Nâng Cao Vai Trò Của Chi Bộ Đảng Ở Khu Dân Cư

Hiện Đảng bộ tỉnh có 33 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 1.727 tổ chức cơ sở đảng (635 đảng bộ xã, phường, thị trấn; 417 đảng bộ cơ sở và 675 chi bộ cơ sở); 28 đảng bộ bộ phận; 11.448 chi bộ trực thuộc, với 222.608 đảng viên.

Từ sự chăm lo của đảng bộ các cấp trong tỉnh, nhận thức của các cán bộ, đảng viên, các chi bộ ngày càng phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động là hạt nhân chính trị của cơ sở, là cầu nối gần nhất triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của các chi bộ dân cư khu vực nông thôn, miền núi, nhất là những nơi xa trung tâm huyện. Tuy nhiên, nhiều chi bộ ở khu vực nông thôn đã có cách làm sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng thành công NTM. Đồng chí Hồ Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ thôn Lâm Chính, xã Thanh Xuân (Như Xuân) vui vẻ cho biết: Với 14 đảng viên, Chi bộ thôn Lâm Chính luôn tiên phong trong các phong trào thi đua của xã. Mỗi khi triển khai một việc gì, chúng tôi đều đưa ra chi bộ bàn bạc, thống nhất chủ trương, dự toán kinh phí, sau đó tiến hành họp dân, bàn bạc công khai, dân chủ. Trong phong trào XDNTM, từ sự đồng thuận của hơn 100 hộ trong thôn, bà con cùng nhau đóng góp ngày công, tiền bê tông hóa 500m đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, chỉnh trang cổng chào, trồng hoa hai bên đường… với tổng kinh phí hơn 430 triệu đồng. Đơn cử như việc lắp đặt đường điện chiếu sáng, khi được bàn bạc dân chủ, công khai tại các cuộc họp thôn, chỉ sau 2 tháng, từ nguồn “kích cầu” của huyện và hỗ trợ của xã, chúng tôi đã vận động nhân dân đóng góp hơn 30 triệu đồng lắp đặt hệ thống đèn compact trên các cây cột kiên cố với tổng kinh phí hơn 70 triệu đồng thắp sáng hơn 1,2 km đường trong thôn… Với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thôn Lâm Chính là thôn đầu tiên của xã Thanh Xuân và cũng là xã đầu tiên của vùng “6 Thanh” được công nhận thôn NTM.

“Đòn bẩy” từ các chỉ thị, nghị quyết

Hoạt động hiệu quả của các chi bộ khu dân cư (KDC) đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đảng bộ huyện Nga Sơn những năm trước đây còn tình trạng một số chi bộ KDC chưa chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, chế độ sinh hoạt định kỳ chưa được duy trì thường xuyên; tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt không cao. Nội dung sinh hoạt Đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức; vai trò lãnh đạo và tính chiến đấu của tổ chức đảng chưa được thể hiện rõ; tinh thần tự phê bình và phê bình còn hạn chế… Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, Ban Thường vụ Huyện ủy Nga Sơn đã ban hành Nghị quyết số 04 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”; Chỉ thị số 13 về “Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn cảm tình Đảng và kết nạp đảng viên”. Do làm tốt công tác quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát nên đến nay việc sinh hoạt định kỳ của các chi bộ thôn, phố trên địa bàn huyện đã đi vào nền nếp; nội dung sinh hoạt có nhiều đổi mới, gắn với thực tiễn tại cơ sở; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Đồng chí Phạm Đình Tố, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nga Sơn, cho biết: Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chất lượng sinh hoạt, vai trò của chi bộ dân cư ngày càng nâng cao. Các chi bộ dân cư đã phát huy được vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, KDC. Kinh tế của huyện ổn định và có bước phát triển; công tác XDNTM được đẩy nhanh tiến độ, đến nay huyện Nga Sơn đã có 15/26 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu năm 2023 có thêm 5 xã về đích NTM để đến năm 2023 trở thành huyện NTM…

