Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Bằng Văn Học Thiếu Nhi

Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ.

Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều những trải nghiệm, nhận thức về thế giới xung quanh còn ở mức cảm tính thì việc được tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong các tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ góp phần rất lớn hình thành nên tích cách, tạo nên “thế giới quan” sơ khai cho trẻ, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can đảm… Trong truyện thần thoại, các em lại gặp lối nhân hóa và sự tưởng tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách sinh động, thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Vì vậy, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Từ đó, các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy thể hiện qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.

Văn học lứa tuổi mầm non có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm lý trẻ thơ và hướng dẫn tới cái đẹp chân – thiện – mỹ. Việc phát huy phương tiện giáo dục này có lẽ là một điều cần thiết để làm thay đổi những cách giáo huấn khô khan, những lời dạy dỗ cứng ngắc song ít hiệu quả mà lâu nay chúng ta vẫn áp dụng với trẻ. Vì thế, trong môi trường giáo dục gia đình, cha mẹ cần tác động đến nhân cách trẻ em thông qua con đường văn học. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên việc tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô… Điều quan trọng là cha mẹ phải biết cách tạo hứng thú cho trẻ với việc đọc sách, cần nắm được những đặc điểm tâm lý của trẻ để chọn những tác phẩm phù hợp với tính cách của trẻ.

Nguyễn Thị Kim Hồng (Khoa Sư phạm, Đại học Tây Nguyên)

Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam: Phát Huy Sức Mạnh Giáo Dục

Nền văn học thiếu nhi Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống với những cây bút khá nổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Đăng Khoa, Phan Hồn Nhiên, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần… cùng những tác phẩm đặc sắc như 101 truyện ngày xưa, Chuyện hoa chuyện quả, Hoa cỏ thì thầm, Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang-bi-ang, Dế Mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương Nam, Góc sân và khoảng trời, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ…  Viết cho thiếu nhi, những nhà văn luôn cần mẫn sáng tạo, mở rộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mới mẻ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của độc giả. Họ đã thành công với mảng đề tài truyện cổ tích hiện đại, truyện cổ viết lại, những truyện đầy chất thơ về cỏ-cây-hoa-lá và ký ức tuổi thơ, những cuộc phiêu lưu, mạo hiểm, gắn với những suy nghĩ, cảm xúc hồn nhiên của trẻ thơ cùng những bài học giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Các em thiếu nhi mua sách tại Fahasha Phan Rang. Ảnh: Sơn Ngọc

Cùng với sự phát triển của xã hội, văn học thiếu nhi ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể, các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá về quá trình phát triển của văn học thiếu nhi ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc. Cùng với đó là sự tích cực, chủ động “vào cuộc” của nhiều nhà xuất bản trong in ấn và phát hành tác phẩm về văn học thiếu nhi. Nhiều cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi được tổ chức với những hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo hiệu ứng tốt trong dư luận, khơi dậy niềm say mê văn học, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển năng khiếu, phát hiện và phát huy khả năng sáng tạo cho thiếu nhi.

Quá trình phát triển cùng những thành quả gặt hái của văn học thiếu nhi ngày càng đi vào chiều sâu, tiếp cận với đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi, qua đó góp phần quan trọng vào việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ, cảm xúc thẩm mỹ, ngôn ngữ cho trẻ. Văn học thiếu nhi như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ vốn từ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khả năng tác động của văn học đến tâm hồn và trí tuệ, nhân cách của con người vẫn luôn là một sức mạnh kỳ diệu và tinh tế nhất. Vì thế, phát huy sức mạnh giáo dục, bồi dưỡng cho trẻ lòng yêu mến văn học thiếu nhi là hết sức cần thiết. Trong môi trường giáo dục của nhà trường, gia đình, các thầy, cô giáo, phụ huynh cần giáo dục nhân cách trẻ em thông qua con đường văn học, tạo hứng thú cho trẻ trong việc đọc tác phẩm văn học thiếu nhi, qua đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn tâm hồn…

Anh Trang

Văn Học Thiếu Nhi Với Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Lứa Tuổi Mầm Non

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TRẦN NGỌC ÁNH

VĂN HỌC THIẾU NHI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học: ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI – 2014

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Th.S Trần Thị Minh – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêm cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xim chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên

Trần Ngọc Ánh

TrÇn Ngäc ¸nh

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

TrÇn Ngäc ¸nh

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên

Trần Ngọc Ánh

TrÇn Ngäc ¸nh

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

1.2.6.1. Phương pháp sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi để tác động vào mặt tình cảm của trẻ……………………………………………………………..18 1.2.6.2. Phương pháp sử dụng các tấm gương đạo đức trong các tác phẩm văn học để trẻ noi theo……………………………………………………….18 1.2.6.3. Phương pháp khen chê đúng mực gắn với tác phẩm văn học..19 1.3. Cơ sở ngữ văn……………………………………………………………………………20 1.3.1. Vai trò của tác phẩm văn học đối với giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non ……………………………………………………………………………………………………20 1.3.2. Một số đặc trưng cơ bản của văn học phù hợp với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non……………………………………………………………………..23 1.3.2.1. Ngắn gọn và rõ ràng……………………………………………………….23 1.3.2.2. Nghệ thuật của văn học dành cho trẻ mầm non thường không quá cầu kỳ, phức tạp…………………………………………………………………..25 1.3.2.3. Mỗi tác phẩm văn họcthiếu nhi đều là một bài học đạo đức sâu sắc nhưng lại rất gần gũi, giúp trẻ hiểu rõ ràng……………………………..26 1.3.3. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo…………………………..27 1.3.3.1. Trẻ em lứa tuổi mầm non giàu cảm xúc và tình cảm……………27 1.3.3.2. Trí tưởng tượng phong phú bay bổng………………………………..27 1.3.3.3. Tư duy hình tượng…………………………………………………………..28 Chương 2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON……………….30 2.1. Văn học thiếu nhi góp phần phát triển tình cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non…………………………………………………………………………………………………30 2.1.1. Văn học giúp trẻ hiểu được tình yêu thương gắn bó với ông bà, cha mẹ, anh chị em………………………………………………………………………………31 2.1.2. Văn học giúp trẻ bày tỏ tình cảm thích hợp với mọi người xung quanh: thầy cô, bạn bè và những người lao động……………………………….41

