Ủy Ban Kiểm Tra Huyện Ủy Giám Sát Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Đối Với Chi Bộ Bưu Điện

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy do đồng chí Lê Văn Dân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ Bưu điện huyện Lương Sơn.

Toàn cảnh buổi giám sát

Bưu điện huyện Lương Sơn là đơn vị phục vụ và kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông, trực thuộc Bưu điện tỉnh Hòa Bình. Tổng số có 16 cán bộ, công nhân viên; Chi bộ Bưu Điện là c hi bộ cơ sở, trực thuộc Huyện ủy Lương Sơn , tính đến thời điểm giám sát chi bộ có 7 đảng viên chính thức và là chi bộ không có cấp ủy; năm 2023, 2023, 2023 chi bộ được tổ chức đảng cấp trên đánh giá đạt chị bộ “trong sạch, vững mạnh”.

Chi bộ x ác định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; c ăn cứ vào Nghị quyết, Chương trình công tác, Quy chế làm việc toàn khóa, hàng năm ban hành các văn bản để lãnh đạo cán bộ, nhân viên và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm ; Quy chế làm việc được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ, nhân viên và người lao động phù hợp với từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ .

Tuy nhiên, chi bộ Bưu điện cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục như: Việc xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm chưa thật sự phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chi bộ; một số ít cán bộ, đảng viên còn thụ động trong công việc, chất lượng hiệu quả giải quyết công việc chưa cao; v iệc phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình đối với của một số đồng chí đảng viên trong chi bộ ; việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách còn sơ sài, chưa khoa học.

Đoàn Giám sát yêu cầu Chi bộ Bưu điện : Tiếp tục nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, CBCNV , thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2023 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Duy trì tốt mối quan hệ công tác với các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để được hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thời gian để Chi bộ Bưu điện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn qua Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trước ngày 31/12/2023./.

Bạch Xuân Thơ (Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy)

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chi Bộ Là Gì?

Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.

Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện thành lập Chi bộ

Đối với cấp xã, phường, thị trấn muốn thành lập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện)…”

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác muốn thành lập Chi bộ cơ sở thì cũng phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: ” Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở);

Đối với các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện trên thì mới có thể thành lập Chi bộ tại đơn vị của mình.

3. Chức năng nhiệm vụ của chi bộ

Chức năng nhiệm vụ của chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Nhiệm vụ của chi bộ ( Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như:

– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế.

– Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,…

– Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ

– Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

– Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

– Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án về công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy.

c) Nghiên cứu, đề xuất ủy ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Bộ Chính trị.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đề xuất Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ.

e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong Đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.

b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.

b) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giao

a, Bố trí, phân công cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và của cấp ủy. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm.

b, Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

c, Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra các cấp ủy trực thuộc theo các quy định của Đảng.

d, Xây dựng, quản lý sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo thẩm quyền.

đ, Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy duyệt kế hoạch công tác hàng năm của các phòng và văn phòng thuộc cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

e, Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

g, Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

h, Giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.

(Theo Quy định số 2682 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy)

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ủy Ban Kiểm Tra

Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

1. Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

2. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số ủy viên ban chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

3. Việc bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá một phần hai (1/2) số phiếu bầu.

Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu.

Tổ chức cơ sở của công đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử 1 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

4. Khi mới thành lập hoặc tách, nhập tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra lâm thời.

5. Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

6. Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra. Ủy viên ủy ban kiểm tra khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn ở ngành, địa phương, đơn vị đó. Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra kể từ thời điểm nghỉ hưu hoặc thôi việc ghi trong quyết định.

Nhiệm vụ Ủy ban kiểm tra công đoàn:

1. Giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

2. Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

4. Giúp ban chấp hành, ban thường vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định cuả pháp luật.

5. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Quyền hạn Ủy ban kiểm tra công đoàn:

1. Ủy viên ủy ban kiểm tra được tham dự các hội nghị của ban chấp hành và được mời dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cùng cấp.

2. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của ban chấp hành.

3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do ủy ban kiểm tra nêu ra.

4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra không được cơ quan thường trực giải quyết thì ủy ban kiểm tra có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

5. Ủy viên ban kiểm tra được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra

Tin bài: Lê Thị Hạnh

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Tỉnh ủy) mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.

3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh ủy theo phân cấp.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng; về công tác cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; giải quyết các vấn đề về đảng tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; về chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý.

e) Quản lý hồ sơ cán bộ diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

g) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong toàn tỉnh để để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

h) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây dựng đảng.

i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.

k) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xoá tên đảng viên, giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.

a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng đảng, về cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.

d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

a) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng.

b) Với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

d) Với các ban, Văn phòng Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện và các đảng ủy trực thuộc.

đ) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao

a) Giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quy hoạch cán bộ; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồng thời tham mưu thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng gắn với quy hoạch đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tỉnh theo phân cấp.

b) Tham mưu công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế khối đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính tri – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền phân cấp.

c) Thực hiện các công việc khác khi được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao.

( Theo Quy định số 2681 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy)