Chức Năng Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Viện Kiểm Sát Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát

1. Trả lời cho câu hỏi viện kiểm sát là gì ?

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, viện kiểm sát là cơ quan chức năng có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công tố . Cùng với tòa án, cơ quan này thuộc nhánh tư pháp trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngoài ra, còn có các viện kiểm sát trực thuộc địa phương như : viện kiểm sát tỉnh ( thành phố), viện kiểm sát quận (huyện).

Viện kiểm sát là một cơ quan được quốc hội giao quyền trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân trên địa bàn. Sau khi hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2002, viện kiểm sát còn có thêm chức năng thực hiện quyền công tố theo luật tố tụng hình sự quy định.

1.2. Viện kiếm sát tiếng anh là gì?

Chắc hẳn các bạn , đặc biệt là các bạn ngành luật có quan tâm tên tiếng anh của viện kiểm sát là gì đúng không? Nó là một ngôn ngữ chuyên ngành mà nhất định các bạn ngành luật phải biết để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc. Viện kiểm soát có tên tiếng anh là procuracy, tên đầy đủ của viện kiểm sat nhân dân sẽ là people procuracy.

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của viện kiểm sát

2.1. Các chức năng của viện kiểm sát

Hiểu một cách nôm na, viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với đơn vị hành chính được phân công đảm nhiệm.

Thực hiện quyền công tố là chức năng quan trọng của viện kiểm sát. Trong một phiên tòa xét xử, chúng ta thường sẽ thấy có luật sư và kiểm sát viên. Nếu như luật sư đóng vai trò bào chữa cho người phạm tội thì kiểm sát viên lại căn cứ vào các bằng chứng phạm tội nhằm buộc tội những đối tượng này. Viện kiểm sát sẽ có sự kết hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp để đảm bảo việc xét xử diễn ra công bằng, minh bạch nhất.

Đối với chức năng kiểm sát, viện kiểm sát cần phải kiểm tra tính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và thực hiện ngay tại thời điểm vừa tiếp nhận thông tin tố giác, kiến nghị khởi tố.

Có thể hiểu rằng, Viện kiểm sát có chức năng bảo vệ hiến pháp, pháp luật, bảo vệ cho lẽ phải, công bằng và quyền lợi của nhân dân. Cơ quan này có sự phối kết hợp với Tòa án nhân dân đảm bảo các vấn đề kiện tụng được diễn ra công bằng nhất, và hướng tới mục tiêu không có oan sai.

2.2. Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát

Viện kiểm sát bao gồm 4 cấp bậc : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp cao ( các viện kiểm sát này đặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố và viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện.

Trong viện kiểm sát, người đứng đầu là viện trưởng đảm nhiệm công tác phân công, điều hành công việc của các kiểm sát viên, đồng thời tham gia vào các trọng án có nhiều tình tiết phức tạp. Bên dưới viện trưởng viện kiểm sát là viện phó hỗ trợ viện trưởng trong quá trình làm việc và điều hành các kiểm sát viên. Các kiểm sát viên sẽ nhận sự phân công của cấp trên để tham gia giải quyết các vụ án trên địa bàn phụ trách.

2.3. Viện kiểm sát có quyền gì

Quyền kháng nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

Quyền kiến nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

3. Sự khác biệt giữa viện kiểm sát và tòa án nhân dân

Về chức năng, viện kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố. Trong khi đó, toà án nhân dân sẽ có vai trò xét xử và thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định tuyên án dựa theo các căn cứ của hai bên viện kiểm sát và luật sư. Như vậy, viện kiểm sát sẽ đóng vai trò tìm hiểu một chuyên án và tìm những chứng cứ để buộc tội nếu như người bị tố giác thực sự vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan này không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với người phạm tội.

4. Điều kiện để trở thành một kiểm sát viên

4.1. Điều kiện về bằng cấp

Để có thể trở thành một kiểm sát viên, tiêu chí đầu tiên bạn cần đáp ứng được chính là có trình độ về cử nhân Luật trở lên. Sau khi tốt nghiệp các trường thuộc chuyên ngành Luật như Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một số các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật như đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc Gia khoa Luật, bạn hoàn toàn có thể tham dự các kỳ thi công chức ngành kiểm sát để trở thành những kiểm sát viên làm việc trong các viện kiểm sát các cấp.

4.2. Điều kiện về lý lịch

Gần giống như các ngành công an, quân đội, ngành kiểm sát sẽ tiến hành điều tra lý lịch khá “chặt”. Khi nộp hồ sơ thi tuyển vào ngành này, các bạn cần phải đảm bảo có một lý lịch ” sạch”, bản thân và bố mẹ, ông bà, anh, chị, em không vi phạm pháp luật, không có những hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.

4.3. Điều kiện về sức khỏe

Nghề kiểm sát viên có áp lực công việc khá lớn. Vì vậy, các bạn cần phải có sức khỏe đảm bảo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trước khi tham dự kỳ thi nghiệp vụ kiểm sát và kỳ thi công chức, bạn cần phải trải qua vòng sơ tuyển sức khỏe. Nếu bạn đảm bảo về chiều cao, cân nặng và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y nguy hiểm, bạn sẽ có cơ hội đi vào “vòng tiếp theo”.

5. Phương thức thi tuyển để trở thành nhân viên của viện kiểm sát

Để có thể trở thành nhân viên của viện kiểm sát, các bạn phải trải qua những kỳ thi khá gắt gao.

Sau khi có bằng cử nhân luật, các bạn có nguyện vọng muốn làm việc tại viện kiểm sát cần phải tham dự kỳ thi công chức và kỳ thi riêng của ngành kiểm sát. Đề thi rất đa dạng về tất cả các mảng kiến thức nói chung và kiến thức của ngành Luật nói riêng. Ngoài ra, các bạn cần phải tham dự thi tiếng Anh, tin học và một số bộ môn khác theo yêu cầu.

Kết quả thi sẽ được xét theo độ dốc, từ cao xuống thấp, nếu bài thi của bạn đạt được điểm số cao hơn so với các đối thủ, chắc chắn, bạn sẽ giành được tấm vé vào làm việc tại viện kiểm sát- là mơ ước của rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp ngành luật.

Tuy nhiên, trước khi thi tuyển, các bạn cần phải đảm bảo bản thân đáp ứng được tất cả điều kiện của ngành, tránh tình trạng đã trúng tuyển nhưng lại lý lịch gia đình hoặc sức khỏe bản thân lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.

6. Học viện kiểm sát ra có việc làm không?

7. Trường học viện kiểm sát ở đâu?

Trường có tên là Đại học kiểm sát hà nội , trường là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Đại học kiểm sát Hà Nội là cái tên khá mới trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam vì vậy chắc nhiều bạn vẫn không biết trường ở đâu đúg không? Trường được đặt tại trụ sở : phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Và hiện tại chỉ có một cơ sở duy nhất.

1.3. Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những công tác sau đây.

1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;

4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;

6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội.

Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật;

5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;

6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau:

công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

, kiểm sát việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật.

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Khi Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Hình Sự

1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Tuy nhiên, khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát còn có quyền hạn và đồng thời là trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng

Vấn đề đặt ra là: Vậy Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng như thế nào và có quyền hạn, trách nhiệm đến đâu trong lĩnh vực này? Bộ luật Tố tụng hình sự, cho đến nay, vẫn chưa có những quy định cụ thể, khả thi cho phép Viện kiểm sát tiến hành các hành vi tố tụng và ra các quyết định tố tụng thích hợp phục vụ mục tiêu kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng. Bù lại, Điều 168 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Những quyết định, yêu cầu của… Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành”. Vận dụng quy định này và một số quy định khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; xem xét, cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa.v.v.., Viện kiểm sát thực tế đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.

– Điều 166 đặt trọng tâm vào việc kiểm sát hoạt động điều tra. Theo điều luật này thì Viện kiểm sát kiểm sát ba loại công việc: k hởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, việc tiến hành các hoạt động điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra.

+ Về khởi tố vụ án hình sự, Điều 161 đã quy định quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự. Trước hết, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.

Để đảm bảo việc khởi tố vụ án hình sự kịp thời, khách quan, chính xác và đúng pháp luật, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có quyền khởi tố (Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và cả Hội đồng xét xử) phải gửi quyết định khởi tố tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên, trừ Hội đồng xét xử, không có căn cứ thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Toà án cấp trên

+ Về kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát được thể hiện ở nhiều quy định khác nhau. Ví dụ, kiểm sát việc khởi tố bị can thế nào được quy định tại các điều 41, 42 và các điều 179, 180 của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cũng như kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.

Cùng với việc tác động đến Cơ quan điều tra và Điều tra viên thông qua việc kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Để bảo đảm cho các kiến nghị của Viện kiểm sát có hiệu lực và hiệu quả, Điều 168 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: những quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành.

Bởi vậy, Viện kiểm sát, với tư cách là Cơ quan kiểm sát điều tra, đồng thời giữ vai trò trung gian xử lý, ra quyết định cuối cùng giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra được quy định trong từng điều luật cụ thể. Ví dụ: Điều 116 Chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

4.1. Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trong Thực Hành Quyền Công Tố Và Kiểm Sát Xét Xử.

1. Chức năng

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm:

– Thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

– Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn:

– Tham gia xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

– Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

– Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án;

– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

– Kiểm sát các bản án, biên bản phiên toà và quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;

– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

– Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

– Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Phạm vi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự bắt đầu từ khi chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Toà án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị.