Chức Năng, Quyền Hạn Của Cán Bộ, Công Chức Địa Chính

Cơ sở pháp lý

Luật cán bộ, công chức năm 2008;

Thông tư 13/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2023;

Công chức địa chính là gì?

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008: công chức được xác định bao gồm những công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp huyện; của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) và những người nằm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức là những người nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (áp dụng đối với công chức trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập).

Và công chức địa chính là chức danh viết tắt của công chức địa chính –  xây dựng – đô thị và môi trường hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường;

Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?

Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nói chung

+ Quyền hạn:

Mực 2 Chương II Luật công chức năm 2008 quy định về quyền hạn mà công chức được hưởng gồm có:

− Được hưởng các quyền lợi đảm bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;

− Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Gồm có:

Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;

Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;

Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;

− Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;

+ Nghĩa vụ:

− Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ: Công chức phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác;  thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật;  báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

− Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân, cụ thể như sau:

Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;

Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;

Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;

Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.

− Nhiệm vụ và chức trách của công chức địa chính cấp xã

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BNV, công chức địa chính cấp xã có những nhiệm vụ sau đây:

“ a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”

 Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: [email protected]

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Bộ Nội Vụ

và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc theo phân công.

3. Ban hành thông tư; quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước:

a) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; dự thảo nghị định quy định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp nhà nước;

b) Thẩm định các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm định đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổng cục và tương đương do Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ; thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thẩm định đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành;

d) Hướng dẫn tiêu chí chung để thực hiện phân loại, xếp hạng các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

6. Về chính quyền địa phương:

a) Trình Chính phủ ban hành các quy định về: Phân loại đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, đổi tên, sáp nhập, chia, tách, giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã;

b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Tham dự các phiên họp định kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi cần thiết tham dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn về xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính và chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp về phương thức hoạt động; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã;

e) Thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; số lượng đơn vị hành chính các cấp.

7. Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:

a) Thẩm định và trình Chính phủ đề án về: Thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; nâng cấp về cấp quản lý hành chính đô thị thuộc tỉnh;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;

c) Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã;

đ) Quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

8. Về quản lý biên chế:

a) Quyết định giao biên chế công chức, biên chế làm việc ở nước ngoài của tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và biên chế công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức nhà nước hàng năm;

b) Bổ sung biên chế công chức cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổng biên chế dự phòng sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Giao biên chế làm việc ở nước ngoài cho tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ và biên chế công chức các tổ chức hội có sử dụng biên chế nhà nước sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biên chế công chức, số lượng viên chức của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi cả nước.

9. Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý vị trí việc làm, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, xin thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức và các nội dung quản lý khác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ về chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng phòng và tương đương đến thứ trưởng và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; từ cấp trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đến giám đốc sở và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Quy định ngạch và mã số ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; cơ cấu ngạch công chức; công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; số hiệu, thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức, viên chức; trang phục đối với cán bộ, công chức;

đ) Chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương, từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức; quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp, chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên cao cấp theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát việc nâng ngạch công chức và thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;

e) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh nghề nghiệp viên chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, đánh giá, nội dung, hình thức thi tuyển, xét, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành ban hành;

g) Thẩm định về nhân sự đối với các chức danh cán bộ, công chức, viên chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê chuẩn theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theo phân công và phân cấp;

i) Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp;

k) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về công tác cán bộ nữ.

10. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và ở nước ngoài, cán bộ, công chức cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

b) Hướng dẫn các quy định của Chính phủ về tổ chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Thống nhất quản lý hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ, công chức cấp xã;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức ngành nội vụ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ, công chức cấp xã;

đ) Phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

e) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Nội vụ; đào tạo nguồn nhân lực đại học, sau đại học các lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý.

