Phong Thần: Hào Hứng Thú Nuôi

Khi hoàn thành nhiệm vụ hay săn boss thành công, thú nuôi lại thưởng cho mình một lời khen “Ôi, chủ nhân giỏi quá!”

(Zing) – Khi hoàn thành nhiệm vụ hay săn boss thành công, thú nuôi lại thưởng cho mình một lời khen “Ôi, chủ nhân giỏi quá!”

Sở hữu những vật khủng, đồ hoàng kim môn phái, đồ cam, đồ tím, linh thú dũng mãnh có một không hai… là khát khao và cả niềm kiêu hãnh đối với không ít game thủ. Đối với họ, các đồ khủng và thú cưng ấy chính là “bùa hộ mệnh” và thể hiện cho sức mạnh, uy thế và địa vị của họ trong thế giới ảo.

Kỳ sĩ Phong Thần vừa có tin vui khi được thông báo hệ thống thú nuôi đặc sắc sẽ chính thức ra mắt Tam Giới sau ngày lễ 30/4/2008. “Thú nuôi là một tính năng hay của Phong Thần đã được giới thiệu lâu lắm rồi và kỳ sĩ chờ đợi cũng hơn 1 năm nay. Thú nuôi trong Phong Thần dễ thương, xinh xắn, nhanh nhẹn và đa chủng loại tha hồ thỏa mãn sở thích lựa chọn khác nhau của nhiều game thủ.

Khi đưa một sản phẩm game vào vận hành, các nhà phát hành thường rất quan tâm đến việc phát triển các tính năng game, sao cho có nhiều nét tương đồng và gần gũi với cuộc sống đời thường nhằm mang một cảm giác gần gũi và thân quen cho game thủ khi sánh bước vào thế giới game. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Bích Hà – Quản lý Thương hiệu sản phẩm Game Phong Thần về quá trình nâng cấp chức năng thú nuôi cho game và được bà nhiệt tình chia sẻ thông tin.

Phóng viên (PV): Từ trước tới giờ, game Phong Thần luôn nhắm đến khía cạnh trải nghiệm cuộc sống thực trong thế giới ảo. Vậy theo bà, hệ thống thú nuôi sẽ mang lại trải nghiệm gì mới hơn và tương đồng hơn với cuộc sống bên ngoài?

Bà Hoàng Thị Bích Hà (HTBH): Phong Thần luôn muốn đem đến cho game thủ những trải nghiệm rất thực, gắn liền với cuộc sống xung quanh các bạn, bởi chúng tôi quan niệm, chơi game là để tìm niềm vui trong giải trí và chơi game để giao lưu cộng đồng, thêm bạn bè chứ không xa rời cuộc sống. Với hệ thống thú nuôi, Phong Thần sẽ đem đến cho các bạn cơ hội để sở hữu những thú cưng khôn ngoan, thông minh, nhanh nhẹn để làm bạn đồng hành. Bà Hoàng Thị Bích Hà, Quản lý Thương hiệu Sản phẩm Game Phong Thần.

PV: Hệ thống thú nuôi trong Phong Thần có gì đặc sắc?

HTBH: Thú nuôi trong Phong Thần là hiện thân của muôn thú thánh linh mang sức mạnh và trí thông minh lạ thường. Chúng có khả năng học tập và được rèn luyện để lên cấp và trưởng thành. Tương ứng với mỗi cấp độ, thú nuôi sẽ sở hữu những kỹ năng và đặc trưng riêng. Cụ thể, thú nuôi có kỹ năng nói chuyện, trò chuyện cùng chủ nhân và có khả năng hỗ trợ nhặt cũng như tích trữ vật phẩm cho chủ nhân của nó.

