Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chi Bộ Là Gì?

Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.

Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện thành lập Chi bộ

Đối với cấp xã, phường, thị trấn muốn thành lập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện)…”

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác muốn thành lập Chi bộ cơ sở thì cũng phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: ” Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở);

Đối với các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện trên thì mới có thể thành lập Chi bộ tại đơn vị của mình.

3. Chức năng nhiệm vụ của chi bộ

Chức năng nhiệm vụ của chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Nhiệm vụ của chi bộ ( Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như:

– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế.

– Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,…

– Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ

– Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

– Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

– Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội

Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Bộ Máy Của Văn Phòng Tỉnh Ủy

Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy như sau:Chương ICHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện theo Điều 5, Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25/7/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.

* Tổ chức bộ máy:

– Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy gồm: Chánh Văn phòng và 02 – 03 phó chánh Văn phòng.

Cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy được thành lập 05 phòng chuyên môn. Mỗi phòng tối thiểu có 05 người; phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng. Cụ thể như sau:

– Các phòng trực thuộc:

+ Phòng Tổng hợp

+ Phòng Hành chính – Lưu trữ

+ Phòng Quản trị

+ Phòng Tài chính đảng

+ Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin.

– Biên chế: Từ ngày 01/01/2023, biên chế của Văn phòng Tỉnh ủy là 49 người. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Biên chế của các phòng trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy do lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy quyết định.

1.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

1.2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

– Nghiên cứu, đề xuất và giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy theo quy chế làm việc; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy.

– Phối hợp chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản và văn bản hóa ý kiến kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy tại các phiên họp giao ban định kỳ và các buổi làm việc của Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh và theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện. Làm nhiệm vụ ghi biên bản hội nghị Tỉnh ủy.

1.2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

– Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng và thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ công tác văn phòng ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

1.2.3. Thẩm định, thẩm tra

– Phối hợp thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

– Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

– Xây dựng một số văn bản, đề án, kế hoạch, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.

– Tham mưu chương trình, chuẩn bị nội dung phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, các hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chủ trì; đồng thời chuẩn bị các bài phát biểu, dự thảo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại các hội nghị Tỉnh ủy và các hội nghị sơ kết, tổng kết của các ngành.

– Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

1.2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

1.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Tổng hợp được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Tổng hợp gồm Trưởng phòng, không quá 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên.

2. Phòng Hành chính – Lưu trữ

2.1. Chức năng

Phòng Hành chính – Lưu trữ là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư và lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; trực tiếp quản lý lưu trữ lịch sử của Đảng ở cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ hành chính; tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; tham mưu công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng của cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy.

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ cơ quan:

– Trong quý I hàng năm tiến hành thu thập tài liệu của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy (công văn đi, công văn đến và hồ sơ công việc theo Hướng dẫn 17-HD/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng).

– Thực hiện việc chỉnh lý, lập hồ sơ tài liệu thu về hàng năm theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.

– Hướng dẫn cho cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy lập hồ sơ công việc theo đúng quy định (kể cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).

2.2.2. Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ lịch sử Đảng của tỉnh:

– Tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ.

– Trực tiếp quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (xã, phường, thị trấn).

– Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.

2.2.3. Tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.4. Quản lý, sử dụng tất cả các con dấu ( Kể cả chứng thư số và chữ ký số) của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các loại dấu khác thuộc cơ quan quản lý để phục vụ xử lý việc nhận và gửi văn bản của từng cơ quan. Lưu hồ sơ, tài liệu và giao nộp toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy trong năm vào Kho Lưu trữ Tỉnh ủy đúng thời hạn quy định.

2.2.6. Quản lý, theo dõi cấp các loại giấy tờ hành chính ( đi đường, giới thiệu…) của cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.7. Ký xác nhận giấy đi đường đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan khác đến liên hệ công tác tại các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.8. Tham mưu lãnh đạo Văn phòng về công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua khen thưởng; các báo cáo kiểm điểm hàng năm, 6 tháng của Văn phòng Tỉnh ủy và các báo cáo khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

2.2.9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

2.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Hành chính – Lưu trữ được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Hành chính – Lưu trữ gồm Trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự, nhân viên.

3.1. Chức năng

Phòng Quản trị là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; trực tiếp theo dõi quản lý tài sản các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

3.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

3.2.1. Tổ chức phục vụ các hội nghị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; các hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập và hội nghị của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy; phối hợp tổ chức đón, tiếp các đoàn khách đến thăm và làm việc với Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đảm bảo đúng chế độ, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt hiệu quả (bố trí địa điểm làm việc, ăn, nghỉ, tham quan,…).

3.2.3. Tham mưu lãnh đạo Văn phòng về công tác bảo vệ, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm công tác vệ sinh, cảnh quan môi trường trong khuôn viên Tỉnh ủy.

3.2.4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

3.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Quản trị được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Quản trị gồm Trưởng phòng, không quá 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự, nhân viên.

4.1. Chức năng

Phòng Tài chính đảng là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của Đảng và Nhà nước.

4.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

4.2.1. Thực hiện xây dựng dự toán thu, chi ngân sách của Tỉnh ủy hàng năm theo quy định của pháp luật và xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc Tỉnh ủy theo phân cấp quản lý ngân sách.

