Hoạt Động Marketing Của Công Ty Vinamilk Cho Sản Phẩm Sữa Nước Vinamilk

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN:MARKETING CĂN BẢN Đề tài:Hoạt động marketing của công ty Vinamilk cho sản phẩm sữa nước Vinamilk

GVHD:MAI THỊ KIỀU ANH SVTH: NGUYỄN THỊ NIỀM LỚP: MAKT3-2

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt xu thế đó, trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Một trong những thế mạnh của Vinamilk là sản phẩm sữa nước chiếm đến 55,4% thị phần sữa nước trong toàn quốc. Với các sản phẩm: -Sữa tươi 100% nguyên chất thanh trùng – Sữa tươi 100% có đường thanh trùng – Sữa tươi 100% nguyên chất tiệt trùng – Sữa tươi 100% có đường tiệt trùng – Sữa tươi 100% hương dâu tiệt trùng – Sữa tươi 100% socola tiệt trùng – Sữa tiệt trùng giàu canxi, ít béo Flex không đường – Sữa tiệt trùng không đường Vinamilk – Sữa tiệt trùng có đường Vinamilk – Sữa tiệt trùng hương dâu Vinamilk – Sữa tiệt trùng socola Vinamilk – Sữa tiệt trùng Milk Kid

2

I. ĐÔI NÉT VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK TẠI VIỆT NAM 1.1 Đôi nét về công ty -Công ty sữa vinamilk là công ty sữa chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam chiếm đến 35% thị phần sữa trong cả nước -Được thành lập từ năm 1976 với tên hợp pháp là Công ty cở phần sữa Việt Nam. Tên đăng kí tiếng Anh là Vietnam Dairy Product Joint Stock Company. Tên viết tăt là Vinamilk -Trụ sở đang kí tại Dc: Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 , TP Hồ Chí Minh 2. Các sản phẩm chính của công ty Với sản phẩm hết sức đa dang Vinamilk cung cấp hơn 200 sản phẩm trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang các nước Mỹ,Canada, Đức, Séc, Ba Lan, Trung Quốc , khu vực Trung đông, khu vự châu Á…Bao gồm các sản phẩm với các mặt hàng: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem , sữa chua, phomat….. II.

KHÁI NIỆM MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.

Khái niệm marketting Marketting là một quá trinh quản tri và xã hội qua đó cá nhân cũng như tổ chức có thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm cũng như giá trị với người khác tổ chức khác

2.

Vai trò của marketting trong hoạt động của doanh nghiệp Maketting có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trương, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường biết lấy thị trương _ nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chổ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh

III.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETTING

3

1.

Cơ hội: -Có lợi thế mạnh hơn các đối thủ về nguồn nguyên liệu đầu vào -Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá hổ trợ tài chính cho nông dân của cty. -Kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sủa, và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước. Năm 2009 đàn bò cả nước cung cấp khoảng 278,19 ngan tấn sữa tươi nguyên liệu trong đó vinamilk thu mua gần 130 ngàn tấn chiếm tỉ lệ gần 50%. -Ngoài ra Cty còn xây dựng các trang trại bò sữa trực thuộc Cty đó là: Cty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam và Cty sữa Lam Sơn. Cty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam có 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn hiện đại nhất Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam ở các tỉnh Tuyên Quang, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng, Thanh Hóa. Tổng đàn bò của 5 trang trại hiện nay là 4064 con. Cty sữa Lam Sơn có một trang trại bò sữa với 820 con. Tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu cung cấp trong năm gần 2000 tấn.

4

-Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa giúp Cty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung ứng. -Nguồn nguyên liệu đường có nhiều nhà cung cấp: Nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Quảng Ngãi…nên tạo được ưu thế trong việc chọn nhà cung ứng. -Các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị ngành sữa nổi tiếng tren thế giới như: Tetra pak(Thụy Điển), APV của Đan Mạch 

Khó khăn: Nhu cầu về sữa tươi rất lớn nhưng sản lượng sữa trong nước chưa đủ để đáp ứng nên phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với giá cả cao và bị động trong khâu cung ứng 1.2.2 Các trung gian maketting

Các trung gian phân phối: +Thuận lợi: -Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Cty là yếu tố thiết yếu dẩn đến thành công trong hoạt động kinh doanh cho phép cty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả. -Hệ thống phân phối nội địa rộng rãi và mạnh mẽ với 250 nhà phân phối và trên 140000 điểm bán lẻ ở 64 Tỉnh thành trong cả nước. -Thị trường xuất khẩu Cty luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước khác trong khu vực và trên thế giới +Thách thức: -Hệ thống phân phối ở vùng nông thôn và miền núi chua phát triển mạnh đặc biệt là miền núi do điều kiện khó khăn.

Các trung gian vận chuyển: Hệ thống kho bãi nhiều với hai tổng kho:là xí nghiệp kho vận Tp Hồ Chí Minh và xí nghiệp kho vận Hà nội Đầu tư hơn 300 xe tải nhỏ cho các nhà phân phối Có hệ thống xe lạnh vận chuyển đảm bảo được lượng sữa là một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

5

Các trung gian tài chính: -Được sự hổ trợ vốn của nhà nước, mà cụ thể la Bộ tài chính. Vốn chủ sở hữu chiếm 77% là nguồn vốn tự do. vốn huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. -Chịu rủi ro về ngoại tệ phát sinh khi có sự khác biệt đáng kể giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả theo đồng ngoại tệ ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh -Rủi ro về tính thanh khoản cao

6

thế giới như Thái Lan(25l), Trung Quốc (23l) vì vậy nhu cầu tiêu thụ sữa ở nước ta còn cao và có khả năng tăng 1.2.3 Giới cung ứng trực tiếp Hợp tác với Viện Dinh dưỡng quốc gia nên chất lượng được đảm bảo bởi viên Dinh dưỡng quốc gia tạo được lòng tin đối với khách hàng Giới công luận báo chí ,truyền thanh có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm chỉ cần đưa tin bất lợi như sữa nhiêm melanin là khách hàng sẽ không dùng Giới công quyền cũng ảnh hương rất lớn đến hoạt động của công ty. Về mặt này thì sữa nước Viinamilk có nhiều lợi thế vì là doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn đầu tư chính của Bộ tài chính. Lợi thế nhờ chính sách khuyến khích nông dân nuôi bò sữa ở vùng cao nguyên đồi núi vùng kinh tế mới. Giới hoạt động xã hội : Vinamilk cũng có lợi thế khi được tổ chức người tiêu dùng bình chọn là topten hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997-2009, cục vệ sinh an toàn thực phẩm công nhận là sản phẩm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm . 2

Môi trường vĩ mô

2.2

Môi trường nhân khẩu học Thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng với 86 triệu dân trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 26%. Kết cấu dân số ở Việt nam là dân số trẻ với tốc độ tăng trưởng là 1%là cơ hội cho sản phẩm sữa tươi phát triển. nhưng hiện nay nước ta đang ra sức thực hiên chính sách kế hoạch hóa nên trong tương lai tỷ lệ trẻ em sẽ giảm là nguy cơ cho sữa nước.

2.3

Môi trường kinh tế Mặt bằng thu nhập của người dân ở nước ta còn thấp trung bình 7,6 triệu đời sống của đa số người dân còn nghèo nên nhu cầu uống sữa chưa cao. Sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn, mức thu nhập của dân thành thị cao gấp 5-7 lần ở nông thôn vì vậy nên sức mua chủ yếu tập trung ở thành thị. Trong khi đó hơn 70% dân sống ở nông thôn vì vậy đây là một thách thức lớn của doanh nghiệp trong việc nâng cao tỷ lệ uống sữa ở nông thôn.

7

Tiền lương được tăng vừa là cơ hội vùa là thách thức của doanh nghiệp vì khi tiền lương tăng thì người dân chi tiêu nhiều hơn và uống sữa là tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng quan tâm nhưng lại gặp vấn đề khó khăn là lương tăng thì phải tăng lương cho nhân viên công ty nên dẫn đến tăng chi phí nên phải tăng giá thành sản phẩm. Không chỉ vậy nền kinh tế thế giới luôn biến động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. 2.4

Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên cũng gây những thuận lợi và khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. nguồn nguyên liệu chính là sữa tươi nên không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm. Gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất và làm bao bì đóng gói. Những biến đổi lớn về nguồn nguyên liệu xăng dầu dẫn đến tăng chi phí vận chuyển. Khí hậu nước ta thất thường thiên tai thường xuyên xảy ra lại thêm việc Trái đất ngày càng nóng lên làm nhiệt đọ tăng cao gây khó khăn trong việc bảo quản vì sữa nước là sản phẩm dễ hỏng

2.5

Môi trường công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. sự phát triển của máy móc làm cho việc chế biến nhanh hơn dảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn và việc bảo quản sản phẩm lâu hơn. Về mặt công nghệ thì sữa tươi Vinamilk có lợi thế hơn hẳn các đối thủ khi sử dụng những công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. ứn dụng được các công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Sản phẩm sữa tươi 100% Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền khép kín. Công nghệ ly tâm tách khuẩn lần đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất. triển khai thành công hệ thống Microsoft Dynamics SL, và đòng thới đưa ERP và giải pháp bán hàng bằng PDA cho các nhà phân phối đã nâng cao được năng lực quản lý bán hàng. Tuy nhiên Vinamilk cũng gặp khó khăn đó là chi phí cho việc đổi mới công nghệ quá cao nên làm tăng chi phí nên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu nếu không tăng giá bán và công nghệ phát triển nhanh một ngày một đổi mới nên bắt buộc phải theo kịp công nghệ mới nếu không sẽ bị đối thủ cạnh tranh đi trước

2.6

Môi trường chính trị-pháp luật

8

Môi trường chính trị trong nước tương đối ổn định đó là một lợi thế cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản phẩm.Nhưng doanh nghiệp cũng gặp phải những vấn đề phức tạp do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh nhiều thủ tục phức tạp gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các cục cạnh tranh, cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng , cục vệ sinh an toàn thực phẩm dược thành lập yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh được với các đối thủ. IV. 1.

PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU Phân đoạn thị trường a.Với số lượng mặt hàng đa dạng nên sữa nước Vinamilk lựa chọn phân đoạn theo phương pháp phân chia với các tiêu thức được lựa chọn là:

Tiêu thức địa lý:dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm phân chia thành 2 đoạn thị trường đó là thành thị và nông thôn

Tiêu thức nhân khẩu học:dựa vào độ tuổi để phân chia ra các đoạn thị trường khác nhau là trẻ em, người lớn và người già. Ngoài ra còn phân loại sữa dùng cho gia đình và cho cá nhân

Tiêu thức hành vi mua của khách hang thì dựa vào trang thái sức khỏe và lợi ích tìm kiếm phân đoạn thành người bình thường,suy dinh dưỡng và người bị bệnh béo phì,tiểu đường b. Mô tả các đoạn thị trường – Đối với đoạn thị trường trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đói tượng khách hàng chính sử dụng sữa nước vì vậy đây là đối tượng cần hướng đến nhiều nhất. trẻ em thường hiếu động thích nhảy nhót và màu sắc càng sặc sỡ càng tốt. thích đồ ngọt với nhiều mùi vị khác nhau đặc biệt là socola. -Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước một tỷ lệ khá cao. Đây là đối tương lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định mua thường hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm

9

-Người già: chỉ chiếm 9% dân số một tỷ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng sữa bột ít dùng sữa nước vì vậy đây lừ đối tượng cần phải lôi kéo làm họ thay đổi xu hướng tiêu dùng sữa -Dân thành thị chiếm đến 29,6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng. Mật độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản phẩm. thu nhập của người dân thành thị cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe hơn và thướng sử dụng sũa cho cả nhà. Họ thường trung thành với sản phẩm sữa đã chọn. riêng đối với sưa tươi Vinamilk thì ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã tiêu thụ đến 80% lượng sữa. -Dân nông thôn chiếm một tỷ lệ cao 70,4% dân số cả nước nhưng mức sống của người dân rất thấp rất ít khi cho con uống sữa. Mật độ phân bố dân cư ở đây so với thành thị là thấp -người bình thường chiếm một tỷ lệ lớn và nhu cầu của họ rất phong phú có thể uống được hiều loại sữa đặc biệt trẻ em thích những thức uống ngọt -Người bị bệnh béo phì,tiểu đường: tỷ lệ người bị bệnh béo phì tiểu đường đang có xu hướng ngày càng tăng tỷ lệ này hiện nay rất lớn đặc biệt là trẻ em. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi tỷ lệ này chiếm đến 21% và có xu hứơng ngày càng tăng. ở người lớn tỷ lệ này cũng khá cao và có xu hướng tăng. Người già mắc bệnh béo phì chiếm đến 18% -Người bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng : thương gặp ở trẻ em dặc biệt là ở miền núi và nông thôn đối tượng này cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn ến 13% nhưng thường không có khả năng mua sữa uống 2.

Đánh giá lựa chọn thị trường mục tiêu Với nguồn lực của doang nghiệp khá lớn , mức độ có thể đa dạng hóa sản phẩm cao nên sữa nước Vinamilk lựa chọn chiến lược tập trung toàn bộ thị trường với mỗi đoạn thị trường mỗi đối tượng khách hàng đều có những sản phẩm phù hợp Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì có sữa hộp 110ml, trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lướn thì có hộp 180ml,200ml Có nhiều cách đóng gói như hộp giấy , bịch giấy để tiện lợi khi đi lại, mang theo dễ dàng Người bình thường thì có thể dùng được nhiều loai như sữa thanh trùng, tiệt trùng có đường, không đường, sữa hương dâu,hương socola… 10

Người bị suy dinh dưỡng hay người già thì dùng sữa tiệt trùng giàu canxi Người bị bệnh tiểu đường, béo phì thì dùng sữa ít béo flex không đường, tiệt trùng không đường Tuy nhiên đối tượng khách hàng mục tiêu mà sữa nước Vinamilk hướng đến đó là trẻ em và thị trường tầm trung bình dân

V.

CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX 1. Định vị sản phẩm 1.1.

Khái niệm

Định vị là những hành động nhằm xác định vị trí cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thông qua việc khắc họa những hình ảnh đậm nét , khó quên về sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu trong sự so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh 1.2. 

Chiến lược định vị của sữa nước Vinamilk Đánh giá của người tiêu dùng

Theo khảo sát tiêu chí mua của người tiêu dùng có tỷ lệ ngườ được hỏi chon các tiêu chí lần lượt là: –

Uy tính của sản phẩm: 17%

Giá cả: 14%

Chất lượng:25%

Thương hiệu:9%

Gợi ý từ kinh nghiệm:13%

Hình thức mẫu mã:5%

Khuyến mại:7%

Thói quen:3%

Dịch vụ sau bán:4%

Tư vấn người bán: 2%

Lựa chọn chiến lược định vị 11

+ Xác định lợi thế cạnh tranh: –

Có sự khác biệt về chất lượng sản phẩm: sữa là sữa tiệt trùng không phải sữa hoàn nguyên. Hàm lượng sưa tươi nguyên chất lớn

Sữa tươi 100% là sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất và công nghệ xử lý thanh trùng tiến tiến.Nguồn nhiên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất hảo hạng lấy từ những “cô” bò khỏe mạnh, tươi vui, được chăm sóc kỹ càng cho chất lượng sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.Đặc biệt, “Công nghệ ly tâm tách khuẩn” tiên tiến lần đầu có mặt tại Việt Nam đánh bật gần hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng, đảm bảo chât lượng sữa tốt nhất cho bạn và gia đình. Sữa tiệt trùng Milk Kid được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, giàu canxi và khoáng chất, được xử lý bằng công nghệ tiệt trùng hiện đại: sữa tươi được tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian cực ngắn (3 giây) nên sản phẩm bảo toàn được tất cả các vitamin & khoáng chất, hàm lượng canxi trong sữa với tỷ lệ D/Ca tối ưu, được bổ sung DHA giúp trẻ phát triển cao lớn, mạnh khỏe, nhanh nhẹn và thông minh.

Sự khác biệt về hình ảnh,thương hiệu là một thương hiệu mạnh đạt được nhiều danh hiệu: Danh hiệu anh hùng lao động, huân chương độc lập hạng ba, Huân chương lao động hạng nhất nhì,ba. Đứng đầu topten hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1995-2009(bạn đọc báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn). Topten hàng Việt Nam được yêu thích nhất( bạn đọc báo Đại đoàn kết bình chọn). Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm nam 2009( do cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp). Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2009(giải thưởng do liên hiệp các hội khoa học kỹ thuậtViệt Nam, viện khoa học công nghệ Phương Nam và tạp chí Thương hiệu Việt)

Lợi thế về giá cả: trong khi các sản phẩm sữa khác nhất loạt tăng giá thì vinamilk vẫn giữ ổn định giá và giá thấp hơn một vài đối thủ cạnh tranh như sữa tươi không đường của Vinamilk hộp 180ml là 4000d, Dutch Lady là 4500, Mộc châu là 5000 + Lựa chọn lợi thế cạnh tranh 12

Có rất nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng theo nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng thì khách hàng quan tâm đến chất lượng hơn đồng thời chất lượng cũng là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của sữa nước Vinamilk nên sữa nước Vinamilk quyết định định vị dựa vào chất lượng. Sản phẩm sữa nước Vinamilk có chất lượng vượt trội được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các nhà máy sản xuất đang áp dụng hệ thống quản lý chất luwowngjtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nguồn cung sữa đảm bảo chất lượng tốt nhất với những trang trại bò sữa lớn mà con giống được nhập khẩu từ các nước New Zealand, Uc và được kiểm tra sức khỏe và chất lượng sữa một cách thường xuyên. Cụ thể mới đay ngay 15/4/2010 Vinamilk đã nhập 371 con bò sữa tơ giống thuần chủng HF nhập trực tiếp từ New Zealand về trang trại ở Nghệ An. Sản phẩm sữa nước của Vinamilk chứa 70-99% sữa bò tươi nguyên chất hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh chỉ chứa khoảng 10% sữa bò tươi nguyên chất. Từ những lợi thế hơn hẳn đó sữa nước Vinamilk được đinh vị là” giữ nguyên dưỡng chất từ sữa bò tươi nguyên chất” 1.

Hoạt động Marketting Mix 1.2.

Chính sách sản phẩm Đa dạng hóa sản phẩm cung cấp các sản phẩm sữa nước phục vụ cho nhiều

đối tượng khach hàng như trẻ nhỏ, người lớn, người già, hộ gia đình. –

Bao bì phải đẹp, nhiều kích cỡ để khách hàng có thể tiện dụng khi mang theo. Đầu tư phát triển cho mẫu mã bao bì nhằm thu hút khách hàng làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu hơn.Đối với đối tượng khách hàng là trẻ em thì hình ảnh trên bao bì phải vui nhộn có hình siêu nhân như sản phẩm sữa Vinamilk Kid đối với phân khúc thị trương trẻ em từ 6-12 tuổi

Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư cho công nghệ phát triển thêm hệ thống tủ mát và xe lạnh

Phát triển thương hiệu sữa tươi Vinamilk thành thương hiệu mạnh có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất cho người dân Việt Nam

13

Phát triển nguồn nguyên liệu ,kí hợp đồng với các hộ nông dân nuôi bò sữa, phát triển các trang trại nuôi bò thường xuyên kiểm tra chất lượng đàn bò đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng giá cạnh tranh và đáng tin cậy nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu tốt cho quá trình sản xuất, giảm chi phí

Đưa ra các sản phẩm mới khác biệt với đói thủ cạnh tranh như các sản phẩm sữa tươi 100% 1.3.

