Chức Năng Giải Trí Của Văn Học Thiếu Nhi / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Những Yếu Tố Làm Nên Sức Hấp Dẫn Của Văn Học Thiếu Nhi

Văn học thiếu nhi (VHTN) nằm trong sáng tác văn học nói chung nên cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện các chức năng chung của văn học. Bên cạnh đó, VHTN cũng có những chức năng riêng mang tính đặc thù do đối tượng phục vụ chủ yếu của nó là thiếu nhi. Và chính những chức năng mang tính đặc thù đó là những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của mảng văn học này.

Khi viết bài thơ này, Phan Thị Vàng Anh mới 7 tuổi. Sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ được thể hiện ở ngay chính nội dung bài thơ và hình ảnh của nhân vật chính trong câu chuyện. Bài thơ kể lại việc chú Mèo con đi học giữa “trời nắng chang chang”. Đi học nhưng chú lại chẳng mang theo thứ gì ngoài “một cái bút chì” và “một mẩu bánh mì con con”. Đem bút chì, không mang theo sách vở gì thì làm sao học đây? Đi học mà lại mang theo bánh mì chắc có lẽ để ăn khi đói bụng! Sự sơ sài trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập và sự chu đáo chuẩn bị đồ ăn phòng khi đói hết sức ngây thơ, hồn nhiên này chỉ có thể có ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ ít, thậm chí là khó xảy ra ở người lớn song ở trẻ lại là điều rất dễ gặp. Nếu điều này xảy ra ở người lớn sẽ thành chuyện đáng chê trách song đối với trẻ nhỏ thì lại rất bình thường và có nét ngộ nghĩnh, đáng yêu riêng. Hay trong bài thơ Ngủ rồi, nhà thơ Phạm Hổ đã viết: Gà mẹ hỏi gà con: – Đã ngủ chưa thế hả? Cả đàn gà nhao nhao: – Ngủ cả rồi đấy ạ! Bài thơ là cuộc đối thoại giữa gà mẹ và đàn gà con. Nghe gà mẹ hỏi, cả bọn nhao nhao trả lời: “Ngủ cả rồi đấy ạ!”. Ngủ rồi thế mà vẫn nghe được mẹ hỏi, vẫn trả lời được… Đàn gà con ngây thơ nghĩ rằng, trả lời “Ngủ cả rồi đấy ạ!” là sự khẳng định về sự thật, và gà mẹ sẽ tin vào sự thật đó… Nhưng chúng không biết rằng chính sự khẳng định chắc nịch đó đã phủ định lại thực tế chưa ngủ của chúng. Có thể nói, đây là kiểu tư duy chỉ có ở trẻ nhỏ. Kiểu tư duy này sẽ biến mọi thứ không lôgic sẽ trở thành hoàn toàn lôgic trong thế giới trẻ thơ và làm nên nét đáng yêu của trẻ nhỏ cũng như sức hấp dẫn của VHTN.

2. Cùng với đặc điểm về tính hồn nhiên, ngây thơ như đã nói ở trên, đặc điểm về tính giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu cũng là yếu tố không thể thiếu làm nên cái hay, cái đẹp và sức cuốn hút của VHTN. Trong thơ viết cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố quan trọng nhất. Song thơ viết cho trẻ em thì vần và cách gieo vần thật phù hợp luôn là yếu tố không thể thiếu. Hơn nữa, trong các tác phẩm thơ viết cho trẻ em, gieo vần là yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu cho các câu thơ. Như trong bài thơ Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng cách gieo toàn vần bằng cuối các câu thơ như: “ta – sa”, “thầy – đầy – cay” đã tạo nên giai điệu êm ái, ngọt ngào cho các câu thơ; gợi được sự xúc động, thái độ trân trọng, yêu quý đối với hạt gạo quê hương. Bởi những hạt gạo ấy được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào, giá trị văn hóa của quê hương…“Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…” Hay ở bài thơ Mời vào của Võ Quảng, cách gieo vần giữa các từ “đó – thỏ”, “tai – nai”, chữ “Thỏ”, “Nai” được lặp lại ở hai câu thơ liền nhau cùng với sự kết hợp của các thanh trắc, thanh bằngđã giúp bài thơ trở nên giàu nhạc tính:“- Cốc, cốc, cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là Thỏ – Nếu là Thỏ Cho xem tai – Cốc, cốc, cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là Nai – Thật là Nai Cho xem gạc” Để gây ấn tượng ngay từ ban đầu cũng như để lại dấu ấn lâu dài đối với trẻ nhỏ, VHTN cần phải giàu hình ảnh. Hơn nữa, hình ảnh lại phải cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc, đáng yêu và gần gũi với cuộc sống của trẻ… Để có được đặc điểm này, VHTN thường sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, các động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc. Bởi những loại từ này có khả năng tạo nên sắc thái cụ thể, tác động trực tiếp vào giác quan của trẻ; kích thích và khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ có thể dễ cảm nhận, dễ hiểu và dễ rung động trước các hình ảnh, nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Trong bài thơ Hoa kết trái (Thu Hà), trẻ có thể hình dung được đặc điểm rất riêng, rất đặc trưng, không thể lẫn lộn của mỗi loài hoa bởi những động từ chỉ trạng thái (rung rinh) và các tính từ miêu tả màu sắc (tim tím, vàng vàng, chói chang, trắng tinh), tính từ miêu tả đặc điểm hình dáng (nho nhỏ, xinh xinh):“Hoa cà tim tímHoa mướp vàng vàngHoa lựu chói changĐỏ như đốm lửaHoa vừng nho nhỏHoa đỗ xinh xinhHoa mận trắng tinhRung rinh trước gió…” Hay trong đoạn văn sau, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả khung cảnh hết sức trữ tình với những hình ảnh rất đặc trưng, rất riêng của mùa thu. Bức tranh vào thu đó đã thực sự chạm được vào cảm xúc của người đọc. Yếu tố làm nên sức lay động lòng người của bức tranh đó chính là sự xuất hiện của các hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Đó là nước mùa thu trong vắt, là hòn cuội trắng tinh, là hình ảnh của các con vật : Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó…, những ả Cua Kềnh mắt lồi, tình tứ và âu yếm, đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu lăng xăng. Tất cả các hình ảnh đó đều hiện lên rõ mồn một bởi các tính từ, động từ miêu tả:

“Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy nhìn theo hai tôi, ra lối bái phục. Những ả Cua Kềnh cũng giương đôi mắt lồi, tình tứ và âu yếm, ngó theo hai tôi với muôn vẻ quý mến. Đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè hai tôi hoan nghênh váng cả mặt nước.” (Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu ký)

3. Cùng với các yếu tố trên, yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện là đặc điểm không thể thiếu để làm nên sự thú vị của VHTN. Bởi lẽ, ngoài những truyện thơ như Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan…, ở mỗi bài thơ ngắn viết cho thiếu nhi, người đọc dễ dàng gặp ở đó một câu chuyện kể về một sự kiện hay hiện tượng nào đó. Yếu tố truyện trong thơ giúp trẻ có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên, những điều thú vị của cuộc sống…được gửi gắm trong tác phẩm; hình thành được những cảm xúc đẹp và nhân văn cho trẻ. Trong bài thơ Dán hoa tặng mẹ của Khải Minh, người đọc có thể gặp ở đó câu chuyện một em bé sau khi dán được bông hoa, được cô dặn mang về làm quà tặng mẹ nhân dịp 8/3. Cô bé làm theo lời cô dạy. Món quà đó của bé đã thực sự đem lại niềm vui, sự xúc động cho mẹ:Em dán được cái hoaCô cho mang về nhàNói rằng: Con tặng mẹQuà ngày 8 tháng 3!Xoa đầu con mẹ bảo– Con dán đẹp thế à?Mẹ cảm ơn cô giáo,Dạy con mẹ tặng hoa. Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp trẻ có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên, những điều thú vị của cuộc sống, hình thành được những cảm xúc đẹp và nhân văn thì yếu tố thơ trong truyện lại là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ. Bởi chất thơ là cái đẹp luôn khiến lòng người xúc động. Có thể nói, mỗi tác phẩm truyện thiếu nhi thường chứa đựng một bài học nhẹ nhàng, sâu sắc. Và “Chất thơ của truyện sẽ làm cho những bài học ấy không bị khô khan hay cứng nhắc. Những truyện như: Giọng hót chim sơn ca, Hoa Mào gà, Giọt nước Tí Xíu, Chú Đỗ con, Bồ Nông có hiếu, Cây gạo… không khác gì những bài thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người. Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em mãi trong cuộc sống” (Lã Thị Bắc Lý, Văn học thiếu nhi và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, 2015, NXB Đại học Sư phạm).

4. Trong cuộc sống, muốn trẻ thích điều gì đó thì phải làm sao để trẻ không chán cái đó. Văn học cũng vậy. Nếu để trẻ chán thì các bé sẽ không còn muốn đọc, không còn muốn nghe nữa. Bởi thông thường ở trẻ, khả năng tập trung chưa cao, tính kiên trì hạn chế, cái gì khó và quá khó sẽ khiến trẻ ngại và chán. Vì vậy VHTN có một đặc trưng và cũng là một trong những yếu tố làm nên sự lôi cuốn đối với trẻ. Đó là sự ngắn gọn, rõ ràng. Tác phẩm ngắn sẽ giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc; rõ ràng sẽ giúp trẻ dễ đọc và dễ hiểu. Chỉ những bài thơ, câu chuyện dễ nhớ, dễ đọc, dễ thuộc, dễ hiểu thì trẻ mới thích và thích được lâu. Vì vậy, ngắn gọn, rõ ràng cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự gắn bó, yêu mến của trẻ đối với VHTN.

Tính “ngắn gọn” trong thơ viết cho thiếu nhi được hiểu là có dung lượng ngắn, số từ trong câu cũng ngắn. Dạng phổ biến trong thơ viết cho trẻ em thường là thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, thơ lục bát. Kết cấu thơ thường giống với đồng dao – thể loại văn học dân gian giàu nhịp điệu, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc…“Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa…” (Trần Đăng Khoa – Kể cho bé nghe) Ở văn xuôi, tính “ngắn gọn” được thể hiện ở cách sử dụng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức; nhan đề truyện cụ thể (thường là tên nhân vật hoặc câu hỏi có tính chất định hướng hoặc đúc kết ý nghĩa giáo dục)…: Ba cô gái, Chú Dê đen, Ai đáng khen nhiều hơn, Thi hát… Tính “rõ ràng” trong các tác phẩm VHTN được thể hiện ở cách dùng từ ngữ và miêu tả. Từ ngữ thường là các từ mang nghĩa đen; cách miêu tả thường trực tiếp, cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ:

“Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường. Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng. Mùa giấy kính thường trùng với mùa xuân. Những ngày tết bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chốc chốc đưa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng lúc thì màu xanh để sung sướng tận hưởng cảm giác mới lạ…”. (Nguyễn Nhật Ánh – Ngồi khóc trên cây)

5. Nói đến các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của VHTN chúng ta không thể không nói đến những bài học nhân văn nhẹ nhàng và sâu lắng mà bộ phận văn học này đem lại. Có thể nói, mỗi câu chuyện, bài thơ viết cho thiếu nhi đều chứa đựng trong nó một bài học quý giá. Chẳng hạn, trẻ được giáo dục phải biết xin lỗi khi có lỗi – dù đó là lỗi cố ý hay vô tình:Vịt con vội vã đi đâuDẫm phải chân của Gà Nâu bên hè.Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe!Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn. (Nguyễn Thị Thảo – Xin lỗi) Hay không bắt nạt bạn yếu hơn vì đó là tính xấu:“Bắt nạt là xấu lắmĐừng bắt nạt, bạn ơiBất cứ ai trên đờiĐều không cần bắt nạtTại sao không học hát? Nhảy hip hop cho hay?Thử kẻ yếu làm gìSao không trêu mù tạt?” (Nguyễn Thế Hoàng Linh – Bắt nạt)

Cũng là nói với trẻ rằng đây là điều hay, kia là lẽ phải; nên làm thế này, không nên làm thế kia, song VHTN không thể hiện theo kiểu áp đặt, giáo điều, khô khan mà thông qua nội dung câu chuyện, hoặc cách suy nghĩ cũng như hành động của các nhân vật trong tác phẩm một cách đầy tự nhiên, nhẹ nhàng và sâu lắng. Tuy nhiên, chỉ những nhà văn, nhà thơ viết cho thiếu nhi đích thực, thật sự tài năng, biết đặt mình vào vị trí của trẻ thơ, hiểu sâu sắc suy nghĩ, tâm lý của trẻ thơ mới có thể khéo léo xen lồng ý nghĩa giáo dục vào trong tác phẩm một cách tinh tế, không khiên cưỡng. Với những tác giả này, cái đích đầu tiên và quan trọng nhất trong mỗi sáng tác phải là tính thẩm mĩ. Đó là phải tạo ra được hình ảnh đẹp, sinh động; cách diễn đạt hay, trong sáng; ngôn từ giản dị, gần gũi với trẻ… Điều đó khiến trẻ thích thú. Từ sự thích thú với thơ, truyện, trẻ sẽ ngấm một cách tự nhiên với những bài học giáo dục trong tác phẩm và học theo, làm theo những gì tốt đẹp; tránh xa những suy nghĩ, hành vi hoặc việc làm không nên…

Hà Thị Kim Yến

Đặc Trưng Văn Học Cho Thiếu Nhi Từ Góc Độ Tiếp Nhận

1. Mỹ học tiếp nhận và con đường tiếp cận văn học cho thiếu nhi

Lấy việc nghiên cứu sự tiếp nhận của bạn đọc làm trung tâm, Mỹ học tiếp nhận (Receptive esthetic) ra đời làm cho vai trò của bạn đọc thực sự lên ngôi trong đời sống văn học. Mặc dù đôi lúc cực đoan, tuyệt đối hoá vai trò của bạn đọc đối với đời sống văn học nói chung, nhưng những thành tựu của Mỹ học tiếp nhận đã gợi ý rất nhiều đối với nghiên cứu văn học cho thiếu nhi.

Theo Réne Wellek và O. Warren, cách tiếp cận văn học từ hiện thực khách quanhoặc từ chủ quan của nhà văn, hoặc kết hợp cả hai đều chỉ là ” lối nghiên cứu bên ngoài“. Họ đề xuất lấy văn bản làm trung tâm, đi sâu khám phá tính văn học của nó mới thực sự là ” lốinghiên cứu bên trong “. Tư tưởng này là hạt nhân của Chủ nghĩa cấu trúc phát triển mạnh suốt nửa đầu thế kỷ 20. Đến lượt Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz (Đức) vào giữa những năm 60 lại cho rằng, vấn đề không phải ở cấu trúc tinh vi tự sinh nghĩa của văn bản hay ngôn từ nghệ thuật mà khả năng của bạn đọc đã tiếp nhận nó ra sao. Tư tưởng này đã đột phá vào thói quen xem hoạt đông sáng tạo của nghệ sỹ hay sự tồn tại của tác phẩm là tất cả trong nghiên cứu văn học. Gạt bỏ những gì cực đoan của Mỹ học tiếp nhận, đến lúc nghiên cứu văn học cần phải thấy rằng, tiếp nhận cũng là một trong những khâu thenchốt của đời sống văn học.

Trước tiên, theo Hans Robert Jauss, lịch sử văn học phải là lịch sử tiếp nhận. Bởi vì, cách làm xưa nay, đem những hiện tượng văn học trong đó, chủ yếu là tác giả và tác phẩm sắp xếp theo trình tự thời gian và đánh giá một cách chủ quan, thực ra ” không phải là lịch sử, mà là nguỵ lịch sử. Bất cứ ai, nếu xem hàng loạt sự thực này là một phần của lịch sử văn học thì họ đã lẫn lộn đặc điểm quan trọng của tác phẩm nghệ thuật với sự thực lịch sử “[1,tr208]. Sự thực của tác phẩm văn học gồm có hai mặt: với nhà văn, nó là sự thể hiện ý đồ chủ quan, mà ý đồ chủ quan có thể thành công hay thất bại, nhưng với bạn đọc, nó phải được đo bằng sự tiếp nhận khách quan mà sự sống của tác phẩm có thể tồn tại hay không tồn tại. Với văn học nói chung còn phải làm rõ thêm, nhưng với văn học cho thiếu nhi đây là điều không thể tranh cãi. Không thể có lịch sử văn học cho thiếu nhi nếu không có lịch sử về đối tượng tiếp nhận. Một là, lịch sử quan niệm về trẻ em, hiểu trẻ em như thế nào tác giả sẽ tạo ra một kiểu tác phẩm thế ấy. Hai là, quan trọng hơn, lịch sử về quyền lợi và nhu cầu của trẻ em, mỗi thời đại trẻ em có những đòi hỏi khác nhau. Việc xem văn học cho thiếu nhi chỉ bắt đầu từ sau Cách mạng là cái nhìn phiến diện. Nếu xem xét ở lịch sử tiếp nhận thì văn học cho thiếu nhi vẫn có một chiều dọc thời gian song hành với văn học nói chung.

Hans Robert Jauss nói thêm:” Tính lịch sử của văn học không phải ở chỗ chỉnh lý sắp xếp những sự thực văn học, mà ở những trải nghiệm vốn có của bạn đọc đối với tác phẩm văn học“[1,tr209]. Ông đưa ra khái niệm ” tầm đón” với hàm nghĩa bao quát về mọi khả năng tiếp nhận văn học của bạn đọc: nhu cầu, trình độ thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú và lý tưởng thẩm mỹ của từng cá nhân. Tầm đón trở thành lăng kính khúc xạ toàn bộ ý đồ của nghệ sỹ. Tuy nhiên đó không phải là kết quả của hoạt động tiếp nhận. Bởi lẽ, tầm đón chỉ là cái vốn có trước khi đọc, còn sự tiếp nhận cụ thể lại là sự tương tác giữa tầm đón với tác phẩm. Vì thế tầm đón không đứng yên mà vận động theo quá trình đọc. Ngược lại ý nghĩa của tác phẩm cũng thay đổi theo từng tầm đón cụ thể. H.R.Jauss gọi đó là ” sự dung hợp tầm nhìn “. Đối với văn học cho thiếu nhi, rõ ràng chỉ khi nào có sự dung hợp giữa văn bản tác phẩm với tầm đón của trẻ em mới có tác phẩm cho thiếu nhi đích thực.

Wolfgang Iser, một đại diện khác của Mỹ học tiếp nhận, còn đưa ra những khái niệm quan trọng như “điểm trắng”, “điểm chưa định”, hay “khoảng trống” của văn bản nghệ thuật giành chỗ cho trí tưởng tượng của người đọc. ” Chúng ta chỉ có thể muốn thấy những chỗ không có trong văn bản, những thành phần viết ra trong văn bản sẽ cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ có những thành phần không viết ra mới cho chúng ta cơ hội muốn thấy được sự thực. Quả vậy, không có những thành phần chưa xác định , những chỗ trống trong văn bản, chúng ta không thể phát huy trí tưởng tượng“[1,tr288]. Những chỉ dẫn này củng cố thêm yêu cầu về tính hàm súc, đa nghĩa của văn học nói chung. Nhưng điều quan trọng hơn, nó nhắc nhở nghệ sỹ không nên đứng ra giải nghĩa tác phẩm bằng những lời răn dạy khô khan mà hãy để cho tự thân hình tượng mang lại cho bạn đọc. Wolfgang Iser gọi phương thức tổ chức tác phẩm với khả năng lôi cuốn bạn đọc đồng sáng tạo là kiểu ” kết cấu vẫy gọi “. Văn học cho thiếu nhi ở ta thường gây khó chịu cho bạn đọc bởinhững lời giáo huấn được dàn đặt trong tác phẩm. Nó không chỉ thu hẹp nghĩa lý của tác phẩm mà còn là sự áp đặt của người lớn đối với trẻ em, thủ tiêu mọi khả năng tưởng tượng, sáng tạo vốn có của trẻ em. Trẻ em ở thời đại nào cũng rất cần tự do, dân chủ nhất là trong tưởng tượng, sáng tạo. Nếu không, chúng sẽ trở thành những cái máy phục tùng vô điều kiện cho những khuôn khổ định sẵn.

Thực ra, Mỹ học tiếp nhận chỉ cực đoan trong giai đoạn đấu tranh với chủ nghĩa cấu trúc và các trường phái lý luận khác. Điều quan trọng là trong khi đưa bạn đọc lên ngôi trong đời sống văn học, Mỹ học tiếp nhận vẫn thừa nhận vai trò rất căn bản của tác giả và tác phẩm. Không có kiểu kết cấu vẫy gọi của tác phẩm do tác giả làm ra làm sao có được vai trò sáng tạo của bạn đọc. Những nhà Mỹ học tiếp nhận xô viết như Meilak, Kagan, Gey… cho chúng ta thấy rõ:

i, Tiếp nhận không chỉ là một khâu tất yếu, mà còn là khâu hữu cơ trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật. Giữa ba nhân tố: tác giả-tác phẩm-bạn đọc bao giờ cũng ở trong mối quan hệ biện chứng. Không đợi khi tác phẩm đến với bạn đọc, trong quá trình viết, chính tác giả đã là bạn đọc thứ nhất, bạn đọc tiềm ẩn. Trong trường hợp viết cho thiếu nhi, nếu nghệ sỹ không tìm thấy được tuổi thơ của chính mình để có cuộc đối thoại giả định ngay từ đầu, khi đến với bạn đọc thực tế, tác phẩm khó được tiếp nhận.

ii, Tiếp nhận bao giờ cũng dựa vào cấu trúc của tác phẩm. Khả năng sáng tạo của bạn đọc là vô hạn, bạn đọc càng đông đảo, thời gian đọc càng nhiều, diện tích nghĩa của tác phẩm càng mở ra mênh mông. Nhưng không phải vì thế mà có những suy diễn tuỳ tiện ngoài tác phẩm. Trường hợp trẻ em đọc tác phẩm hiển nhiên có những thắc mắc cần người lớn giải đáp, nhưng không phải mọi giải đáp nào trẻ em cũng chấp nhận. Chúng không cần những giáo lý quen thuộc, mà cần những cái mới phát sinh từ bản thân hình tượng nghệ thuật.

iii, Số mệnh của một tác phẩm là một phạm trù mang tính lịch sử. Nhu cầu của từng xã hội, thời đại định hướng cho hoạt động sáng tác của nghệ sỹ và quyết định cho sự tồn tại nhất thời hay vĩnh viễn của tác phẩm. Theo chúng tôi, bạn đọc thiếu nhi, lứa tuổi ở tầm đón nhận tưởng chừng đơn giản nhất nhưng lại phức tạp nhất và khó tính nhất. Bởi lẽ, đây là thành phần bạn đọc tự nhiên, hồn nhiên và vô tư nhấttrong việc thẩm định giá trị của tác phẩm.

Nhà mỹ học Meilak viết: ” Tiếp nhận nghệ thuật là một vấn đề học thuật bức thiết, mà cũng là một vấn đề nghệ thuật phức tạp nhất “[1,tr238]. Cho đến nay, tiếp nhận văn học vẫn còn là vấn đề thời sự, con đường nghiên cứu tiếp nhận vẫn còn đang mở ra ở phía trước. Những gì Mỹ học tiếp nhận đã đặt ra có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu văn học cho thiếu nhi, nhưng đi vào cụ thể lại là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp.

Mỹ học tiếp nhận đặt vấn đề nghiên cứu bạn đọc để tìm thấy sự thực tồn tại của tác phẩm văn học trong đời sống văn học, nhưng đây lại là vấn đề lý tưởng. Bởi lẽ, chỉ có thể nhìn bạn đọc trên cơ sở những quy luật chung nhất của hoạt động đọc chứ không thể tìm ra những chứng lý cụ thể của mọi bạn đọc ở mọi thời đại. Với văn học nói chung, nghiên cứu văn học còn tìm thấy bạn đọc ưu tú qua phê bình văn học, trong khi đó, bạn đọc thiếu nhi là cả một khoảng trống. Nếu dùng phương pháp thực chứng hay trắc nghiệm xã hội học văn học thì cũng chỉkhảo sát được thế hệ trẻ em hiện tại. Ở đây chúng ta chỉ có thể dựa trên những nền tảng của tâm lý học trẻ em kết hợp với những kinh nghiệm mỹ cảm để suy luận mà thôi.

Thực ra, thời cổ có hai thành phần trẻ em:trẻ em của tầng lớp quý tộc và trẻ em của người dân lao động. Nền giáo dục văn chương cử tử trên kia chủ yếu giành cho trẻ em thuộc tầng lớp trên, trừ một ít con em lao động ở hàng xuất chúng. Nền giáo dục giáo điều có ưu thế là tạo ra những con người tuyệt đối trung thành với lý tưởng của thời đại. Nên nhớ quan niệm về đối tượng thế nào sẽ tạo ra thành phẩm thế ấy, còn đúng sai lại là chuyện khác. Chỉ biết rằng, nền giáo dục phong kiến thiên về lý trí hơn là cảm xúc, trẻ em ngày xưa hiểu biết về quá khứ nhiều hơn là định hướng vào tương lai. Riêng trẻ em của tầng lớp lao động chịu nhiều thiệt thòi, nhưng rất may chúng có một nền giáo dục dân gian thay bằng những quy phạm trường ốc. Tất nhiên giáo dục dân gian chỉ là kinh nghiệm tự phát qua con đường của ca dao, tục ngữ, truyện cổ… Dù thế nào đi nữa thì cả cái thời xưa ấy văn chương gần như gắn liền với đạo đức. Người kể chuyện dân gian có khi chưa biết cái tôn chỉ ” văn dĩ tải đạo “, nhưng thế nào đằng sau lời kể cũng là những lời giáo huấn, trẻ em bị bó buộc thành công cụ của những lời giáo huấn ấy. Tâm hồn, mỹ cảm của con trẻ ngây thơ hầu như chưa được phát huy một cách đầy đủ.

Sau thời Phục hưng cho đến đầu thế kỷ 20, ở phương Tây xuất hiện một số quan niệm về trẻ em dù chưa được đặt ra như là đối tượngnghiên cứu chính. Schiller trong sách ” Mỹ cảm giáo dục giản yếu” đem học thuyết của Kant ra phát huy, xem hoạt động chơi đùa của trẻ em hôm nay chẳng khác người nguyên thuỷ ngày xưa trong lao động nghệ thuật, dẫn đến suy luận nguồn gốc của nghệ thuật là chơi đùa và đồng nhất nghệ thuật với sự phát tiết tinh lực thặng dư [2,tr268 ]. Tâm lý mỹ cảm của con người nói chung là sự hồn nhiên, nhưng không phải vì thế mà đồng nhất trẻ em với người nguyên thuỷ..Tất nhiên đây là một cực đoan khác, phủ nhận hoàn toàn tác dụng giáo dục đạo đức của văn học. Sigmund Freud, và sau này là Anna Freud, con gái ông dùng những thành quả của phân tâm học cắt nghĩa tâm sinh lý, đúng hơn chỉ là sinh lý của trẻ em. Tuyệt đối hoá sức mạnh vô thức và cả bản năng tính dục ở trẻ em, vô tình phân tâm học đã hạ thấp khả năng của ý thức và các hoạt động tự chủ của trẻ em trong đời sống văn minh [3]. Chủ trương dùng nghệ thuật để giải phóng sinh lực thừa tránh những ức chế của vô thức bản năng chỉ là cái nhìn phiến diện, coi thường những tác động lớn lao khác của văn học.

Đưa ra vấn đề lịch sử quan niệm về trẻ em để thấy rằng, trong thực tế, quan niệm về trẻ em thế nào sẽ nảy sinh ra một kiểu văn học cho trẻ em thế ấy. Không phải không có lịch sử văn học cho trẻ em mà cần phải thấy, trong lịch sử, trẻ em đã từng phải đọc những sách gì. Cho trẻ em đọc sách gì là việc của người lớn, nhưng vấn đề cần quan tâm là trẻ em phải thích và tác dụng của nó đối với sự phát triển tâm hồn, trí tuệ trẻ em.