4.2.2. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước; thực hiện công tác thu, nộp, quản lý, sử dụng đảng phí theo quy định.

4.2.3. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng theo Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ tài chính – kế toán đối với các tổ chức cơ sở đảng trong tỉnh.

4.2.4. Thực hiện công tác kế toán, quyết toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của pháp luật về ngân sách và kế toán. Liên hệ với cơ quan tài chính, kho bạc thực hiện đối chiếu số liệu kế toán; lập thủ tục nhận kinh phí và thanh toán kinh phí theo quy định.

4.2.5. Xây dựng báo cáo tình hình công tác tài chính đảng hằng năm báo cáo lãnh đạo Văn phòng trình Tỉnh ủy theo quy định.

4.2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

4.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Tài chính đảng được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Tài chính đảng gồm Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên.

5. Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin

5.1. Chức năng

Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy về công tác cơ yếu và công nghệ thông tin; thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin thuộc phạm vi bí mật Đảng, Nhà nước phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; thực hiện ứng dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; tham mưu và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính trong Đảng.

5.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

5.2.2. Quản lý, triển khai, vận hành Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy; kiểm tra thực hiện quy chế Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nghiên cứu ứng dụng các phần mềm quản lý nội bộ trong Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ công nghệ thông tin đối với các đơn vị kết nối hệ thống Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy.

5.2.3. Trực tiếp quản lý các thiết bị kỹ thuật và các cơ sở dữ liệu dùng chung của Tỉnh ủy; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu các phần mềm chuyên ngành.

5.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy trong việc tổ chức triển khai an toàn, bảo mật thông tin trên mạng.

5.2.5. Phối hợp chặt chẽ Trung tâm công nghệ thông tin và Cục Lưu trữ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng trong việc tổ chức, khai thác, quản lý và bảo mật thông tin trên mạng.

5.2.7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

5.2.8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

5.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin không quá 06 người, được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin gồm Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán bộ kỹ thuật để đảm bảo quản lý và vận hành hệ thống mạng từ tỉnh đến huyện.

Chương IIMỐI QUAN HỆ CÔNG TÁCĐiều 2. Mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy 1. Quan hệ với Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy

Các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu, đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm lĩnh vực được phân công với lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

2. Quan hệ với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng

Các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có trách nhiệm báo cáo, thống kê cơ bản về nhiệm vụ công tác với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng khi có yêu cầu; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng theo quy định.

Ủy Ban Kiểm Tra Huyện Ủy Giám Sát Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Đối Với Chi Bộ Bưu Điện

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy do đồng chí Lê Văn Dân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ Bưu điện huyện Lương Sơn.

Toàn cảnh buổi giám sát

Bưu điện huyện Lương Sơn là đơn vị phục vụ và kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông, trực thuộc Bưu điện tỉnh Hòa Bình. Tổng số có 16 cán bộ, công nhân viên; Chi bộ Bưu Điện là c hi bộ cơ sở, trực thuộc Huyện ủy Lương Sơn , tính đến thời điểm giám sát chi bộ có 7 đảng viên chính thức và là chi bộ không có cấp ủy; năm 2023, 2023, 2023 chi bộ được tổ chức đảng cấp trên đánh giá đạt chị bộ “trong sạch, vững mạnh”.

Chi bộ x ác định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; c ăn cứ vào Nghị quyết, Chương trình công tác, Quy chế làm việc toàn khóa, hàng năm ban hành các văn bản để lãnh đạo cán bộ, nhân viên và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm ; Quy chế làm việc được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ, nhân viên và người lao động phù hợp với từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ .

Tuy nhiên, chi bộ Bưu điện cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục như: Việc xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm chưa thật sự phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chi bộ; một số ít cán bộ, đảng viên còn thụ động trong công việc, chất lượng hiệu quả giải quyết công việc chưa cao; v iệc phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình đối với của một số đồng chí đảng viên trong chi bộ ; việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách còn sơ sài, chưa khoa học.

Đoàn Giám sát yêu cầu Chi bộ Bưu điện : Tiếp tục nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, CBCNV , thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2023 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Duy trì tốt mối quan hệ công tác với các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để được hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thời gian để Chi bộ Bưu điện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn qua Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trước ngày 31/12/2023./.

Bạch Xuân Thơ (Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy)

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án về công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy.

c) Nghiên cứu, đề xuất ủy ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Bộ Chính trị.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đề xuất Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ.

e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong Đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.

b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.

b) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giao

a, Bố trí, phân công cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và của cấp ủy. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm.

b, Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

c, Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra các cấp ủy trực thuộc theo các quy định của Đảng.

d, Xây dựng, quản lý sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo thẩm quyền.

đ, Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy duyệt kế hoạch công tác hàng năm của các phòng và văn phòng thuộc cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

e, Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

g, Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

h, Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.

(Theo Quy định số 2682 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy)

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Tỉnh Ủy

2. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, đề xuất và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; tham mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các Phó Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ.

d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội.

đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

e) Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

g) Sơ kết, tổng kết công tác Văn phòng cấp ủy.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc Tỉnh ủy.

b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính – kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.

a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy theo phân cấp.

d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy.

đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.

e) Với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.

(Theo Quy định số 2685 -QĐi/TU ngày 05 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh ủy)