Theo đồng chí Trần Duy Bình, Bí thư Huyện ủy Hà Trung, để tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của chi bộ KDC, khắc phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, các tổ chức đảng KDC cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng đổi mới công tác quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo hướng thiết thực, phù hợp với từng đối tượng; coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, sát với yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Làm tốt công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; kịp thời phát hiện, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, đặc biệt coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, gần dân, sát dân để mỗi tổ chức đảng cơ sở thực sự là “cầu nối” giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Phan Nga

Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Chi Bộ Khu Dân Cư

Trong những năm qua, Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ, đặc biệt là sinh hoạt chi bộ, giúp tổ chức Đảng ngày càng hoạt động hiệu quả, gần dân hơn.

Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn Nguyễn Đình Vĩnh (giữa) tặng Giấy khen cho các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2023. Ảnh: NHƯ Ý

Hiện nay, Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn có 26 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, gồm 4 Đảng bộ phường, 2 Đảng bộ lực lượng vũ trang, 3 Đảng bộ cơ quan và 17 chi bộ cơ sở; trong đó, có 204 chi bộ và 1 Đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở với tổng số hơn 4.000 đảng viên. Để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hệ thống chính trị, tạo chuyển biến tích cực rõ nét về năng lực, sức chiến đấu và phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng và đảng viên, Ban Thường vụ Quận ủy đã ban hành Công văn số 875-CV/QU ngày 5-3-2023 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, từ năm 2023, Ban Thường vụ Quận ủy chỉ đạo tăng cường duy trì thường xuyên chế độ cấp ủy Đảng các phường dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư (KDC). Các Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận về dự sinh hoạt với chi bộ KDC theo phân công.

Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn Nguyễn Đình Vĩnh cho biết, sau gần một năm triển khai thực hiện việc phân công cấp ủy viên các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị định kỳ về dự sinh hoạt với các chi bộ, bước đầu đạt “4 cái được”. Đó là “được cán bộ” (cán bộ đi dự sinh hoạt sâu sát, nắm chắc và hiểu được tình hình thực tiễn ở KDC); “được việc” (kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất của cán bộ, đảng viên ở cơ sở); “được tổ chức” (nền nếp sinh hoạt chi bộ được duy trì, chất lượng sinh hoạt được nâng lên, cơ bản bảo đảm đúng quy định); “được lòng dân” (được dư luận nhân dân đánh giá cao, tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đảng với nhân dân).

Cùng với đó, Quận ủy triển khai nhiều giải pháp như đưa nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt vào giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy các chi bộ trực thuộc; yêu cầu các chi, Đảng bộ cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm; xử lý nghiêm các chi bộ, đảng bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc và chế độ sinh hoạt chi bộ; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết công tác nâng cao chất lượng chi bộ gắn với sơ, tổng kết công tác xây dựng đảng…

Ông Phạm Văn Chi, Bí thư chi bộ Đa Mặn 9A, thuộc Đảng bộ phường Khuê Mỹ cho biết, chi bộ duy trì nghiêm túc sinh hoạt định kỳ hằng tháng. Nhiều vấn đề nảy sinh ở KDC được chi bộ bàn giải pháp và chỉ đạo, lãnh đạo giải quyết, xử lý kịp thời. Từ năm 2023, tại mỗi buổi họp luôn có mặt của một Quận ủy viên và một đảng ủy viên của phường được phân công về tham dự cùng chi bộ. “Nếu có những chủ trương mới cần được thông báo, giải thích thì cấp ủy viên cấp trên sẽ thông tin ngay. Ngược lại, những vấn đề đảng viên, nhân dân bức xúc, kiến nghị được nêu ra trong cuộc họp đều được tiếp thu ngay và chuyển đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết”, ông Chi nói.

Có thể thấy, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thông qua cử cấp ủy viên cấp trên về sinh hoạt ở cơ sở đã trở thành cầu nối giữa chi bộ với Quận ủy và Đảng ủy các phường trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đưa kiến nghị, thắc mắc của các đảng viên, người dân đến các cấp chính quyền nhanh và hiệu quả hơn; giúp khu dân cư nắm được các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Thời gian đến, Quận ủy Ngũ Hành Sơn sẽ tiếp tục phát huy cách làm này để thúc đẩy phát triển công tác xây dựng Đảng ở cơ sở ngày càng trong sạch vững mạnh.

