích thích tế bào S giải phóng hormon secretin. Secretin kích thích tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat.

Các acid béo, acid amin, peptid kích thích tế bào I của tá tràng và hỗng tràng để giải phóng hormon cholecystokinin. Cholecystokinin có vai trò kích thích cả tế bào nang bài tiết enzym và tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat.

Sự tham gia của ion H+, acid béo, peptid trong lòng ruột cũng kích thích bài tiết dịch tụy, đặc biệt là các enzym thông qua phản xạ dây X – dây X.

Sự bài tiết dịch mật trong hoạt động tiêu hóa ở ruột non

Mật là một sản phẩm bài tiết của gan. Đây là chất lỏng trong suốt có tính kiềm, có màu xanh hoặc vàng.

Trong dịch mật có các thành phần chính sau:

Muối mật: Là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa. Nó có khả năng nhũ tương hóa tryglycerid để lipase trog ruột non có thể phân giải tất cả các tryglycerid trong thức ăn. Đồng thời, muối mật giúp hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid như: acid béo, monoglycerid hay cholesterol.

Cholesterol: Là nguyên liệu để sản xuất muối mật.

Sắc tố mật (bilirubin diglucuronide): Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa hemoglobin ở gan.

Khi được bài tiết bình thường vào ruột, sắc tố mật làm phân có màu vàng. Nếu sắc tố mật không được bài tiết xuống ruột mà bị hấp thu trở lại vào máu và bài tiết qua nước tiểu (khi bị tắc mật) thì sẽ gây ra các triệu chứng: Phân màu trắng, da và niêm mạc có màu vàng, nước tiểu vàng sậm.

Điều hòa bài tiết dịch mật

Quá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:

Cơ chế thần kinh: Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết nước bọt và dịch vị.

Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon secretin và pancreozymin. Trong đó, secretin có tác dụng kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật và pancreozymin có vai trò kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột.

Sự bài tiết dịch ruột trong hoạt động tiêu hóa ở ruột non

Dịch ruột là chất lỏng có tính kiềm, bao gồm nước, các chất điện giải, chất nhầy và các tế bào bị bong ra.

Mỗi ngày, các tuyến Brunner và tuyến Lieberkuhn bài tiết ra khoảng 1800 ml dịch ruột. Trong đó:

Tuyến Brunner khư trú ở đoạn đầu tá tràng và bài tiết chất nhày mối khi thức ăn kích thích niêm mạc tá tràng, có sự kích thích dây X hoặc sự có mặt của hormon secretin.

Tuyến Lieberkuhn khư trú trên toàn bộ bề mặt của ruột non và nằm giữa các nhung mao

Các enzym tiêu hóa có trong dịch ruột sinh ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non

Enzym tiêu hoá protein: Aminopolypeptidase và dipeptidase

Enzym tiêu hoá lipid

Enzym tiêu hoá carbohydrat: Isomaltase, Maltase, Lactase và Sucrase.

Sự điều hòa bài tiết dịch ruột

Quá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:

– Cơ chế thần kinh: Khi nhũ trấp (Thức ăn) có mặt trong ruột non sẽ gây ra các phản xạ tại chỗ để kích thích bài tiết dịch ruột. Lượng nhũ trấp càng lớn thì dịch ruột được bài tiết càng nhiều.

– Cơ chế hormon: Cơ chế này phụ thuộc vào 2 hormon secretin và cholecystokinin.

Như vậy, nhờ các enzym tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật được sinh ra và bổ sung cho ruột non trong quá trình tiêu hóa mà các thức ăn với protein, carbohydrat và lipid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng là các acid amin, monosaccarid, acid béo, glycerol mà cơ thể hấp thu được.

Vai Trò Của Ruột Thừa Trong Hệ Miễn Dịch Và Hệ Tiêu Hóa

Đăng bởi: Vi Bùi

Ruột thừa có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch

Từ trước tới nay, ruột thừa – một ống nhỏ gắn với ruột già vẫn được coi là một cơ quan bị thoái hóa và không có chức năng gì cho cơ thể. Thậm chí, ruột thừa còn dễ bị viêm nhiễm ( viêm ruột thừa) và phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.

Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Midwestern (Mỹ) đã phát hiện ra lý do tại sao con người lại có ruột thừa. Nó có thể có công dụng như một túi dự trữ các vi khuẩn có lợi đường ruột.

Ruột thừa cũng có vai trò cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Tác giả nghiên cứu, PGS. Heather Smith cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu sự tiến hóa ruột thừa của 533 loài động vật có vú khác nhau. Một số loại động vật linh trưởng có ruột thừa, trong khi đó, một số loài như chó, mèo lại không có cơ quan này.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ruột thừa đã tiến hóa đến 30 lần ở một số loài và hầu như không bao giờ biến mất hoàn toàn một khi đã xuất hiện trong dòng tiến hóa.

