Văn Học Trẻ: Chức Năng Giải Trí Của Văn Học Ở Đâu?

Ngày thứ hai của Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9 (29-9) tại Hà Nội với hai cuộc tọa đàm trở thành dịp các tác giả trẻ “kêu khổ”.

Nếu như trong ngày khai mạc, không khí hội nghị còn khá nặng nề thì ở hai cuộc tọa đàm hôm sau, các nhà văn trẻ đã “thoát ly văn bản” để đóng góp những ý kiến thiết thực hơn.

Tuy nhiên, dù là hội nghị nhà văn trẻ, các ý kiến trẻ còn khá rụt rè nên thời lượng dành cho các ý kiến của thế hệ nhà văn đi trước khá nhiều. Và cảm giác dường như những cây bút đi trước vẫn chưa thực sự tin tưởng để trao diễn đàn cho những người trẻ…

Nhà thơ trẻ… rụt rè?

Phần lớn các ý kiến (phát biểu trực tiếp, không có tham luận) úp mở kêu ca những nỗi khổ, nỗi khó trong đầu ra cho tác phẩm của mình, từ xuất bản đến nhuận bút hay đưa vào trường học…

Trong khi đó, các nhà thơ thế hệ trước phát biểu rất nhiệt tình, sôi nổi, tập trung “nắn nót” cho các tác giả trẻ.

Nhà thơ Anh Ngọc nhấn mạnh: “Thơ cần có tính nhạc, cần sự sẻ chia”, còn nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc: “Thơ ca phải có cái mới, phải đưa ra được cái gì”.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nhắn nhủ: “Trong sáng tạo làm sao cho gần gũi với cuộc đời thì thơ mới đi được vào trái tim độc giả dù có tân hình thức hay hậu hiện đại thế nào đi nữa”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh sau những lời “có cánh” dành cho thơ trẻ cũng lưu ý: “Không có cái gọi là kinh nghiệm sáng tác. Các bạn phải biết tiếp biến, chuyển hóa để thể hiện trọn vẹn cái tôi thẩm mỹ để tạo giá trị bổ sung chứ không phải tạo ra giá trị thay thế”.

Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì sau khi lý giải sự rụt rè của người viết trẻ tại tọa đàm có thể do truyền thống… kính lão và cho rằng đấy là “truyền thống không nên lưu giữ trong sáng tạo”, đã có rất nhiều điều “phải” gửi gắm cho thế hệ sau:

“Mỗi thời đại tự thân mang đến một sự riêng biệt, sự khác biệt nên các bạn phải trả lời được mình là ai dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào. Các bạn cần làm ra những vẻ đẹp mới”.

Văn chương giải trí… nhường sân cho nước bạn

Diễn ra cùng thời điểm, cuộc tọa đàm Văn trẻ, nhập cuộc và sáng tạo thu hút nhiều ý kiến của cả những tác giả trẻ, những tác giả của mảng văn học giải trí và những tác giả thuộc thế hệ đi trước.

Nói về sự nhập cuộc của người viết văn, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy cho rằng mỗi người có một cách nhập cuộc của riêng mình và không phải cứ đi nhiều, cứ lăn xả vào đời sống, xông xáo vào các vấn đề nóng thì sẽ ra tác phẩm.

Bởi mỗi nhà văn đều có cách thu nhận và xử lý hiện thực khác nhau. Có những người có nhu cầu đi, thâm nhập thực tế để viết. Nhưng cũng có những người như Đinh Phương, Nhật Phi… lại có những sáng tạo của riêng mình mà không cần đi nhiều.

Nhà văn trẻ Đỗ Nhật Phi (giải nhất Văn học tuổi 20 với truyện dài Người ngủ thuê) lại đặt vấn đề nhà văn có thể thay đổi được điều gì đó qua trang viết hay không? Nhật Phi cho rằng:

“Trung bình mỗi năm người VN chỉ đọc được vài đầu sách, thì mơ mộng viết được cuốn sách tác động lên đại chúng thì hơi lạc quan quá. Mình thích thì mình viết thôi!”.

Ở một khía cạnh khác, nhà văn trẻ Nguyễn Nhật Huy đặt vấn đề cần phải phá bỏ sự đối xử bất công đối với chức năng giải trí của văn học, bởi “văn học VN vẫn mang nặng tâm lý coi văn chương thị trường và chức năng giải trí là cái gì thấp kém, dễ dãi”.

Theo Nhật Huy, văn học không chỉ có chức năng “tải đạo” mà còn có chức năng giải trí. Nhưng đến nay, văn học giải trí VN vẫn thiếu trầm trọng và không sao cất cánh được, để cho truyện giả tưởng Mỹ, manga Nhật Bản, ngôn tình Trung Quốc lấn át.

Vì vậy, khoản thu lớn từ mảng thị trường này bị bỏ lỡ cho các tác giả nước ngoài.

Những người viết trẻ đều cho rằng cái được nhất của hội nghị lần thứ 9 này là tiếp tục được gặp gỡ, giao lưu vui vẻ với bạn viết trong cả nước. Nhưng, dường như với ba hoạt động chính: khai mạc, giao lưu và tọa đàm thì sau hội nghị vẫn có một niềm luyến tiếc là hội nghị vẫn chỉ bó hẹp trong những người viết văn với nhau.

“Đêm dạ hội thơ Bản hòa âm tháng 9 tối 28-9 không mấy độc giả quan tâm và đến thưởng thức. Phần lớn là chúng ta viết và tự đọc thơ, trình diễn thơ cho nhau nghe – dự báo của nhà thơ Xuân Diệu giờ đã là sự thật. Cứ đà này rồi đến lúc nhà thơ viết nhà thơ tự đọc” – nhà thơ Trương Trọng Nghĩa nói.

Nhìn Lại Chức Năng Giải Trí Của Văn Học Nghệ Thuật

Văn học nghệ thuật, từ lâu được mặc định có ba chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Cách định vị đó hoàn toàn có cơ sở nếu căn cứ vào vai trò, sứ mệnh của văn học nghệ thuật, vào mối quan hệ mật thiết, sống còn giữa nó với các hình thái ý thức xã hội khác thuộc thượng tầng kiến trúc. Bao trùm lên tất cả là nó biểu thị được những đặc tính nổi bật của khoa học nhân văn. Cụ thể như, trong thực thể văn chương Việt, chức năng nhận thức và giáo dục là một phần quan trọng của nội dung, đồng thời cũng là nhiệm vụ của người cầm bút. Điều đó thể hiện rất rõ qua sáng tác của các nhà nho thời trung đại và các nhà văn cách mạng, hiện thực (bao gồm hiện thực phê phán và hiện thực xã hội chủ nghĩa) thời hiện đại. Những câu thơ, lời văn từng được lưu truyền rộng rãi một thời trong cộng đồng tiếp nhận không thể nói là thiếu năng lượng và sức mạnh chi phối: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình Chiểu); Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Hồ Chí Minh); Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền (Sóng Hồng); Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh/ Không chỉ ơ hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan (Chế Lan Viên)…