11. Về chính sách tiền lương:

a) Hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: Chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tối thiểu; bảng lương; ngạch, bậc lương; chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thu nhập); các chính sách, chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ Trung ương đến cấp xã; tiền lương lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ lực lượng vũ trang khi được điều động, luân chuyển về cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;

c) Hướng dẫn, kiểm tra: Việc thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; việc nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; việc xếp hệ số lương khi bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

d) Làm thường trực Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước.

12. Về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ:

a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ;

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của chính phủ về: Trình tự, thủ tục thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; phê duyệt điều lệ, cấp giấy phép đối với hội, tổ chức phi chính phủ trong nước;

c) Quyết định việc: Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập, hợp nhất; giải thể; phê duyệt điều lệ, cấp giấy phép đối với hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ; việc thực hiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.

13. Về thi đua, khen thưởng:

a) Hướng dẫn việc thực hiện quy định của Nhà nước và Chính phủ về tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; xử lý vi phạm;

b) Tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện các phong trào thi đua, chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về thi đua, khen thưởng đối với các ngành, các cấp;

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng do các cơ quan, tổ chức trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật;

d) Quy định việc hủy quyết định khen thưởng, thu hồi, cấp, đổi hiện vật khen thưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm chuẩn bị hiện vật kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

e) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

14. Về công tác tôn giáo:

c) Thống nhất quản lý về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

d) Hướng dẫn các Tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế.

15. Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước:

a) Xây dựng các đề án, dự án về sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu trữ;

c) Thực hiện các quy trình nghiệp vụ về sưu tầm, thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm tài liệu lưu trữ; tổ chức giải mật, công bố, giới thiệu, triển lãm, trưng bày và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ được bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;

d) Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trên phạm vi cả nước;

đ) Lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước.

16. Về cải cách hành chính nhà nước:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách hành chính nhà nước trong từng giai đoạn để trình cấp có thẩm quyền quyết định; làm thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ;

b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ quyết định;

c) Chủ trì triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách công chức, công vụ;

d) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và dự toán ngân sách hàng năm;

đ) Thẩm tra các nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm về cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mục tiêu, nội dung để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan;

e) Thẩm định các đề án thí điểm cải cách hành chính do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ;

g) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo cải cách hành chính hàng quý, 6 tháng và hàng năm;

h) Xây dựng báo cáo cải cách hành chính hàng quý, 6 tháng và hàng năm trình phiên họp Chính phủ;

i) Xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc triển khai thục hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

k) Chủ trì việc xây dựng và thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện;

l) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

m) Chủ trì triển khai công tác tuyên truyền về cải cách hành chính.

17. Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở:

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

18. Về hợp tác quốc tế:

b) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của Chính phủ;

19. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên:

a) Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên;

b) Hướng dẫn việc lồng ghép các cơ chế, chính sách đối với thanh niên trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu của các cấp, các ngành;

c) Tổng kết, sơ kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

20. Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

22. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép các cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

24. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

25. Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng công nghệ và dữ liệu thông tin, thống kê theo các lĩnh vực quản lý của Bộ.

26. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức; cải cách hành chính; quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

1. Vụ Tổ chức – Biên chế.

2. Vụ Chính quyền địa phương.

3. Vụ Công chức – Viên chức.

4. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

5. Vụ Tiền lương.

6. Vụ Tổ chức phi chính phủ.

7. Vụ Cải cách hành chính.

8. Vụ Hợp tác quốc tế.

9. Vụ Pháp chế.

10. Vụ Kế hoạch – Tài chính.

11. Vụ Tổng hợp.

12. Vụ Công tác thanh niên.

13. Vụ Tổ chức cán bộ.

14. Thanh tra Bộ.

15. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng).

16. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

17. Ban Tôn giáo Chính phủ.

18.Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

19. Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

20. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

21. Tạp chí Tổ chức nhà nước.

22. Trung tâm Thông tin.

23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 23 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị quy định tại các khoản 16 và 17 Điều này.

Vụ Tổ chức – Biên chế được tổ chức 02 phòng, Vụ Chính quyền địa phương được tổ chức 04 phòng, Vụ Công chức – Viên chức được tổ chức 01 phòng, Vụ Kế hoạch – Tài chính được tổ chức 03 phòng, Thanh tra Bộ được tổ chức 03 phòng, Văn phòng Bộ được tổ chức 09 phòng và đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; bã i bỏ các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.

1. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.

2. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Ngoại Giao

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2023/NĐ-CP ngày 1/9/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Về công tác lãnh sự, Bộ Ngoại giao bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao gồm các đơn vị sau: Vụ ASEAN, Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ, Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương, Vụ Trung Đông – Châu Phi, Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ các Tổ chức quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế; Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Vụ Thông tin Báo chí, Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Cơ yếu, Cục Ngoại vụ, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Quản trị Tài vụ, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài, Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia, Trung tâm Thông tin và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hội nghị tổng kết đề án đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngày 23/2, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, …

Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2023

Chiều 16/2, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2023. Bà Tào Thị Thanh …

Bộ Ngoại giao, Đảng ủy Ngoài nước thăm làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân

Ngày 15/2, Bộ Ngoại giao và Đảng ủy Ngoài nước kết hợp tổ chức đoàn công tác đến thăm và làm việc với Bộ Tư …

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Công Thương

30 đơn vị gồm: 1- Vụ Kế hoạch; 2- Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ; 4- Vụ Thị trường châu Á – châu Phi; 5- Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ; 6- Vụ Chính sách thương mại đa biên; 7- Vụ Thị trường trong nước; 8- Vụ Dầu khí và Than; 9- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; 10- Vụ Tổ chức cán bộ; 11- Vụ Pháp chế; 12- Thanh tra Bộ; 13- Văn phòng Bộ; 14- Tổng cục Quản lý thị trường; 15- Cục Công tác phía Nam; 16- Cục Điều tiết điện lực; 17- Cục Công nghiệp; 18- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; 19- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; 20- Cục Phòng vệ thương mại; 21- Cục Xúc tiến thương mại; 22- Cục Công Thương địa phương; 23- Cục Xuất nhập khẩu; 24- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; 25- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; 26- Cục Hóa chất; 27- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; 28- Báo Công Thương; 29- Tạp chí Công Thương; 30- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Các tổ chức quy định từ 1 đến 26 nêu trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ 27 đến 30 nêu trên là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Như vậy, theo cơ cấu tổ chức mới, các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được sắp xếp, thu gọn 5 đơn vị (từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị).

Nghị định nêu rõ, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2023/NĐ-CP ngày 01/9/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Bên cạnh đó, phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện; phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí.

Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

Về quản lý thị trường, Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

Chức Năng Quyền Hạn Của Phó Giám Đốc ?

Chức năng, quyền hạn của phó giám đốc như thế nào ? Phó giám đốc cần làm công việc gì ? Bài viết này xin chia sẻ cho các bạn vài điều

Nhiều doanh nghiệp mắc một cái lỗi vô cùng to lớn ấy chính là không phân công rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các vị trí trong công ty. Trong trường hợp này là phó giám đốc. Vậy phó giám đốc có quyền hạn như thế nào ? Chức năng ra sao ?

Chúng ta có thể hiểu như thế này:

Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc

– Phó giám đốc làm công việc là giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;

– Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

Quyền hạn của phó giám đốc

Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc.

Như vậy thì há chẳng phải là phó giám đốc hoàn toàn phụ thuộc vào giám đốc phân công công việc hay sao ? Chính xác là vậy. Tuy nhiên trong mỗi một doanh nghiệp và tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp thì phó giám đốc lại có cơ cấu khác nhau. Điều này tùy thuộc vào bản hợp đồng dân sự trong lúc thuê phó giám đốc hoặc do các văn bản điều chỉnh khác của doanh nghiệp !

Còn theo một định nghĩa đăng tải tại chúng tôi thì:

Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc.

Ngày hôm nay tôi có được tư vấn cho một anh làm giám đốc công ty đang có dự định sẽ thuê phó giám đốc nên đăng tải bài viết này cho các bạn cùng tham khảo !