Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Quản Lý Chất Lượng Bệnh Viện / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Phòng Quản Lý Chất Lượng Bệnh Viện

Điện thoại: 0234 – 2240285

Email: qlclbvdhydhue@gmail.com

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập theo Quyết định số 2100/QĐ-ĐHYD ngày 01 tháng 11 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Huế và Trưởng Phòng được bổ nhiệm theo Quyết định số 401/QĐ-ĐHYD ngày 26 tháng 01 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Huế. Là phòng chức năng triển khai và tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng Quản lý chất lượng Bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện theo quy định.

II. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Nhân sự của Phòng Quản lý chất lượng hiện nay gồm 05 người:

1. chúng tôi Ngô Viết Lộc Trưởng phòng

2. CN. Phan Thị Thảo Nguyên

3. BS. Lê Thị Phương Thảo

4. CN. Lê Thị Huyền

5. BS. Nguyễn Văn Tài

III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện, phòng Quản lý chất lượng bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ sau:

a) Là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho Giám đốc, hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện;

b) Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình Giám đốc phê duyệt;

c) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;

d) Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;

g) Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;

h) Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;

i) Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

j) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.

IV. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỨC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Lấy người bệnh làm trung tâm.

2. Việc bảo đảm và cải tiến chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Bệnh viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định.

4. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là nhân viên y tế) trong Bệnh viện có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý chất lượng.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm và cải tiến chất lượng trong Bệnh viện.

2. Xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng Bệnh viện.

3. Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.

4. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.

5. Đánh giá chất lượng Bệnh viện.

Giới Thiệu Về Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Quản Lý Chất Lượng

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác thanh tra, khảo thí, đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý rủi ro theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ: 2.1. Công tác thanh tra:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác thanh tra theo năm học;

– Thanh tra về việc thực hiện quy chế, quy định về giáo dục đào tạo, bao gồm: thanh tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi, việc đảm bảo an toàn, bí mật trong quy trình ra đề, tổ chức coi thi, tổ chức chấm thi, khớp phách, lên phương án điểm chuẩn, gọi thí sinh trúng tuyển, thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp đào tạo, quy chế đánh giá HSSV, cấp văn bằng chứng chỉ…

– Thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ, công tác HSSV theo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý, thanh tra cấp trên;

– Thanh tra, xác minh các nội dung trong đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

– Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.2. Công tác khảo thí

– Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy về công tác khảo thí;

– Xây dựng kế hoạch chiến lược của đơn vị về công tác khảo thí và lộ trình thực hiện;

– Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra, thi kết thúc học phần, quản lý và thông báo điểm kiểm tra, điểm thi đối với các bậc học, các loại hình đào tạo;

– Chỉ đạo các khoa, bộ môn thực hiện nghiêm quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Đại học Thái Nguyên và của Trường về công tác thi, kiểm tra, đánh giá đối với các loại hình đào tạo;

– Tổ chức thi, chấm thi kết thúc học phần và hết môn theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường; giải quyết các tồn tại vướng mắc về công tác phúc khảo bài thi;

– Làm đầu mối xây dựng các lớp tập huấn, các đề án giúp các đơn vị trong trường phát triển công cụ lượng giá đào tạo phù hợp với thực tiễn;

– Tổ chức xây dựng, quản lý quy trình và công cụ đánh giá đào tạo phù hợp với từng ngành học, môn học; tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm;

– Tham gia công tác tuyển sinh các hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm của Trường theo sự phân công của Hiệu trưởng;

– Định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện công tác khảo thí theo yêu cầu;

– Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác khảo thí;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.3. Công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng

– Giúp Hiệu trưởng triển khai các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy, xây dựng các quy định cụ thể để đảm bảo chất lượng giáo dục;

– Xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng và tổ chức định kỳ tự đánh giá, đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo;

– Làm đầu mối tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thu thập tài liệu, minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá; tổng hợp hồ sơ đảm bảo chất lượng và lưu trữ tài liệu tự đánh giá; cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm;

– Tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, đánh giá kết quả đầu ra, lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, từ đó lập kế hoạch cải thiện, nâng cao chất lượng;

– Định kỳ hàng năm báo cáo Hiệu trưởng, Đại học Thái Nguyên kết quả cải thiện chất lượng giáo dục của Trường trên cơ sở báo cáo tự đánh giá chất lượng Trường, tự đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá chuẩn đầu ra; xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm tiếp theo;

– Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.4. Công tác quản lý rủi ro

– Thường xuyên khảo sát môi trường, cơ sở vật chất, cơ sở sinh hoạt chung của trường để tìm ra những ‘nguy cơ” có thể “không an toàn” cán bộ viên chức, giảng viên, người học và cho mọi người khi đến làm việc và học tập tại trường;

– Xác định các yếu tố rủi ro thông quan bối cảnh nội bộ và bên ngoài, các bên quan tâm tới nhà trường;

– Nghiên cứu, phát hiện sớm các rủi ro trong hệ thống quản lý nhằm xác định nguyên nhân, phương thức, thời điểm, không gian rủi ro có thể xảy ra để có phương án kiểm soát, hạn chế hoặc không để xảy ra;

– Đánh giá, kiến nghị với Hiệu trưởng kết quả phân tích rủi ro nhằm dự kiến hậu quả của các tình huống sự cố trong hệ thống quản lý, khả năng xảy ra sự cố và xác định mức độ của các rủi ro từ đó xác định phương pháp xử lý thích hợp;

– Xây dựng các biện pháp, đối sách để xử lý giảm thiểu các rủi ro;

– Tham mưu, xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong nhà trường;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

Chức Năng Nhiệm Vụ Phòng Quản Lý Khoa Học Và Đảm Bảo Chất Lượng

– Chủ trì triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo về xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy và học tập, đánh giá kết quả học tập,…

– Triển khai thu thập và phân tích ý kiến của sinh viên, cựu sinh viên; từ đó đưa ra khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng công tác quản lý, chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Chủ trì triển khai hoạt động thu thập và phân tích ý kiến của các nhà tuyển dụng và sử dụng lao động; từ đó đưa ra khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng công tác quản lý, chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Chủ trì triển khai hoạt động thu thập và phân tích ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhân viên; từ đó đưa ra khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng công tác quản lý, chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Chủ trì triển khai các hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trong Nhà trường.

– Dự thảo, trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản về lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường.

– Dự thảo kế hoạch và dự kiến kinh phí hoạt động hàng năm trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

Bộ phận Quản lý khoa học

– Quản lý các hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên toàn trường.

– Tổ chức bảo vệ đề cương nghiên cứu khoa học; tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến cấp trường.

– Dự thảo kế hoạch và chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường.

– Kết hợp với các cơ quan, đơn vị bên ngoài nhằm phát triển hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường.

– Tập hợp và dự thảo cơ cấu nội dung Bản tin khoa học – Đào tạo của Nhà trường.

– Dự thảo, trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản về lĩnh vực khoa học công nghệ của Nhà trường.

– Phối hợp với các đơn vị trong trường đánh giá việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các đề tài vào thực tế.

– Dự thảo kế hoạch và dự kiến kinh phí hoạt động hàng năm trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Nhà trường.

Bộ phận quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9001)

– Xây dựng dự thảo mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học của Nhà trường.

– Định kỳ rà soát và phối hợp với các đơn vị rà soát các quy trình và hướng dẫn trong hệ thống quản lý theo ISO nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp, cần chỉnh sửa.

– Phối hợp với các đơn vị chỉnh sửa kịp thời hoặc xây dựng mới các quy trình và hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý của Nhà trường.

– Chủ trì công tác kiểm tra đánh giá nội bộ nhằm duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế ISO.

– Kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị và các điều kiện cần thiết phục vụ đánh giá ngoài về công tác ISO của Nhà trường.

Phòng Quản lý khoa học và Đảm bảo chất lượng

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Bệnh Viện Phổi Tỉnh Nam Định – Bệnh Viện Phổi

Căn cứ quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của chủ tịch UBND tỉnh về việc đổi tên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định thành Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định;

Căn cứ quyết định số 641/QĐ-SYT ngày 12/9/2017 của giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ bệnh viện phổi tỉnh Nam Định và kiện toàn bộ máy tổ chức Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định;

Căn cứ quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa hạng III;

Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Căn cứ theo Quyết định số 1475/QĐ-UBND, ngày 17/07/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh, Bệnh viện đã được nâng hạng từ Bệnh viện hạng III lên Bệnh viện hạng II.

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Vị trí, chức năng:

Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa hạng II có chức năng, nhiệm vụ thực hiện chương trình chống lao và các bệnh về phổi trong toàn tỉnh.Tổ chức khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lao và các bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế tỉnh Nam Định.

    Nhiệm vụ:

    Thực hiện chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG), chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), chương trình phối hợp Lao/HIV, chương trình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh phổi trong toàn tỉnh và công tác khám, điều trị các bệnh lao và phổi như: Viêm phổi, áp xe phổi, Hen-COPD, Ung thư phổi, Lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc…….tại bệnh viện. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

    2.1.Công tác khám bệnh, chữa bệnh.

    Thực hiện khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc các bệnh về Lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh;

    Tham gia khám giám định sức khoẻ và giám định y pháp khi được Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu trong chuyên ngành Lao, ung thư phổi, Hen – COPD và các Bệnh phổi khác;

    Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.

    2.2. Công tác chỉ đạo tuyến.

    Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em(ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh về phổi trên địa bàn toàn tỉnh, trình Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

    Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống Lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh về phổi của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập; thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ; chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện chương trình chống Lao quốc gia, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), phòng chống Lao/HIV tại cộng đồng;

    Xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe phổi (PAL) đạt hiệu quả.

    2.3.  Công tác phòng bệnh và Giáo dục Truyền thông.

    Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe về chuyên ngành các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD, ung thư phổi, phòng chống Lao, Lao/HIV, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI) tại cộng đồng;

    Phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe xây dựng kế hoạch, nội dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức phòng, chống Lao, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cho nhân dân trong tỉnh.

    2.4. Công tác đào tạo cán bộ.

    Bệnh viện Phổi là cơ sở thực hành cho công tác giảng dạy chuyên khoa Lao và các bệnh Phổi;

    Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa Lao và các bệnh Phổi ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

    2.5. Công tác nghiên cứu khoa học.

    Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều trị và Phục hồi chức năng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác.

    Kết hợp với các cơ sở điều trị khác để phát triển kỹ thuật chuyên ngành trong bệnh viện.

    2.6. Công tác hợp tác quốc tế.

    Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    2.7. Công tác quản lý kinh tế.

    Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực, kinh phí đạt hiệu quả;

    Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thu chi ngân sách, thanh quyết toán kịp thời đúng quy định của pháp luật;

    Tạo nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác.

    2.8 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Sở Y tế giao.

      Tổ chức, bộ máy:

      3.1.Bệnh viện có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

      3.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm:

      3.2.1.Các Phòng chức năng: 05 phòng.

      – Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị;

      – Phòng Kế hoạch tổng hợp;

      – Phòng Chỉ đạo tuyến;

      – Phòng Điều dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng;

      – Phòng Tài chính – Kế toán.

      3.2.2. Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng:   09 khoa

      – Khoa Khám bệnh;

      – Khoa Hồi sức cấp cứu –  Lao/HIV;

      – Khoa Nội I;

      – Khoa Nội II;

      – Khoa Nội III;

      – Khoa hô hấp;

      – Khoa Nội Tổng hợp;

      – Khoa Dược – Vật tư, thiết bị y tế,

      – Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng hô hấp)

       Giám ĐỐC

      Dương Văn Toán