Chức năng thẩm mĩ dường như tiềm tàng hơn trong tác phẩm của các nhà nho tài tử và các nhà lãng mạn. Không bận tâm với vai giao tiếp của đấng bậc hiền nhân quân tử, không quá lệ thuộc vào nguyên lí “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, những tác giả duy mĩ này coi nghệ thuật là một hành động sáng tạo hướng tới cái đẹp thuần tuý, không vụ lợi: Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca (Thế Lữ); Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây/ Để linh hồn ràng buộc với muôn dây/ Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến và Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hót chơi…/ Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín/ Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa (Xuân Diệu)… Thử phác thảo diện mạo chung của bảng lược đồ lịch sử văn học Việt Nam để thấy rằng văn học nghệ thuật là một hình thái đặc thù, tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng nhưng không thể tách rời bức tranh tổng thể của đời sống xã hội và tương ứng với mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử là sự xê dịch vị trí của các chức năng. Song, dù chấp nhận tính tương đối trong cách phân chia và định danh các chức năng văn học nghệ thuật thì chức năng giải trí chưa bao giờ được xếp ngang hàng, đồng đẳng với các chức năng quan trọng khác, thậm chí có lúc nó được đặt ở vị trí phụ như là một chi nhánh của chức năng thẩm mĩ. Đây thực sự là một quan niệm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động có phần phiến diện và thiếu sự đa dạng về màu sắc thẩm mĩ của văn hoá văn nghệ nước nhà trong một hành trình dài. Chính công cuộc đổi mới của đất nước sau 1986 kết hợp với tinh thần giao lưu, hội nhập toàn cầu đã mang lại cho văn học nghệ thuật một “hệ sinh thái” và luồng sinh khí mới. Tiếng nói nghệ thuật và sắc màu thông điệp, vì vậy, cũng trở nên đa thanh, đa diện hơn. Chức năng giải trí, từ chỗ còn mờ nhạt, còn chưa được thừa nhận đã chiếm được chỗ đứng chắc chắn, hơn thế, có lúc, có nơi nó được xem như là “hạt cơ bản” có sức thu hút, vẫy gọi mọi nỗ lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể cào bằng những biểu hiện của chức năng giải trí giữa các loại hình nghệ thuật mà phải căn cứ vào tính đặc thù của mỗi loại hình. Và dù muốn dù không, dù ít dù nhiều, tính giải trí của các loại hình nghệ thuật nghe nhìn, so với văn học, rõ ràng là đậm nét, nổi bật hơn, hiệu ứng thẩm mĩ, theo đó cũng dễ lây lan, trực tiếp và mạnh mẽ hơn. Cũng như các chức năng khác, đề cập đến chức năng giải trí thực chất là đề cập đến mối quan hệ rộng lớn giữa văn học nghệ thuật và đời sống xã hội, cốt lõi vấn đề là quan hệ song chiều giữa sáng tạo và tiếp nhận. Về phía chủ thể sáng tạo, những câu hỏi thường trực luôn trở đi trở lại trong suy nghĩ và tình cảm của họ như “Sáng tác cho ai?”, “Sáng tác để làm gì?”, “Sáng tác như thế nào?” đều rất thiết thực và là những tiền đề để lí giải nguồn gốc sâu xa của chức năng giải trí. Có nghĩa là, mục đích sáng tác sẽ định hình kiểu tư duy, đặc điểm phong cách và hình thức diễn ngôn. Thực tiễn văn học nghệ thuật là câu trả lời sinh động cho những giả thiết đó. Hướng tới cảm hứng thế sự, chiều sâu triết lí và giá trị nhận thức, Nguyễn Trãi viết: Hoa thời hay héo cỏ thường tươi; Nguyễn Bỉnh Khiêm: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao; Nguyễn Du: Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; Hồ Xuân Hương: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng… Nhưng nếu đặt mục đích giáo dục đạo đức, xây đắp nhân cách, phẩm hạnh cho con người thì những câu thơ: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh lấy câu răn mình (Nguyễn Đình Chiểu), Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công (Hồ Chí Minh), Núi cao bởi có đất bồi/ Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu/ Trăm dòng sông đổ biển sâu/ Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn (Tố Hữu)… đều hàm chứa tinh thần giáo huấn được phát đi từ phía tác giả. Trong văn xuôi, đặc biệt là văn học hiện đại và đương đại, chức năng nhận thức và giáo dục được gửi gắm qua các góc tiếp cận đa chiều và gần gũi hơn. Đó là bức tranh xã hội “quái gở” qua những trang tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Là cuộc sống “mốc lên, mòn đi, rỉ ra” của tầng lớp văn sĩ, trí thức trước Cách mạng tháng Tám trong tác phẩm Nam Cao. Là những trải nghiệm đời người dại khôn, được mất, vui buồn qua giọng văn “lí sự” của Nguyễn Khải. Là sự mổ xẻ lạnh lùng bản thể người mang ý nghĩa tự nhận thức và phản tỉnh cần thiết trong mạch tâm sự của người mở đường “tài hoa và tinh anh” cho văn học thời kì Đổi mới Nguyễn Minh Châu. Là nỗi đau thân phận, “nỗi buồn chiến tranh”, những chấn thương tinh thần hiện diện như những “căn tính hậu chiến” qua từng trang sách của Lê Lựu, Bảo Ninh, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng, Nguyễn Ngọc Tư… Trong thế giới nghệ thuật kịch, những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô, Những người ở lại), Học Phi (Chị Nhàn, Cô hàng rau), Nguyễn Đình Thi (Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc), Xuân Trình (Xóm vắng, Mùa hè ở biển), Võ Khắc Nghiêm (Nhân danh công lí), Lưu Quang Vũ (Tôi và chúng ta, Nguồn sáng trong đời, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9)… đều chất chứa giá trị phản tỉnh, nhận thức và tính dự báo. Những công trình điêu khắc, các tác phẩm hội hoạ, âm nhạc cách mạng của những tên tuổi lớn như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đình Thi, Văn Chung, Lê Yên, Hoàng Vân, Phan Nhân, Huy Du, Nguyễn Đức Toàn, Hồ Bắc, Phạm Đình Sáu, Huy Thục, Xuân Hồng, Lư Nhất Vũ, Hoàng Hiệp, Thuận Yến… đều chung quỹ đạo và đã hoàn thành thiên chức, sứ mệnh của nghệ thuật trước Tổ quốc và nhân dân. Với chức năng giải trí, vẫn cùng những câu hỏi về mục đích sáng tác như các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ nhưng cái khác là ở sự tiếp cận các bình diện thẩm mĩ. Một cách tương đối có thể thấy các chức năng giáo dục, nhận thức thiên về cái cao cả, cái anh hùng, cái trác tuyệt, chức năng thẩm mĩ thiên về cái đẹp…; trong khi đó, quan sát thực tiễn đời sống văn nghệ đương đại, dường như sự lựa chọn của các tác giả khi thực hiện chức năng giải trí lại là cái hài. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm về tính giao thoa, sự lồng ghép “2 trong 1” của chức năng thẩm mĩ và chức năng giải trí bởi khi đọc những câu thơ Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha, Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng của Nguyễn Du, những trang tuỳ bút nhẹ nhàng, nên thơ của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường hay khi chiêm ngưỡng những gam màu nền nã, mơ màng trong những bức họa về thiếu nữ Hà thành của Tô Ngọc Vân… chính bản thân người tiếp nhận cũng không thể phân biệt mình thuộc đối tượng của chức năng nào. Ở đây tác giả đã có sự phối trộn các chức năng. Có thể gọi đây là lối đi riêng, một “đường link” trong hệ thống giao tiếp nghệ thuật nhìn từ phía chủ thể sáng tạo. Từ giác độ tiếp nhận, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá, mỗi thời đại đều mang theo “gu” thưởng thức và đặc điểm thị hiếu nghệ thuật riêng. Là một góc nhỏ trong sân chơi văn hóa, những lúc vận nước lâm nguy, chiến tranh ác liệt, không gian văn học nghệ thuật càng bị thu hẹp. Khi “đã qua những đêm Nam ngày Bắc” (Tố Hữu), qua cái bất thường của đời sống chiến tranh, con người được trả lại đời thường muôn mặt với những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, văn học nghệ thuật tất yếu phải mở thêm nhiều góc tiếp cận đời sống để thực sự là món ăn tinh thần của họ với sự đa dạng, phong phú về “menu”. Nhờ vậy, kích thước của không gian giải trí được mở rộng và tính dân chủ được nâng cao. Một vấn đề cần lưu ý là việc vận dụng lí thuyết chức năng, cụ thể là chức năng giải trí có nguy cơ rơi vào phiến diện, cứng nhắc nếu thiếu đi sự hiểu biết về đặc trưng loại hình. Không thể vận dụng một cách máy móc mô hình, công thức chung mà phải có sự phân biệt các cấp độ nội dung và hình thức thể hiện tính chất thư giãn của từng loại hình nghệ thuật khác nhau: văn học, âm nhạc, điện ảnh, hội họa, sân khấu… Về tổng thể, dễ nhận thấy, trong bức khảm văn hóa đa màu có sự hình thành các nhóm loại hình giải trí với độ đậm nhạt không đồng đều. Nhóm văn chương, mĩ thuật với chất liệu là ngôn từ, sắc màu, đường nét, chức năng giải trí sẽ không nổi bật bằng nhóm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc với sự hỗ trợ đầy hiệu quả của diễn viên, ca sĩ – một nhân tố nghệ thuật, một dạng “kí hiệu” đặc biệt có sức cuốn hút và khả năng bùng nổ dữ dội. Lại nữa, khái niệm giải trí về phía hiệu ứng tiếp nhận cũng diễn ra với nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau. Có thể đó chỉ là những xao động nhẹ nhàng khi được đọc những câu thơ, những áng văn đẹp, được ngắm những bức tranh với màu sắc dịu nhẹ, tươi sáng, được nghe những khúc nhạc trữ tình với giai điệu du dương, tha thiết, được xem những bộ phim tình cảm vui tươi, tình tứ, những vở hài kịch nhẹ nhõm, vui vẻ… Nó khác với tâm thế tiếp nhận luôn phải hướng thượng, phải tự nâng mình lên, phải day dứt, tự vấn, phải lựa chọn những cách thức và kinh nghiệm sống để hoàn thiện nhân cách như vẫn thường diễn ra đối với các chức năng nhận thức, giáo dục. Tuy nhiên, ở một chiều kích khác, đặc biệt là thời hiện đại và đương đại, chức năng giải trí còn nhằm mục đích tạo cảm giác mạnh, đánh vào tính tò mò, thích phiêu lưu tưởng tượng, thích đắm mình vào những tình huống li kì, rùng rợn, thích trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, sợ hãi của đám đông khách hàng, công chúng nghệ thuật. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để các dạng truyện trinh thám, hình sự, truyện phiêu lưu mạo hiểm, phim “chưởng”, phim kinh dị, đáng chú ý là hiện tượng văn học “trò chơi”, tiểu thuyết “ngôn tình”, “đam mĩ” ươm mầm, nảy nở và bành trướng.

