Chức Năng Nhiệm Vụ Của Tổng Cục Thuế / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Cục Thuế Trực Thuộc Tổng Cục Thuế

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 thì nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế như sau:

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

6. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

9. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;

10. Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

11. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

14. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

15. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

17. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

18. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

19. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

20. Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;

21. Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

22. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

Trân trọng!

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Mới Của Tổng Cục Thuế

(TCT online) – Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:

a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;

b) Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;

b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.

3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.

6. Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:

a) Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;

d) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;

đ) Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

8. Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:

b) Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

9. Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

10. Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

11. Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.

12. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

13. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

15. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

17. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

1. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:

d) Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế;

đ) Vụ Kê khai và Kế toán thuế;

e) Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

g) Vụ Thanh tra – Kiểm tra thuế;

h) Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn;

i) Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;

p) Cục Công nghệ Thông tin;

q) Trường Nghiệp vụ Thuế;

Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm p khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại điểm q và r khoản 1 Điều này là đơn vị sự nghiệp.

Văn phòng được tổ chức 04 Phòng; Cục Công nghệ Thông tin được tổ chức 06 Phòng.

2. Cơ quan Thuế ở địa phương:

a) Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.

Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 09 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 05 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 08 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và 01 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; số lượng phòng tại Cục thuế cấp tỉnh phù hợp với quy mô, đối tượng quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ và tinh gọn bộ máy.

1. Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng theo quy định.

2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Điều 5. Hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2018 và thay thế Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

a) Trước năm 2025, thực hiện sáp nhập Trường Nghiệp vụ Thuế vào Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.

b) Sắp xếp Chi cục Thuế cấp huyện để đảm bảo đến hết năm 2020 còn 420 Chi cục Thuế.

c) Rà soát, sắp xếp các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế cấp tỉnh bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Các Vụ, Văn Phòng Thuộc Tổng Cục Thuế

A- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế

Vụ, Văn phòng là các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cụctrưởng Tổng cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cụcThuế có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:I. Nhiệm vụ1. Vụ Chính sách1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

b) Các văn bản trả lời chính sách chế độ về thuế, quy trình, thủ tục về tổ chức công tác thu thuế thuộcthẩm quyền của Tổng cục Thuế theo quy định của pháp luật.3. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện chính sách pháp luật về thuế.4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật thuế trong phạm vi nhiệm vụquản lý của ngành thuế.5. Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo, tập huấn các văn bản pháp luật về thuế theo phân công củaTổng cục trưởng Tổng cục Thuế.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.2. Vụ Pháp chế1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thuế theo phân công của Bộ trưởngBộ Tài chính;b) Ý kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuế.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định:a) Chương trình, kế hoạch hàng năm về xây dựng các văn bản hướng dẫn nội bộ thuộc thẩm quyền củaTổng cục Thuế;b) Chương trình, kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục phápluật về thuế; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động quản lý thuế.3. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.4. Tham gia ý kiến về các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản xử lý về thuế và thẩm định về mặt pháplý đối với các văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế xây dựng theo Quy chế làm việc của Tổng cụcThuế.5. Kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về thuế; kiến nghị bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hệthống pháp luật về thuế.6. Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai công tác pháp chế về thuế.7. Nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế theo quy định của pháp luật thuộcthẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Là đại diện theo uỷ quyền của Tổng cục trưởng Tổng cụcThuế khi giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế.8. Hỗ trợ cơ quan thuế các cấp giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế; hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý trongngành thuế.

9. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác pháp chế trong ngành thuế; nghiên cứu, đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế trong ngành thuế.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.3. Vụ Dự toán thu thuế1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Chiến lược, kế hoạch, dự báo dự toán dài hạn, trung hạn đối với khoản thu nội địa do ngành thuế quảnlý;b) Dự toán thu thuế hàng năm của ngành thuế;

c) Dự toán thu thuế pháp lệnh hàng năm giao cho các Cục thuế ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;d) Đề xuất các biện pháp chỉ đạo triển khai thực hiện dự toán thu thuế, các biện pháp khai thác nguồn thucho ngân sách Nhà nước.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định:a) Giao nhiệm vụ thu thuế phấn đấu hàng năm cho các Cục thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương;b) Các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện dự toán thu hàng năm được giao.3. Xây dựng và thực hiện các phương pháp phân tích dự báo, quy trình, biện pháp, kỹ năng về lập và thựchiện dự toán thu thuế; tổng hợp xây dựng dự toán thu thuế.4. Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra cơ quan thuế các cấp thực hiện công tác phân tích dự báo vàthu thập, sử dụng, khai thác thông tin thuộc lĩnh vực quản lý.5. Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thu thuế.6. Đầu mối tổng hợp, phân tích, dự báo thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.4. Vụ Kê khai và Kế toán thuế1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định:a) Các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế,hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và chế độ kế toán, thống kê thuế;b) Chương trình, kế hoạch triển khai công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế, kế toán, thống kê thuế hàng năm;c) Kết quả thẩm định hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy địnhcủa pháp luật.2. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp thực hiện các quy định, quy trình nghiệpvụ, kỹ năng về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, chế độ kế toán,thống kê thuế trong toàn ngành.3. Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các quy định về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế,hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, chế độ kế toán, thống kê thuế.4. Tổng hợp dữ liệu người nộp thuế theo ngành kinh tế và nhóm đối tượng nộp thuế; chỉ đạo cơ quan thuếcác cấp triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin về người nộp thuế thuộc lĩnh vực chuyênmôn được giao.5. Thực hiện công tác kế toán tổng hợp, thống kê thuế.

6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng, kết quả về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoànthuế, miễn thuế, giảm thuế và chế độ kế toán, thống kê thuế trong ngành thuế; đề xuất các hình thức, biệnpháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế, kế toán, thống kê thuế.7. Theo dõi, quản lý quỹ hoàn thuế; xác nhận nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của người nộp thuế thuộc thẩmquyền của Tổng cục Thuế.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.5. Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định:a) Các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế,xoá tiền nợ thuế, tiền phạt và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt;b) Chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, xoá tiền nợ thuế, tiềnphạt hàng năm;c) Kết quả thẩm định hồ sơ gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt trình cấp có thẩm quyềnquyết định theo quy định của pháp luật.2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình nghiệpvụ, kỹ năng về quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế, tiền phạt.3. Tổng hợp, phân loại nợ thuế, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ, cưỡng chế thutiền nợ thuế, tiền phạt trong ngành thuế.4. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chếthu tiền nợ thuế, tiền phạt.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.6. Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân theo phân công củaBộ trưởng Bộ Tài chính;b) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn về quản lý thuế thu nhập cá nhân.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định:a) Chương trình, kế hoạch hàng năm về quản lý thuế thu nhập cá nhân;b) Đề xuất, kiến nghị việc xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thunhập cá nhân;c) Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý thuế thu nhập cá nhân; các văn bản trả lời,giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;d) Kết quả thẩm định các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế thu nhập cá nhân để Tổng cục trưởng Tổng cụcThuế quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện chính sách thuế thu nhập cánhân, các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý thuế thu nhập cá nhân.4. Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân; chỉ đạo cơ quan thuế các cấptriển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin thuộc lĩnh vực quản lý.

5. Phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế trong việc xây dựng, chỉ đạo việc thựchiện dự toán, thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân.6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân; nghiên cứu,đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ chếchính sách, các quy định, quy trình nghiệp vụ.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.11. Vụ Tổ chức cán bộ1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Chiến lược tổ chức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn và trung hạn của ngành thuế;b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục Thuế và các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vịthuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế;c) Kế hoạch biên chế, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch, tuyển dụng, chuyển loại, chuyển ngạch và các chế độchính sách đãi ngộ đối với công chức, viên chức ngành thuế theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lýcán bộ của Bộ Tài chính;d) Quy hoạch, bổ nhiểm, bổ nhiệm lại, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, chính sách cánbộ, kỷ luật đối với công chức thuộc diện Bộ Tài chính quản lý;đ) Khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Thuế có thành tích xuất sắc trong quảnlý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định:a) Kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức cán bộ;b) Giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong phạm vi tổng chỉ tiêu biênchế được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao;c) Các quy chế, quy trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế;d) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cử cán bộ, công chức, viên chức đi họctập, bồi dưỡng, nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lýcán bộ của Bộ Tài chính;đ) Các đề án về sắp xếp, kiện toàn tổ chức; sắp xếp nhân sự, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức;quy hoạch, bổ nhiểm, bổ nhiệm lại, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, chính sách cán bộ; khenthưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tàichính.3. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức cán bộ đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trong ngành Thuế theo quy định của pháp luậtvà phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.5. Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và công tác bảo vệ chính trị nội bộtrong ngành thuế.6. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức cán bộđối với các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan thuế các cấp theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cánbộ của Bộ Tài chính.

b) Phòng Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp;c) Phòng Chính sách thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt;d) Phòng Chính sách thuế về đất đai, tài nguyên, phí, lệ phí và thu khác.3. Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn có các phòng:a) Phòng Tổng hợp;b) Phòng Cơ sở dữ liệu.4. Vụ Tổ chức cán bộ có các phòng:a) Phòng Tổng hợp;b) Phòng Quản lý cán bộ;c) Phòng Thi đua – Khen thưởng.5. Vụ Kiểm tra nội bộ có các phòng:a) Phòng Tổng hợp;b) Phòng Kiểm tra nội bộ;c) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo nội bộ.6. Vụ Tài vụ – Quản trị có các phòng:a) Phòng Kế hoạch – Tài chính;b) Phòng Tài vụ;c) Phòng Quản lý xây dựng cơ bản;d) Phòng Quản trị;đ) Phòng Quản lý tài sản;e) Phòng Quản lý ấn chỉ.7. Văn phòng có các phòng:a) Phòng Thư ký – Tổng hợp;b) Phòng Hành chính – Lưu trữ;c) Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.Nhiệm vụ của các phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cụctrưởng Tổng cục Thuế quy định.B- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BAN CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HÓA trựcthuộc Tổng cục Thuế1. Vị trí, chức năngBan Cải cách và Hiện đại hoá (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện chức năngchủ yếu là nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược, chương trình, kế hoạch cải cách và hiệnđại hoá hệ thống thuế sau khi được phê duyệt.Ban có tài khoản riêng, được sử dụng con dấu của Tổng cục Thuế để hoạt động theo quy định của pháp luật.Việc mở, quản lý và sử dụng tài khoản được thực hiện theo quy định riêng của Tổng cục Thuế.2. Nhiệm vụ, quyền hạn– Ban có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể được quyđịnh tại Điều 2 Quyết định số 246/QĐ-BTC ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lậpBan Cải cách và Hiện đại hoá trực thuộc Tổng cục thuế.

Biên chế của Ban do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.5. Lãnh đạo Ban:– Ban do Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế làm Trưởng Ban, 01 Vụ trưởng làm Phó Trưởng Ban thường trựcvà một số Phó Vụ trưởng làm Phó trưởng Ban.– Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đối với Tổ nghiệp vụ để bố trí 01 Trưởng phòng hoặc Phó phòng làm Tổ trưởngvà một số Phó Trưởng phòng làm Tổ phó theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.– Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo của Ban thực hiện theo quy định của phápluật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.6. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Ban Cải cách và Hiện đại hóa:– Trưởng Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ cho các Phótrưởng Ban.– Phó Trưởng Ban thường trực giúp Trưởng Ban trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban;thực hiện điều phối, phối hợp hoạt động giữa các Phó Trưởng ban.– Các Phó Trưởng ban khác chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về từng lĩnh vực công việc theo phân côngcủa Trưởng ban và sự điều phối, phối hợp của Phó trưởng ban thường trực.– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Trưởng ban phụ trách trực tiếp lĩnh vực công việccủa Tổ nghiệp vụ.– Tổ phó Tổ nghiệp vụ chịu trách nhiệm giúp Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ của Tổ theo lĩnhvực cụ thể do Tổ trưởng phân công.– Cán bộ, công chức của Ban làm việc theo chế độ chuyên viên, chuyên trách và được phân công vào các Tổnghiệp vụ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổ nghiệp vụ.7. Mối quan hệ công tác của Ban Cải cách và Hiện đại hóa với các đơn vị trong và ngoài ngành thuế7.1. Mối quan hệ của Ban với các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thuế7.1.1. Phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế trong việc xây dựng chiến lược cải cáchvà hiện đại hoá thuộc từng lĩnh vực quản lý thuế do các đơn vị đó chủ trì xây dựng; Tổng hợp nội dung chiếnlược cải cách và hiện đại hoá thuộc từng lĩnh vực quản lý thuế để xây dựng chiến lược cải cách và hiện đạihoá ngành thuế, trình Tổng cục và Bộ Tài chính phê duyệt7.1.2. Phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai nội dung chiến lược cải cách và hiện đại hoá của lĩnh vực quảnlý thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Tổng hợp kế hoạchtriển khai chiến lược cải cách và hiện đại hoá thuộc từng lĩnh vực quản lý thuế để xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện .7.1.3. Đôn đốc tình hình triển khai công tác cải cách và hiện đại hoá của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổngcục Thuế để báo cáo Tổng cục Trưởng hàng tháng, quý, năm.7.2. Mối quan hệ của Ban với các Cục thuế7.2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai công tác cải cách hiện đại hoá của các CụcThuế theo các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.7.2.2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Thuế triển khai thí điểm các nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại và chuẩn bịcác điều kiện, kế hoạch triển khai diện rộng trong toàn ngành thuế.8. Điều kiện đảm bảo và quyền lợi của cán bộ làm việc tại Ban

– Ngoài các chế độ chung của ngành thuế, cán bộ, công chức làm việc tại Ban được hưởng xem xét ưu tiêntrong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu ứng dụng các nghiệpvụ quản lý thuế hiện đại.– Cán bộ, công chức được huy động làm việc tại Ban từ 3 tháng trở lên được sinh hoạt Đảng, Công đoàn,Đoàn thanh niên và tổ chức nữ công tại Ban như theo như đối với cán bộ, công chức biên chế tại Ban.9. Điều khoản thi hànhBan Cải cách và Hiện đại hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc phát sinh, các các Tổ nghiệp vụ, cán bộ, côngchức làm việc tại Ban báo cáo kịp thời cho lãnh đạo Ban để trình Tổng cục trưởng sửa đổi, bổ sung cho phùhợp./.

C- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của THANH TRA Tổng cục Thuế1. Vị trí và chức năngThanh tra Tổng cục Thuế (sau đây gọi tắt là Thanh tra Thuế) là tổ chức thuộc Tổng cục Thuế, thực hiệnchức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế; thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốnthuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.Thanh tra Tổng cục Thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo vềnghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính.Thanh tra Tổng cục Thuế có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.2. Nhiệm vụ1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Chiến lược, kế hoạch dài hạn và trung hạn về công tác thanh tra, kiểm tra thuế;b) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ thanhtra, kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế theo quy định củapháp luật.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được duyệt; thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu củaTổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc của cấp có thẩm quyền.4. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biệnpháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, thanh tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuếcủa người nộp thuế.5. Chỉ đạo triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ quan thuế và từ bên thứba thuộc lĩnh vực quản lý.6. Tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xác định các lĩnh vựcrủi ro, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện thanh tra thuế; trực tiếp hoặc hỗ trợ các Cục thuế thanh tra cáctập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, doanh nghiệp có quy mô kinh doanh đa dạng, phức tạp, công ty đa quốcgia.7. Tổ chức phúc tra kết quả thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế các cấp theo kế hoạch hoặc khi cóđơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra thuế.

8. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực thuế. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc huỷ bỏnhững quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, hoặc kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chínhsách không còn phù hợp được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.9. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế của Tổngcục Thuế.10. Là đầu mối đề xuất cử giám định viên thực hiện giám định tư pháp về thuế theo quy định của phápluật.11. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốnthuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong toàn ngành; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quảkiểm tra thuế, thanh tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.3. Cơ cấu tổ chứcThanh tra Thuế có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh thanh tra.Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộhoạt động của Thanh tra Thuế; Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước phápluật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.Thanh tra Tổng cục Thuế có các phòng:1. Phòng Thanh tra thuế doanh nghiệp lớn.2. Phòng Thanh tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ.3. Phòng Tổng hợp và Thanh tra thuế các đối tượng khác.4. Phòng Phúc tra, Giải quyết tố cáo và Giám định về thuế.Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.Thanh tra Tổng cục Thuế làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với nhữngcông việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Thanh tra phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chứcphù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.Biên chế của Thanh tra Tổng cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biênchế được giao.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 quyết định này; quản lý công chức, tài sảnđược giao theo quy định.2. Yêu cầu các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế báo cáo đột xuất, định kỳ về lĩnh vực quản lý.3. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật về thuế; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thànhlập các đoàn thanh tra, cử thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.4. Kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức thuộcthẩm quyền quản lý của Tổng cục khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạmthuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.7. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao.8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.5. Thanh tra viênThanh tra viên thuộc Thanh tra Thuế là công chức nhà nước, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thựchiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế.Nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm và quyền lợi của thanh tra viên thực hiện theo quy định của phápluật.Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phâncấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 04/2006/QĐ-BTC ngày10/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh traTổng cục Thuế.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, ChánhVăn phòng Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Thuế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.D- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Tổngcục Thuế1. Vị trí và chức năng1. Cục Công nghệ thông tin là tổ chức thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng giúp Tổng cục TrưởngTổng cục Thuế nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá côngtác quản lý thuế.2. Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhànước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:a) Chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm về ứng dụng công nghệthông tin của ngành thuế;b) Các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục thuế các văn bản hướng dẫn quy trình, quy chế quản lý nội bộ về ứngdụng công nghệ thông tin trong ngành thuế.3. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác quản lý thuế.4. Xây dựng, phát triển, bảo trì, quản lý và tổ chức triển khai các phần mềm ứng dụng thống nhất trongcông tác quản lý thuế.

2. Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời hoặc quan hệ công tác thuộc lĩnh vực quản lý củaTrường.3. Được liên kết, hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng cán bộ thuế và cung cấp các dịch vụ, tư vấn về lĩnh vực thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụđược giao.4. Cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định củapháp luật.4. Cơ cấu tổ chức1. Cơ cấu tổ chức của Trường Nghiệp vụ thuế gồm:a) Phòng Đào tạo;b) Phòng Tổ chức – Hành chính;c) Khoa Đào tạo cơ bản;d) Khoa Đào tạo nâng cao;đ) Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh;e) Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế.2. Quy chế hoạt động của Trường Nghiệp vụ thuế; chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa và các phânhiệu do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.5. Lãnh đạo1. Trường Nghiệp vụ thuế có Giám đốc và một số Phó giám đốc.Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạtđộng của Trường Nghiệp vụ thuế; Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnhvực công tác được phân công phụ trách.2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và các chức danh lãnh đạo khác củaTrường Nghiệp vụ thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.6. Biên chế và kinh phí1. Biên chế của Trường Nghiệp vụ thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biênchế được giao.2. Kinh phí hoạt động của Trường Nghiệp vụ thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế và cáckhoản thu khác theo quy định của pháp luật.7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết đinh số 2092/2007/QĐ-BTC ngày15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Nghiệpvụ thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,Giám đốc Trường Nghiệp vụ thuế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ1. Phòng Tổng hợp1.1. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Chiến lược về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực ngành thuếđáp ứng yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hoá ngành thuế và hướng dẫn triển khai thực hiệntrong toàn ngành.1.2. Nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chứcbộ máy của cơ quan thuế; chính sách chế độ đối với công chức thuế phù hợp với quy định của pháp luật vàtiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế.1.3. Xây dựng các quy định về tổ chức bộ máy; Đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức và các chế độchính sách về biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp quản lý.1.4. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp thực hiện các quy định về tổ chức bộ máy, quảnlý biên chế, lao động tiền lương.1.5. Tổ chức thực hiện quản lý về tổ chức bộ máy của hệ thống Tổng cục Thuế: trình cấp có thẩm quyềnthành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị và tổ chức thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế theo quy định và phâncấp; Thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác tổ chức bộ máy trong hệ thốngThuế.1.6. Tổ chức thực hiện quản lý về biên chế, lao động, tiền lương và chính sách chế độ đối với công chứctheo quy định và phân cấp:– Xây dựng định mức biên chế, tham mưu giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổngcục Thuế;– Triển khai thực hiện Đề án tuyển dụng công chức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;– Xây dựng cơ cấu ngạch công chức của hệ thống Tổng cục Thuế; tham mưu xét chuyển loại, chuyểnngạch công chức, viên chức; bổ nhiệm vào ngạch, nâng bậc lương, phụ cấp lương và giải quyết chế độ, chínhsách bảo hiểm xã hội, tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức của hệ thống Tổng cục Thuế;– Tổng hợp đánh giá, lập báo cáo về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành thuếhàng năm;– Thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình về công tác quản lý lao động, quản lý ngạch côngchức, công tác tiền lương và chế độ chính sách, công tác tuyển dụng.1.7. Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ hàng năm và phối hợp với các phòng có liênquan tổ chức thực hiện.1.8. Tổng hợp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác (tuần, tháng, quý, năm) quy chế làm việc củaVụ; là đầu mối đôn đốc các phòng tổ chức thực hiện; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thựchiện chương trình, kế hoạch công tác; Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ của Vụ theoquy định.1.9. Là đầu mối tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác ứng dụng công nghệ thông tincủa Vụ.1.10. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn, hội nghị giao ban chuyên đề về công tác tổchức cán bộ theo phân công của Vụ.1.11. Chủ trì, phối hợp với các phòng xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo chung về công tác tổ chức cánbộ1.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giao.

Vị Trí Và Nhiệm Vụ Của Chi Cục Trưởng Chi Cục Thuế

Vị trí và nhiệm vụ của Chi cục trưởng Chi cục Thuế quy định tại Điều 10 Quyết định 1936/QĐ-TCT năm 2012 về Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế, cụ thể như sau:

.1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế là người đứng đầu Chi cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi cục trưởng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi cục theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ được giao;

b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Chi cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong Ban lãnh đạo của Chi cục (bao gồm: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng) để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao;

c) Kiến nghị, đề xuất với Cục Thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục Thuế;

d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý; thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với Cục Thuế, với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao;

đ) Quản lý công chức, người lao động và tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng Cục Thuế.

1.2. Phó Chi cục trưởng là người giúp việc Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thay mặt Chi cục trưởng điều hành, giải quyết các công việc của Chi cục khi được Chi cục trưởng ủy quyền. Phó Chi cục trưởng có các nhiệm vụ chính như sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chi cục trưởng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Chi cục trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Phối hợp với các Phó Chi cục trưởng khác trong quá trình xử lý, giải quyết công việc, quản lý công chức, người lao động và tài sản của Chi cục;

đ) Báo cáo, đề xuất với Chi cục trưởng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chi cục trưởng.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.