Việc làm Kế toán – Kiểm toán
1. Khái quát chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán trong doanh nghiệp
2. Tìm hiểu kỹ chức năng của phòng kế toán là gì?
– Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về việc chế độ kế toán được thay đổi qua từng thời kỳ của hoạt động kinh doanh: Chế độ kế toán không phải là được quy định một lần và sử dụng mãi mãi, nó cũng sẽ có những lúc bị lạc hậu và không còn phù hợp với sự thay đổi của xã hội theo từng thời kỳ khác nhau. Khi có sự thay đổi thì phòng kế toán phải là những người biết đầu tiên trong công ty và sẽ tham mưu cho Ban lãnh đạo để họ biết và có hướng thực hiện sao cho đúng đắn nhất.
– Thực hiện những công việc chuyên về nghiệp vụ tài chính – kế toán theo đúng quy định: Phòng kế toán sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán để phản ánh các khoản chi phí và doanh thu của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được áp dụng tại thời điểm hiện hành.
– Bằng cách thực hiện chức năng của mình thì phòng kế toán còn có trách nhiệm theo dõi và phản ánh sự vận động của nguồn vốn kinh doanh để cố vấn cho Ban lãnh đạo đưa ra những đề xuất hiệu quả nhất.
– Ngoài ra sẽ cùng với các bộ phận khác tạo nên một cấu trúc bền vững trong doanh nghiệp, hỗ trợ nhau để đạt được hiệu suất công việc cao nhất: Mỗi bộ phận cùng chung sức đóng góp ý tưởng và thực hiện tốt các phần việc được giao thì sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.
Đó là những chức năng chủ yếu của phòng kế toán, vậy thì hãy xem với những chức năng này thì phòng kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp, hãy đón đọc phần tiếp theo.
3. Nhiệm vụ phòng kế toán trong doanh nghiệp
3.1. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên được xảy ra, nhiệm vụ của kế toán đó là hạch toán những phát sinh ấy một cách kịp thời để chúng được theo dõi trong bảng cân đối kế toán. Với mỗi một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ đi kèm khác nhau, vậy hãy xem đó là những nghiệp vụ chủ yếu nào ở phần sau đây:
– Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ: Có nghĩa là kế toán sẽ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như mua bán, sửa chữa tài sản cố định sau đó sẽ ghi chép vào sổ kế toán để theo dõi và quản lý chúng.
– Thực hiện kế toán công nợ: Tài khoản công nợ sẽ được phản ánh vào tài khoản 331, tất cả những nghiệp vụ phát sinh hay phát sinh giảm thì kế toán cần hạch toán vào tài khoản này và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán để được theo dõi và quản lý.
– Thực hiện kế toán doanh thu: Tài khoản để phản ánh doanh thu của doanh nghiệp sẽ được kế toán hạch toán vào tài khoản 511. Tất cả các khoản doanh thu thu được của doanh nghiệp kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản này và cũng được ghi chép, theo dõi để quản lý sự biến động của chúng.
– Thực hiện nghiệp vụ kế toán chi phí: Chi phí bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,… nói chung tất cả các chi phí được hình thành trong doanh nghiệp đều phải được hạch toán và ghi chép vào sổ kế toán.
3.2. Phối hợp với bộ phận khác lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Tuy rằng mỗi bộ phận, phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng và được làm việc độc lập với nhau nhưng có nhiều mảng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban thì mới thu lại được hiệu quả cao.
Ngoài ra mỗi phòng ban sẽ những thế mạnh riêng khác nhau, việc phối hợp làm việc với nhau sẽ tạo ra hiệu ứng cực kỳ tốt cho việc đề xuất các ý tưởng xuất sắc cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
3.3. Tham gia và thực hiện công tác đầu tư tài chính của doanh nghiệp
Là bộ phận quản lý các luồng đi của dòng tiền trong doanh nghiệp, mọi phát sinh hay nguồn thu phòng kế toán là người rõ nhất. Và đây cũng sẽ là phòng có kinh nghiệm trong việc đầu tư tài chính hay là cho vay ngay tại đơn vị.
Với sự hiểu biết về nghiệp vụ thì phòng kế toán sẽ có những đánh giá về mức độ rủi ro chính xác cũng như xác định được cơ hội tiềm năng cho việc đầu tư tài chính của mình đang ở mức nào.
3.4. Tham mưu cho Ban lãnh đạo về chế độ kế toán hiện hành
Từ những vốn kiến thức, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ kế toán, phòng kế toán sẽ có đủ tự tin để tham mưu cho ban lãnh đạo về việc chỉ đạo thực hiện việc chấp hành chế độ kế toán – tài chính của doanh nghiệp nói riêng và Nhà nước nói chung, cụ thể:
– Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra cho kế hoạch chi tiêu làm sao để đảm bảo đúng các quy định về định mức của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Xây dựng các quy định nội bộ về việc quản lý tài chính: Ra các quy định về việc chi thu, định mức cho hoạt động sản xuất,… để toàn doanh nghiệp áp dụng.
– Nghiên cứu và đề xuất với Ban lãnh đạo về các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo mọi người thực hiện tốt các quy định hiện hành và phù hợp đặc điểm và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
4. Với những chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán thì quyền hạn của họ là gì?
– Đôn đốc và yêu cầu các cá nhân hay phòng ban khác trong doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về quản lý kế toán và tài chính: Để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động ổn định, mọi nghiệp vụ phát sinh đều phải được thực hiện đúng theo quy định của doanh nghiệp cũng như Pháp luật đã đề ra. Không phải chỉ có phòng kế toán mới thực hiện theo yêu cầu đó làm mọi phòng ban khác cũng cần phải thực hiện theo quy định đã được áp dụng hiện hành. Và phòng kế toán sẽ phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở để các phòng ban khác thực hiện đúng yêu cầu.
– Với các vi phạm về quản lý tài chính hay kế toán tại doanh nghiệp thì bộ phận kế toán sẽ có quyền báo cáo và ra đề xuất ý kiến xử lý với ban lãnh đạo công ty.
Yêu cầu chung dành cho phòng kế toán