Vị Trí Và Chức Năng Của Lý Luận Văn Học Trong Hệ Thống Khoa Nghiên Cứu Văn Học

Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn nêu lên là cần phải quan niệm như thế nào về các kết quả nghiên cứu LLVH và việc ứng dụng những kết quả đó. Chúng ta thường nói, lý luận đi đôi với thực hành nhưng đây là một yêu cầu chứ không phải là một chân lý khoa học. Trong khoa học, từ lý luận đến thực hành là cả một quá trình, quá trình đó trong khoa học kỹ thuật được diễn ra qua các giai đoạn nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Trong khoa học văn học, lợi ích của những kết quả nghiên cứu lý luận không phụ thuộc vào việc vận dụng những kết quả đó một cách trực tiếp hay không trong nghiên cứu thực nghiệm hoặc trong lĩnh vực sáng tác. Chúng tôi tán thành ý kiến của tiến sĩ Nyiro Lojos cho rằng, cần phải đánh giá và hiểu các kết quả nghiên cứu LLVH ngay trong hệ thống phương pháp và hệ thống lô-gic mà những kết quả đó ra đời. Khi nghiên cứu phạm trù tính dân tộc của văn học, mục đích của nhà lý luận không phải nhằm đưa ra một công thức hoàn chỉnh về tính dân tộc để các nhà văn theo đó mà sáng tác. Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề tính dân tộc của văn học, nhà lý luận muốn tìm hiểu sự phát triển mang yếu tố nội sinh của mỗi nền văn học, soi sáng mức độ liên hệ giữa tính dân tộc và tính thế giới, giữa truyền thống và hiện đại, nhằm đề ra yêu cầu hợp lý và khoa học cho việc nâng cao bản sắc dân tộc của văn học trong từng giai đoạn. Tương tự như vậy, những kết quả nghiên cứu lý luận về tác phẩm văn học dù không trực tiếp tham dự vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhưng chúng làm thay đổi được quan niệm cũ về tác phẩm văn học, mở ra nhiều khả năng để tiếp cận tác phẩm văn học.

PGS, TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG Vị trí và chức năng của lý luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học Vị trí và chức năng của lý luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học

Chức Năng Của Văn Học

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

Là một hình thái xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, cũng như bất kỳ một hình thái ý thức nào khác văn chương nghệ thuật có tác dụng tích cực trở lại đối với toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng văn chương lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy nó tác động tới xã hội theo phương thức riêng của mình, mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được. Phần việc đặc thù mà văn chương đảm nhiệm đối với đời sống tinh thần của con người, cái suy đến cùng quyết định giá trị xã hội không thể thay thế được của văn chương, đó là chức năng của nó. Chỉ có thông qua chức năng của mình, văn chương mới phát huy được tác dụng tích cực của mình.

Khái niệm chức năng của văn chương là khái niệm dùng để xác định ý nghĩa và giá trị của văn chương đối với đời sống xã hội. Muốn thấu hiểu chức năng của văn chương, hay nói cách khác là, muốn thấy rõ ý nghĩa, giá trị tác dụng của văn chương thì chỉ có đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tượng phản ánh, với đời sống tinh thần phong phú của con người. Có như thế mới tránh được thái độ hạ thấp văn chương, xem văn chương là trò chơi chữ, là công việc nhàn rỗi, là trò mua vui giải trí tầm thường.

II. CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Luận điểm đó của mĩ học Mác – Lênin có một ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị của văn chương nghệ thuật. Trước hết là giá trị nhận thức. Văn chương phát sinh và phát triển từ lâu trong đời sống xã hội loài người, nhưng không phải ai cũng thấy được giá trị nhận thức của nó.

Maritain nhà triết học người Pháp đã viết: “Nếu nghệ thuật là một phương tiện để nhận thức, thì rõ ràng rằng nó thấp hơn nhiều so với hình học”

Kayser, nhà lí luận văn học theo chủ nghĩa cấu trúc viết: “Tác phẩm văn học sống và phát sinh không phải là hồi quang của một cái gì khác mà là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín”. Hoặc quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của mĩ học duy tâm phương Ðông, Tây cũng là thứ không thừa nhận giá trị nhận thức của văn chương.

Ngược hẳn với những quan điểm duy tâm đó, mĩ học Marx – Lénine cho nghệ thuật là phương tiện Mácnh liệt mà con người dùng để nhận thức thế giới.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác luôn thấy rõ và nhấn mạnh ý nghĩa nhận thức cả văn học nghệ thuật. Mác và Ăngghen đã nhiều lần nêu rõ ý nghĩa nhận thức của văn chương. Về bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac, bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của xã hội Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX, Ăngghen viết: “Balzac mô tả toàn bộ lịch sử xã hội Pháp, trong đó ngay cả những chi tiết kinh tế (thí dụ như việc phân phối lại quyền tư hữu thực tế về quyền tư hữu cá nhân sau cách mạng) tôi đã học tập được nhiều hơn là tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp thì ấy cộng chung lại.”[1]

Cũng như C. Mác và F. Aêng ghen, Lênin đánh giá cao khả năng hiểu biết, khám phá, sáng tạo của văn học. Một ví dụ tiêu biểu là người đã đánh giá rất cao L. Tolstoi ở khả năng nhận thức và phản ánh đời sống xã hội qua tác phẩm của ông. Người xem “Tolstoi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga.”[1] Phạm Văn Ðồng cũng đã từng phát biểu rất chí lí rằng: “Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết. Khám phá, sáng tạo lại thực tại xã hội”. Văn chương nghệ thuật có chức năng nhận thức cuộc sống. Nhưng vì sao văn chương nghệ thuật khác các hình thức nhận thức khác?

C. Mác nói: “Ý thức con người chẳng qua là tồn tại được ý thức”. Ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó có thể đúng hay méo mó lệch lạc nhưng muốn hay không thì những ý niệm, khái niệm, quan niệm có được trong đầu óc con người là bắt nguồn từ hiện thực. Văn chương là một hình thái ý thức, cho nên bất kỳ một hình thái ý thức nào khác nó có khả năng phản ánh tồn tại xã hội. Nhận thức con người chẳng qua là sự phản ánh thực tại vào đầu óc con người mà thôi. Vì vậy văn học có chức năng nhận thức hiện thực.

Sáng tạo văn chương nghệ thuật trước hết là một hành động nhận thức (tức là sự hiểu biết) nhận thức về sự vật, về con người, về đời sống xã hội và về cả chính bản thân mình nữa. Muốn sáng tạo trước hết phải nhận thức, phải hiểu biết. Bản thân sự nhận thức không phải là một cái gì bẩm sinh hay huyền bí, nó có nguồn gốc từ thực tiễn, từ trong lao động sản xuất, từ trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, xã hội của con người. Không hiểu biết cuộc sống thì cũng có nghĩa là không thể nhận thức và do đó không thể có văn chương nghệ thuật. Nhưng nhận thức không phải chỉ đơn thuần là hiểu biết theo nghĩa sát sạt của từ này, mà nó phải tiến lên cấp độ cao hơn là “khám phá” tức là phát hiện ra những mặt nào, yếu tố nào bản chất, là quy luật trong sự phức tạp, muôn màu muôn vẻ của hiện thực. Hiện thực là muôn màu, muôn vẻ, đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi cái bản chất, cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức cái ngẫu nhiên cái tạm thời, cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn luôn tìm ra được cái quy luật của đời sống. Nếu không làm được điều đó thì ý nghĩa nhận thức của văn chương chỉ dừng lại ở hiểu biết đơn giản, máy móc và bên ngoài của hiện thực mà thôi. Lại nữa, văn chương không chỉ nhận thức để mà nhận thức, hiểu biết để mà hiểu biết mà là để sáng tạo ra một công cụ nhận thức mới cho con người. Ðó là tác phẩm văn chương. Cho nên, ngoài việc hiểu biết sâu sắc, rộng rãi về thế giới, văn chương còn phải khám phá ra phát hiện ra bản chất quy luật của thế giới. “Sáng tạo” là một yêu cầu cực kỳ quan trọng của chức năng nhận thức của văn chương. Lênin nói: “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan nữa”. Sáng tạo là yêu cầu của mọi hình thức nhận thức của con người. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới một cách thụ động, máy móc mà là một sự sáng tạo lại một hiện thực mới cao hơn, hiện thực mà nhà văn đã nhận thức được. Và tác phẩm văn chương thực sự là một công cụ nhận thức khi nhà văn có sự sáng tạo đó. Tác phẩm văn chương sẽ hoàn thành sứ mạng là công cụ nhận thức khi người đọc tiếp xúc với nó không phải là tiếp xúc với cái thế giới mà mình đã nhận thấy ở ngoài đời mà tiếp xúc với thế giới mới hợp lí hơn, đáng sống hơn, nên có hơn.

Nói văn chương nghệ thuật là một hình thái ý thức cũng có nghĩa là nói tới chức năng nhận thức đặc thù – văn chương nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống ý thức của con người. Và cũng có nghĩa là khẳng định tính chất khoa học của văn chương. “Văn học là một khoa học” , tính khoa học của nó là ở chỗ nó đưa lại những nhận thức, những hiểu biết đúng đắn và sinh động về tự nhiên xã hội (cuộc sống, con người) trên những mặt thuộc bản chất quy luật, sự vận động, phát triển. Với ý nghĩa đó mà Phạm Văn Ðồng đã viết: “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo lại thực tại xã hội. Nó là khoa học (…). Nghệ thuật là một sự hiểu biết, văn học là một sự hiểu biết, khoa học là một sự hiểu biết, hiểu biết cao sâu lắm”.

Nói “văn học là một khoa học” chính là để nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng, tính chính xác của khả năng nhận thức, biểu hiện, khám phá thế giới của nó. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu đem đánh đồng nhận thức khoa học và nhận thức nghệ thuật. Nhận thức của văn chương nghệ thuật không phải như nhận thức của khoa học. Sự khác nhau đó được phân biệt trên 2 bình diện sau :

Một mặt, tri thức và văn chương nghệ thuật đem lại cho con người về bản chất và quy luật của thế giới không phải bằng những khái niệm, công thức, định lí… mà là bằng phương thức thể hiện riêng, phương tiện đặc thù. Ðó là những hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật nhận thức các hiện tượng tự nhiên và xã hội không phải là tái hiện trực tiếp. Mặt khác, sự nhận thức ấy không bao giờ là trực tiếp mà thông qua con đường thẩm mĩ, bằng con đường tình cảm thẩm mĩ.

Tóm lại: Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của hiện thực đời sống về tự nhiên cũng như về xã hội. Nhưng đó là sự nhận thức về phương diện triết học, chính trị, xã hội, tâm lí và thẩm mĩ… “Nó là cuốn sách giáo khoa về đời sống”. Chức năng đó diễn ra trong quá trình nhà văn nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, đến lượt mình, trở thành một công cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của nhà văn.

Trong Luận cương về Phơ – bách Marx viết : “Triết học không những chỉ nhằm giải thích đúng đắn thế giới khách quan mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới”.

Lénine nói: “Nghĩa là thế giới không thỏa Mácn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình”. Những tư tưởng vĩ đại đó không chỉ có ý nghĩa trên địa hạt triết học đơn thuần, hay ở một lĩnh vực nhận thức nào mà có ý nghĩa cho mọi lĩnh vực nhận thức chân chính của con người.

Văn chương một nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù, nhưng tựu trung vẫn là một hình thái ý thức xã hội, nó nằm trong quy luật nhận thức chung trên của con người. Vì vậy, văn chương không chỉ có chức năng nhận thức thế giới mà còn có chức năng cải tạo thế giới. Tác dụng cải tạo của văn chương, vì vậy là một thuộc tính tất yếu, là một đặc điểm mang tính quy luật, tính bản chất.

Giáo dục của văn chương là làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người theo chiều hướng tiến bộ hoặc cách mạng, giúp cho con người từ chỗ tán thành đến hành động theo lí tưởng nhân vật hoặc lí tưởng tác giả. Hoặc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động và hấp dẫn, tác giả giúp con người phân biệt được tốt xấu, đúng sai, từ đó liên hệ đến mình và xác định cho mình một thái độ một lập trường nhất định theo những điều đã hấp thụ qua tác phẩm. Tóm lại văn chương thực hiện chức năng giáo dục đối với bạn đọc ở những phương diện sau:

– Học tập, nâng cao trình độ văn hóa.

– Rèn luyện, trau dồi giác quan thẩm mĩ

– Tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.

– Cải tạo thế giới quan và quan điểm chính trị – xã hội.

Bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng có thể có tác dụng này hay tác dụng khác đối với người đọc có tác dụng tiêu cực, có tác dụng tích cực, có tác dụng nhất thời, có tác dụng vĩnh cửu.

Văn chương thực hiện chức năng giáo dục bằng cách, trước hết, là ở tư tưởng của nhà văn thể hiện ngay trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực. Tác phẩm văn chương là sản phẩm ý thức nhà văn, là kết quả hoạt động có mục đích của nhà văn. Qua tác phẩm người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm ký thác, truyền đạt một cái gì đó cho người đọc. Ðó là lập trường quan điểm, tư tưởng, ý nghĩ và những lời giải đáp cùng những ước vọng của người sáng tác trước cuộc sống. Những điều gửi gắm đó nếu rung động được lòng người thì giúp họ nhận thức được đúng đắn cuộc sống và khiến họ đi đến những suy nghĩ và hành động đúng.

Thứ đến là nội dung tư tưởng, ở khuynh hướng tuyên truyền, động viên và giáo dục của tác phẩm từ các nhân vật điển hình đại diện cho tư tưởng tác giả thông qua tâm tư, suy nghĩ, triết lí sống của nhân vật được trình bày dưới dạng này hay dạng khác. Hình tượng Từ Hải trong Truyện Kiều ngoài ý nghĩa là mơ ước tự do và công lí của Nguyễn Du, nó còn có tác dụng khơi dậy ở người đọc ý chí độc lập tự do, ý thức không cam tâm làm nô lệ, ý thức tháo củi sổ lồng đạp bằng mọi bất công ở con người. Hình tượng Kiều lại giáo dục con người ta lòng hiếu nghĩa với cha mẹ, lòng chung thủy vợ chồng, ý thức luôn luôn khơi dậy trong cuộc sống.

Nó còn thể hiện ở tính thẩm mĩ của tác phẩm. Tức là ở lí tưởng thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật mà tác giả vận dụng để truyền đạt có hiệu quả nhất những tư tưởng và kiến giải của mình đến người đọc.

Văn chương có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng nghệ thuật mang lí tưởng thẩm mĩ, đó là cuộc sống đáng sống và con người đáng có. Hình tượng Từ Hải là một hình tượng mang lí tưởng thẩm mĩ của tác giả: Lí tưởng về con người anh hùng đầy lòng nhân đạo, bình đẳng, bác ái và ý chí quật cường không cam tâm làm nô lệ. Từ Hải còn là niềm vui mừng, nỗi ước muốn của quần chúng lao động. Nếu như Mác Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh … là những hình tượng làm cho người đọc căm ghét thì Từ Hải lại là nhân vật làm cho người ta thương yêu, trân trọng, đấy chính là mặt trái và mặt phải của tác dụng thẫm mĩ của hình tượng văn học.

Văn chương là một nghệ thuật, tác dụng cải tạo của nó còn ở hình thức nghệ thuật. Nghệ thuật trong sáng giản dị tạo cho người ta cảm giác nhẹ nhõ, nghệ thuật sinh động phong phú, hấp dẫn làm con người ta trở nên yêu cuộc sống hơn.

Chức năng giáo dục của văn chương còn ở tính chiến đấu của nó. Văn chương là vũ khí đấu tranh giai cấp. Tính chất “vũ khí” của văn chương biểu hiện tập trung ở chỗ này. Cải tạo là phê phán cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, đề xuất cái mới cái tốt cái tiến bộ cách mạng. Nếu văn chương chỉ vạch ra cái tiêu cực không thôi thì mới là được nhiệm vụ “phá” mà chưa làm được nhiệm vụ “xây”. Như thế có nghĩa là chưa thực hiện trọn vẹn chức năng cải tạo. Mặt khác, không có một vụ “xây” nào mà không gắn với phê phán, phá bỏ cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, cái cản trở sự phát triển đi lên. Lénine đã từng gọi Người mẹ của Gorki là “quyển sách kịp thời” bởi vì chính Người mẹ đã có sức mạnh cải tạo, sức mạnh của một vũ khí tinh thần và tư tưởng cho công nhân Nga lúc bấy giờ. Người nói (theo lời thuật lại của Gorki):

“Quyển sách này là cần thiết, nhiều công nhân đã tham gia phong trào cách mạng một cách vô ý thức, tự phát, và bây giờ họ đọc Người mẹ, điều đó sẽ mang lại ích lợi lớn cho bản thân họ.[1]

Và quả thật, những hình tượng điển hình về những công nhân – những chiến sĩ cách mạng Nga, qua sự miêu tả của nhà sáng lập ra nền văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, đã tỏ ra là những tấm gương mà nhờ đó nhiều thế hệ chiến sĩ đấu tranh nhằm giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức đã học tập được.

