Chức Năng Quan Trọng Nhất Của Gan / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Chức Năng Quan Trọng Của Gan

Chức năng nhiệm vụ của gan là sản xuất ra mật. Các thành phần của mật bao gồm muối mật, cholesterol, chất điện giải, bilirubin và nước. Mật giúp ruột non phân giải và hấp thu chất béo, cholesterol và một số vitamin thiết yếu khác.

Ở người mắc bệnh về gan thì da và lòng trắng trong mắt sẽ chuyển sang màu vàng. Điều này do chức năng gan suy giảm nên không thể đào thải được bilirubin – có sắc tố màu vàng, chúng sẽ theo đường máu và biểu hiện lên da. Lý giải cho điều này thì muốn loại trừ được bilirubin thì cần phải ngăn sự phân hủy hemoglobin có trong gan hoặc tủy xương. Đây là một nguyên liệu để tủy xương tái tạo các tế bào máu tiếp theo.

2. Hỗ trợ quá trình đông máu

Vitamin K có được nhờ quá trình hấp thu từ bên ngoài vào trong cơ thể và mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó. Vitamin K có tác dụng tạo ra một số chất đông máu hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể. Đông máu là cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu khi cơ thể bị tổn thương và chảy máu. Nếu không có cơ chế đông máu thì con người có thể tử vong vì mất máu quá nhiều.

3. Chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate

Thành phần trong mật giúp phá tan cấu trúc của chất béo làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn.

Lượng đường huyết trong máu là một trong các chỉ số để kiểm tra, cảnh báo tình trạng sức khỏe. Đường huyết được tạo ra nhờ gluscose được phân giải từ glycogen một dạng của carbohydrate được lưu trữ trong gan. Ngoài ra, giải phóng ra glucose là một cách để cơ thể tạo ra nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Không chỉ vậy, mật còn giúp phá vỡ protein thành dạng dễ hấp thụ hơn

4. Lưu trữ vitamin và các khoáng chất cần thiết

Gan đóng vai trò như tủ lưu trữ một số vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể có thế sử dụng dần trong một thời gian dài tới vài năm. Một số vitamin và khoáng chất được gan cất giữ đó là vitamin A, D, E, K, B12 và sắt từ hemogolbin dưới dạng ferritin. Khi cơ thể cần sử dụng các viamin và khoáng chất này sẽ huy động nguồn dưỡng chất được tích trữ ở gan.

Lọc và loại trừ các độc tố ra khỏi máu là một trong các nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của gan. Các chất không tốt đối với cơ thể như hormone estrogen và aldosterone, các độc tố dung nạp từ bên ngoài thông qua thực phẩm và nước uống, điển hình là rượu và các loại thuốc dùng để điều trị. Điều này sẽ giúp cho hệ thần kinh và các cơ quan không bị nhiễm độc theo vòng tuần hoàn máu.

6. Sản xuất albumin, tổng hợp angiotensinogen

Albumin là protein có trong thành phần của huyết thanh. Nhằm duy trì áp lực máu ổn định và ngăn ngừa rò rỉ mạch máu , albumin đóng vai trò vận chuyển axit béo và hormone steriod.

Hormone angiotensinogen làm tăng huyết áp bằng cách thu hẹp mao mạch khi nhận được cảnh báo từ thận về việc sản sinh renin.

7. Hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch được phân bố ở hầu khắp các bộ phận trong cơ thể. Ở gan là các chiến binh Kupffer đóng vai trò tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập vào gan qua ruột. Hệ miễn dịch đóng vai trò như bức tường thành bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Có như thế cơ thể mới có được sức khỏe tốt chống lại bệnh tật.

Có thể thấy gan đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, hỗ trợ cho mọi hoạt động sống cũng như chức năng các bộ phận khác trong cơ thể. Một khi gan bị tổn thương khiến chức năng gan suy giảm sẽ khiến cho các hoạt động khác của cơ thể bị ảnh hưởng nhất là quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ phát sinh các bệnh về đường tiêu hóa, hệ thần kinh,.. Bên cạnh đó, gan làm việc với áp lực lớn và trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với độc tố. Vì thế mà gan rất dễ bị tổn thương. Cần chăm sóc và bảo vệ gan ngay từ hôm nay. Bảo vệ gan chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Các xét nghiệm chức năng gan được dùng để phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng nhẹ của các bệnh về gan, kiểm tra kết quả điều trị và tiên lượng bệnh.

Gan được coi như một cơ quan cửa ngõ của cơ thể, có các chức năng bài tiết và kích thích bài tiết, chức năng chuyển hóa, khử độc và chuyển hóa thuốc. Các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác thông qua các kết quả xét nghiệm chức năng gan.

Các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan

SGPT (ALT)

Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế bào gan, trong khi enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ. Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là viêm gan do virus các typ A, B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc thức ăn.