NGUYỄN NHƯ Ý

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chi Bộ Là Gì?

Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.

Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện thành lập Chi bộ

Đối với cấp xã, phường, thị trấn muốn thành lập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện)…”

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác muốn thành lập Chi bộ cơ sở thì cũng phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: ” Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở);

Đối với các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện trên thì mới có thể thành lập Chi bộ tại đơn vị của mình.

3. Chức năng nhiệm vụ của chi bộ

Chức năng nhiệm vụ của chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Nhiệm vụ của chi bộ ( Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như:

– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế.

– Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,…

– Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ

– Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

– Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

– Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội

Về Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Đảng Bộ, Chi Bộ Cơ Sở Cơ Quan

QUY ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ CƠ SỞ CƠ QUAN

– Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khóa IX);

– Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức và đặc điểm của cơ quan;

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan như sau:

I- Chức năng

Điều 1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

II- Nhiệm vụ

Điều 2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.

1- Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2- Lãnh đạo cán bộ, công chức và người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm tốt chức năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo cơ quan về những vấn đề cần thiết; không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

3- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu và các biểu hiện tiêu cực khác. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công chức và người lao động.

4- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cơ quan. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu ”diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của cơ quan.

Điều 3. Lãnh đạo công tác tư tưởng

1- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức và người lao động; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần làm chủ, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

2- Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, công chức và người lao động nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.

3- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Điều 4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

1- Cấp ủy tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan.

2- Cấp ủy tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật … đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan. Lãnh đạo việc thực hiện các quyết định đó. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng.

3- Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của cơ quan thuộc thẩm quyền của cấp trên.

Điều 5. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội.

1- Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội trong cơ quan xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2- Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội và cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan.

Điều 6. Xây dựng tổ chức đảng.

1- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

– Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

3- Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4- Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

5- Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.

6- Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Điều 7. Đối với thủ trưởng cơ quan.

1. Đảng bộ, chi bộ, cấp ủy bảo đảm và tạo điều kiện để thủ trưởng cơ quan thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng cơ quan bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện Quy định này. Cấp ủy cơ quan thường xuyên phản ánh với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan ý kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và chính sách, chế độ trong cơ quan.

3- Bí thư, thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong cơ quan. Khi đảng ủy, chi ủy cơ sở và thủ trưởng cơ quan có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng cơ quan quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp ủy và thủ trưởng cơ quan cùng báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 8. Đối với các đoàn thể chính trị – xã hội.

Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp ủy làm việc với các đoàn thể, nắm định hình hoạt động của từng đoàn thể để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Điều 9. Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương.

Cấp ủy xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền địa phương nơi có trụ sở cơ quan và nơi có cán bộ, đảng viên của cơ quan cư trú, để phối hợp công tác và quản lý cán bộ, đảng viên.

IV- Điều khoản thi hành

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

1- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2- Căn cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.

Điều 11. Hiệu lực thi hành.

Quy định này thay thế Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 19-11-1992 của Ban Bí thư (khóa VII), có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.

Cư Dân Chung Cư Cần Biết: Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Ban Quản Trị Chung Cư?

Khi nào thì chung cư buộc phải thành lập Ban quản trị?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.

Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.

Theo Điều 104 Luật nhà ở 2014 và Điều 41 Thông tư 02/2023/TT-BXD thì Ban quản trị nhà chung cư có các quyền và trách nhiệm sau:

Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:

a) Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;

c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.

Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

Ban quản trị chung cư có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư

đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;

g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;

h) Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;

i) Được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phí hợp lý khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này;

l) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định pháp luật.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm a, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.

Bạn đang theo dõi bài viết Cư dân chung cư cần biết: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản trị chung cư trong chuyên mục Hướng dẫn Rever. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo nhanh tài liệu Hướng dẫn kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ chung cư: