Chức Năng Nhiệm Vụ Cục Báo Chí / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí

Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.

Cục Báo chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT ngày 4/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng hoạt động báo chí trong lĩnh vực báo in, báo điện tử thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, thông tấn, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí.

Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử; quản lý hệ thống lưu chiểu báo in quốc gia, thực hiện và quản lý việc lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh chuyên ngành và định mức kinh tế – kỹ thuật, cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng quy chế tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng đối với báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ trưởng.

Phối hợp tổ chức giao ban báo chí; tổ chức thông tin cho các cơ quan báo chí, quản lý thông tin của các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Đề xuất, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ cước vận chuyển đối với báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các hội, hiệp hội trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Đề xuất và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.

Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục.

Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.

Quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức và biên chế:

Cục Báo chí có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

– Phòng Báo chí Trung ương,

– Phòng Báo chí địa phương,

– Phòng Thanh tra, pháp chế,

– Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và Hợp tác quốc tế.

b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

– Trung tâm Lưu chiểu điện tử và hỗ trợ báo chí.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.

Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.

Tải về Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT

Cục Báo Chí Quản Lý Cả Báo In Và Báo Điện Tử

Cục Báo chí là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về báo chí in, báo chí điện tử, bao gồm: báo in, báo điện tử, tạp chí in, tạp chí điện tử, đặc san, bản tin thông tấn.

Quy định trên được nêu tại Quyết định số 984/QĐ-BTTTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son vừa ký ban hành.

Như vậy, theo Quyết định mới ban hành, mảng báo chí điện tử sẽ được Cục Báo chí quản lý. Nhiệm vụ này trước đây được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử quản lý.

Quyết định 984/QĐ-BTTTT nêu rõ, Cục Báo chí có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, đề xuất và thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo chí; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực báo chí in, báo chí điện tử.

Đồng thời, Cục Báo chí còn có nhiệm vụ trình Bộ trưởng quyết định cấp, thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo chí in, báo chí điện tử, Thông tấn xã Việt Nam; trình Bộ trưởng văn bản thỏa thuận bổ nhiệm, miễm nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và các chức danh tương đương của các cơ quan báo chí in, báo chí điện tử.

Về cơ cấu tổ chức, Cục Báo chí có 5 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. 5 phòng gồm văn phòng, phòng báo chí Trung ương; phòng báo chí địa phương, phòng thanh tra, Pháp chế; phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và Hợp tác quốc tế. 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí và Tạp chí Toàn cảnh Sự kiện – Dư luận./.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Được Quy Định Như Thế Nào?

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định như thế nào? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định tại Điều 4 Luật Báo chí 2016 với nội dung như sau:

– Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

– Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

+ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

+ Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

+ Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

+ Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

+ Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

trân trọng!

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Cục Hải Quan Tỉnh Hà Tĩnh

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

– Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật; – Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quantheo quy định của pháp luật và của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan; – Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giớ, phòn chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật; – Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩ;. – Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; – Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; -Thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triễn khai nhiệm vụ đươc giao.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.

9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Pháp luật.

10. Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của Pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan.

11.Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

13. Quản lý, lưu trử hồ sơ tài liệu, ấn chỉ, thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan giao theo quy định của pháp luật.