ALP (Alkaline phosphatase)

ALP có nhiều ở gan, xương, nhau thai và biểu mô ruột. Vì vậy, bình thường, hoạt độ ALP huyết tương cũng tăng ở trẻ đang lớn và phụ nữ có thai ở quý 3 của thai kỳ. Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong viêm gan, tắc mật, xơ gan, …

GGT(γ- GT)

GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra. Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng tổng hợp enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

Bilirubin (TP, TT, GT)

Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp với glucuronat ở gan tạo thành bilirubin liên hợp (LH) hay trực tiếp (TT), phần còn lại là bilirubin tự do (TD) hay gián tiếp (GT). Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật. Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh). Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.

Tổng phân tích nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu thường được sử dụng trong các bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, đái nhạt, bệnh gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu… phát hiện sớm ngộ độc thai nghén.

Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ Phòng khám Gia đình Việt Nam – Favina Hospital Địa chỉ: 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội Điện thoại: 02433 989 666 – 0963 396 115 Fanpage: https://www.facebook.com/favinahospital/ – Email: lienhe@benhvienfavina.vn

Bệnh Viêm Gan Và Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Gan là bộ phận quan trọng đảm bảo nhiệm vụ thanh lọc máu bằng cách loại bỏ các độc tố, giải độc cơ thể, dự trữ các vitamin, khoáng chất, chuyển hóa thức ăn và sản xuất các thành phần quan trọng như protein trong máu, tăng sinh các yếu tố miễn dịch, đông máu để bảo vệ cơ thể… Bệnh viêm gan thường do virus siêu vi gây ra như siêu vi A, B, C, D, E. Trong giai đoạn khởi phát, viêm gan thường không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy, người bệnh chỉ phát hiện mình bị viêm gan khi bệnh đã trở nặng hoặc vô tình trong những lần khám sức khỏe định kỳ.

Theo thống kê, tỉ lệ nhiễm viêm gan B ở nước ta là 8 – 25%, viêm gan C là 2,5 – 4,1%. Ngoài ra, còn có các trường hợp nhiễm viêm gan A, D, E. Trong nhóm người nghiện ma túy thì có đến hơn 50% mắc viêm gan C. Viêm gan cấp tính có thể tự khỏi nhưng có những loại viêm gan nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Viêm gan lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan và làm thay đổi môi trường bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp và trao đổi chất. Khi chức năng gan suy giảm mạnh sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan, lúc này gan rất khó phục hồi như bình thường.

– Viêm gan B: Lây qua đường máu, quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm hoặc các thiết bị y tế không được tiệt trùng an toàn, từ mẹ sang con. Biến chứng của viêm gan B là gây nên xơ gan và ung thư gan. Hiện nay đã có vaccine viêm gan B dự phòng.

– Viêm gan C: Lây qua đường máu, dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xăm xỏ lỗ khuyên bằng dụng cụ không an toàn, đường tình dục, từ mẹ sang con. Đối tượng có nguy cơ cao là những người phơi nhiễm với máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm siêu vi viêm gan C, đặc biệt là những người nhiễm HIV.

– Viêm gan D: Lây qua da và niêm mạc. Virus gây viêm gan D khi người bệnh đồng thời nhiễm cả virus viêm gan B.

– Viêm gan E: Lây qua nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh tương đối hiếm gặp và chưa có vaccine dự phòng.

Triệu chứng khi bị viêm gan

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm gan thường gặp gồm có vàng mắt, vàng da, đau vùng hạ sườn bên phải, nước tiểu đậm màu, bụng chướng to… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn muộn và không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng kể trên. Ở giai đoạn khởi phát, viêm gan thường không có triệu chứng đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như suy nhược cơ thể, ăn uống kém, kiệt sức, rối loạn tiêu hóa…

Khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc hủy hoại thì gan sẽ phóng thích các loại men (enzyme) – chất xúc tác các phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể – vào máu gây ra tình trạng tăng men gan. Chính vì vậy, xét nghiệm men gan trong máu là rất cần thiết để phát hiện bệnh viêm gan cũng như các bất thường về bài tiết dịch mật trong gan.

Đây là xét nghiệm rất nhạy được sử dụng để xác định các men gan như Aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và Alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT), Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT)…

Xét nghiệm này được chỉ định để xác định nguyên nhân gây viêm gan:

– Anti-HAV IgM hoặc Anti-HAV IgG: kháng thể kháng HAV.

– Anti-HBc IgM hoặc Anti-HBc IgG: kháng thể kháng kháng nguyên lõi của HBV.

– Anti-HBs: kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của HBV.

– Anti-Hbe: kháng thể kháng kháng nguyên e của HBV.

– Anti-HCV: kháng thể kháng HCV.

Hai kháng nguyên được sử dụng trong chẩn đoán Viêm gan siêu vi B là:

– Kháng nguyên bề mặt của HBV (HbsAg).

– Kháng nguyên e của HBV (HbeAg).

Xét nghiệm sinh học phân tử

Đây là xét nghiệm để xác định nguyên nhân và theo dõi tình trạng viêm gan của bệnh nhân để có hướng điều trị tích cực nhất.

– HBV-DNA, HCV-RNA: xét nghiệm để phát hiện và định lượng bộ men của HBV, HCV trong huyết thanh. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán và theo dõi trong và sau điều trị Viêm gan B và C định kỳ.

– HBV genotype, HCV genotype: xét nghiệm giúp xác định kiểu gen siêu vi Viêm gan B và C trong huyết thanh.

– Phát hiện các đột biến kháng thuốc của HBV.

Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan

Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan khi nào là được

Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng gan định kì hàng tháng là tốt nhất.

Ngoài ra còn có một số trường hợp như sau:

Nhiễm viêm gan B hoặc C.

Người có các tiền sử về bệnh gan như xơ gan, rối loạn chức năng gan,…

Theo dõi tác dụng của một số thuốc gây hại cho gan.

Gặp ở người hay thường xuyên uống nhiều bia rượu.

Người mắc phải bệnh như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,…

Các xét nghiệm chức năng gan nào là phổ biến

AST (Aspartate aminotransferase): Có nhiều trong cơ vân và cơ tim, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.

ALT (Alanine aminotransferase): Có nhiều trong tế bào gan, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.

GGT(Gamma-glutamytransferase): Có trong tế bào thành ống mật, giá trị bình thường từ 20 đến 40 UI/L.

Bilirubin máu: hay còn được gọi là bilirubin toàn phần (TP) gồm 2 phần là bilirubin trực tiếp (TT) và bilirubin gián tiếp (GT). Khi bilirubin TP tăng trên 2.5 mg/dl cơ thể sẽ biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là tình trạng vàng da.

Bilrubin niệu: khi được phát hiện có bilirubin niệu bằng que nhúng nước tiểu, chắc chắn rằng cơ thể của chúng ta đang có vấn đề về gan mật.

Alkaline phosphatase – ALP: chủ yếu gặp ở gan và xương, ít hơn ở ruột, thận và nhau thai. ALP tăng nhẹ và trung bình (gấp hai lần bình thường) có thể gặp trong các bệnh viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan. ALP tăng cao (từ 3 đến 10 lần bình thường) thường gặp trong tình trạng tắc mật ở trong hoặc ngoài gan.

Amoniac máu (NH3): NH3 trong máu bình thường 5 đến 69 mg/dL. Tăng trong trường hợp bệnh gan cấp và mãn tính. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm đáng tin cậy để chuẩn đoán được bệnh não do gan.

Albumin huyết thanh: chỉ số bình thường từ 35 đến 55 g/L. Albumin giảm trong trường hợp xơ gan hoặc gan đang bị tổn thương rất nặng.

Tăng nhẹ:

Viêm gan do virus gây ra.

Xơ gan, u gan hoặc di căn ở gan,…

Gan nhiễm mỡ.

Vàng da tắt mật.

Tăng trung bình:

Viêm gan do uống bia rượu, thuốc lá,..

Tăng cao:

Gan bị tổn thương do thuốc.

Tình trạng bị viêm gan virus cấp hoặc mạn tính.

GGT được dùng trong việc chuẩn đoán tình trạng nghiện rượu của bệnh nhân. Khi sử dụng rượu bia, chỉ số GGT sẽ tăng tỉ lệ thuận với lượng bia rượu được đưa vào bên trong cơ thể. Ngoài ra GGT còn phản ánh được sự tổn thương của gan do hút thuốc lá.

Ngoài việc đánh giá được tình trạng của gan qua các xét nghiệm men gan ( AST,ALT,GGT,..), kèm theo một số xét nghiệm khác giúp chúng ta sàng lọc một cách toàn diện nhất về các bệnh lí ở gan:

Tầm soát ung thư gan (siêu âm, sinh thiết,chụp cắt lớp, nội soi,…)

Làm các xét nghiệm bổ sung ( công thức máu, bilirubin, albumin và protein tổng,…)

Làm thế nào để gan luôn được khỏe mạnh

Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, lành mạnh cho bữa ăn gia đình hàng ngày. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mát,.. Bên cạnh đó cần phải bổ sung thêm các protein quan trọng cho cơ thể như hải sản, trứng, cá, thịt bò,…

Không nên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia. Rượu bia là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan dẫn đến các bệnh như viêm gan, xơ gan,…

Có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, đọc sách, chay bộ,… Ăn uống sinh hoạt điều độ. Đảm bảo ngủ đủ giấc để tinh thần sảng khoái, không thức quá khuya,…

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Có như vậy mới có thể phát hiện được bệnh kịp thời. Trường hợp người đang mắc bệnh cần kiểm tra thường xuyên để có thể biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào, có ổn định hay không, để theo dõi và có biện pháp chữa trị.

Bác sĩ. Lê Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 – 7, Nghỉ ngày CN