Chính sách giá cả

Có các chính sách giảm giá khi mới đưa sản phẩm mới ra thi trường.

Tìm cách giảm chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cường nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế nhập khẩu để có chính sách điều chỉnh giá phù hợp với thu nhập của người dân

Duy trì mức giá cạnh tranh so với các đối thủ, những sản phẩm có chất lượng cao thù giá thành phải cao để đảm bảo uy tín về chất lượng 1.4.

Chính sách phân phối

– Tập trung mở rộng thị trường hiện tại và xâm nhập vào những thị trường mới –

Mở rộng hệ thống phân phối nội địa thông qua 2 kênh: truyền thống:nhà phân phối-điểm bán lẻ-người tiêu dùng hiện đại: siêu thị và Metro- người tiêu dùng

Tập trung phát triển hệ thống phân phối ở vùng nông thôn

Xây dựng kênh phân phối rộng khắp ở 64 tỉnh thành

Nâng cao số lượng nhà phân phối tham gia vào mạng lưới triển khai ERPPDA để cũng cố năng lực quản lý. 1.5.

14

Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng như giữ nguyên giá mà tăng thể tích sữa , tặng kèm đồ chơi trẻ em

Thực hiện chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng như siêu thị trường học

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Giáo trình Marketing căn bản của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

www. vinamilk.com.vn

www.baomoi.com.vn

ĐÔI NÉT VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK TẠI VIỆT NAM 1. Đôi nét về công ty 2. Các sản phẩm chính của công ty

II.

KHÁI NIỆM MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm Marketing 2. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

III.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 1. Môi trường vi mô Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài 2. Môi trường vĩ mô Môi trường nhân khẩu học Môi trường kinh tế Môi trường tự nhiên Khoa học kỹ thuật Chính trị pháp luật

IV.

PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU 1. Phân đoạn thị trường 2. Đánh giá lựa chọn thị trường mục tiêu

V.

CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỌNG MARKETING MIX 1. Định vị sản phẩm 16

Khái niệm định vị sản phẩm Chiến lược định vị sữa nước Vinamilk 2. Hoạt động Marketing Mix Chính sách sản phẩm Chính sách giá cả Chính sách phân phối Chính sách cổ động

17

Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Công Ty

1 Chức năng:

Tuyến dịch vụ vận tải xà lan Việt Nam – Campuchia được khai thác bởi Công ty Cổ phần Tân Cảng Cypress, là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn với Sun Cypress Shipping Company Limited (Hồng Kông). Công ty đã đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2010 và hiện đang thực hiện các dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển và đường sông giữa Cambodia về Cảng Cái Mép và các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh, đồng thời công ty còn khai thác tuyến vận tải container giữa các cảng vùng đồng bằng sông Cửu Long với các cơ sở của Tổng Công ty TCSG.

2 Nhiệm vụ:

Giai đoạn đầu công ty triển khai các dịch vụ vận chuyển container bằng đường sông giữa Cambodia và Đồng Bằng sông Cửu Long về Cảng Cái Mép và các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh, xây dựng các cơ sở và hệ thống kết nối đường thủy này nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.

Giai đoạn tiếp theo công ty sẽ xem xét mở rộng lĩnh vực hoạt động vận tải từ các cảng Miền Bắc và Miền trung về Cảng nước sâu Tân Cảng – Cái mép và các Cảng trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Công ty CP Tân Cảng – Cypress còn mở rộng khai thác tuyến vận tải kết nối các cơ sở của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn với các cảng Đà Nẵng và Hải Phòng.

Việc triển khai tuyến vận tải giữa Cambodia, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cảng Cát Lái, các ICD, cảng nước sâu Tân Cảng – Cái Mép sau khi Công ty cổ phần Tân Cảng – Cypress được thành lập giúp cắt giảm chi phí vận chuyển và tạo thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong các hoạt động giao nhận hàng hóa.

3 Khái quát phương thức hoạt động kinh doanh của Công Ty:

Công ty kinh doanh theo phương thức “Tàu chợ”: Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.

Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến.Lịch chạy tàu thường được công ty công bố trên tạp chí Vietnam Shipping Gazette hàng tháng để khách hàng có thể nắm bắt thông tin.

– Những đặc điểm cơ bản của tàu chợ như sau:

Thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ.

Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.

Ðiều kiện chuyên chở do hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn để phát hành cho người gửi hàng.

– Công ty nhận chỉ chở hàng theo 1 cách:

Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load).

– Quy trình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:+ Bước 1: Chủ hàng có thể trực tiếp hoặc thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình.

+ Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (Liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc đã thỏa thuận với hãng tàu.

+ Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.

+ Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.+ Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu, lịch tàu được công ty công bố hàng tháng trên tạp chí hàng hải Vietnam Shipping Gazette.+ Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu.Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng.Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.

Hiện tại,Công ty cổ phần Tân Cảng- Cypress vận chuyển trung bình từ 4-6 chuyến tàu/ tuần.

Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ MINH NGỌC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH GIANG

HÀ NỘI, 2023

HÀ NỘI – năm

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Bình Giang. Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng đuợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn

Đỗ Minh Ngọc

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1 Chương 1 ……………………………………………………………………………………………………..6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………………………………………………..6 VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ………..6 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ……………………………………………………….6 1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp………………………………………..13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………..25 Chương 2 ……………………………………………………………………………………………………26 THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK ……………………………………………………………………………………………….26 2.1. Tổng quan về Vinamilk…………………………………………………………………………..26 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamilk ………………………………31 2.3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk ……………………………..42 2.4. Đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk ………………………………..50 2.5. Đánh giá các nhân tố tác động tới nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk bằng ma trận SWOT……………………………………………………………………………………..54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………..56 Chương 3 ……………………………………………………………………………………………………59 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK ….59 3.1. Xu thế phát triển của ngành sữa Việt Nam và thế giới ………………………………..59 3.2. Định hướng của Vinamilk về nâng cao năng lực cạnh tranh ………………………..65 3.3. Các chiến lược kết hợp ……………………………………………………………………………67 3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk ……………………………….68 3.4. Một số kiến nghị…………………………………………………………………………………….76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………..78 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..79 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..80

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC:

ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

CIEM:

Central Institute for Economic Management Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FDA:

Food and Drug Administration Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ

FMCG:

Fast Moving Consumer Goods Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

M&A:

Mergers and acquisitions Mua bán và sáp nhập

OECD:

Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

R&D:

Research & development Nghiên cứu và phát triển

VINAMILK:

Vietnam Dairy Products Joint Stock Company Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG STT