Nên đọc

Các nhà khoa học nhận thấy, ruột thừa có thể kích thích sự tăng trưởng của một số loài vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Cụ thể, một phần các vi khuẩn có lợi trong đường ruột được lưu trữ trong ruột thừa. Nếu bị tấn công bởi các bệnh đường ruột, cơ thể có thể điều động các vi khuẩn được lưu trữ này để giúp ổn định hệ tiêu hóa. Các loài động vật có ruột thừa cũng có nồng độ các tế bào bạch cầu cao hơn trong máu. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

PGS. Heather Smith cho biết: “Những người đã bị cắt bỏ ruột thừa có thể mất nhiều thời gian để phục hồi khi bị bệnh. Điều này là do một lượng lớn các vi khuẩn có lợi đường ruột đã bị loại bỏ khỏi cơ thể”.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng viêm ruột thừa. Dù chưa có kết luận cụ thể nhưng họ cho rằng khi các lối vào bị chặn, ruột thừa có thể bị viêm nhiễm và gây viêm ruột thừa.

Vi Bùi H+ (Theo Independent)

Chức Năng Của Gan Trong Quá Trình Tiêu Hóa?

Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.

1) CHUYỂN HÓA CHẤT ÐƯỜNG: Ðường là nguồn năng lượng chính cho óc, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan. Trong thời gian “nhịn ăn” này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho óc. Khi gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự thăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide), và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi. Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất. Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ. Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa (lactose intolerance). Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese, v.v.

Tinh bột (starch) cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai, v.v. Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.

2) SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN HÓA CHẤT ACID BÉO (Fatty Acid) và MỠ (lipids): Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ (lipids) quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, “nhà” sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ (lipoproteins). Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua v.v.

3) BÀO CHẾ & THOÁI BIẾN CHẤT ÐẠM (Protein Synthesis & Degradation): Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích (oncotic pressure), chất albumin này là những “xe vận tải” chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng (edema). Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu (clotting factors). Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

4) THANH LỌC ÐỘC TỐGan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ-tan-trong-nước (water-soluble) sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan-trong-mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.

5) TỔNG HỢP CHẤT MẬTChất mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác “lang thang” trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một “bộ phận siêu Việt” (super organ), gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian dài.

Nêu Chức Năng Của Tuyến Tụy Trong Việc Tiêu Hóa

Chức năng của Tuyên tụy ngoại tiết

Tuyến tụy ngoại tiết thường được bao bọc bởi một bao tụy, chúng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi những tế bào tụy ngoại tiết, chúng chứa rất nhiều các hạt enzyme tiêu hóa nhỏ dưới dạng tiền chất bao gồm trypsinogen, lipase tụy, chymotrypsinogen và amylase.

Khi các men tụy được tiết vào ống tụy và sau đó chúng được đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng khi có sự tác động. Các men của tuyến tụy thường hoạt động có khả năng phân hủy protein của chính tuyến tụy nên bộ phận này chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất hoặc dưới dạng không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Dịch tụy được xem là nguồn chứa men tiêu hóa protein và mỡ còn niêm mạc ruột lại chứa các men tiêu hóa glucose. Ngoài ra dịch tụy còn chứa các ion bicarbonate có tính kiềm với nhiệm vụ trung hòa dịch acid trong dạ dày khi thức ăn đi xuống. Việc chức năng ngoại tiết của tụy được kiểm soát khi thực hiện nhờ vào các men như gastrin, secretin và cholecystokinin . Sau đó chúng được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới dạng kích thích thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và do dịch tụy.

Các men tiêu hóa thường được tiết ra dưới dạng tiền chất, chúng chưa có khả năng tiêu hủy mỡ và protein. Thế nhưng bởi một lý do nào đó như nhiễm trùng, sự ứ trệ, hay do chấn thương, thì các men này sẽ được hoạt hóa ngay trong lòng tuyến tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy , từ đó gây ra bệnh viêm tụy cấp, có thể là viêm tụy cấp do sỏi, do giun chui vào ống mật tụy.

Chức năng của Tuyến tụy nội tiết

Nhu mô của tuyến tụy ngoại tiết là những nhóm tế bào nhỏ tế bào được giới chuyên môn gọi chung là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans . Chúng bao gồm từ 1-2 triệu đảo, đó đều là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường nằm tại gần mạch máu và đồng thời đổ vào tĩnh mạch cửa.

Các tiểu đảo này được biết là một phần nội tiết của tuyến tụy. Chúng có chức năng tiết hormon insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm đường huyết. Ngoài ra glucagon còn có tác dụng làm tăng đường huyết và tăng cường phân giải glycogen thành glucose; còn các hormon như Lidocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt như axit béo. Nếu nhiều mỡ được trở về gan mà không được oxy hóa thì chúng có thể tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tiểu đảo tụy gồm 3 loại tế bào chính đó là tế bào alpha, beta, và tế bào delta. Trong đó thì số lượng tế bào beta chiếm nhiều nhất và đóng vai trò sản xuất insulin. Còn các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất somatostatin, chúng có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu.