Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán của các công ty trên phạm vi quốc tế. Đây không phải là hoạt động mua bán đơn lẻ mà là một hệ thống các mối quan hệ mua bán phức tạp giữa doanh nghiệp và các đối tượng nước ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu có thể mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho doanh nghiệp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại lớn, vì chịu sự chi phối của các chủ thể kinh tế nước ngoài mà các doanh nghiệp khó có thể khống chế được.
Giới thiệu phòng xuất nhập khẩuPhòng xuất nhập khẩu được biết đến là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp có phát sinh các hoạt động kinh doanh mua bán trên phạm vi quốc tế.
Vai trò của phòng xuất nhập khẩu là đảm bảo tài sản của công ty được sử dụng hiệu quả, đồng thời vận dụng lợi thế của công nghệ logistics để tối ưu hóa hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu 1. Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty 2. Nghiên cứu và tìm kiếm thị trườngNhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu là phải tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, cũng như tìm kiếm thị trường mới cho công ty.
3. Lập phương án kinh doanhTừ những thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường, phòng xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh.
Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể cho một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Đây là cơ sở để phòng xuất nhập khẩu thực hiện các nhiệm vụ, chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện và quản lý.
Quá trình lập phương án kinh doanh trải qua các bước sau:
Đánh giá tổng quát và diễn biến thị trường.
Đánh giá năng lực của công ty.
Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu.
Xác định loại sản phẩm, số lượng và giá cả mua bán.
Xác định hiệu quả kinh tế do phương án kinh doanh mang lại.
Đề xuất biện pháp thực hiện.
4. Tiếp cận, đàm phán và ký kết hợp đồngKhi hai bên đã thông nhất được các điều kiện mua bán thì tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương được lập thành văn bản, thể hiện sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở các nước khác nhau. Chủ thể ký kết hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa trên hợp đồng phải được phép mua bán và hợp đồng ngoại thương phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật.
5. Điều hành việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩuSau khi ký kết hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết. Thường xuyên theo dõi, quản lý các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương và điều hành các chương trình sản xuất theo hợp đồng đã ký của công ty.
Bên cạnh đó, phòng xuất nhập khẩu phải nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện hợp đồng, cũng như tình hình các văn bản đã gửi đi và cập nhật các phản hồi mới nhất của đối tác.
HRchannels – Great Solution. Great People!
HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội
Nguồn ảnh: internet