Hứng khởi với đặc điểm thú vị này, bạn Thanh Hải, một game pro của Phong Thần được trao tặng thú nuôi trong chương trình ưu đãi khách hàng có đẳng cấp cao thuộc hàng Top của game vui vẻ khoe: “Nhân vật của mình ở đẳng cấp từ 146, mới được Phong Thần trao tặng linh thú Lộc Phi Phi được kích hoạt tính năng tán gẫu và lượm đồ, mình cưng nó lắm. Nó nhỏ nhắn và lanh lẹ, thật xinh. Đặc biệt từ ngày có Lộc Phi Phi song hành, mình thấy vui hơn khi chơi game, nó đã trở thành trợ thủ đắc lực của mình trong việc săn boss, làm nhiệm vụ với vai trò hỗ trợ thu thập vật phẩm và tiền vàng. Ngoài ra, nó cũng nũng nịu và biết nịnh lắm. Những lần mình hoàn thành nhiệm vụ và săn boss thành công, hắn lại thưởng cho một lời khen thật dễ thươnh “Ôi, chủ nhân giỏi quá!” Nghe thấy vui tai vô cùng.”

Hiện nay, ngoài những game thủ pro đầu tiên được sở hữu thú nuôi ra, mọi kỳ sĩ đều rất háo hức chờ đợi ngày thú nuôi chính thức ra mắt Tam Giới sau lễ 30/4/2008. Khắp các diễn đàn đều xôn xao bàn thảo và miêu tả thú nuôi hết sức sôi động. Điều đó có thể cho thấy sự xuất hiện của hệ thống thú nuôi chắc chắn sẽ mang tới một cuộc sống mới vui hơn, phong phú hơn cho thế giới game Phong Thần.

Gala Game

Khám Phá Hệ Thống Thú Nuôi Phong Thần Video

Khám phá hệ thống Thú nuôi Phong Thần Video

(Zing) – Từ khi Thú nuôi ra đời, các kỳ sĩ đã có thêm một người bạn đồng hành thân thiết luôn kề vai sát cành cùng chủ nhân của mình.

Hệ thống Thú nuôi của Phong Thần ra đời đã nhanh chóng thỏa được lòng mong mỏi khát khao của các kỳ sĩ. Và hẳn người chơi sẽ càng vui sướng hơn nữa khi được biết sắp tới Phong Thần sẽ cập nhật thêm 10 loại thú nuôi đặc sắc để làm bạn cùng Kỳ sĩ trong thế giới đa màu sắc của Phong Thần.

Sỡ hữu các Thú nuôi với những cái tên dễ thương như Lộc Phi Phi, Tuyết Linh Thử để cùng thi hành nhiệm vụ, vào sinh ra tử chiến trường hay chỉ đơn giản cùng thong dong tản bộ du sơn ngoạn thủy… cũng đem lại nhiều niềm vui và cảm xúc khác nhau cho kỳ sĩ. Vậy làm thế nào để sở hữu linh thú? Hãy đến gặp thầy Tướng số sau khi thu thập đủ 60 Linh Nguyện và tích lũy đủ 100 vạn lượng.

Ngoài ra, hãy thường xuyên theo dõi và tham gia vào các hoạt động vui nhộn của Phong Thần để có cơ hội được tặng thú nuôi. Vừa qua, những kỳ sĩ có level cao trong Tam Giới ở các đẳng cấp 14x, 15x, 16x đều nhận được phần thưởng thú nuôi qua các chương trình ưu đãi khách hàng đặc biệt của Phong Thần như “Tuyệt Thế Kỳ Nhân” và “Tam Đại Chiến Thần”.

Bên cạnh những đặc trưng dễ thương về ngoại hình, Thú nuôi còn có những kỹ năng đặc biệt say mê lòng người: đó chính là kỹ năng Linh thú tu luyện và Linh thú hộ chủ.

Cứ online mỗi 3 giây Thú nuôi sẽ giúp thân chủ nhận được 1 điểm kinh nghiệm. Khi Thú nuôi hấp thu linh lực từ [201~300] thì cứ mỗi lần tăng 5 điểm người chơi sẽ có cơ hội tăng 1 điểm [Linh thú tu luyện]. Tuy nhiên, mỗi giờ mở trạng thái này cho Thú nuôi, chủ nhân của chúng cũng sẽ bị khấu trừ 5 điểm sức khỏe. Khi điểm sức khỏe thấp hơn 30 điểm, chức năng này sẽ tự động đóng.

Với kỹ năng Linh thú hộ chủ, Thú nuôi sẽ có nhiệm vụ bổ trợ tăng máu nhanh dựa vào điểm [Linh thú hộ chủ]. Khi Thú nuôi nhận 1 điểm [Linh thú hộ chủ], người chơi sẽ nhận được 1 lần bổ trợ tăng máu. Khi có N điểm [Linh thú hộ chủ], mỗi ngày chủ nhân của chúng sẽ nhận được N lần cơ hội bổ trợ tăng máu. Khi Thú nuôi hấp thu linh lực từ [201~300] thì mỗi lần tăng 10 điểm người chơi sẽ có cơ hội tăng 1 điểm độ thuần thục [Linh thú tu luyện]. Tương tự, mỗi giờ mở trạng thái này, bạn cũng bị khấu trừ 5 điểm sức khỏe. Khi điểm sức khỏe thấp hơn 30 điểm, chức năng này sẽ tự động đóng.

Với hai chức năng tuyệt vời này của Thú nuôi chắc chắn quý kỳ sĩ sẽ yên tâm phần nào trong lúc xông pha ngoài trận địa. Bởi lẽ, hơn ai hết Thú nuôi sẽ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cùng thân chủ. Yêu quý và trân trọng Thú nuôi, game thủ đã nắm trong tay một cơ hội thành công trong Tam Giới.

Khám Phá Hệ Thống Thú Nuôi Phong Thần

Từ khi Thú nuôi ra đời, các kỳ sĩ đã có thêm một người bạn đồng hành thân thiết luôn kề vai sát cành cùng chủ nhân của mình.

(Zing) – Từ khi Thú nuôi ra đời, các kỳ sĩ đã có thêm một người bạn đồng hành thân thiết luôn kề vai sát cành cùng chủ nhân của mình.

Hệ thống Thú nuôi của Phong Thần ra đời đã nhanh chóng thỏa được lòng mong mỏi khát khao của các kỳ sĩ. Và hẳn người chơi sẽ càng vui sướng hơn nữa khi được biết sắp tới Phong Thần sẽ cập nhật thêm 10 loại thú nuôi đặc sắc để làm bạn cùng Kỳ sĩ trong thế giới đa màu sắc của Phong Thần.

Khát vọng sở hữu Thú nuôi

Sỡ hữu các Thú nuôi với những cái tên dễ thương như Lộc Phi Phi, Tuyết Linh Thử để cùng thi hành nhiệm vụ, vào sinh ra tử chiến trường hay chỉ đơn giản cùng thong dong tản bộ du sơn ngoạn thủy… cũng đem lại nhiều niềm vui và cảm xúc khác nhau cho kỳ sĩ. Vậy làm thế nào để sở hữu linh thú? Hãy đến gặp thầy Tướng số sau khi thu thập đủ 60 Linh Nguyện và tích lũy đủ 100 vạn lượng.

Ngoài ra, hãy thường xuyên theo dõi và tham gia vào các hoạt động vui nhộn của Phong Thần để có cơ hội được tặng thú nuôi. Vừa qua, những kỳ sĩ có level cao trong Tam Giới ở các đẳng cấp 14x, 15x, 16x đều nhận được phần thưởng thú nuôi qua các chương trình ưu đãi khách hàng đặc biệt của Phong Thần như “Tuyệt Thế Kỳ Nhân” và “Tam Đại Chiến Thần”.

Hai chức năng tuyệt vời của Thú nuôi

Bên cạnh những đặc trưng dễ thương về ngoại hình, Thú nuôi còn có những kỹ năng đặc biệt say mê lòng người: đó chính là kỹ năng Linh thú tu luyện và Linh thú hộ chủ.

+ Linh thú tu luyện

Cứ online mỗi 3 giây Thú nuôi sẽ giúp thân chủ nhận được 1 điểm kinh nghiệm. Khi Thú nuôi hấp thu linh lực từ [201~300] thì cứ mỗi lần tăng 5 điểm người chơi sẽ có cơ hội tăng 1 điểm [Linh thú tu luyện]. Tuy nhiên, mỗi giờ mở trạng thái này cho Thú nuôi, chủ nhân của chúng cũng sẽ bị khấu trừ 5 điểm sức khỏe. Khi điểm sức khỏe thấp hơn 30 điểm, chức năng này sẽ tự động đóng.

+ Linh thú hộ chủ

Với kỹ năng Linh thú hộ chủ, Thú nuôi sẽ có nhiệm vụ bổ trợ tăng máu nhanh dựa vào điểm [Linh thú hộ chủ]. Khi Thú nuôi nhận 1 điểm [Linh thú hộ chủ], người chơi sẽ nhận được 1 lần bổ trợ tăng máu. Khi có N điểm [Linh thú hộ chủ], mỗi ngày chủ nhân của chúng sẽ nhận được N lần cơ hội bổ trợ tăng máu. Khi Thú nuôi hấp thu linh lực từ [201~300] thì mỗi lần tăng 10 điểm người chơi sẽ có cơ hội tăng 1 điểm độ thuần thục [Linh thú tu luyện]. Tương tự, mỗi giờ mở trạng thái này, bạn cũng bị khấu trừ 5 điểm sức khỏe. Khi điểm sức khỏe thấp hơn 30 điểm, chức năng này sẽ tự động đóng.

Với hai chức năng tuyệt vời này của Thú nuôi chắc chắn quý kỳ sĩ sẽ yên tâm phần nào trong lúc xông pha ngoài trận địa. Bởi lẽ, hơn ai hết Thú nuôi sẽ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cùng thân chủ. Yêu quý và trân trọng Thú nuôi, game thủ đã nắm trong tay một cơ hội thành công trong Tam Giới.

Hải Minh

Giới Thiệu Vị Trí, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Trạm Chăn Nuôi Và Thú Y Các Huyện, Thành Phố Thuộc Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y Hòa Bình

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ngày 03/02/2023 về việc đổi tên và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình; Căn cứ Nghị quyết cuộc họp Giao ban ngày 29/01/2023 giữa Lãnh đạo Chi cục, các Trưởng phòng chuyên môn và lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, ngày 03/3/2023 Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình đã ban hành quyết định số 84/QĐ-CCCN&TY Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, như sau:

1. Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố là đơn vị trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đóng trên địa bàn các huyện, thành phố, có trách nhiệm giúp Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý nhà nước về công tác Chăn nuôi, Thú y và Thú y thủy sản tại các địa phương; quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh cho động vật, thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật), kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật; thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi và quản lý thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong Chăn nuôi, Thú y trên địa bàn;

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu, được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động. Trạm chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố chịu sự quản lý của Chi cục về tổ chức, biên chế và các hoạt động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về chủ trương, chính sách, phương hướng, hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý hành chính.

1. Nhiệm vụ chung

a) Tham mưu, xây dựng các văn bản chuyên môn về lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y cho Phòng Nông nghiệp huyện, Phòng Kinh tế thành phố, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt để tổ chức, thực hiện;

b) Thực hiện chủ trương, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y bao gồm cả Thú y thủy sản trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố, của ngành dọc cấp trên;

d) Tổ chức thực hiện chế độ họp giao ban thú y viên cơ sở một lần/tháng để tổng kết nhiệm vụ đã triển khai và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thời gian tiếp theo.

2. Về công tác Tổ chức -Hành chính; Tài chính – kế toán

a) Công tác tổ chức – hành chính

– Mở sổ tiếp nhận, phân loại công văn đến trình lãnh đạo giải quyết, phát hành công văn đi, chuyển giao văn bản, sổ giao ban theo đúng quy định;

– Kiểm tra thể thức các văn bản do đơn vị phát hành; Quản lý và sử dụng con dấu, thực hiện công tác bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo đúng quy định, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra, kiểm soát;

– Xây dựng quy chế quản lý – điều hành hoạt động của đơn vị;

– Xây dựng và đăng ký quy chế thi đua của đơn vị;

– Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, định biên nhân lực của đơn vị theo quy định;

– Xây dựng kế hoạch giao ban tháng trình Lãnh đạo chi cục;

– Đảm bảo công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh, an toàn, trật tự trong đơn vị; XD kế hoạch và đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ, trong đơn vị;

– Đánh giá năng lực cán bộ viên chức, hợp đồng lao động hàng tháng theo quy định, để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng, quy hoạch phát triển nhân sự của đơn vị;

– Đề xuất với Lãnh đạo chi cục về việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ của đơn vị;

– Thực hiện chức năng quản lý lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong đơn vị;

– Hàng năm cần đối chiếu và bổ sung thông tin cá nhân cán bộ của đơn vị (nếu có) vào hồ sơ gốc lưu tại Chi cục;

– Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, tiền công và các chế độ khác của người lao động theo đúng quy định;

– Chuẩn bị chương trình và số liệu cần thiết cho các Hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo, theo dõi ghi chép ý kiến và kết luận của Lãnh đạo;

– Kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Tổng hợp đề nghị mua sắm, sửa chữa, điều chuyển, thanh lý các tài sản đã bị hư hỏng;

– Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, giúp lãnh đạo đơn vị duy trì việc áp dụng cải cách thủ tục hành chính đúng quy định;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

b) Công tác tài chính- kế toán

– Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khoán của đơn vị trình Lãnh đạo Chi cục;

– Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị lập kế hoạch, kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trình UBND huyện, TP phê duyệt;

– Lập kế hoạch thu, chi phí và lệ phí trong công tác Chăn nuôi và Thú y;

– Thực hiện thu phí, lệ phí trong công tác Chăn nuôi và Thú y báo cáo về Chi cục hàng tháng, quý, năm theo quy định;

– Theo dõi quản lý, đối chiếu biên lai ấn chỉ của đơn vị theo đúng quy định;

– Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng quy định;

– Kế toán kiêm nhiệm của đơn vị thực hiện việc lĩnh tiền và trả lương cho cán bộ trong biên chế của đơn vị; chế độ phụ cấp Thú y viên và các chế độ khác của người lao động theo đúng quy định; nộp chứng từ KSGM hàng tháng và chứng từ phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định;

– Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản, vật tư và trang thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động của trạm theo quy định pháp luật;

– Mở sổ sách theo dõi, thanh quyết toán tài chính, tài sản, kho, quỹ theo đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước;

– Tổng hợp và báo cáo thu nhập của toàn thể cán bộ viên chức và hợp đồng lao động của đơn vị theo năm gửi về Chi cục;

3. Lĩnh vực chăn nuôi

a) Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi

– Hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi. Xây dựng và thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn;

– Thực hiện tổ chức sản xuất chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương theo quy hoạch;

– Triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất chăn nuôi đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn;

– Giám sát và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

b) Về quản lý giống vật nuôi

– Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật; khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn huyện theo quy định;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về điều tra, đánh giá, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn.

c) Về quản lý thức ăn chăn nuôi:

– Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

– Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;

– Giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;

d) Về môi trường chăn nuôi:

– Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;

– Hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;

– Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường; thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương.

đ) Tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực chăn nuôi cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y, đội ngũ Thú y cơ sở và các tổ chức cá nhân hoạt động chăn nuôi trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

e) Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài của Trung ương, của tỉnh, các chương trình dự án hợp tác Quốc tế và tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn.

g) Tổng hợp số liệu đàn gia súc, gia cầm, các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn, báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung hoạt động theo yêu cầu của Chi cục về lĩnh vực chăn nuôi.

4. Lĩnh vực Thú y

a) Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát phát hiện dịch bệnh sớm, xác định tiên lượng, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, thông báo, báo cáo, điều trị kịp thời dịch bệnh động vật. Đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật; ngăn chặn, xử lý dập tắt các ổ dịch bệnh động vật xảy ra;

b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác tiêm phòng định kỳ hoặc tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên địa bàn khi có chủ trương, chỉ đạo của các cấp;

c) Hướng dẫn, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh động vật để người chăn nuôi biết và chủ động phối hợp trong công tác phòng, chống; thực hiện và chỉ đạo mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn chủ động giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch bệnh phát sinh và kiểm soát các ổ dịch cũ;

d) Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Thủy sản giống khi có yêu cầu của chủ hàng, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lưu thông trong tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh khi được ủy quyền của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật theo quy định của Pháp luật; tổ chức thực hiện việc thu, quản lý phí và lệ phí trong lĩnh vực Thú y theo quy định;

đ) Phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở sơ chế và chế biến các sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật, chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch, thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý theo quy định;

e) Phối hợp quản lý các hoạt động của các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn quản lý và báo cáo về hoạt động hành nghề thú y theo quy định; yêu cầu cá nhân, tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo quy định khi có yêu cầu.

g) Tổ chức, triển khai thực hiện khử trùng tiêu độc đối với các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn quản lý theo chiến dịch hoặc tháng hành động; khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông qua địa bàn. Thực hiện việc quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ các nguồn theo đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;

h) Tổ chức thực hiện phòng trừ, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật và thiên tai trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về Thú y theo quy định; tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực Thú y cho nhân viên Thú y cấp xã và người chăn nuôi trên địa bàn; Triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về lĩnh vực Thú y, tham gia các dự án, đề tài của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức phi chính phủ;

k) Phối hợp – quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống Chăn nuôi-Thú y cấp xã, hàng tháng thực hiện giao ban, phản ánh, báo cáo tình hình trong công tác Thú y dưới cơ sở; tổng hợp tình hình, chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục các biện pháp, giải pháp xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; tham gia hướng dẫn các trang trại, gia trại chăn nuôi xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

l) Hướng dẫn và thực hiện việc quản lý, xử lý chất thải trong lĩnh vực thú y, giết mổ động vật; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm động vật và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y;

m) Báo cáo định kỳ, đột xuất…về các nội dung hoạt động trong lĩnh vực Thú y và Thú y thủy sản theo quy định và yêu cầu của cấp trên; tổng hợp tình hình dịch bệnh động vật, chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục các biện pháp triển khai và các biện pháp xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;

5. Lĩnh vực Thanh tra – Pháp chế

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, công tác phát triển chăn nuôi, môi trường chăn nuôi; hành nghề Thú y, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi… thuộc phân cấp quản lý và theo chức năng nhiệm vụ được Chi cục giao;

b) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành chính trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chi cục trưởng;

d) Triển khai nhiệm quản lý nhà nước của Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo ủy quyền đối với hành nghề thú y; kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện thẩm định các hồ sơ, điều kiện của thủ tục hành chính đối với các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; tiến hành thu hồi các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận khi được Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y ủy quyền;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo:

– Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền theo phân cấp trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo.

g) Tổ chức, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố, phòng kinh tế thành phố tiến hành tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, thú y cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, phối hợp liên ngành, và thực tế hoạt động tại cơ sở;

i) Tham gia rà soát, đóng góp ý kiến vào các văn bản được giao;

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y giao.

Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố gồm có: 01 Trưởng trạm, 01 Phó trưởng trạm, 01 kế toán kiêm nhiệm và một số cán bộ giúp việc; biên chế của Trạm nằm trong biên chế Chi cục Chăn nuôi và Thú y được giao hàng năm;

Trưởng trạm giúp việc cho lãnh đạo Chi cục, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Chi cục trưởng về kết quả hoạt động của Trạm;

Phó trưởng Trạm giúp việc cho Trưởng trạm và lãnh đạo Chi cục, chịu trách nhiệm trước Trưởng trạm và Chi cục trưởng về nhiệm vụ được giao;

Cán bộ và nhân viên của Trạm giúp việc cho lãnh đạo Trạm và chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng về nhiệm vụ được giao.

Một Số Vấn Đề Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Phụ Trách Chăn Nuôi Thú Y Xã Phường

Cán bộ chăn nuôi thú y xãphường là người chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND xã, phường thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác chăn nuôi thú y cũng như các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành chăn nuôi thú y tại địa phương.

Qua thực tế chỉ đạo chúng tôi thấy cán bộ chăn nuôi thú y xã phường có những nhiệm vụ cụ thể như sau :

* Quản lý đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản về số lượng, chất lượng, xây dựng và nhân các điển hình về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, tham gia triển khai các chương trình dự án chuyên ngành như : Dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Dự án khả thi sản xuất giống, chăn nuôi lợn xuất khẩu; Dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, phát triển bò sữa; Dự án cải tạo và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; Các dự án về phát triển giống thuỷ sản.

* Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh và diễn biến của đàn gia súc, gia cầm, tằm, thuỷ sản; Thông tin báo cáo kip thời và theo định kỳ hàng tháng với tổ khuyến nông dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cơ sở, UBND Xã, trạm thú y huyện và các cơ quan nông nghiệp cấp trên.

* Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo định kỳ và bổ sung hàng tháng dưới sự chỉ đạo của trạm thú y huyện, Chi cục thú y Tỉnh và các cơ quan nông nghiệp cấp trên.

* Tham gia chống dịch gia súc, gia cầm, tằm, thuỷ sản ở xã, phường khi có dịch bệnh xảy ra.

* Kiểm soát việc giết mổ động vật khi có điểm giết mổ trong xã, phường tại các chợ, theo quy định của pháp lệnh thú y và các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

* Kiểm tra vệ sinh thú y, các sản phẩm động vật bán ở chợ, các nơi tập trung trong xã, phường.

* Tổ chức các hoạt động dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y, thuỷ sản thích hợp đến từng hộ chăn nuôi. Tham mưu đề xuất việc sử dụng các nguồn thu phí theo quy định của cơ quan cấp trên.

* Tổ chức mạng lưới thú y xã, phường theo các hình thức phù hợp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi thú y. Theo tình hình thực tế mỗi thôn xóm có một thú yviên được UBND xã quyết định do cán bộ chăn nuôi thú y xã trực tiếp điều hành.

Cán bộ chăn nuôi thú y xã, phường có quyền cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với các sản phẩm động vật đạt tiêu chuẩn, đóng dấu đã kiểm soát giết mổ đối với thịt trâu, bò, lợn ở các điểm giết mổ kinh doanh ở xã, phường.

Để nghị cơ quan Thú y cấp trên thu hồi giấy phép hành nghề của những cán bộ thú y khi họ vi phạm quy định của pháp lệnh thú y.

Đề nghị cơ quan cấp trên tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật.

Cán bộ chăn nuôi thú y xã, phường có trách nhiệm trước UBND xã, cơ quan nông nghiệp và cơ quan chuyên ngành thú y cấp trên về kết quả hoạt động trong lĩnh vực CNTY tại địa phương.

Trong trường hợp chỉ đạo các chiến dịch tiêm phòng, chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, cán bộ CNTY cơ sở ngoài việc theo sự chỉ đạo của tổ khuyến nông dịch vụ cơ sở còn cần phải báo cáo, đề xuất trực tiếp các biện pháp với UBND xã, phường để triển khai kịp thời.