Chức Năng Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Tìm Hiểu Về Ngành Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự

Cập nhật: 10/08/2019

Hiện nay, có khá nhiều bạn trẻ mong muốn được theo học ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tuy nhiên đây là ngành học như nào và điều kiện để thi vào ngành là gì thì không phải bạn nào cũng nắm rõ.

1. Tìm hiểu ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là một hoạt động quan trong luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.

Nhiệm vụ trong ngành quản lý Nhà nước về an ninh trật tự:

Giữ gìn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn hoạt động, đảm bảo tình hình trật tự tại địa phương.

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn đặc biệt đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự.

Xây dựng lòng tin trong quần chúng nhân dân.

Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm.

Đưa ra những giải pháp giúp giữ gìn tình hình trật tự an ninh trên địa bàn quản lý.

Đóng góp kinh nghiệm và phát huy những ưu điểm, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của cán bộ chiến sĩ công an.

Tìm hiểu về ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự

2. Các khối thi vào ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

– Mã ngành: 7860109

– Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự có mức điểm chuẩn dao động khoảng 23 đến 27 điểm. Các trường tuyển sinh theo hình thức xét điểm tốt nghiệp THPT và kèm theo những tiêu chí phụ khác.

Điểm chuẩn ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự lấy bao nhiêu?

4. Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự sau:

5. Cơ hội việc ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Cán bộ theo học ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự sẽ được phân công công việc theo đúng quy định của nhà nước tại:

Cơ quan Công an thuộc khối tỉnh, quận, huyện…

Cơ quan thanh tra, quản lý thuộc Chính phủ.

Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công an quận, huyện, phường, xã… tại các địa phương.

Làm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công an.

Do nhiệm vụ đặc thù của mình mà các chiến sĩ công an có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, với công việc cụ thể như:

Bộ Công an: có chức năng quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, giữ trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, phụ trách về nghiệp vụ tại một số đơn vị trực Bộ trưởng.

Tổng cục cảnh sát: Có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát trong cả nước, tiến hành những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống mọi hoạt động của tội phạm hình sự.

Tổng cục an ninh: Đây là cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo và chỉ huy lực lương an ninh trên cả nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm quốc gia.

Học ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự cơ hội việc làm ra sao?

6. Mức lương ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Mức lương được quy định căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

7. Những tố chất cần có trong ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Môi trường làm việc trong ngành công an rất nghiêm khắc vì vậy bạn cần phải tự rèn luyện cho mình những bản lĩnh cùng với tinh thần trách nhiệm để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy bản thân bạn cần phải có được những tố chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ:

Những chiến sĩ công an cần phải có lập trường để giữ vững tấm lòng trung thành với Đảng và Nhà nước, hết lòng phục vụ Tổ quốc.

Luôn luôn phải đoàn kết trong một tập thể, sự thành công chính là sự đoàn kết của cả một tập thể chứ không phải của riêng lẻ ai.

Nhiệt huyết, yêu thương con người.

Tính kỷ luật cao, kiên định, vững vàng về lập trường, tư tưởng, bình tĩnh, tự tin.

Tinh thần đoàn kết.

Can đảm, chấp nhận khó khăn gian khổ.

Nhanh trí, nhạy bén, khôn khéo.

Luôn có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự, Gắn Với Cải Cách Hành Chính

(Thanhuytphcm.vn) – Ngày 13/1, Công an TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết tình hình, công tác Công an năm 2019 và triển khai công tác năm 2020. Đến dự có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ.

Báo cáo tại hội nghị, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TPHCM cho biết: Trong năm qua, Công an TP với quyết tâm chính trị cao, bám sát nghị quyết của Thành ủy, UBND TP về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; qua đó đã phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu công tác đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội TP.

Về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an TP tập trung vào các giải pháp tuyên truyền và tăng cường tuần tra, kiểm soát các chuyên đề về vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích khi lái xe, kiểm soát phương tiện quá hạn, quá tải; nhân rộng và nâng cao hiệu lực xử lý vi phạm hành chính qua việc ghi hình, xử phạt vi phạm hành chính qua hình ảnh… nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TPHCM cơ bản được duy trì ổn định, kéo giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí…

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận và đánh giá cao những thành tích, chiến công mà lực lượng công an TP đã đạt được trong năm qua. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Công an TP cần tiếp tục chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án 68 về củng cố, kiện toàn và nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an phường, xã, thị trấn; Công an TP tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh với Đề án xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy hiện đại của công an TP.

Chỉ đạo tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả, thành tích của cán bộ chiến sĩ công an TPHCM trong năm 2019. Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Công an TP cần phải sớm nhận diện các nguy cơ, thách thức, khó khăn để từ đó chủ động, kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai các phương án, kế hoạch ứng phó, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh trật tự có thể xảy ra ngay từ đầu và tại cơ sở; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an TP trong sạch, liêm chính, vững mạnh toàn diện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, gắn với cải cách hành chính. Đại tướng Tô Lâm tin tưởng với truyền thống vẻ vang, với ý chí và quyết tâm chính trị, nỗ lực, cố gắng, lực lượng công an TP sẽ vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó.

Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự Ở Vùng Biên Giới Huyện Minh Hóa – Công An Tỉnh Quảng Bình

Minh Hoá là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình. Có đường biên giới chung với nước bạn Lào dài gần 100km. Đi qua huyện có quốc lộ 12A và đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Việt. Riêng quốc lộ 12A thông qua Lào, qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo- Na Phàu. Ngoài ra, biên giới Việt – Lào còn có nhiều đường tiểu mạch, đường mòn đi qua; ở dọc tuyến biên giới Việt – Lào có 04 xã đó là: Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Sơn và Thượng Hoá; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Khùa, Mày, Sách, Rục, A Rem, Chứt, Thổ…Đời sống của nhân dân ở các vùng biên giới còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp của Chính phủ và làm nương, rẫy.

Trong những năm qua, tình hình ANTT khu vực biên giới của huyện Minh Hóa cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nổi lên một số vấn đề đáng chú ý đó là:

Tình trạng người dân địa phương trên tuyến biên giới vượt biên trái phép qua Lào theo các đường tiểu mạch để thăm thân, làm ăn, trao đổi hàng hàng hóa và vi phạm pháp luật bị lực lượng chức năng của nước bạn Lào bắt, xử lý và trao trả vẫn còn xảy ra; thậm chí nhiều trường hợp lấy vợ, chồng bất hợp pháp ở các xã vùng giáp ranh vùng biên giới hai bên. Đây là vấn đề tiềm ẩn những nhân tố phức tạp mà kẻ địch có thể lợi dụng hoạt động và cũng gây khó khăn cho công tác quản lý của ta.

Nhiều đối tượng từ các địa phương khác đến cư trú bất hợp pháp, dựng nhà trái phép ở khu vực có nhiều lâm sản để khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tình trạng quần chúng nhân dân phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép, tàng trữ vũ khí để săn bắt động vật hoang dã trái phép còn diễn ra nhiều.

Trước tình hình đó, Công an huyện Minh Hóa đãthực hiện tốt công tác QLHC về ANTT. Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu được quản lý chặt chẽ, nhất là khu vực cửa khẩu và nơi các đối tượng thường khai thác, vận chuyển lâm sản; phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, thống kê số công dân Việt Nam kết hôn không giá thú (Qua thống kê hiện nay có 07 trường hợp kết hôn với người Lào) để làm các thủ tục theo đúng Hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ và theo Kế hoạch của UBND tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện. Công tác cải cách hành chính luôn được quan tâm, Cấp phát CMND, căn cước công dân được tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đồng bào; quản lý có hiệu quả ngành nghề kinh doanh có điều kiện; công tác quản lý thu hồi VK – VLN – CCHT được chú trọng, đạt hiệu qủa cao; công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và vận động tranh thủ người có uy tín được thực hiện thường xuyên.