TrÇn Ngäc ¸nh

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

2.1.3. Văn học góp phần khơi gợi ở trẻ tình yêu đối với quê hương đất nước…………………………………………………………………………………………….45 2.2. Văn học thiếu nhi góp phần giáo dục trẻ mầm non thái độ hành vi và cách ứng xử có văn hoá…………………………………………………………………….50 2.1.1. Văn học giúp trẻ biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn………………………………………………………………………………………50 2.2.2. Văn học giúp trẻ biết được các quy tắc hành vi và thói quen ứng xử có văn hoá, hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp……………53 2.2.3.Văn học giúp trẻ biết nâng niu trân trọng những sản phẩm lao động do con người làm ra……………………………………………………………………….56 KẾT LUẬN …………………………………………………………………61 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….63

TrÇn Ngäc ¸nh

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chúng ta vẫn thường nói:”Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai “.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.Vì vậy, quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam ngay từ độ tuổi mầm non chính là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần hình thành nền tảng nhân cách con người mới. Cũng bởi vì: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Các em tới trường đi học đâu chỉ có đơn thuần học tri thức, học các phép toán cộng trừ, nhân chia, hay các chữ cái a, b, c,… Mà các em còn được học cách làm người, học cách làm bé ngoan, bé giỏi, bé vâng lời,.. Để đảm bảo cho trẻ có được một nền tảng về đạo đức vững chắc cho các lớp học về sau thì giai đoạn mầm non của trẻ cần được đặc biệt quan tâm hơn nữa. Giáo dục đạo đức có ảnh hưởng to lớn tới các mặt giáo dục khác. Mặt khác, đối với trẻ thơ việc hình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa to lớn vì nó là mầm mống đạo đức sau này của các em. Chẳng thế mà Macarencô – nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã nói: “Những gì không có được ở trẻ năm tuổi thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc giáo dục lại rất khó khăn”. Có thể thấy rằng: quan tâm đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, là chính sách hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Có rất nhiều cách khác nhau, nhiều hình thức, phương tiện khác nhau để giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi Mầm non. Trong đó, hiệu quả nhất là thông qua con đường sư phạm và bằng các tác phẩm văn học thiếu nhi. Đó là những tác phẩm gần gũi với đời sống tinh thần của trẻ, bồi bổ tư tưởng, tình cảm, đem đến sự tươi mát trong suy nghĩ của các em, đưa các em đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp. TrÇn Ngäc ¸nh

1

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

Văn học thiếu nhi cũng như văn học nói chung, là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đó là nghệ thuật ngôn từ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến với văn học, trẻ được sống trong thế giới riêng của mình, một thế giới hấp dẫn, mới lạ với những xúc cảm tình cảm trong sáng hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh mà còn góp phần làm giàu tâm hồn, hướng trẻ đến những tình cảm đạo đức tốt đẹp mà khó loại hình nghệ thuật nào có thể có được. Sớm tiếp xúc với văn học, trẻ thơ sẽ học được biết bao nhiêu điều tốt đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Từ đó, trẻ có thái độ đúng đắn với cái tốt, cái xấu, biết yêu những điều hay lẽ phải trong văn chương cũng như trong cuộc sống. Văn học góp phần giáo dục cho trẻ những tình cảm tốt đẹp về cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Thực chất là văn học dạy các em tập làm người – những con người chân chính có ích cho cuộc sống, cho xã hội. Như ông cha ta đã nói: Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn thơ ngây Kho tàng văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non khá phong phú và đa dạng về số lượng và thể loại, bao gồm cả tác phẩm dân gian, các sáng tác của các tác giả nước ngoài. Mỗi tác phẩm ở mỗi thể loại khác nhau đều đem đến cho trẻ những bài học đạo đức sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về những ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đối với giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Trên thực tế, vấn đề này cũng chưa được các cô giáo quan tâm đúng mức dù mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ cũng đã được các cô giáo đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên và bản thân cũng là một cô mầm non trong tương lai, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Văn học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non để triển khai trong khóa luận tốt nghiệp này. TrÇn Ngäc ¸nh

2

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn học trẻ em hay văn học thiếu nhi hiểu theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho các em. Trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Đã có nhiều tác phẩm sáng tác cho các em trở thành những tác phẩm kinh điển của nền văn học nhân loại, như: Truyện cổ An-đéc-xen, truyện kể của Pe-rôn, tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô….Với mỗi dân tộc, văn học cho các em có những nét riêng. Tuy nhiên, những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, nhưng phải sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Và cũng với mục đích giáo dục đạo đức cho các em, văn học thiếu nhi đã, đang phát triển và hoàn thiện mình trên sự chuyển mình của nền văn học nói chung.Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học nói riêng đã được một số nhà giáo dục cũng như những người cầm bút sáng tác cho các em quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, đã có một số nhà giáo dục kinh điển quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua tác phẩm văn học như: N.Krupxkcaia, Uxôra (Nga)… S.Avranov, I.Kotova (Bun – ga – ri)…Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thuở ấu thơ cũng luôn được chú trọng. Nhấn mạnh đến nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ qua thơ, truyện, tác giả Nguyễn Thu Thuỷ trong cuốn Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ đã khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học đối với nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ: “Thông qua các nhân vật trong các tác phẩm văn học, trẻ nhận thức được khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúng mức đối với các nhân vật và lấy đó làm bài học cho việc cư xử của mình” [ 11, 51].

TrÇn Ngäc ¸nh

3

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

Trong giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang nhấn mạnh: “Có thể nói, những ấn tượng trẻ thu được trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời qua tác phẩm văn học rất sâu sắc, nhiều ấn tượng vẫn được lưu giữ trong tình cảm, ý thức suốt đời người. Trẻ em rất nhạy cảm với nội dung giáo dục đạo đức trong tác phẩm văn học (…). Giáo dục đạo đức là một trong những mặt quan trọng của sự phát triển nhân cách” [2, 18]. Cũng đứng trên quan điểm này, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Lã Thị Bắc Lý trong chuyên luận Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ Mầm non có viết: “Bằng cách này hay cách khác, văn học luôn vì con người và hướng con người tới những tình cảm tốt đẹp. Văn học thiếu nhi cũng vậy, các sáng tác cho các em luôn phản ánh những cái tốt, cái đẹp, nhằm giáo dục lòng nhân ái cho các em (…). Giáo dục lòng nhân ái là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập được các mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh và cuộc sống để từ đó trẻ có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện” [7, 42]. Không chỉ các nhà nghiên cứu, ngay cả bản thân những người cầm bút trực tiếp sáng tác cho thiếu nhi cũng rất đề cao vai trò của văn học đối với giáo dục đạo đức cho trẻ qua những ý kiến bàn luận sâu sắc. Trần Hoài Dương – nhà văn suốt đời dành tâm huyết cho văn học thiếu nhi Việt Nam từng tâm niệm: “Tôi chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang bề bộn những gì tinh tuý nhất, trong ngần nhất. Để viết cho các em. Tôi đến với văn học thiếu nhi như một thứ Đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ. Tôi hi vọng những trang viết của tôi không chỉ dành riêng cho các em đọc mà còn cho tất cả những ai muốn có những giây phút sống bình yên trong thế giới trắng trong của cái đẹp và thánh thiện” [9]. Nhà thơ Ngô Quân Miện cũng có những giây phút trăn trở: “Văn học thiếu nhi khiến cho một đứa trẻ từ một thính giả thụ động biến thành một người TrÇn Ngäc ¸nh

4

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

tham gia tích cực vào các sự kiện của nhân vật vốn chỉ là chim muông, cây cỏ hay những vật vô tri vô giác trở thành người bạn thân thiết với chúng” [9]. Còn Võ Quảng – cây đại thụ của văn học thiếu nhi Việt Nam từng quan niệm rằng: “Văn học thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo dục: Giáo dục cái đẹp cái hay cho thiếu nhi. Người viết cho thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi” [5, 27]. Trên trang báo Nhân Đạo đời sống, số ra ngày 04/ 12/ 2013, một nhà báo cũng có viết: “Văn học dành cho thiếu nhi là món ăn tinh thần quan trọng cho thiếu nhi. Những tác phẩm có giá trị có những tác động tích cực trong việc làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, góp phần bồi dưỡng, nâng cao định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho lớp độc giả nhỏ tuổi” [8]. Qua nghiên cứu, khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng: vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi Mầm non thông qua tác phẩm văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, tổng thể vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi trân trọng ý kiến của tất cả các tác giả đi trước và coi đó là những gợi ý để triển khai đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vai trò, giá trị của văn học thiếu nhi đối với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non nhằm phát huy vai trò của văn học trong giáo dục trẻ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những giá trị của văn học thiếu nhi đối với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.

TrÇn Ngäc ¸nh

5

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

4.2. Phạm vi nghiên cứu – Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi rất phong phú và đa dạng nhưng trong khoá luận này, chúng tôi giới hạn khảo sát những tác phẩm của các tác giả trong nước có giá trị về phương diện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non. – Nguồn dẫn chứng cụ thể được lấy từ các tuyển tập văn học thiếu nhi, tuyển tập thơ ca mẫu giáo, các tập sách tiêu biểu được xuất bản chủ yếu ở các nhà xuất bản trong nước như: nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Đại học Sư phạm,.. 5. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu lý luận – Phương pháp phân tích văn học – Phương pháp liên ngành 6. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận được triển khai trong 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Những giá trị của văn học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.

TrÇn Ngäc ¸nh

6

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

7

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

nhớ máy móc vốn có của trẻ, khiến cho ở lứa tuổi này, trẻ rất nhạy cảm với các tác phẩm văn học. Đặc biệt trẻ mẫu giáo tiếp nhận và thuộc rất dễ dàng, nhanh chóng những bài thơ, bài hát có vần rõ ràng, giai điệu hay và hình tượng đẹp. Những nét tâm lý và phẩm chất nhân cách của trẻ mẫu giáo nhỡ tập trung nhất cho trẻ mẫu giáo nói chung. “Nó là những nét quý giá, có ý nghĩa tuyệt đối và lớn lao đối với toàn bộ tiến trình phát triển nhân cách của trẻ em, ngay cả khi chúng trở thành người lớn thì ý nghĩa này cũng không bị mất đi”. [12, 302]. Bước sang giai đoạn mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non” – tức là lứa tuổi trước khi tới trường phổ thông. Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với sự giáo dục của người lớn, chức năng tâm lý vẫn tiếp tục được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí). Trẻ bắt đầu có sự bộc lộ nhạy cảm với ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để biểu lộ tình cảm nhu cầu cảm xúc của mình. Có trẻ bắt đầu thích làm thơ để biểu đạt tình cảm và miêu tả cảnh vật mà trẻ yêu quý. Như vậy, những xúc cảm, tình cảm của trẻ được thể hiện không chỉ qua các trò chơi, qua các hoạt động mà nó còn được bộc lộ rõ nét thông qua việc trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học. Thông qua ” thế gới thứ hai” trong văn học, trẻ bộc lộ thái độ của mình, hình thành nên những ý niệm đạo đức. Sự bộc lộ tình cảm của trẻ thực sự mạnh mẽ không chỉ với cuộc sống thực, với những người xung quanh, mà trẻ còn tỏ thái độ dứt khoát với nhân vật, hành động của nhân vật trong tác phẩm thơ, truyện. Mặt khác, trẻ có tâm lý đồng nhất thế giới được miêu tả trong tác phẩm với thế giới thực ngoài đời nên rất dễ dàng chia sẻ: yêu cái tốt, ghét cái xấu. Tất cả những điều đó tạo ra mảnh đất thuận lợi để giáo dục những phẩm chất đạo đức sau này. Chính vì vậy, việc giáo dục tình cảm đúng đắn, trong sáng chính là một trong những việc làm quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách trẻ. Ở mỗi độ tuổi, việc giáo TrÇn Ngäc ¸nh

8

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

dục đạo đức cụ thể là giáo dục xúc cảm, tình cảm cao đẹp cho trẻ rất khác nhau. Với trẻ em lứa tuổi ấu nhi, giáo dục đạo đức chính là bước đầu khơi gợi ở các em mối quan hệ tốt đối với những người xung quanh. Mẫu giáo nhỡ là độ tuổi phát triển những xúc cảm, tình cảm mãnh liệt – đây chính là tiền đề giúp trẻ hiểu được những điều hay lẽ phải ở lứa tuổi tiếp theo. Đến cuối tuổi mẫu giáo, những tình cảm xã hội xuất hiện, đây chính là cơ hội tốt để giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước. Tóm lại, giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non chính là gốc rễ để xây dựng nhân cách toàn diện, giúp trẻ biết làm chủ xúc cảm của mình, biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh. 1.1.2. Đặc điểm tư duy và nhận thức của trẻ mầm non Tư duy là một quá trình phát hiện những thuộc tính bên trong và những quy luật khách quan của sự vật để tìm hiểu về một vấn đề nào đó, người ta cần có thái độ khách quan, càng khách quan bao nhiêu càng dễ tiến tới chân lý bấy nhiêu. Cũng như đời sống tình cảm và cảm xúc, tư duy và nhận thức của trẻ mầm non cũng được hình thành và phát triển hoàn thiện theo từng giai đoạn độ tuổi. Cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu xuất hiện những hành vi có thể coi đó là mầm mống của tư duy. Trẻ đã bắt đầu hình thành các mối liên hệ với các sự vật mà trẻ nghe, nhìn thấy và cảm nhận được. Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những định hướng bên ngoài vào những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Do đặc điểm tư duy “vật ngã đồng nhất”, trẻ mầm non luôn đồng nhất thế giới xung quanh với chính bản thân mình, do đó tình cảm của trẻ không chỉ được thể hiện với những người thân thích, với nhân vật trong tác phẩm mà còn được biểu hiện sâu sắc với cả thế giới cỏ cây, hoa lá và những vật vô tri vô giác. Các nhà nghiên cứu tâm lý học cũng đã chỉ ra rằng: TrÇn Ngäc ¸nh

9

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước phát triển mạnh, đây chính là điều kiện giúp trẻ tích luỹ hành vi, phẩm chất đạo đức từ xã hội. Do đó, vai trò chăm sóc, giáo dục của gia đình và trường mầm non rất quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách trẻ. Trong trường mầm non, các hoạt động giáo dục cần lồng ghép với nhiệm vụ giáo dục đạo đức, đặc biệt là trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Với ý nghĩa đó, việc sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi để giáo dục đạo đức được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. 1.2. Cơ sở giáo dục học 1.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ ở trường mầm non Theo “Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ – mẫu giáo” thì mục tiêu giáo dục mầm non được xác định là: “…Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: – Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối. – Giàu lòng thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo ), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. – Yêu cái đẹp biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. – Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng cơ bản (qua sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. Như vậy, mục tiêu giáo dục mầm non không phải xuất phát từ ý thức chủ quan mang tính áp đặt của nhà giáo dục mầm non mà chính là sự phản ánh, đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại, dựa trên trình độ phát triển tâm lý sinh lý của trẻ em Việt Nam hiện nay và mai sau. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là giai đoạn đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Thực tế đã chứng

TrÇn Ngäc ¸nh

10

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

minh rằng: Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ đã có khao khát tìm hiểu về thế giới xung quanh và điều này chỉ có thể thoả mãn khi trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Qua văn học, trẻ được học hỏi các tấm gương đạo đức tốt đẹp như vâng lời, hiếu thuận với cha mẹ, chan hoà với bạn bè… Tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục đạo đức cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và đạt hiệu quả giáo dục cao. Có thể lồng ghép giữa hai hình thức “học mà chơi – chơi mà học” để trẻ thêm hứng thú. Trong đó hướng nhiều đến giáo dục thẩm mĩ, giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ. Giáo dục thẩm mĩ là quá trình tác động có hệ thống nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Giáo dục trẻ tình yêu với cái đẹp là đưa đến cho trẻ những tác phẩm văn học trong sáng, giản dị, ngây thơ, giàu cảm xúc, từ đó hình thành ở trẻ thị hiếu thẩm mỹ và những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Để làm được điều đó, cô giáo phải làm tốt được nhiệm vụ giáo dục nghệ thuật, giúp trẻ đến với nghệ thuật thơ văn, để thơ văn lôi cuốn, hấp dẫn trẻ một cách tự nhiên. Giáo dục trí tuệ cũng là một nhiệm vụ quan trọng, tạo cơ hội cho việc hình thành những biểu tượng, những khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức và nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục trí tuệ cũng tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển nhanh. Lứa tuổi mầm non được đánh giá là giai đoạn bộc lộ rõ và có tính nhạy cảm khá cao với các hiện tượng ngôn ngữ. Vì vậy, việc chú ý phát triển ngôn ngữ có hệ thống cho trẻ ngay từ đầu và gắn liền với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nên mọi nhiệm vụ giáo dục cho trẻ lứa tuổi này cần phải được tiến hành rất sớm. Do

TrÇn Ngäc ¸nh

11

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

đó, việc sử dụng các tác phẩm văn học thiếu nhi nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ cũng rất phù hợp và cần thiết. 1.2.2. Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non Giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ là một công việc khó khăn nhưng vô cùng quan trọng. Dưới sự tác động sư phạm của người lớn, đứa trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc đời đã có thể lĩnh hội một số khái niệm, biểu tượng đạo đức hết sức đơn giản và có hành vi phù hợp với những khái niệm, biểu tượng ấy. Trong khi giao tiếp với người lớn, trẻ được chứng kiến những hành vi của họ và sự đánh giá, cho phép “nên, không nên, được phép hoặc không được phép”… của người lớn. Từ đó trẻ biết được cái gì là “tốt”, cái gì là “xấu” theo sự đánh giá của người lớn và trẻ tiếp thu, thấm nhuần những biểu tượng đạo đức sơ đẳng. Những ấn tượng đầu tiên ấy của trẻ thường để lại những dấu vết trong suốt cuộc đời. Chính vì thế mà cần phải xây dựng sao cho những khái niệm đạo đức ban đầu, những biểu tượng ban đầu ấy thật chính xác và phản ánh đạo đức của xã hội đặc biệt là đạo đức tâm hồn của dân tộc Việt Nam chúng ta. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên (Lời Hồ Chí Minh) Ở trẻ mầm non, cấu trúc tâm lý bên trong, đặc biệt là hệ thống những xúc cảm, tình cảm của trẻ có nhiều những biến động phức tạp, ý thức của trẻ đã xuất hiện nhưng chưa bền vững và vẫn chịu sự tác động của người lớn. Nên việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức cho trẻ mầm non không chỉ được thực hiện thông qua hoạt động dạy và học mà còn phải thực hiện trong mọi lúc mọi nơi, qua sự gương mẫu của cô giáo và những người lớn xung quanh trẻ. Như vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non là quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động để lĩnh TrÇn Ngäc ¸nh

12

Líp K36B – MÇm non

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

hội những chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hoá, xây dựng cho trẻ những phẩm chất đạo đức bên trong gồm: lòng nhân ái, ý thức đạo đức đồng thời bồi dưỡng cho trẻ những quy tắc, hành vi ứng xử bên ngoài và bên trong thống nhất với nhau. Quá trình hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của trẻ phải được tổ chức trong sự phối kết hợp với các hoạt động giáo dục khác, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và dựa trên nền tảng truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. 1.2.3. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non Như ở trên đã phân tích, đạo đức là một hoạt động chuyên biệt, có mục đích của nhà giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho các em những tiêu chuẩn và quy tắc hành vi quy định thái độ của chúng với nhau, đối với gia đình, đối với người khác, đối với nhà nước và Tổ quốc. Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người mới. Việc hình thành cơ sở phẩm chất đạo đức của con người phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, có nhiệm vụ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới tạo tiền đề cho sự phát triển về sau. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trong các hoạt động ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ sẽ hình thành những tình cảm bạn bè, tình yêu thương cha mẹ, ông bà, tình đoàn kết, gắn bó trong tập thể, biết chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ đó, những hiểu biết, nhu cầu về đạo đức, tình cảm đạo đức, đặc biệt là hành vi, thói quen đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện. Nói như V.A. Xukhomoki: “Giáo dục lòng nhân ái cần được bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ…Đó là một mặt quan trọng nhất của việc hình thành đạo đức cho trẻ”.

TrÇn Ngäc ¸nh

13

Líp K36B – MÇm non

Những Yếu Tố Làm Nên Sức Hấp Dẫn Của Văn Học Thiếu Nhi

Văn học thiếu nhi (VHTN) nằm trong sáng tác văn học nói chung nên cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện các chức năng chung của văn học. Bên cạnh đó, VHTN cũng có những chức năng riêng mang tính đặc thù do đối tượng phục vụ chủ yếu của nó là thiếu nhi. Và chính những chức năng mang tính đặc thù đó là những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của mảng văn học này.

Khi viết bài thơ này, Phan Thị Vàng Anh mới 7 tuổi. Sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ được thể hiện ở ngay chính nội dung bài thơ và hình ảnh của nhân vật chính trong câu chuyện. Bài thơ kể lại việc chú Mèo con đi học giữa “trời nắng chang chang”. Đi học nhưng chú lại chẳng mang theo thứ gì ngoài “một cái bút chì” và “một mẩu bánh mì con con”. Đem bút chì, không mang theo sách vở gì thì làm sao học đây? Đi học mà lại mang theo bánh mì chắc có lẽ để ăn khi đói bụng! Sự sơ sài trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập và sự chu đáo chuẩn bị đồ ăn phòng khi đói hết sức ngây thơ, hồn nhiên này chỉ có thể có ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ ít, thậm chí là khó xảy ra ở người lớn song ở trẻ lại là điều rất dễ gặp. Nếu điều này xảy ra ở người lớn sẽ thành chuyện đáng chê trách song đối với trẻ nhỏ thì lại rất bình thường và có nét ngộ nghĩnh, đáng yêu riêng. Hay trong bài thơ Ngủ rồi, nhà thơ Phạm Hổ đã viết: Gà mẹ hỏi gà con: – Đã ngủ chưa thế hả? Cả đàn gà nhao nhao: – Ngủ cả rồi đấy ạ! Bài thơ là cuộc đối thoại giữa gà mẹ và đàn gà con. Nghe gà mẹ hỏi, cả bọn nhao nhao trả lời: “Ngủ cả rồi đấy ạ!”. Ngủ rồi thế mà vẫn nghe được mẹ hỏi, vẫn trả lời được… Đàn gà con ngây thơ nghĩ rằng, trả lời “Ngủ cả rồi đấy ạ!” là sự khẳng định về sự thật, và gà mẹ sẽ tin vào sự thật đó… Nhưng chúng không biết rằng chính sự khẳng định chắc nịch đó đã phủ định lại thực tế chưa ngủ của chúng. Có thể nói, đây là kiểu tư duy chỉ có ở trẻ nhỏ. Kiểu tư duy này sẽ biến mọi thứ không lôgic sẽ trở thành hoàn toàn lôgic trong thế giới trẻ thơ và làm nên nét đáng yêu của trẻ nhỏ cũng như sức hấp dẫn của VHTN.

2. Cùng với đặc điểm về tính hồn nhiên, ngây thơ như đã nói ở trên, đặc điểm về tính giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu cũng là yếu tố không thể thiếu làm nên cái hay, cái đẹp và sức cuốn hút của VHTN. Trong thơ viết cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố quan trọng nhất. Song thơ viết cho trẻ em thì vần và cách gieo vần thật phù hợp luôn là yếu tố không thể thiếu. Hơn nữa, trong các tác phẩm thơ viết cho trẻ em, gieo vần là yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu cho các câu thơ. Như trong bài thơ Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng cách gieo toàn vần bằng cuối các câu thơ như: “ta – sa”, “thầy – đầy – cay” đã tạo nên giai điệu êm ái, ngọt ngào cho các câu thơ; gợi được sự xúc động, thái độ trân trọng, yêu quý đối với hạt gạo quê hương. Bởi những hạt gạo ấy được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào, giá trị văn hóa của quê hương…“Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…” Hay ở bài thơ Mời vào của Võ Quảng, cách gieo vần giữa các từ “đó – thỏ”, “tai – nai”, chữ “Thỏ”, “Nai” được lặp lại ở hai câu thơ liền nhau cùng với sự kết hợp của các thanh trắc, thanh bằngđã giúp bài thơ trở nên giàu nhạc tính:“- Cốc, cốc, cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là Thỏ – Nếu là Thỏ Cho xem tai – Cốc, cốc, cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là Nai – Thật là Nai Cho xem gạc” Để gây ấn tượng ngay từ ban đầu cũng như để lại dấu ấn lâu dài đối với trẻ nhỏ, VHTN cần phải giàu hình ảnh. Hơn nữa, hình ảnh lại phải cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc, đáng yêu và gần gũi với cuộc sống của trẻ… Để có được đặc điểm này, VHTN thường sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, các động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc. Bởi những loại từ này có khả năng tạo nên sắc thái cụ thể, tác động trực tiếp vào giác quan của trẻ; kích thích và khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ có thể dễ cảm nhận, dễ hiểu và dễ rung động trước các hình ảnh, nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Trong bài thơ Hoa kết trái (Thu Hà), trẻ có thể hình dung được đặc điểm rất riêng, rất đặc trưng, không thể lẫn lộn của mỗi loài hoa bởi những động từ chỉ trạng thái (rung rinh) và các tính từ miêu tả màu sắc (tim tím, vàng vàng, chói chang, trắng tinh), tính từ miêu tả đặc điểm hình dáng (nho nhỏ, xinh xinh):“Hoa cà tim tímHoa mướp vàng vàngHoa lựu chói changĐỏ như đốm lửaHoa vừng nho nhỏHoa đỗ xinh xinhHoa mận trắng tinhRung rinh trước gió…” Hay trong đoạn văn sau, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả khung cảnh hết sức trữ tình với những hình ảnh rất đặc trưng, rất riêng của mùa thu. Bức tranh vào thu đó đã thực sự chạm được vào cảm xúc của người đọc. Yếu tố làm nên sức lay động lòng người của bức tranh đó chính là sự xuất hiện của các hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Đó là nước mùa thu trong vắt, là hòn cuội trắng tinh, là hình ảnh của các con vật : Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó…, những ả Cua Kềnh mắt lồi, tình tứ và âu yếm, đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu lăng xăng. Tất cả các hình ảnh đó đều hiện lên rõ mồn một bởi các tính từ, động từ miêu tả:

“Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy nhìn theo hai tôi, ra lối bái phục. Những ả Cua Kềnh cũng giương đôi mắt lồi, tình tứ và âu yếm, ngó theo hai tôi với muôn vẻ quý mến. Đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè hai tôi hoan nghênh váng cả mặt nước.” (Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu ký)

3. Cùng với các yếu tố trên, yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện là đặc điểm không thể thiếu để làm nên sự thú vị của VHTN. Bởi lẽ, ngoài những truyện thơ như Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan…, ở mỗi bài thơ ngắn viết cho thiếu nhi, người đọc dễ dàng gặp ở đó một câu chuyện kể về một sự kiện hay hiện tượng nào đó. Yếu tố truyện trong thơ giúp trẻ có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên, những điều thú vị của cuộc sống…được gửi gắm trong tác phẩm; hình thành được những cảm xúc đẹp và nhân văn cho trẻ. Trong bài thơ Dán hoa tặng mẹ của Khải Minh, người đọc có thể gặp ở đó câu chuyện một em bé sau khi dán được bông hoa, được cô dặn mang về làm quà tặng mẹ nhân dịp 8/3. Cô bé làm theo lời cô dạy. Món quà đó của bé đã thực sự đem lại niềm vui, sự xúc động cho mẹ:Em dán được cái hoaCô cho mang về nhàNói rằng: Con tặng mẹQuà ngày 8 tháng 3!Xoa đầu con mẹ bảo– Con dán đẹp thế à?Mẹ cảm ơn cô giáo,Dạy con mẹ tặng hoa. Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp trẻ có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên, những điều thú vị của cuộc sống, hình thành được những cảm xúc đẹp và nhân văn thì yếu tố thơ trong truyện lại là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ. Bởi chất thơ là cái đẹp luôn khiến lòng người xúc động. Có thể nói, mỗi tác phẩm truyện thiếu nhi thường chứa đựng một bài học nhẹ nhàng, sâu sắc. Và “Chất thơ của truyện sẽ làm cho những bài học ấy không bị khô khan hay cứng nhắc. Những truyện như: Giọng hót chim sơn ca, Hoa Mào gà, Giọt nước Tí Xíu, Chú Đỗ con, Bồ Nông có hiếu, Cây gạo… không khác gì những bài thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người. Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em mãi trong cuộc sống” (Lã Thị Bắc Lý, Văn học thiếu nhi và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, 2023, NXB Đại học Sư phạm).

4. Trong cuộc sống, muốn trẻ thích điều gì đó thì phải làm sao để trẻ không chán cái đó. Văn học cũng vậy. Nếu để trẻ chán thì các bé sẽ không còn muốn đọc, không còn muốn nghe nữa. Bởi thông thường ở trẻ, khả năng tập trung chưa cao, tính kiên trì hạn chế, cái gì khó và quá khó sẽ khiến trẻ ngại và chán. Vì vậy VHTN có một đặc trưng và cũng là một trong những yếu tố làm nên sự lôi cuốn đối với trẻ. Đó là sự ngắn gọn, rõ ràng. Tác phẩm ngắn sẽ giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc; rõ ràng sẽ giúp trẻ dễ đọc và dễ hiểu. Chỉ những bài thơ, câu chuyện dễ nhớ, dễ đọc, dễ thuộc, dễ hiểu thì trẻ mới thích và thích được lâu. Vì vậy, ngắn gọn, rõ ràng cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự gắn bó, yêu mến của trẻ đối với VHTN.

Tính “ngắn gọn” trong thơ viết cho thiếu nhi được hiểu là có dung lượng ngắn, số từ trong câu cũng ngắn. Dạng phổ biến trong thơ viết cho trẻ em thường là thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, thơ lục bát. Kết cấu thơ thường giống với đồng dao – thể loại văn học dân gian giàu nhịp điệu, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc…“Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa…” (Trần Đăng Khoa – Kể cho bé nghe) Ở văn xuôi, tính “ngắn gọn” được thể hiện ở cách sử dụng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức; nhan đề truyện cụ thể (thường là tên nhân vật hoặc câu hỏi có tính chất định hướng hoặc đúc kết ý nghĩa giáo dục)…: Ba cô gái, Chú Dê đen, Ai đáng khen nhiều hơn, Thi hát… Tính “rõ ràng” trong các tác phẩm VHTN được thể hiện ở cách dùng từ ngữ và miêu tả. Từ ngữ thường là các từ mang nghĩa đen; cách miêu tả thường trực tiếp, cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ:

“Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường. Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng. Mùa giấy kính thường trùng với mùa xuân. Những ngày tết bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chốc chốc đưa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng lúc thì màu xanh để sung sướng tận hưởng cảm giác mới lạ…”. (Nguyễn Nhật Ánh – Ngồi khóc trên cây)

5. Nói đến các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của VHTN chúng ta không thể không nói đến những bài học nhân văn nhẹ nhàng và sâu lắng mà bộ phận văn học này đem lại. Có thể nói, mỗi câu chuyện, bài thơ viết cho thiếu nhi đều chứa đựng trong nó một bài học quý giá. Chẳng hạn, trẻ được giáo dục phải biết xin lỗi khi có lỗi – dù đó là lỗi cố ý hay vô tình:Vịt con vội vã đi đâuDẫm phải chân của Gà Nâu bên hè.Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe!Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn. (Nguyễn Thị Thảo – Xin lỗi) Hay không bắt nạt bạn yếu hơn vì đó là tính xấu:“Bắt nạt là xấu lắmĐừng bắt nạt, bạn ơiBất cứ ai trên đờiĐều không cần bắt nạtTại sao không học hát? Nhảy hip hop cho hay?Thử kẻ yếu làm gìSao không trêu mù tạt?” (Nguyễn Thế Hoàng Linh – Bắt nạt)

Cũng là nói với trẻ rằng đây là điều hay, kia là lẽ phải; nên làm thế này, không nên làm thế kia, song VHTN không thể hiện theo kiểu áp đặt, giáo điều, khô khan mà thông qua nội dung câu chuyện, hoặc cách suy nghĩ cũng như hành động của các nhân vật trong tác phẩm một cách đầy tự nhiên, nhẹ nhàng và sâu lắng. Tuy nhiên, chỉ những nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi đích thực, thật sự tài năng, biết đặt mình vào vị trí của trẻ thơ, hiểu sâu sắc suy nghĩ, tâm lý của trẻ thơ mới có thể khéo léo xen lồng ý nghĩa giáo dục vào trong tác phẩm một cách tinh tế, không khiên cưỡng. Với những tác giả này, cái đích đầu tiên và quan trọng nhất trong mỗi sáng tác phải là tính thẩm mĩ. Đó là phải tạo ra được hình ảnh đẹp, sinh động; cách diễn đạt hay, trong sáng; ngôn từ giản dị, gần gũi với trẻ… Điều đó khiến trẻ thích thú. Từ sự thích thú với thơ, truyện, trẻ sẽ ngấm một cách tự nhiên với những bài học giáo dục trong tác phẩm và học theo, làm theo những gì tốt đẹp; tránh xa những suy nghĩ, hành vi hoặc việc làm không nên…

Hà Thị Kim Yến

‘Văn Học Thiếu Nhi’ Và Một Vài Ghi Chú Bên Lề

Hãy chú ý tới từ “cho”. Động từ ngoại động “cho” khiến cả cụm từ “Văn học cho thiếu nhi” mang cái nghĩa xác định rằng: tác phẩm văn học này hướng về phía đối tượng tiếp nhận là thiếu nhi. Nó cần thiết phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức, trình độ thẩm mỹ của thiếu nhi. Nó có thể giúp thiếu nhi giải trí, nhưng tốt hơn cả thì nó nên nêu ra trước bạn đọc nhỏ tuổi một vài bài học đáng giá nào đó về đời sống, về luân lý, v.v… Tóm lại nó phải mang chức năng của một công cụ giáo dục: Giáo dục bạn đọc nhỏ tuổi trở thành những “con người tốt”. Nếu cách hiểu là như vậy thì ở đây chúng ta sẽ có vài điểm cần phải suy nghĩ:

Thứ nhất, về phía đối tượng tiếp nhận (thiếu nhi) điều quan trọng là được đọc tác phẩm văn học thực sự có giá trị, chứ không phải là đọc tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình. (Theo logic, hoàn toàn có quyền đặt ra một câu hỏi: Có “Văn học cho thiếu nhi”, chẳng lẽ lại không có “Văn học cho người cao tuổi”?). Xin nói ngay rằng nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam khi còn ở tuổi thiếu nhi đã say mê với Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Ba người lính ngự lâm, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, v.v… thậm chí cả Gatsby vĩ đại, Âm thanh và cuồng nộ, Buồn nôn, Người xa lạ hay Trăm năm cô đơn họ cũng không từ. Toàn những tác phẩm quá đỗi… người lớn! Và rồi… chẳng có gì bất lợi xảy ra hết, ngoài việc nhờ đọc những tác phẩm ấy mà họ càng trở nên là những độc giả lý tưởng của văn chương thứ thiệt. Rõ ràng, các nhà “thiếu nhi học” của chúng ta đã lo xa một cách rất không cần thiết khi nghĩ rằng nhận thức và tâm hồn của thiếu nhi sẽ trở nên méo mó nếu phải đọc những tác phẩm văn học không phù hợp với lứa tuổi. Họ quên, hoặc không biết đến ảnh hưởng cực kỳ quan trọng của cái đọc đầu đời! Đọc, đó là cả một quá trình lâu dài. Theo thời gian, bằng sự lớn dần về nhận thức và sự chín dần trong trải nghiệm, người đọc sẽ phát hiện thêm những điều mới mẻ từ một tác phẩm cũ. Khả năng tái khám phá của người đọc, có lẽ đó chính là một trong những bí mật về sự tồn tại lâu dài của tác phẩm văn học.

Thứ hai, về phía người sáng tác, hẳn nhiều người còn nhớ câu nói nổi tiếng của ông trùm “Tiểu thuyết mới”, Alain Rob Grillet: “Nhà văn sẽ là kẻ suy đồi nếu khi viết mà hắn còn để ý tới độc giả”. Phán quyết này nói trúng cái cần phải thuộc về bản chất của sáng tạo nhà văn, đó là sự đốt cháy hết mình của chủ thể trong ngọn lửa mà chính tay anh ta nhóm lên, từ ý chí và niềm say mê của cá nhân mình. Khi ấy thì đương nhiên độc giả, bất kể là nam phụ lão ấu, là quý tộc hay tiện dân, là ông giáo sư đại học hay anh tẩm quất nơi góc chợ, đều biến mất, chỉ còn lại trơ trụi người viết với thế giới hư cấu của anh ta. Trên thực tế, khi nhiều năm rồi dư luận không ngớt lên tiếng than phiền về chất lượng của “Văn học cho thiếu nhi” ở Việt Nam, rằng nó đa phần là những tác phẩm thiếu sức hấp dẫn, nhạt phẩm chất tưởng tượng, đã vậy lại thường lên giọng dạy dỗ trẻ em theo một cách đầy tinh thần áp đặt, khô khan, giáo điều – tuồng như trẻ em là đối tượng chỉ đáng để xoa đầu – thì một trong những nguyên nhân chủ yếu là đây: Người ta mải “săn đón” thiếu nhi, người ta tự tin rằng đã là độc giả thiếu nhi ắt sẽ cần cái A thích cái B, và người ta nhào vào “phục vụ” thiếu nhi bằng thứ ý chí luận người lớn đầy quyết liệt ấy. Kết quả chỉ là sự ra đời của một kiểu sản phẩm văn học mà chẳng ai đủ can đảm bảo rằng hay, trẻ em thì lại càng không! Thật ra câu chuyện này không có gì bất ngờ. Càng chăm chăm vào những mục đích “cho” hoặc “phục vụ” bao nhiêu, những thứ văn chương vụ lợi càng ở xa mục đích của chúng bấy nhiêu. Ai đó có thể phản đối lập luận này bằng cách liệt kê hằng hà sa số những ví dụ về tác phẩm “Văn học cho thiếu nhi” thành công trên thế giới: Trên sa mạc và trong rừng thẳm, Không gia đình, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn và Tom Sawyer, Hoàng tử bé, Những đứa trẻ phố Arabat, Koschya lùn, Carson trên mái nhà, v.v…, hay ở Việt Nam: Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Chú bé có tài mở khóa (Nguyễn Quang Thân), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Đội thiếu niên du kích Đình Bảng (Xuân Sách), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Đợi mặt trời (Phạm Ngọc Tiến), Cho xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh), v.v… Cũng đúng. Nhưng có lẽ phải chú ý, các tác giả trên chưa chắc đã định viết chỉ “cho thiếu nhi”. Nói cho chính xác hơn, trước hết, họ viết cho tuổi thơ đã một đi không trở lại của mình. Họ viết bằng niềm hoài nhớ thiên đường đã mất… Điều đó lý giải tại sao, những tác phẩm văn học được mặc định là “cho thiếu nhi” ấy, lại là những tác phẩm mà, xem ra, người lớn còn thích đọc hơn cả thiếu nhi! (Đến đây, người viết bài này không sao cưỡng được ý muốn mở cái ngoặc đơn đặng nêu một sự ngạc nhiên của mình. Không biết từ bao giờ và tại sao, lại phổ biến một quan điểm – chưa từng được luận chứng cho cẩn thận – gán cái mác “Văn học cho thiếu nhi” vào những truyện viết về loài vật và những truyện mang màu sắc cổ tích? Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài đâu chỉ là truyện về loài vật, và những bài học từ nó thì nhiều người lớn cũng còn phải học mãi, chứ chẳng riêng gì thiếu nhi. Còn như Chiếc âu vàng của Hoffmann hoặc các truyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch Andersen, thì chắc chắn rồi, từ hàng trăm năm nay, đó là những tác phẩm khiến giới nghiên cứu văn học trên toàn thế giới phải đổ biết bao mực xuống giấy để tìm hiểu mà còn chưa xong, huống hồ thiếu nhi!).

Khi khái niệm “Văn học cho thiếu nhi”, một cách thực tế, đã bộc lộ ra nhiều bất cập đến thế, cần thiết phải dịch chuyển sự quan tâm từ nó sang những khái niệm khác, khả dụng hơn. Khả dụng hơn theo nghĩa là có sự nhận thức về nó hợp lý hơn, để từ đó hình thành chiến lược đầu tư thích đáng hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta hãy thử nghĩ đến “Văn học về thiếu nhi” xem sao.

“Văn học về thiếu nhi”, rất dễ hiểu, là khái niệm xác định thiếu nhi như là đối tượng của sự nhận thức, khám phá, phân tích, suy ngẫm và mô tả của nhà văn. Trên phương diện này, có thể hiểu nôm na rằng thiếu nhi là một “đề tài”, tương đương với những “đề tài” đã trở nên quá đỗi quen thuộc của văn học: Chiến tranh và người lính, nông thôn và cuộc sống của người nông dân, đô thị và thị dân, bất công xã hội và đấu tranh giai cấp, v.v… Ở phần trên bài viết này, người viết đã nhắc đến một số tác phẩm văn học, của cả nước ngoài và Việt Nam, được cho là những tác phẩm “Văn học cho thiếu nhi” thành công, nhưng thực ra thì tuyệt đại đa số trong đó phải được nhìn nhận như những ví dụ về sự thành công của tác phẩm “Văn học về thiếu nhi”. Hướng về thiếu nhi, lấy thiếu nhi làm đối tượng của sự phản ánh văn học, mỗi tác phẩm dựng lên một thế giới sinh động, mang đến cho người đọc – người đọc nói chung – một trải nghiệm nghệ thuật và một chiều kích nhân sinh đặc thù. Hoặc, nó cho người đọc cùng nhân vật thiếu nhi dấn bước vào những cuộc phiêu lưu kỳ thú, tận hưởng cảm giác xứ lạ, đối mặt với những thách thức hiểm nghèo, và rồi từ đó tự phát hiện ra những nguồn sức mạnh còn chưa được biết đến trong bản thân mình. Hoặc, nó tái hiện những cảnh đời trẻ em đa dạng trong những bối cảnh xã hội khác nhau, trộn lẫn sự khắc nghiệt của thực tế với sự bay bổng của ước mơ, làm bật lên những phẩm chất tốt đẹp của con người trên nền màu xám xịt của nỗi tuyệt vọng. Hoặc, như những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa mẫu mực nhất, nó đi từ sự mô tả số phận bi kịch của những nhân vật thiếu nhi đến lời tố cáo đanh thép những bất công trong đời sống xã hội… Tóm lại, khi đã thoát khỏi – thậm chí là không cần quan tâm đến – những yêu cầu của việc viết “cho thiếu nhi”, phải “phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi” mang đầy tính ý chí luận, người viết chắc chắn sẽ có nhiều tự do hơn và dễ bề thành công hơn khi sáng tác tác phẩm “Văn học về thiếu nhi”.

Rất cần thiết phải nhấn mạnh điều này khi trong việc phát động các cuộc sáng tác văn học thiếu nhi hiện nay – kèm theo nó là sự đầu tư khá tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc cho các khâu chấm giải, trao giải, in ấn và phát hành tác phẩm – yêu cầu viết “Văn học cho thiếu nhi” vẫn luôn được đặt ra ráo riết. Bất chấp hiện tượng phổ biến là: Trước khi tác phẩm “Văn học cho thiếu nhi” đến được với thiếu nhi, nó buộc phải thuyết phục được bộ lọc và hầu bao của các bậc cha mẹ cái đã, nói cách khác, trước hết nó phải là “Văn học cho người lớn”! Vậy, nên là “Văn học cho thiếu nhi” hay “Văn học về thiếu nhi”? Câu hỏi này, thiết nghĩ, không chỉ là câu hỏi với các nhà văn, mà còn là câu hỏi với các nhà xuất bản, với những người làm sách lọc lõi trong thị trường của hoạt động đọc văn học.