Bảng

1

Bảng 2.1

Các mặt hàng của Vinamilk

27

2

Bảng 2.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk

30

3

Bảng 2.3

Bảng cân đối kế toán của Vinamilk

31

4

Bảng 2.4

Cơ cấu lao động phân theo trình độ của Vinamilk

33

5

Bảng 2.5

Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk

38

6

Bảng 2.6

Dòng sản phẩm của các công ty sữa

39

7

Bảng 2.7

Phân tích điểm mạnh điểm yếu của một số đối thủ cạnh tranh

41

Nội dung

Trang

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 2.1 Doanh thu của Vinamilk theo phân khúc sản phẩm

34

2

Biểu đồ 2.2 Thị phần sữa bột Việt Nam

50

3

Biểu đồ 2.3 Thị phần sữa nước Việt Nam

51

DANH MỤC CÁC HÌNH STT

Hình

1

Hình 1.1

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter

17

2

Hình 1.2

Những yếu tố trong phân tích đối thủ cạnh tranh

18

3

Hình 2.1

Mạng lưới phân phối của Vinamilk

27

4

Hình 2.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Vinamilk

29

Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề rất quan trọng mang tính quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải, chọn lựa khắt khe của thị trường đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập, mức độ cạnh tranh thực tế ngày càng cao, các doanh nghiệp làm thế nào để tồn tại và phát triển, đó là một câu hỏi có nhiều đáp án khác nhau. Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Với năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, điều đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức trong cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung cũng như đối với từng ngành và từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng. Cũng trong những năm qua, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sữa nước ngoài để duy trì vị trí là thương hiệu số 1 Việt Nam trong ngành thực phẩm, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 30%. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, Vinamilk vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình để thỏa mãn và khai thác tốt hơn nhu cầu thị trường. Bên cạnh các đối thủ từ các cường quốc như Hà Lan với nhãn hiệu Dutch Lady, New Zealand với Dumex, Hoa Kỳ với Abbott, Mead Johnson, Nestle… thị trường sữa Việt Nam còn đón nhận sự tham gia của một loạt đối thủ cả mới lẫn cũ như Hà Nội Milk, Ba Vì, TH True Milk, Mộc Châu, Nutifood, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Casmilk… Để vượt qua những thử thách mới, duy trì và gia tăng vị thế, Vinamilk cần xây dựng một hệ thống thị trường trong nước phát triển một cách bền vững, đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, học viên đã quyết định chọn vấn đề: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình. 1

2

3

+ Các phương pháp tìm kiếm dữ liệu thứ cấp: Thư viện, tập hợp những thông tin tóm tắt từ tạp chí chuyên ngành khác nhau, sử dụng các báo cáo tài chính, báo cáo thuờng niên của Công ty hay từ các nghiên cứu của các công ty chứng khoán. – Phương pháp phân tích + Sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. + Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn sẽ xác định khung nội dung của công tác nâng cao năng lực cạnh tranh. Luận văn sẽ đối chiếu thực tiễn ở Vinamilk với khung nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh để xem Vinamilk đã thực hiện tốt nội dung nào, đã thực hiện nhưng chưa tốt nội dung nào, còn chưa thực hiện nội dung nào, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân khiến Vinamilk chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt một số nội dung. Các nguyên nhân được phân làm hai loại là nguyên nhân chủ quan (do chính Vinamilk) và nguyên nhân khách quan (do môi trường ngành và môi trường nền kinh tế chung). Cơ sở lý luận, nguyên nhân chủ quan và định hướng tương lai của Vinamilk là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp cho Vinamilk nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa. Để khắc phục các nguyên nhân khách quan cho Vinamilk, luận văn sẽ nêu một số kiến nghị. + Các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng bao gồm phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình hóa, đồ thị hóa, kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn – Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Làm rõ yếu tố cấu thành, mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. – Về mặt thực tiễn: Tổng hợp và đánh giá đúng thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh; những tồn tại, hạn chế và hệ thống các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân

4

tích thực trạng, có đầy đủ căn cứ khoa học và điều kiện thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk hướng đến mục tiêu trung và dài hạn. 7. Cơ cấu của luận văn Chương 1. Cở sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk. Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk.

5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều đối thủ để giành lấy những điều kiện có lợi cho mình trong một hoàn cảnh, một không gian xác định. Cạnh tranh trong kinh tế là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều chủ thể hoạt động kinh tế trong một hoàn cảnh cụ thể để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng những phương cách khác nhau hay giành lấy sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của mình cung cấp. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (1998): “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, hoặc sản phẩm có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Theo TS.Lê Đăng Doanh: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), năng lực cạnh tranh là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp [12, tr.18]. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh 6

tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó, năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Các quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận truyền thống đã nêu trên. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được coi là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng. Năng lực cạnh tranh có thể đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M.Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh còn được xem như là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Trong luận văn này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu 7

thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Một cách gọi khác của năng lực cạnh tranh mà chúng ta có thể thấy là “sức cạnh tranh”. Theo Hoàng Phê (2003), “sức” là từ khả năng hoạt động, làm việc, tác động hoặc chịu tác động đến đâu [9, tr.878]. Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (2001): “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về kinh tế”. Sức cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp [11, tr.349]. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hoá hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp. Một trong nhiều những nỗ lực để thống nhất khái niệm này, Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa nhằm kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia “Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Có thể thấy thuật ngữ năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh đều có cùng nội hàm và sau đây chúng tôi sẽ sử dụng chung chúng là thuật ngữ năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau. Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đưa ra phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh 8

tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy, quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng đang thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành của các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện được phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp đó, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà còn dựa vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất cung cấp. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì các hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thể hiện năng lực thay thế một sản phẩm dịch vụ khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính, chất lượng hoặc giá cả sản phẩm dịch vụ đem lại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là một yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cùng một thị trường, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai khái niệm rất gần với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm dịch vụ đó so với sản phẩm dịch vụ cùng loại của một doanh nghiệp khác tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và trong cùng thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại trên thị trường về chất lượng và giá cả khi các sản phẩm dịch vụ tham gia cạnh tranh đều đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả. Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chính như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần. Các chỉ tiêu này là biểu hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ cho thấy kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm dịch vụ. Khi đem so sánh với đối thủ, chúng thể hiện một cách trực giác sức mạnh tổng thể và vị thế hiện tại của sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

9

Tuy nhiên để phân tích sâu hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xét về mặt dài hạn và các nhân tố bền vững thì phải phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tế khách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực về tài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đòi hỏi cấp bách cho bất kỳ doanh nghiệp nào, để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh trên thương trường. Không những thế, với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện ngay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽ suy cho cùng, mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại càng nhiều lợi nhuận, khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp được xem như là một chiến lược không thể thiếu trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ. Điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.4.1. Năng lực tài chính Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để xác định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp; tiềm lực tài chính với quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý với từng ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời tốt… là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính sẵn có để có thể đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

10

11

12

1.1.4.8. Hình ảnh thương hiệu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thương trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần có thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Cần có sản phẩm tốt không đơn thuần là có chất lượng cao mà đòi hỏi các sản phẩm phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng văn hóa và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tạo sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Đạt đến điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh rất mạnh của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước được. 1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh là một hoạt động nhằm thúc đẩy một doanh nghiệp nào đó nào đó phát triển ở một mức độ cao hơn bằng một hệ thống các phương pháp có cơ sở khoa học qua đó tạo ra các ưu thế nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường hướng tới việc đạt các mục tiêu kinh doanh. Có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng các phương pháp sau đây. 1.2.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. Ở đây có một số lưu ý: Thứ nhất, ngày nay các sản phẩm nói chung có vòng đời tương đối ngắn, kể cả các vật phẩm tiêu dùng lâu bền như các đồ dùng gỗ, điện tử, phương tiện đi lại… Người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình dáng, mẫu mã đẹp hơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống… Do đó, doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để làm được, doanh nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường. Công đoạn này trong doanh nghiệp thường được gọi là giai đoạn thiết kế và nó cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Ở các nước lạc hậu, khả năng thiết kế còn ở trình độ thấp, các doanh nghiệp có thể mua, thuê bản quyền thiết kế của các doanh nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc gia công. Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc mua bản quyền thiết kế có lợi hơn thuê, nhất 13

là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến thiết kế đó để mang lại bản sắc riêng có của doanh nghiệp. Những sáng tạo thêm sẽ tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản phẩm. Thứ hai, áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Cách thức để doanh nghiệp có thể làm chủ loại công nghệ đó là: – Doanh nghiệp luôn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, phát minh công nghệ của ngành. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có các cơ sở nghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân lực có trình độ phát minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả. Hoạt động phát minh đòi hỏi chi phí tốn kém và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh mới có tính khả thi cao. – Doanh nghiệp có khả năng chuyển giao công nghệ từ tổ chức khác và cải tiến để nó trở thành công nghệ đứng đầu. Đây là con đường thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển giao công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao động sáng tạo và có môi trường doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo. Thứ ba, là cách thức bao gói sản phẩm thuận tiện và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn. Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong mua, bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, nghiên cứu tìm ra quy mô bao gói thuận tiện trong quá trình sử dụng, tìm ra cách thức bao gói không những đáp ứng yêu cầu vệ sinh mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, thời gian là vốn quý của người tiêu dùng, nếu được thỏa mãn đúng lúc thì lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn, sức hấp dẫn của sản phẩm tăng lên. Ngày nay, các doanh nghiệp đều tìm các phương thức giao hàng tiện lợi, thoải mái, tốn ít thời gian và đặc biệt là đúng hẹn cho sản phẩm của mình. Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thức giúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả. 1.2.1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn, dịch vụ bán hàng tiện lợi hơn so với các đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ giành được thị phần xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế, khách hàng có thể 14

15

Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk

, Working at THPT Phan Đăng Lưu ( Nghệ An )

Published on

Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Phần 1: Giới thiệu về công ty sữa Vinamilk Phần 2: Hoạch định chiến lược của công ty sữa Vinamilk Phần 3: Kết Luận

1. www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. L/O/G/O chúng tôi NHÓM 2 Bộ Môn : Quản Trị Học Giáo Viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp HP : 1407BMGM0111 Đề tài

3. chúng tôi Nội dung 1 2 3

4. chúng tôi Giới thiệu về công ty sữa Vinamilk  Tên đầy đủ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk  Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company.  Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 6 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm.

5. chúng tôi 1 4 1. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty 2. Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp 3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp 2 3 4. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk Hoạch định chiến lược của Công ty Vinamilk

6. chúng tôi “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

7. chúng tôi “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

8. chúng tôi Giá trị cốt lõi Đạo đức Tuân thủ Tôn trọng Chính trực Công bằng

9. chúng tôi Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp 1. Môi trường vĩ mô quốc gia và toàn cầu 2. Môi trường dân số 3. Môi trường văn hóa – xã hội 4. Môi trường tự nhiên 5. Môi trường chính trị – pháp luật 6. Ngành sữa ở Việt Nam

10. chúng tôi Môi trường vĩ mô quốc gia và toàn cầu Người dân quan tâm đến sức khỏe hơn Tác động tích cực đến sức mua của ngành chế biến sữa Lượng khách hàng tiêu thụ sữa ngày càng tăng Cải thiện thu nhập Thu nhập tăng

11. chúng tôi Môi trường dân số

12. chúng tôi Môi trường dân số Dân số Việt Nam đang có xu hướng già đi, độ tuổi trên 64 tuổi chiếm 8% và sẽ tăng lên 23% vào năm 2050.  Ngoài việc chú ý đến độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi, công ty cũng cần đặc biệt chú ý đến độ tuổi trên 64.  Cần sản xuất ra các sản phẩm nhiều chất dinh dưỡng hay hàm lượng đường thấp vì độ tuổi trên 64 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

13. chúng tôi *VN không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa *Người dân trước đây không có thói quen uống sữa *Tốc độ tăng dân số nhanh *Ý thức bảo vệ sức khỏe được chú trọng *Đặc biệt là vấn đề dưỡng chất cần thiết cho trẻ em giai đoạn thôi bú sữa mẹ *Thói quen uống sữa được hình thành Môi trường văn hóa – xã hội

14. chúng tôi Môi trường tự nhiên Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của công ty. Vinamilk có đồi cỏ nguyên liệu rộng lớn dùng làm thức ăn cho đàn bò sữa, chăm bón từ phân hữu cơ. Giảm tối thiểu chi phí nhờ nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp.