Tuy nhiên, trong QLNN về ANTT vùng biên giới vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Sự phối hợp giữa các lực lượng, các cấp trong quản lý nhà nước về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa chặt chẽ và hiệu quả chưa cao; nhận thức về nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác; công tác quản lý kinh tế – xã hội, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp chưa theo kịp với tình hình nên dẫn đến những sơ hở, thiếu sót để kẻ địch và bọn tội phạm lợi dụng hoạt động. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở vùng biên giới như: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân còn hạn chế; một số văn bản hướng dẫn còn thiếu, chồng chéo; trình độ, năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao…

Thời gian tới, để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ANTT ở vùng biên giới, Công an huyện Minh Hóa tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

2. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền tăng cường những cán bộ có năng lực cho các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện thế trận an ninh nhân dân ở tuyến biên giới. Đặc biệt là tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu những cán bộ có năng lực, sức khoẻ cho cơ sở, phù hợp với điều kiện, địa bàn trên tuyến biên giới, luôn sát dân, gần dân, hiểu biết pháp luật, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, bằng việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Chú trọng xây dựng các tuyến và địa bàn an toàn về an ninh, trật tự, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về giữ gìn an ninh, trật tự, triển khai sâu rộng đến từng bản, các cơ quan, doanh nghiệp, nhất là ở những địa bàn phức tạp như khu vực cửa khẩu Cha Lo, trung tâm xã Hóa Tiến và các địa bàn trọng điểm khác về an ninh, trật tự.

3. Phải thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Công an huyện với các ban ngành, đoàn thể, các cấp ở địa phương, tập trung thực hiện tốt Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BAC-BQP của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng và Quy chế số 441/QCLN/CA-QS-BP của liên ngành Công an – Quân sự – Biên phòng tỉnh Quảng Bình. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với ba Đồn Biên phòng đóng quân trên tuyến biên giới của huyện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế – xã hội và quan hệ phối hợp giữa các tổ chức này với lực lượng Công an huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phân tích thông tin và xử lý các tình huống.

4. Làm tốt công tác giao ban, trao đổi thông tin giữa Công an huyện Minh Hóa và an ninh của hai huyện Bua La Pha và Na Kai của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhằm kịp thời trao đổi những thông tin và giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh giữa hai bên biên giới.

5. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế của Chính Phủ, của Tỉnh, của Huyện đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã trên tuyến biên giới nhằm ổn định kinh tế – Xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần vào việc ổn định ANTT ở khu vực biên giới.

Trung tá, Thạc sỹ Đinh Cao Quang  

Phó trưởng Công an huyện Minh Hoá

Các Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Về An Ninh, Trật Tự Và Phạm Vi Quản Lý

1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.

3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.

7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

8. Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.

9. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.

11. Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.

12. Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.

13. Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.

14. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

15. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn là tiền chất thuốc nổ).

16. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

17. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, gồm: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp.

18. Kinh doanh dịch vụ in, gồm: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới, photocopy) để tạo ra các sản phẩm sau đây:

a) Xuất bản phẩm (trừ sách chữ nổi, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách, minh họa thay sách);

b) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

c) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ có tính pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ban hành;

d) Tem chống giả;

đ) Bao bì, tem, nhãn sản phẩm hàng hóa là dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng (trừ cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng tự in bao bì, tem, nhãn cho sản phẩm của mình);

e) Hóa đơn tài chính; giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá.

19. Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc.

20. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.

21. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;

b) Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:

a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm & Cộng sự (NT&PARTNERS) Phòng B205, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 024.62 665 666/ 024. 62 662 903/ 024.62 912 838 Email: congty@nhiettam.vn Web: https://www.nhiettam.vn

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN