Chức Năng Nhiệm Vụ Trạm Chăn Nuôi Và Thú Y / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giới Thiệu Vị Trí, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Trạm Chăn Nuôi Và Thú Y Các Huyện, Thành Phố Thuộc Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y Hòa Bình

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ngày 03/02/2016 về việc đổi tên và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình; Căn cứ Nghị quyết cuộc họp Giao ban ngày 29/01/2016 giữa Lãnh đạo Chi cục, các Trưởng phòng chuyên môn và lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, ngày 03/3/2016 Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình đã ban hành quyết định số 84/QĐ-CCCN&TY Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, như sau:

1. Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố là đơn vị trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đóng trên địa bàn các huyện, thành phố, có trách nhiệm giúp Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý nhà nước về công tác Chăn nuôi, Thú y và Thú y thủy sản tại các địa phương; quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh cho động vật, thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật), kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật; thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi và quản lý thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong Chăn nuôi, Thú y trên địa bàn;

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu, được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động. Trạm chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố chịu sự quản lý của Chi cục về tổ chức, biên chế và các hoạt động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về chủ trương, chính sách, phương hướng, hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý hành chính.

1. Nhiệm vụ chung

a) Tham mưu, xây dựng các văn bản chuyên môn về lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y cho Phòng Nông nghiệp huyện, Phòng Kinh tế thành phố, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt để tổ chức, thực hiện;

b) Thực hiện chủ trương, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y bao gồm cả Thú y thủy sản trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố, của ngành dọc cấp trên;

d) Tổ chức thực hiện chế độ họp giao ban thú y viên cơ sở một lần/tháng để tổng kết nhiệm vụ đã triển khai và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thời gian tiếp theo.

2. Về công tác Tổ chức -Hành chính; Tài chính – kế toán

a) Công tác tổ chức – hành chính

– Mở sổ tiếp nhận, phân loại công văn đến trình lãnh đạo giải quyết, phát hành công văn đi, chuyển giao văn bản, sổ giao ban theo đúng quy định;

– Kiểm tra thể thức các văn bản do đơn vị phát hành; Quản lý và sử dụng con dấu, thực hiện công tác bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo đúng quy định, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra, kiểm soát;

– Xây dựng quy chế quản lý – điều hành hoạt động của đơn vị;

– Xây dựng và đăng ký quy chế thi đua của đơn vị;

– Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, định biên nhân lực của đơn vị theo quy định;

– Xây dựng kế hoạch giao ban tháng trình Lãnh đạo chi cục;

– Đảm bảo công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh, an toàn, trật tự trong đơn vị; XD kế hoạch và đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ, trong đơn vị;

– Đánh giá năng lực cán bộ viên chức, hợp đồng lao động hàng tháng theo quy định, để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng, quy hoạch phát triển nhân sự của đơn vị;

– Đề xuất với Lãnh đạo chi cục về việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ của đơn vị;

– Thực hiện chức năng quản lý lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong đơn vị;

– Hàng năm cần đối chiếu và bổ sung thông tin cá nhân cán bộ của đơn vị (nếu có) vào hồ sơ gốc lưu tại Chi cục;

– Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, tiền công và các chế độ khác của người lao động theo đúng quy định;

– Chuẩn bị chương trình và số liệu cần thiết cho các Hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo, theo dõi ghi chép ý kiến và kết luận của Lãnh đạo;

– Kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Tổng hợp đề nghị mua sắm, sửa chữa, điều chuyển, thanh lý các tài sản đã bị hư hỏng;

– Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, giúp lãnh đạo đơn vị duy trì việc áp dụng cải cách thủ tục hành chính đúng quy định;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

b) Công tác tài chính- kế toán

– Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khoán của đơn vị trình Lãnh đạo Chi cục;

– Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị lập kế hoạch, kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trình UBND huyện, TP phê duyệt;