Văn chương là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm của ý thức người nghệ sĩ, là sản phẩm của tài năng tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy, chức năng cải tạo của văn chương đạt được tới đâu là do người đẻ ra nó. Sáng tạo nghệ thuật ngoài sự hiểu biết, tài năng ra còn là vấn đề lí tưởng sống. Lí tưởng sống của nhà văn gắn liền với chức năng cải tạo của văn học. Một tâm hồn bệnh hoạn, yếu đuối, một lí tưởng sống hưởng lạc thì chỉ tạo ra được những hình tượng nghệ thuật nhằm trụy lạc hóa con người không hơn không kém.

Lí tưởng nhà văn luôn luôn gắn liền với mọi giai cấp nhất định. Nhà văn là người phát ngôn cho giai cấp và những lực lượng xã hội nhất định. Nói đến chức năng cải tạo của văn chương là nói đến việc nhà văn dùng tác phẩm của mình để truyền đạt lí tưởng sống của mình mà cũng là lí tưởng của giai cấp mình, của một lực lượng xã hội, một thời đại nhất định mà mình đang sống. càng gắn lí tưởng mình với lí tưởng tiến bộ của thời đại bao nhiêu thì nhà văn càng phát huy được chức năng cải tạo của nghệ thuật mình bấy nhiêu. Bởi vì lí tưởng thời đại cũng tức là lí tưởng của quần chúng nhân dân người chủ nhân lịch sử. Lịch sử văn chương đã chứng tỏ rằng có những tác phẩm nghệ thuật có sức sống trường cửu, có sức cải tạo lớn lao là do lí tưởng nhà văn gắn bó với lí tưởng thời đại đó, lí tưởng nhân loại cần lao lúc đó.

Ðặc trưng chức năng giáo dục của văn chương là ở chỗ : văn chương giáo dục con người thông qua con đường tình cảm. Từ xúc động, lay động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai. Nghệ thuật giáo dục con người bằng biện pháp tự giác. Giáo dục nghệ thuật không phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoải mái. Nghệ thuật giáo dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút. Ở đây, tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một. Tác dụng giáo dục của nghệ thuật thật là lâu bền ; từ từ nhưng vô cùng sâu sắc.

Trong quá trình con người đồng hóa tự nhiên về mặt thẩm mĩ thì nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói như thế có nghĩa là, con người, trong hoạt động thực tiễn của mình, bao giờ cũng sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Trong “Bản thảo kinh tế – triết học 1844” C. Mác viết :

“Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo bất cứ giống loài nào, và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích hợp cho đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp.[1]

Không chỉ nghệ thuật mà bất kỳ hoạt động thực tiễn vật chất nào của con người cũng đều có ý nghĩa thẩm mĩ. Tuy vậy, phải nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức khác của xã hội như triết học, khoa học, … đều có chức năng nhận thức và giáo dục của nó. Nhưng chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ mới được đặt ra một cách bắt buộc.

Chức năng thẩm mĩ của văn chương bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Cũng tức là, nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu về lí tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mĩ của con người trước thế giới.

Nghệ thuật thực hiện chức năng thẩm mĩ bằng nhiều cách:

Trước hết là làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc miêu tả và phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và xã hội. Cái đẹp là cái khả năng đưa đến cho người ta một khoái cảm, một thích thú, một niềm xúc động khi con người nhìn thấy hoặc thưởng thức. Những cái được gọi là đẹp phải là cái chân thực, sinh động, hài hòa, thống nhất được cái mặt tiêu biểu và đa dạng của sự vật, có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan con người (thị giác và thính giác). Việc phản ánh này thường có chọn lọc và gắn liền với quá trình điển hình hóa, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ. Nhờ vậy, cái đẹp của đời sống khi đã được đưa vào nghệ thuật thì nó đẹp gấp bội. Bởi vì ngoài đời sống, nó đã đẹp, khi đi vào nghệ thuật nó lại qua bàn tay trau chuốt gọt dũa của nhà văn. Thử đơn cử một ví dụ, bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nói đến sen là nói đến đẹp. Sen là đẹp, nhưng chỉ nhìn nó ở ngoài đời thì chưa thấy hết cái đẹp của nó. Phải nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết, càng nhìn càng thấy đẹp, đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất. Giải thích cái đẹp trong nghệ thuật có phần duy tâm, nhưng Hégel đã khẳng định: “Ngay bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp của tự nhiên”. Nghệ thuật không chỉ miêu tả, phản ánh cái đẹp trong tự nhiên, xã hội mà còn sáng tạo ra cái đẹp mới vốn không có trong hiện thực – tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tài năng sáng tạo trên cơ sở chất liệu hiện thực chứ không phải là bản thân hiện thực. Nó không chỉ là tư tưởng, tình cảm tài năng của nhà văn mà nó còn là cái đẹp mới. Bên cạnh cái đẹp của tự nhiên: vừng trăng, bầu trời, ánh sáng, cánh cò, giòng sông… là cái đẹp do bàn tay nghệ sĩ tạo ra: áng thơ, bản nhạc, điệu múa… đây là một tự nhiên đẹp thứ 2.

Nghệ thuật phát huy tác dụng chức năng thẩm mĩ đối với con người bằng cách rèn luyện năng lực thẩm mĩ cho con người trên rất nhiều bình diện.

Nghệ thuật làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một tinh tế. Do tiếp xúc với nghệ thuật mà các giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đi đến khả năng cảm thụ nhiều hơn, lớn hơn. Ví dụ giữa tai người không rành nhạc và rành nhạc, có tiếp xúc rèn luyện nhiều. Người rành nhạc có lỗ tai có khả năng thẩm âm tốt hơn người không rành nhạc.

Nghệ thuật đào tạo năng khiếu thẩm mĩ, tức là tạo ra năng lực sáng tạo, đánh giá cái đẹp của con người. Năng lực thẩm mĩ là một sự trao truyền, học tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ. Không ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ thuật nếu không biết đến nghệ thuật là gì. Chỉ có tôi luyện trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật mới phát triển. Có vấn đề tài năng trong lĩnh vực này, nhưng tài năng đó là cả một sự hun đúc của nhiều thế hệ. Nghệ thuật hun đúc cho con người khả năng cảm thụ tinh tế, đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống. Ðồng thời, hình thành cho con người một nhận thức sâu sắc về cái đẹp. Thưởng thức nghệ thuật đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật. C. Mác viết: “Nếu anh muốn hưởng thụ nghệ thuật, thì anh phải là con người có kiến thức về nghệ thuật”.

Kiến thức về nghệ thuật không thể và chỉ đơn thuần lết quả sự tiếp thu theo con đường giáo dục bởi khoa mĩ học theo trường lớp sách vở mà còn bag cả con đường trực tiếp thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Con đường này tuy tự phát nhưng vô cùng sâu sắc.

Nghệ thuật cung cấp cho con người quan điểm thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ một cách sinh động và sâu sắc. Vì con người tiếp thu nó không phải dưới dạng kết luận, phán đoán trừu tượng như trong khoa nghiên cứu nghệ thuật.không một bài giảng về nghệ thuật nào có thể thay thế được điều mà con người trực tiếp nhận qua tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật xây dựng cho con người lí tưởng thẩm mĩ. Con người, sản phẩm đẹp nhất của tạo vật là đối tượng của nghệ thuật. Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời đất, “người ta là hoa đất” (Tục ngữ), “Con người làcái đẹp nhất trong thế giới mà chúng ta cảm giác được” (Tchernychevski), “Con người là lí tưởng của cái đẹp” (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng những con người lí tưởng. Ðó là lí tưởng thẩm mĩ. Vì mục đích nghệ thuật là không phải chụp lại , hay tái hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong nghệ thuật là con người sẽ có, cần có. Ðó là con người lí tưởng. Do bản thân con người không bao giờ tự thỏa Mácn với mình mà luôn luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn – vươn lên con người lí tưởng.

Văn chương là một nghệ thuật, là một hình thái ý thức đặc thù, nó mang tính thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ này gắn liền với bản chất của văn chương.nếu tách rời hoặc không thấy đặc thù thẩm mĩ thì hoặc là không hiểu được bản chất văn chương, hoặc hạ thấp nó, hoặc biến nó thành một cái gì khác ngoài văn nó.

Khi nói đến chức năng nhận thức của văn chương, dù có đề cập đến khả năng nhận thức to lớn của nó thế nào mặc lòng mà không thấy đây là sự nhận thức có tính đặc thù thẩm mĩ, nhận thức từ góc độ thẩm mĩ thì tức là đánh đồng nghệ thuật với mọi hoạt động nhận thức khác,và cũng tức là hạ thấp giá trị nhận thức của nghệ thuật dẫn đến hạ thấp hoặc thủ tiêu nghệ thuật.

Chức năng thẩm mĩ của văn chương chỉ có thể phát huyđược tác dụng Mácnh liệt khi văn chương đạt được giá trị tự nhận thức cao. Ngược lại, văn chương chỉ có thể đạt được tính thẩm mĩ cao đẹp khi nó đạt được giá trị nhận thức sâu. Diderot nói: cái đẹp chẳng qua là chân lí. như thế, nghệ thuật không phải là cái gì phi lí, hoặc siêu nhiên mà nó quan hệ đến vấn đề chân lí. tác phẩm nghệ thuật càng tiếp cận với cuộc sống càng phản ánh được chân lí khách quan một cách sâu sắc thì càng có tính nghệ thuật cao, xưa nay, những tác phẩm nghệ thuật lớn, bất hủ không có tác phẩm nào lại chỉ đạt một trong hai mặt này.

Xét về mặt hình thức nhận thức thì nghệ thuật có hình thức nhận thứcđặc thù so với hình thái ý thức khác, đó là hình thức nhận thức thẩm mĩ, nhận thức theo góc độ cái đẹp.nhưng xét về mặt bản chất nhận thức thì nghệ thuật thống nhất với các hoạt động nhận thức khác của con người. nếu như chức năng thẩm mĩ là đặc trưng của văn chương thì chức năng nhận thức là bản chất của văn chương.

Mọi hình thức nhận thức chân chính của con người đều vươn đến mục đích cải tạo mình. nhưng mọi hình thức nhận thức đó lại thực hiện chức năng cải tạo theo đặc trưng riêng. Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng thực hiện chức năng cải tạo,giáo dục của mình theo góc độ thẩm mĩ, bằng thỏa Mácn nhu cầu thẩm mĩ. Dưới hình thức thẩm mĩ, bằng phương tiện thẩm mĩ, văn học tiến hành giáo dục và cải tạo con người.

Cải tạo giáo dục con người có rất nhiều hình thức, đó có thể bằng luân lí, đạo đức học, bằng chính trị và bằng hành chính v.v… Nhưng biện pháp nhẹ nhàng mà sâu sắc, tinh tế mà mạnh mẽ là biện pháp nghệ thuật. Nghệ thuật trực tiếp tác độngvào tình cảm con người để giáo dục, cải tạo con người.

Thơ Ban chấp hành trung ương Ðảng lao động Việt Nam gởi đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III viết:

“Là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng có tác dụng sâu rộng và lâu bền trong đời sống tinh thần của nhân dân,văn nghệ giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức, tình cảm và tác phong xã hội chủ nghĩa”.

Một tác phẩm văn chương muốn đạt tới chức năng cải tạo và giáo dục mình thì trước hết phải đạt được tính nghệ thuật cao. Với những hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức truyền cảm, nghệ thuật tác động vào tình cảm con người ; khi những hình tượng nghệ thuật có sức lay động tình cảm con người thì tình cảm đó là xuất phát điểm, là sức bật cho lí trí và hành động của con người.

Nghệ thuật không phải là vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh. Tự nó, nghệ thuật đã mang tính cải tạo giáo dục của mình. tuy nhiên muốn có giá trị thẩm mĩ cao, nghệ thuật phải đạt tới sức cải tạo mạnh mẽ, ngược lại để cải tạp và giáo dục nghệ thuật lại phải đạt được tính thẩm mĩ cao.

Nếu như chức năng thẩm mĩ là đặc trưng của nghệ thuật thì chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật.

Văn chương là một hình thái ý thức, một hình thức nhận thức của con người như bất kỳ một hình thức nhận thức nào khác. Văn chương nhận thức không phải là để nhận thức mà nhận thức là để cải tạo, biến đổi thế giới. Cho nên, chức năng nhận thức và chức năng cải tạo giáodụccủa văn chương là không thể tách rời nhau.muốn cải tạo thì trước hết phải nhận thức, nhận thức là để cải tạo, nhận thức càng sâu thì cải tạo càng mạnh.

Chức năng nhận thức và giáo dục gắn chặt với nhau và gắn chặt với chức năng thẩm mĩ.trong nghệ thuật, nhận thức là nhận thức dưới góc độ cái đẹp. Giáo dục là giáo dục thông qua nhận thức thẩm mĩvà bằng phương tiện thẩm mĩ. Yù nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật là ở chỗ hiệu quả giáo dục cải tạo mà nó đạt được.

Tóm lại, văn chương nghệ thuật có 3 chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Ba chức năng quan hệ khắng khít và xuyên thấu vào nhau vàcùng tác động tới con người. Trong cả 3 chức năng đó, không được xem nhẹ một chức năng nào và cũng không thể tách bạch ra từng chức năng một trong thực tế. Nói một cách chính xác và khoa học ra thì văn học nghệ thuật có một chức năng chủ yếu – nhận thức – giáo dục – thẩm mĩ. Bởi vì giáo dục, thẩm mĩ, nhận thức là 3 phương diện khác nhau của một vấn đề, của một sự vật. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và tồn tại trong chức năng kia và ngược lại.

Nguyễn Hưng @ 09:04 24/05/2011 Số lượt xem: 41375

Chức Năng Văn Hóa Của Văn Học

Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu “Văn” theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người (I.X.Lixêvích) [1]. “Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa” (Phan Ngọc) [2]. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức – dự báo, giáo dục – giao tiếp, thẩm mỹ – giải trí… Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm – thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa – xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là “chức năng văn hóa” của văn học.

Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên (được hiểu theo nghĩa đen) hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực… càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Để nghiên cứu văn hóa, người ta thường tìm đến văn học. Ăngghen đã nhận xét như sau khi đọc xong bộ “Tấn trò đời” của Ban-dắc: “Tôi đã học tập được nhiều hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp cộng lại”. Để nghiên cứu những bản sắc văn hóa thuần túy Việt Nam, không gì bằng nghiên cứu văn nghệ dân gian. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Người đọc cũng nên rèn luyện khả năng quan sát, khám phá được những giá trị văn hóa ẩn sâu đằng sau những câu chữ và phải có một thái độ nhận thức đúng đắn, chẳng hạn như thái độ tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa nước ngoài.

Văn học còn có tác dụng gợi mở những giá trị văn hóa mới. Nhờ văn học, con người có thể dự báo được tương lai. Tác phẩm “Người mẹ” và “Bài ca chim báo bão” của M.Gooc-ky được coi là những tín hiệu mở đường cho nền văn hóa XHCN. Nhiều phát minh khoa học hiện đại được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của J.Véc-nơ… Nhiệm vụ của các nhà văn là hướng tới xây dựng một mô hình văn hóa tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nam Cao đã từng mơ ước viết một tác phẩm “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người (…) Nó làm cho người gần người hơn”. Tác phẩm văn chương không chỉ nối liền tác giả với bạn đọc mà còn làm cho các bạn đọc xích lại gần nhau hơn. Bạn đọc ở các thời đại khác nhau, các nước khác nhau nhờ giao lưu văn học mà gần gũi với nhau. Trước đây, các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã có tác dụng rất lớn làm cho hai nền văn hóa Nga – Việt gắn bó khăng khít nhau. Và ngày nay cũng vậy, khi có hai nước giao lưu văn hóa, người ta vẫn thường cử các nhà văn qua lại thăm viếng và dịch các tác phẩm của nhau… Như vậy, văn học đã làm nhiệm vụ giao lưu giữa các nền văn hóa.

Bản chất của văn chương là làm đẹp cho đời… Ngày xưa, ở Trung Quốc, “Văn” được dùng để chỉ những đường nét hoa văn, tức là cái đẹp hình thức của vạn vật. Chữ viết tượng hình và những câu nói đẹp cũng được gọi là Văn. Con người dùng văn chương để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình, thể hiện bản chất của mình (nhân văn, văn là người). Từ đó, văn chương còn có chức năng phản ánh cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho người đọc. Ca dao tục ngữ được coi là kho mỹ từ pháp của dân tộc. Nguyễn Trãi nói: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. Ngày nay, người ta cũng dùng việc phân tích tác phẩm văn chương để rèn luyện năng lực cảm nhận cái đẹp cho học sinh. Văn chương còn phải biết sáng tạo ra một thế giới đẹp hơn thực. Thôn Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử đẹp và kỳ ảo hơn thôn Vỹ ở ngoài đời rất nhiều. “Nghệ thuật là con người thêm vào tự nhiên” (Hêghen). Văn chương phải mới mẻ ly kỳ mới có thể thu hút bạn đọc. Một ý tưởng giáo dục lớn lao mà được thể hiện bởi một nghệ thuật kém cỏi thì khó phát huy. Còn nếu chỉ chăm chú cái đẹp hình thức mà không có giá trị về nội dung tư tưởng thì chỉ mua vui cho đời chứ không lay động được trái tim bạn đọc. Sáng tạo ra cái đẹp hài hòa giữa nội dung và hình thức cũng có nghĩa là sáng tạo ra văn hóa.

Người ta có thể giải trí bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đọc sách. Trước khi có các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ, đọc sách là hình thức giải trí cơ bản và bổ ích, nâng cao vốn văn hóa của mọi người. Tuy nhiên ngày nay, trước sự lấn át của văn hóa nghe nhìn, văn học phải tăng cường chú trọng đến một chức năng nữa, đó là góp phần thúc đẩy các loại hình nghệ thuật khác phát triển. Rất nhiều kịch bản điện ảnh – sân khấu được chuyển thể từ truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhiều bài thơ được phổ nhạc, nhiều tác phẩm văn học đã gợi ra ý tưởng cho họa sĩ vẽ tranh. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình đã phổ biến rộng rãi văn học nghệ thuật tới công chúng. Tức là công chúng vẫn được đọc và nghe văn học không chỉ ở dạng trực tiếp như trước đây mà còn gián tiếp thông qua các ngành nghệ thuật khác nữa.

Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp. Những nhà văn lớn thường là những nhà văn hóa lớn: H.đờ Bandắc, V.Huygô, L.Tônxtôi, M.Gooc-ky, Lỗ Tấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Và cũn dễ thấy rằng những tác phẩm nghệ thuật lớn cũng có chức năng văn hóa cao. Chẳng hạn, có thể coi tác phẩm “Ô-sin” là tập đại thành giới thiệu với thế giới toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Nữ văn sĩ Kiều Hạ Điền Thọ Tử đã mong muốn: “miêu tả cuộc đời Ô-sin để từ đó rút ra những tiêu chuẩn sống cho cuộc sống tương lai” [3]. Tác phẩm còn hấp dẫn ở cốt truyện, vẻ đẹp con người và thiên nhiên Nhật Bản, kể cả tài năng của diễn viên khi chuyển thành phim. Những điều đó đã làm cho “Ô-sin” có sức tác động rất lớn đến tương tư, tình cảm của khán giả truyền hình ở nhiều nước trên thế giới.

Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Văn học nước ta từ xưa vốn đã có tinh thần “Văn dĩ tải đạo”. Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp của cha ông cần phải được phát huy lên một tầm cao mới. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người”. Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn – nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.

PHẠM NGỌC HIỀN

1. Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc – NXB Giáo dục, H.2000, tr. 40.

2. Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học-NXB Thanh Niên, TP HCM, 2000.

3. Lời giới thiệu trong quyển “Ô-sin” – NXB Hà Nội, 1994.