15. chúng tôi Môi trường chính trị – pháp luật Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư của doanh nghiệp Chính sách giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa Sữa ngọai nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng vào thị trường VN Tạo ra nhiều thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp

16. chúng tôi * Đang có dấu hiệu bảo hòa * Tiêu thụ chủ yếu ở nông thôn * Lợi nhuận đạt cao nhất * Cạnh tranh gay gắt nhất Tổng doanh thu chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa Doanh thu sữa chua năm 2009 đạt 2000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008 Phân tích ngành sữa ở Việt Nam Các dòng sản phẩm

17. chúng tôi Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc. 01 02 03 Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Vinamilk có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

18. chúng tôi “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

19. chúng tôi “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

20. chúng tôi Giá trị cốt lõi Đạo đức Tuân thủ Tôn trọng Chính trực Công bằng

21. chúng tôi Chiến lược xâm nhập thị trường  Đẩy mạnh các hoạt động marketing vào thị trường miền Bắc MARKETING TRỰC TIẾP KÍCH THÍCH TIÊU THỤ BÁN HÀNG TRỰC TIẾP QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TUYÊN TRUYỀN Thư Điện thoại Những công cụ liên lạc khác Dự thưởng Khuyến mãi Tăng cường bán hàng trực tiếp tại các điểm bán, đại lý, siêu thị Đưa ra một số chương trình đề bảo vệ hình ảnh

22. chúng tôi Chiến lược xâm nhập thị trường Tên sản phẩm Vị trí trưng bày tại quầy Sữa đặc Phương Nam và Ông Thọ Cà phê bột (phin), trà túi lọc Sữa tươi và sữa chua uống Thực phẩm ngũ cốc, bánh ngũ cốc chấm sữa Sữa chua và sữa tươi Quầy trái cây, sinh tố. Sữa đặc và sữa tươi Bánh mì ngọt, bánh mì tươi a. Trưng bày sản phẩm

23. chúng tôi b. Chiến lược xanh Tăng mức độ nhận biết của khách hàng về các sản phẩm xanh sạch của công ty Đảm bảo chất lượng của “sản phẩm xanh” luôn tốt như các sản phẩm truyền thống Cam đoan về việc các sản phẩm của công ty luôn thân thiện với môi trường Xây dựng chiến lược giá phù hợp cho sản phẩm Đảm bảo mật độ bao phủ của sản phẩm xanh sạch trên thị trường ở các kênh phân phối

24. chúng tôi c. Máy bán sữa tự động Phương châm: “mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao, cùng với sự tiện lợi” Loại sản phẩm Hương vị Sữa tươi Sữa có đường, hương dâu, cacao. Sữa chua uống Hương dâu, hương cam Sữa chua hộp Sữa chua có đường, hương trái cây. Sữa đậu nành Vefresh Loại có đường.

25. chúng tôi Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm Vinamilk đã phát triển thành công hơn 200 dòng sản phẩm sữa và chế biến từ sữa.  Chiếm lĩnh khoảng 39% thị phần tổng thể

26. chúng tôi Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp Tên sản phẩm Sữa Bò Non Vinamilk Nguồn gốc Sữa từ bò mẹ trong vòng 48 giờ sau khi sinh Các Tính Năng và Công Dụng Thơm ngon và bổ dưỡng. Sữa non có hàm lượng tự nhiên lgG cao, được bổ sung cùng với chiết xuất sữa, đạm và Canxi. Đối tượng sử dụng Với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người già. Các Thành Phần Chính Trong môi 100g sữa non 3%lgG có bột sữa non 20% IgG 15g; Glucose; Calcium carbonate; Full cream milk powder; When protein Cone 80%; Silica colloidal

27. chúng tôi Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp Tên sản phẩm Sữa bò non Vinamilk dạng viên Nguồn gốc Loại sữa quý được vát từ bò mẹ trong vòng 48 tiếng đầu tiên sau khi sinh Các Tính Năng và Công Dụng Chứa yêu tô miên dịch/tăng trưởng IgG (Immunoglobulin G) 45mg. Là nguồn bổ sung Canxi, giữ cho xương và răng chắc khỏe. Đối tượng sử dụng Tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ đang lớn. Thành phần chính Mỗi viên chứa yếu tố miễn dịch/tăng trưởng lgG 20% 225mg, tương đương lgG 45mg; Whole Milk Powder; Calcium Phosphate; Trusil Natural Identical Vanilla Flavour…

28. chúng tôi Chiến lược hội nhập về phía sau Mục tiêu đặt ra Mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu sữa bò tươi nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu Bảo đảm vệ sinh an toàn nguyên liệu từ khâu chăn nuôi, khai thác sữa, bảo quản, vận chuyển đến sản xuất Đảm bảo giải quyết đầu ra sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân chăn nuôi bò

29. chúng tôi Chiến lược giá Vinamilk vẫn duy trì giá bán ổn định từ giữa năm 2008 đến nay. Hiện giá bán của Vinamilk trên thị trường chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá sữa ngoại. Với giá sữa hiện nay, Vinamilk chấp nhận giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng, chứ không lỗ.

30. chúng tôi Hoạt động marketing của doanh nghiệp

31. chúng tôi Vinamilk đã tạo dựng được một thương hiệu không chỉ mang tầm quốc gia, mà còn vươn ra thị trường thế giới Xứng đáng là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam Việc thực hiện chiến lược hoạch định đúng đắn đã đưa Vinamilk trở thành công ty sản xuất và chế biến sữa lớn nhất Việt Nam và có được rất nhiều khách hàng trung thành với nhãn hiệu.

32. L/O/G/O www.trungtamtinhoc.edu.vn

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Kế Toán Trưởng Công Ty

1. Kế toán trưởng là ai? Tại sao doanh nghiệp lại cần kế toán trưởng?

Kế toán trưởng hay còn gọi là kế toán quảng trị, là người được ủy thác nhận nhiệm vụ kế toán quản trị của một tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định tài chính của một tổ chức. Họ là người được bổ nhiệm làm trưởng phòng kế toán, quản lý bộ phận kế toán cũng như phụ trách quản lý tất cả các nhân viên kế toán của doanh nghiệp, cơ quan đó.

Kế toán trưởng có sẽ phụ trách tất các các nhân viên kế toán cấp dưới như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết. Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng theo luật kế toán Việt Nam đó là mỗi công ty hoạt động đều cần phải có bộ máy kế toán, phải có kế toán nhân viên và kế toán trưởng. Nếu không có kế toán nhân viên và kế toán trưởng công ty đó sẽ phải thực hiện hợp động dịch vụ kế toán, kiểm toán với một công ty dịch vụ kế toán khác để thuê cho mình một kế toán trưởng. Nếu không, doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt vì vi phạm hành chính luật kế toán khi không tuân thủ các quy định kế toán như tổ chức bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính, nộp báo cáo tài chính, hay thuê dịch vụ kế toán từ bên ngoài, …

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của kế toán trưởng không phải là lớn nhất trong doanh nghiệp tuy nhiên nó tác động không nhỏ đến sự phát triển cũng như quá trình hoạt động của tổ chức doanh nghiệp đó. Vị trí, vai trò của kế toán trưởng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ cấu đặc điểm doanh nghiệp. Tuy không nắm quyền lực cao nhất những kế toán trưởng có vị trí quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp.

Kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm cho những sắp xếp, phát triển và hoạt động của hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Họ là những người thiết kế các khung và báo cáo kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Mục đích cơ bản của vị trí trưởng kế toán đó là hỗ trợ lãnh đạo tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất. Sự phát triển của kế toán quản trị đã đưa ra một cách tiếp cận mới cho chức năng của kế toán. Mục tiêu chính của kế toán quản trị như sau:

– Lập kế hoạch và những hoạch định chính sách: Lập kế hoạch bao gồm dự báo trên cơ sở thông tin có sẵn, đặt mục tiêu; khung chính sách xác định các khóa học hành động thay thế và quyết định chương trình hoạt động.

– Diễn giải các thông tin kế toán cho cấp trên của mình: Trưởng kế toán sẽ thông báo, trình bày các thông tin về tài chính doanh nghiệp cho cấp quản lý cao hơn. Các thông tin này sẽ được trình bày một cách dễ hiểu, khoa học nhưng đầy đủ nhất để những nhà quản lý điều hành nắm vững được tình hình tài chính doanh nghiệp.

– Kiểm soát tài chính: với những công cụ kế toán, kiến thức, … cùng rất nhiều kỹ năng khác kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát tài chính doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của mình. Đồng thời, kế toán trưởng cũng sẽ cung cấp các công cụ để kiểm soát và điều phối tổng thể các hoạt động kinh doanh.

– Quản lý ngân quỹ : bộ phận tài chính kế toán thiết lập chính sách quản lý ngân quỹ được áp dụng bởi tất cả những ai tiếp xúc với tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương. Bao gồm trong quản lý ngân quỹ là những thứ như mức độ rủi ro có thể được giả định bởi công ty tại bất kỳ thời điểm nào. Các chức năng kho bạc thường được quản lý bởi trợ lý giám đốc tài chính trong khi giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính xử lý các khía cạnh kế toán tài chính.

– Ngăn chặn các gian lận tài chính có thể xảy ra: kế toán trưởng nói riêng và các nhân viên kế toán nói chung có vai trò lớn trong việc ngăn chặn gian lận trong một tổ chức. Quản lý hàng đầu một mình không thể chiến thắng trong cuộc chiến chống gian lận. Tất cả các tay phải minh bạch, rõ ràng được trình bày đầy đủ, dễ hiểu nhất và điều này được hỗ trợ bởi đội ngũ kế toán trong đó có kế toán trưởng.

– Tuyển nhân dụng viên kế toán và tài chính : không nên tuyển nhân viên kế toán và tài chính cho bộ phận quản lý nhân sự vì có nhiều kiến thức chuyên môn mà những người trong nghề mới nắm được. Chính vì vậy, tuyển dụng nhân sự kế toán sẽ được trưởng phòng kế toán cũng như một số nhân viên trong bộ phận này thực hiện. Họ có thể có kỹ năng tuyển dụng, lựa chọn và ghi chép các công cụ, tuy nhiên, họ cũng cần phối hợp với bộ phận nhân sự để đảm bảo các khâu của quy trình tuyển dụng.

2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng công ty là gì?

Kế toán trưởng có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Vậy vai trò và chức năng đó là gì?

2.1. Vai trò của kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng hay còn được gọi là kiểm soát viên, được coi là một quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp vì kế toán trưởng có trách nhiệm thu thập thông tin quan trọng, cả trong và ngoài công ty. Các chức năng của kế toán trưởng đó là:

– Kế toán trưởng sẽ nghiên cứu các báo cáo, số liệu kinh doanh, tài chính, … để so sánh hiệu suất với kế hoạch và tiêu chuẩn hoạt động và báo cáo và giải thích kết quả hoạt động cho tất cả các cấp quản lý và chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Chức năng này bao gồm xây dựng và quản lý chính sách kế toán và tổng hợp các hồ sơ thống kê và đăng lại đặc biệt theo yêu cầu.

– Giám sát và phối hợp chuẩn bị báo cáo cho các cơ quan Chính phủ.

– Bảo đảm tài chính đảm bảo cho các tài sản của doanh nghiệp thông qua nội bộ đầy đủ; kiểm soát và bảo hiểm thích hợp.

– Kế toán trưởng liên tục đánh giá các lực lượng kinh tế và xã hội và ảnh hưởng của chính phủ, và giải thích ảnh hưởng của họ đối với kinh doanh.

2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của kế toán trưởng là gì?

– Việc cài đặt và giải thích tất cả các hồ sơ kế toán của doanh nghiệp.

– Việc chuẩn bị và giải thích báo cáo tài chính và báo cáo của tập đoàn.

– Kiểm toán liên tục tất cả các tài khoản và hồ sơ của công ty bất cứ nơi nào.

– Việc tổng hợp chi phí phân phối.

– Việc tổng hợp chi phí sản xuất.

– Tổng hợp số lượng hàng tồn kho

– Chuẩn bị và giải thích tất cả các hồ sơ và báo cáo thống kê của tập đoàn.

– Với tư cách là kế toán trưởng, họ kết hợp với các cán bộ và trưởng phòng khác, về ngân sách hàng năm bao gồm tất cả các hoạt động của tập đoàn đệ trình lên Hội đồng quản trị trước khi bắt đầu năm tài chính.

– Sự xác nhận hiện tại là các tài sản của tập đoàn được bảo hiểm đúng và đầy đủ.

– Việc duy trì hồ sơ đầy đủ của các khoản chiếm dụng được ủy quyền và xác định rằng tất cả các khoản tiền được sử dụng theo đó được hạch toán đúng. Sự xác nhận hiện tại rằng các giao dịch tài chính được bao phủ trong biên bản của Hội đồng quản trị và ủy ban điều hành được thực hiện và ghi lại đúng cách.

– Duy trì hồ sơ đầy đủ của tất cả các hợp đồng và cho thuê.

– Thống kê, quản lý các giấy tờ thu chi của doanh nghiệp như: séc, giấy ghi nợ và các công cụ chuyển nhượng khác của công ty đã được ký bởi thủ quỹ hoặc các nhân viên khác như đã được ủy quyền bởi luật pháp của công ty hoặc thời gian hình thành đến thời gian được chỉ định bởi Hội đồng quản trị. Việc kiểm tra tất cả các lệnh bảo đảm cho việc rút chứng khoán khỏi kho tiền của tập đoàn và xác định rằng việc rút tiền đó được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định do Hội đồng quản trị thiết lập theo thời gian.

– Chuẩn bị hoặc phê duyệt các quy định hoặc thông lệ tiêu chuẩn, được yêu cầu để đảm bảo tuân thủ các mệnh lệnh của các quy định được ban hành bởi các cơ quan chính phủ hợp pháp.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ được chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì cùng những thông tin bổ ích về vị trí kế toán trưởng hay kế toán quản trị, kiểm soát viên tài chính này cho mình.