– Lập kế hoạch thu, chi phí và lệ phí trong công tác Chăn nuôi và Thú y;

– Thực hiện thu phí, lệ phí trong công tác Chăn nuôi và Thú y báo cáo về Chi cục hàng tháng, quý, năm theo quy định;

– Theo dõi quản lý, đối chiếu biên lai ấn chỉ của đơn vị theo đúng quy định;

– Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng quy định;

– Kế toán kiêm nhiệm của đơn vị thực hiện việc lĩnh tiền và trả lương cho cán bộ trong biên chế của đơn vị; chế độ phụ cấp Thú y viên và các chế độ khác của người lao động theo đúng quy định; nộp chứng từ KSGM hàng tháng và chứng từ phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định;

– Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản, vật tư và trang thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động của trạm theo quy định pháp luật;

– Mở sổ sách theo dõi, thanh quyết toán tài chính, tài sản, kho, quỹ theo đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước;

– Tổng hợp và báo cáo thu nhập của toàn thể cán bộ viên chức và hợp đồng lao động của đơn vị theo năm gửi về Chi cục;

3. Lĩnh vực chăn nuôi

a) Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi

– Hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi. Xây dựng và thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn;

– Thực hiện tổ chức sản xuất chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương theo quy hoạch;

– Triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất chăn nuôi đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn;

– Giám sát và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

b) Về quản lý giống vật nuôi

– Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật; khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn huyện theo quy định;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về điều tra, đánh giá, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn.

c) Về quản lý thức ăn chăn nuôi:

– Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

– Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;

– Giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;

d) Về môi trường chăn nuôi:

– Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;

– Hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;

– Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường; thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương.

đ) Tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực chăn nuôi cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y, đội ngũ Thú y cơ sở và các tổ chức cá nhân hoạt động chăn nuôi trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

e) Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài của Trung ương, của tỉnh, các chương trình dự án hợp tác Quốc tế và tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn.

g) Tổng hợp số liệu đàn gia súc, gia cầm, các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn, báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung hoạt động theo yêu cầu của Chi cục về lĩnh vực chăn nuôi.

4. Lĩnh vực Thú y

a) Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát phát hiện dịch bệnh sớm, xác định tiên lượng, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, thông báo, báo cáo, điều trị kịp thời dịch bệnh động vật. Đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật; ngăn chặn, xử lý dập tắt các ổ dịch bệnh động vật xảy ra;

b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác tiêm phòng định kỳ hoặc tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên địa bàn khi có chủ trương, chỉ đạo của các cấp;

c) Hướng dẫn, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh động vật để người chăn nuôi biết và chủ động phối hợp trong công tác phòng, chống; thực hiện và chỉ đạo mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn chủ động giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch bệnh phát sinh và kiểm soát các ổ dịch cũ;

d) Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Thủy sản giống khi có yêu cầu của chủ hàng, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lưu thông trong tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh khi được ủy quyền của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật theo quy định của Pháp luật; tổ chức thực hiện việc thu, quản lý phí và lệ phí trong lĩnh vực Thú y theo quy định;

đ) Phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở sơ chế và chế biến các sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật, chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch, thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý theo quy định;

e) Phối hợp quản lý các hoạt động của các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn quản lý và báo cáo về hoạt động hành nghề thú y theo quy định; yêu cầu cá nhân, tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo quy định khi có yêu cầu.

g) Tổ chức, triển khai thực hiện khử trùng tiêu độc đối với các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn quản lý theo chiến dịch hoặc tháng hành động; khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông qua địa bàn. Thực hiện việc quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ các nguồn theo đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;

h) Tổ chức thực hiện phòng trừ, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật và thiên tai trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về Thú y theo quy định; tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực Thú y cho nhân viên Thú y cấp xã và người chăn nuôi trên địa bàn; Triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về lĩnh vực Thú y, tham gia các dự án, đề tài của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức phi chính phủ;

k) Phối hợp – quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống Chăn nuôi-Thú y cấp xã, hàng tháng thực hiện giao ban, phản ánh, báo cáo tình hình trong công tác Thú y dưới cơ sở; tổng hợp tình hình, chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục các biện pháp, giải pháp xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; tham gia hướng dẫn các trang trại, gia trại chăn nuôi xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

l) Hướng dẫn và thực hiện việc quản lý, xử lý chất thải trong lĩnh vực thú y, giết mổ động vật; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm động vật và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y;

m) Báo cáo định kỳ, đột xuất…về các nội dung hoạt động trong lĩnh vực Thú y và Thú y thủy sản theo quy định và yêu cầu của cấp trên; tổng hợp tình hình dịch bệnh động vật, chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục các biện pháp triển khai và các biện pháp xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;

5. Lĩnh vực Thanh tra – Pháp chế

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, công tác phát triển chăn nuôi, môi trường chăn nuôi; hành nghề Thú y, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi… thuộc phân cấp quản lý và theo chức năng nhiệm vụ được Chi cục giao;

b) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành chính trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chi cục trưởng;

d) Triển khai nhiệm quản lý nhà nước của Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo ủy quyền đối với hành nghề thú y; kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện thẩm định các hồ sơ, điều kiện của thủ tục hành chính đối với các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; tiến hành thu hồi các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận khi được Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y ủy quyền;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo:

– Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền theo phân cấp trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo.

g) Tổ chức, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố, phòng kinh tế thành phố tiến hành tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, thú y cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, phối hợp liên ngành, và thực tế hoạt động tại cơ sở;

i) Tham gia rà soát, đóng góp ý kiến vào các văn bản được giao;

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y giao.

Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố gồm có: 01 Trưởng trạm, 01 Phó trưởng trạm, 01 kế toán kiêm nhiệm và một số cán bộ giúp việc; biên chế của Trạm nằm trong biên chế Chi cục Chăn nuôi và Thú y được giao hàng năm;

Trưởng trạm giúp việc cho lãnh đạo Chi cục, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Chi cục trưởng về kết quả hoạt động của Trạm;

Phó trưởng Trạm giúp việc cho Trưởng trạm và lãnh đạo Chi cục, chịu trách nhiệm trước Trưởng trạm và Chi cục trưởng về nhiệm vụ được giao;

Cán bộ và nhân viên của Trạm giúp việc cho lãnh đạo Trạm và chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng về nhiệm vụ được giao.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Trạm Y Tế Là Gì?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thì y tế cũng đã không ngừng phát triển và vươn lên đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhờ đó mà sức khỏe con người đã tốt hơn, đẩy lùi được dịch bệnh, tuổi thọ trung bình cũng tăng cao đáng kể. Hệ thống y tế được chia ra nhiều phân tuyến khác nhau trong đó có trạm y tế xã. Và bài viết sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của trạm y tế xã.

1. Vị trí, vai trò của trạm y tế xã

2. Chức năng nhiệm vụ của trạm y tế

Căn cứ vào Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Tại điều 4 ghi rõ trạm y tế sẽ có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần, vị trí, chức vụ như sau: 1 trưởng trạm, 1 phó trưởng trạm và nhân viên y tế. Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã được xác định trên cơ sở đó là nhu cầu thực tế . Khối lượng công việc và đặc điểm điều kiện kinh tế của đơn vị hành chính cấp xã nơi có trạm y tế đó.

Cũng theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn như sau:

2.1. Chức năng của trạm y tế

Trạm y tế có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đồng thời trạm y tế cũng đã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ nhất, Trạm y tế thực hiện các hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật như sau:

– Về y tế dự phòng trạm y tế thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Đồng thời giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo cáo về các bệnh, dịch.

Bên cạnh đó, các nhân viên trạm y tế xã phải thường xuyên hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; y tế học đường và chế độ dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.

– Về cung ứng thuốc thiết yếu: Tổ chức cấp phát, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải quản lý nguồn thuốc đúng quy định của Bộ y tế.

– Về khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu ban đầu: Trạm y tế xã tổ chức khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Tổ chức kết hợp với y học hiện đại với y học cổ truyền để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.

Thứ hai, hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản: có các đề xuất với Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

Thứ năm, có nhiệm vụ lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe, xác định các vấn đề về sức khỏe. Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt và tiến hành thực hiện sau khi đã được phê duyệt.

Cuối cùng, trạm y tế xã phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, kết hợp quân- dân y theo tình hình cụ thể ở các địa phương khác nhau.

Ngoài ra, trạm y tế xã còn có các nhiệm vụ khác như là phải chịu trách nhiệm về quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Trung tâm Y tế huyện và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao cho.

Thông Tư Hướng Dẫn Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Trạm Y Tế Xã, Phường, Thị Trấn

BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 33 /2015/TT-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯHướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấnCăn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;Căn cứ Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 củaChính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ củaTrạm y tế xã, phường, thị trấn.Điều 1. Chức năng1. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) cóchức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân

dân trên địa bàn xã.2. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tácchuyên môn nghiệp vụ.Điều 2. Nhiệm vụ1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:a) Về y tế dự phòng:– Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xinphòng bệnh;– Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyềnnhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiệnvà báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;– Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguycơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xâydựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy địnhcủa pháp luật;

1

– Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thựcphẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trongphòng bệnh và chữa bệnh:– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;– Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹthuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;– Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnhbằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứngdụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn câythuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;– Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:– Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻvà đỡ đẻ thường;– Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ emtheo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định củapháp luật.d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:– Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;– Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

2

6. Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phâncông, phân cấp và theo quy định của pháp luật.8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyệntrình Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trạmy tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnhtại Điểm b, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Điểm c Khoản 1 và thực hiện cácnhiệm vụ quy định tại Khoản 6 Điều này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏecủa nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế.Điều 3. Tổ chức và nhân lực1. Tổ chức:a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó Trưởng trạm;b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vựccông tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ củaTrạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luânchuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tếhuyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danhnghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khốilượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấpxã nơi có Trạm Y tế.Điều 4. Mối quan hệ1. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lýtoàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.2. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấpxã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.3. Trạm y tế xã có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ởcấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.Điều 5. Hiệu lực thi hành1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2015.4

2. Bãi bỏ các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường,thị trấn quy định tại Thông tư số 08/TT- LB ngày 20/4/1995 của liên Bộ Y tế, BộTài chính, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủhướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở kể từngày Thông tư này có hiệu lực.Điều 6. Trách nhiệm thi hành1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Ytế tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc,Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế(qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

Nơi nhận:– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐTCP);– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;– HĐND, UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ – Bộ Y tế;– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;– Lưu: VT, PC, Vụ TCCB.

BỘ TRƯỞNG

đã ký 27/10/2015

Nguyễn Thị Kim Tiến

5

Nhiệm Vụ Của Nhân Viên Thú Y Trên Địa Bàn Cấp Xã

a/ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thủy sản) trong sản xuất nông nghiệp.

b/ Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y.

c/ Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

d/ Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật, đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm thú y cấp huyện.

đ/ Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của Trạm thú y cấp huyện.

e/ Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vaccin phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã.

h/ Giúp Chủ tịch UBND cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công về chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh thuốc thú y. Thực hiện công tác khuyến nông về thú y theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về thú y trên địa bàn xã theo quy định.

i/ Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho Trạm thú y cấp huyện và UBND cấp xã.

k/ Nhân viên thú y thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

l/ Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm thú y cấp huyện và UBND cấp xã giao.

Thực hiện theo Quy định các nhiệm vụ này mục đích để làm cơ sở cho việc tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật thú y về công tác trên địa bàn xã, phường, thị trấn.