Những năm 20 của thế kỷ 20, Tâm lý học mới có cái nhìntương đối hoàn chỉnh về trẻ em bằng những thực nghiệm nghiêm túc. Các công trình của T.V. Zancôp, L.X. Vưgôtxki, D.B.Elconin, V.V. Davưdôp… cho ta có cái nhìn trẻ em hoàn toàn mới mẻ:

-Trẻ em luôn luôn là trẻ em, khôngphải là người nguyên thuỷ cũng chẳng phải như người lớn chưa hiểu biết, cũng không thuần tuý là sinh vật sống bằng bản năng vô thức. Trẻ em là con người đúng nghĩa ở khái niệm “trẻ em” : con người ở giai đoạn mới sinh sôi phát triển và là thế hệ tiếp tục cho sự sống tương lai.

-Trẻ em không phảilà hiện tượng ổn định bất biến mà là sản phẩm mang tính lịch sử. Mỗi thế hệ trẻ em ra đời là một sản phẩm của thời đại và mỗi giai đoạn phát triển là mỗi xu hướng vận động khác nhau. Vì thế không thể đồng nhất trẻ em hôm nay với trẻ em ngày xưa, nhập cục các lứa tuổi trẻ em làm một.

-Trẻ em là giai đoạn khởi đầu của một đời người, cho nên khả năng bỏ ngo rất lớn [4,tr56]. Những gì thuộc về người lớn đã định hình một cách rõ ràng thì với trẻ em chỉ là những đường nét mơ hồ. Có những tố chất hay khả năng lẽ ra sẽ phát huy mạnh mẽ trong tương lai nếu bị kìm hãm sẽ tự nhiên biến mất.

Nhận thức về trẻ em như thế, con đường giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng sẽ khắc phục được những nhược điểm quá khứ và đi đúng hướng theo quy luật vận động và phát triển của loài người. Nói nhưHồ Ngọc Đại: ” Trong thực tiễn giáo dục, nếu lấy người lớn làm thước đo đánh giá trẻ em, lấy người lớn làm chuẩn mực, lấy giáo lý cuộc sống làm nội dung, lấy thuyết giáo làm phương pháp… chắc chắn không mang lại hiệu quả mong muốn. Cần phải xem trẻ em là trung tâm, là linh hồn của nhà trường hiện đại, lấy sự phát triển tự nhiên và hạnh phúc đi học của trẻ em làm lẽ sống của nhà trường. Giáo dục phải xuất phát từ trẻ em và đi đến trẻ em ” [5].

Văn học trẻ em phải lấy trẻ em làm trung tâm. Hiểu không đúng về trẻ em, hoặc không có văn học cho trẻ em đúng nghĩa của nó, hoặc chỉ là một thứ văn học giả danh nghệ thuật kìm hãm, bức chế tinh thần trẻ em, hoặc kích thích những khả năng phi nhân tính, phi thẩm mỹ ở con trẻ.

Thực tế, trẻ em đến với văn học phải bằng con đường tự nguyện, tất nhiên phải có định hướng của người lớn. Sự tự nguyện bao giờ cũng tạo nên sở thích thẩm mỹ đích thực trong quá trình đọc và học văn. Tuy nhiên những gì trẻ em thích chưa chắc đã đúng, nhưng có thích thì cái đúng mới có sức thuyết phục. Vì thế người làm văn học phải tính đến mọi nhu cầu của các em:

-Nhu cầubộc lộ cá tính và hình thành nhân cách. Bất cứ đứa trẻ nào cũng tiềm ẩn một cái riêng để chứng tỏ sự tồn tại cá thể của mình, nhưng mặt khác lại khát khao được trưởng thành để hoà nhập vào cuộc sống chung. Trẻ em đến với văn học như là tìm đến một sự giúp đỡ cho cuộc hoà giải giữa hai mặt mâu thuẫn ấy.

-Nhu cầu được vui chơi, giải trí ngay trong tác phẩm văn chương. Chính nhu cầu này giải toả những uẩn ức tâm sinh lý của trẻ em dưới những áp lực thường ngày của cuộc sống. Vui chơi cũng là cách tốt nhất để trẻ em giữ được những cảm xúc thẩm mỹ: hồn nhiên, vô tư, trong sáng.

-Nhu cầu được giãi bày tình cảm, ước mơ khát vọng. Trẻ em vốn rất nhạy cảm, yêu thương, hờn giận bất chợt mà thế giới văn học như cái cớ để chúng nhìn thấy chính mình. Đây cũng là cái tuổi trí tưởng tượng phát triển mạnh nhất, tâm hồn, lãng mạn thăng hoa bay bổng nhất để thoát khỏi những ràng buộc của đời thường chật hẹp.

-Nhu cầu được khám phá để hiểu biết. Bộ não của trẻ thơ có đầy đủ tố chất như một sinh thể hoàn chỉnh, nhưng là khoảng trống vô tận về thông tin. Những thông tin đơn điệu dễ thành nhàm chán và ghi nhận một cách mờ nhạt. Chúng cần cái lạ, cái ly kỳ, ấn tượng để củng cố trí nhớ, và tự xây dựng cho mình hệ thống biểu tượng, thần tượng.

Còn biết bao nhu cầu khác, nhưng văn học cho thiếu nhi đúng nghĩa phải thoả mãn ít nhất những nhu cầu cơ bản ấy. Thoã mãn những nhu cầu ấy, tự thân văn học đã đi vào tầm đón nhận của trẻ em. Muốn thế, người làm văn học phải thực sự hiểu trẻ em, sống với trẻ em và hơn nữa phải có cả một chiến lược chọn sách, viết sách cho trẻ em. Đại văn hào A.M. Gorki bao giờ cũng xem trẻ em như ” những chủ nhân của thế giới“, ” những người thừa kế toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của nhân loại”. Từ năm 1910, tại hội nghị Brucxen, Gorki đã phát biểu: ” Con đường dành cho thiếu nhi, những người kế thừa toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của nhân loại, là dẫn các em đến tương lai, dạy các em biết kính trọng và đánh giá quá khư ” [6,tr51].Nếu như văn học quá khứ,tự thân đối tượng tiếp nhận tìm đến tác phẩm như một nhu cầu tất yếu của đời sống, thì ở văn học hiện đại, người viết văn phải tính khả năng đến với tác phẩm của công chúng nghệ thuật của mình. Trẻ em ngày nay không giống như xưa nữa, không phải cho gì đọc nấy mà chúng lựa chọn một cách khắc khe tác phẩm theo nhu cầu thẩm mỹ của mình. Phần sau đây chúng ta đi tìm đặc trưng của văn học cho thiếu nhi dựa vào tâm lý tiếp nhận của lứa tuổi. Tất nhiên không lấy đặc điểm tâm lý, hành vi của lứa tuổi thay cho đặc trưng của văn học mà xét theo tiêu chuẩn thẩm mỹ khách quan của tác phẩm.

2. Đặc trưng của văn học cho thiếu nhi từ góc độ tiếp nhận

Văn học cho thiếu nhi có cả hai bộ phận: văn học do người lớn sáng tác và một phần do chính các em sáng tác. Phần do các em sáng tác ít, nhưng lại là phần định hình rõ nhất đặc trưng của văn học cho thiếu nhi. Những gì do trẻ em làm ra không đạt đến độ sâu sắc như người lớn nhưng bao giờ cũng gần gũi với các em hơn. Điều đáng nói là sáng tác của người lớn cho các em thường chủ quan, dễ rơi vào áp đặt hoặc xa rời các em. Sự hoà giải giữa cảm quan của người lớn và tâm hồn trẻ thơ là điều cần thiết nhất để tạo nên chất lượng thẩm mỹ đích thực của văn học cho thiếu nhi.

Mọi cửa ngỏ đi vào thế giới nghệ thuật đều bắt đầu từ cái nhìn. Con mắt của nghệ sỹ nếu thiếu tinh tế sẽ đi nhầm sang một thế giới khác phi nghệ thuật. Ranh giới của văn học với đạo đức, chính trị, sử học, sinh học… rõ ràng đấy nhưng cũng rất mong manh. Nhất là văn học cho thiếu nhi, người lớn chúng ta thường xem trẻ thơ là đối tượng cần giáo dục một cách toàn diện, cho nên thường biến văn học thành các hình thái ý thức khác. Đành rằng văn học nào cũng mang những nội dung giáo dục, nhưng trước hết nó phải là sản phẩm của ý thức thẩm mỹ. Trẻ em có nhu cầu thẩm mỹ riêng, không thể lấy cảm quan của người lớn làm thước đo cho chúng. Tất nhiên, sáng tác văn học đích thực không hoàn toàn theo đuôi phía tiếp nhận mà bao giờ cũng đóng vai trò nâng cao tri thức văn hoá thẩm mỹ cho đối tượng tiếp nhận.

Có sự hoà giải giữa cảm quan của người lớn và tâm hồn trẻ thơ, tác phẩm sẽ không dễ dãi, tầm thường, vừa sát thực với nhu cầu của trẻ em, vừa phát huy hết chức năng giáo dục của văn học. Viết văn học cho thiếu nhi, nói như Võ Quảng là tạo ra một cuộc giao lưu, gặp gỡ thật sự giữa người lớn và tâm hồn con trẻ.

Đặc điểm này xuất phát từ bản chất ngây ngô, ngộ nghĩnh của trẻ con. Khi chưa bước sang tuổi trưởng thành, con người chưa bị áp lực của miếng cơm, manh áo cũng như những ràng buộc xã hội khác làm tha hoá, đấy là lúc đời sống tinh thần tự nhiên, lành mạnh nhất. Không kéo lùi con người về với tự nhiên như triết học Lão – Trang, nhưng ít ra văn học cho thiếu nhi phải lấy đó làm tiêu chuẩn hàng đầu mới tìm thấy con đường du nhập vào thế giới trẻ em.

Nhiều tác phẩm của quá khứ, khi sáng tác, cố nhiên, tác giả không ý thức đến điều này, nhưng vẫn được trẻ em thích đọc chỉ vì bản thân nghệ sỹ nhiều khi nói đến những vấn đề lớn nhưng vẫn không đánh mất tuổi thơ của chính mình. Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay Rôbinsơn Crusô của Đ.Điphô là những ví dụ điển hình. Tôn Ngộ Không tài năng trác tuyệt nhưng nếu không có cái ngây ngô, ngộ nghĩnh của con khỉ, có lẽ trẻ em sẽ ít thích xem. Con khỉ thông minh ấy theo Đường tăng đâu cần đắc đạo mà có lẽ chỉ vì cái vòng kim cô ở trên đầu. Tôn Ngộ Không cần tự do, hoặc vui chơi với núi hoa quả của mình hoặc ngao du trời bể chứ chưa bao giờ có tham vọng trói buộc mình ở miền Tây Trúc. Nếu Rôbinsơn đi biển chỉ vì khát vọng làm giàu như giới tư sản hiện thời, câu chuyện trở thành tấn bi kịch của miếng cơm manh áo. Trẻ em thích một Rôbinsơn khác: con người của những đam mê tinh thần, hứng thú với trời nước mênh mông, thèm khát được tự do, giải phóng. Thuyết chơi đùa hay nghệ thuật phi thực dụng ít ra cũng có ý nghĩa ở phương diện ấy.

Nói tính hồn nhiên, vô tư, trong sáng của văn học cho thiếu nhi gần như tachạm phải đến khái niệm thanh lọc(carthasis) trong mỹ học của Aristote. Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng mang chiều hướng tích cực, hoá giải nước mắt thành nụ cười, nỗi buồn thành niềm vui, cái dung tục tầm thường thành cái thanh cao. Văn học cho thiếu nhi trong xu hướng hiện đại hoá gần như không từ chốinhững gì đời thường nhất với mục đích cho các em tiếp cận dần những phức tạp của cuộc sống tương lai, nhưng không phải vì thế mà bôi lên trang giấy trắng cuộc đời các em phần bụi đời đáng sợ. Không gia đình của H. Malot chẳng hạn. Tác phẩm có bao nhiêu nỗi đời cay cực, có cả những gian dối, lừa lọc của người lớn vì kế sinh nhai nhưng tất cả đều được thanh lọc bởi cái vô tư, trong sáng của một em bé mới vào đời. Dư vị còn lại với các em khi đọc tác phẩm vẫn là ánh sáng của lòng yêu đời, vị tha chiến thắng bóng tối của sự toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

Bản chất của văn học nói chung là sự thanh lọc. L. X. Vưigôtxki khẳng định: ” Nghệ thuật như là catharsis” [9,tr366]. Tuy nhiên, với văn học nói chung, sự thanh lọc hình thành sau ” các dãy cảm xúc đối nghịch“, là mục tiêu của xúc cảm thẩm mỹ. Còn với văn học cho trẻ em, sự thanh lọc phải xuất hiện ngay trong đối tượng được miêu tả, nó trở thành bản chất của thế giới hình tượng. Nếu không văn học sẽ như con dao hai lưỡi, trẻ em chưa đủ sức tự mình điều chỉnh phản xạ tâm lý và những hành vi nguy hại có thê xảy ra. Những cám dỗ đời thường, những đề tài phức tạp như tình yêu và thù hận, nếu nghệ sỹ không khéo xử lý trong cấu trúc hình tượng, tác phẩm có thể giết chết sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của trẻ em. Ơ thế giới hiện đại, ít ai còn nghi ngờ trẻ em về những cảm xúc của tình yêu đôi lứa. Một thời đây là vấn đề cấm kỵ, nhưng những gì Frued nói không phải không được chứng thực trong đời sống. Vấn đề là tình yêu của con trẻ khác với chúng ta thế nào. Chính nhà văn bậc thầy Andecxen đã xử lý rất khéo trong câu chuyện Chú lính chì dũng cảm. Tình yêu của chú lính chì một chân với cô nàng vũ nữ xuất phát từ tình cảm đồng thân phận, bởi vì trong cái nhìn của chú, cô nàng hình như cũng chỉ có một chân như mình. Tình yêu mang lại cho chú sức mạnh để chiến thắng số mệnh, chiến thắng thử thách. Chú cũng có những nhớ nhung, khao khát như bao nhiêu người đang yêu khác, nhưng mọi thứ cảm xúc ấy đều trong sáng hồn nhiên đến vô tâm. Andecxen tạo nên một hình ảnh đẹp đầy chất thơ của tình yêu con trẻ: Chú lính chì không biến mất giữa biển cả mênh mông của thử thách, chú trở về bằng sự chiến thắng của lòng dũng cảm và tình yêu, chú không đau đớn trước ngọn lửa của sự huỷ diệt, hình hài chú lính chì và nàng vũ nữ của một thứ trò chơi dễ bị lãng quên hoá thân làm một và kết tinh thành trái tim yêu bất diệt đeo trước ngực người. Nhà văn có tài năng đích thực thường không ngại bất cứ đề tài phức tạp nào, nhưng xử lý một cách hợp lý cho con trẻ là một vấn đề tinh tế cần suy nghĩ.

Vui đùa, giải trí là phương tiện quan trọng để trẻ em giữ được bản chất hồn nhiên, vô tư, trong sáng, hơn nữa nó không làm cho các nội dung phức tạp của đời sống quá ngưỡng tiếp nhận của trẻ em. Muốn thế, người sáng tác phải biết pha trò dí dỏm trong cấu trúc hình tượng, tình huống, ngôn ngữ… M. Gorki nói nhiều về chức năng giáo dục của văn học xô viết, nhưng rốt cuộc ông cũng phải thừa nhận vui cười, thú vị là một nét căn bản của văn học cho thiếu nhi. ” Về mặt sư phạm mà nói, cái khuynh hướng đó như một phương tiện, như một sự bảo đảm chống đối lại tính chất nguy hiểm làm cho trẻ con khô khan bởi tính nghiêm nghị…”[6,tr58]. Văn học cho thiếu nhi chứ không phải là văn học cho người lớn chúng ta, không phải lúc nào nghiêm nghị trẻ em cũng chịu đựng được,và hiểu được vấn đề. Xuân Quỳnh có tứ thơ rất hay cho con của mình: Con yêu mẹ bằng ông trời, bằng Hà Nội, bằng trường học…tất cả những thứ so sánh ấy tưởng cụ thể nhưng với bé đều trở nên mơ hồ, lấy cái nghiêm nghị uốn nắn cảm xúc làm cho cái lớn lao trở thành bé nhỏ. Thế thì phải là ” Con yêu mẹ bằng con dế “, ngộ nghĩnh và buồn cười đấy, nhưng cảm xúc ấy lại tự nhiên, hồn nhiên và chân thật hơn. Vui đùa với trẻ em có giá trị hơn tất cả mọi thứ trong tham vọng, dục vọng của người lớn.

Trẻ em nào cũng thơ mộng và lãng mạn. Ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương, dễ hờn dỗi, hay mộng mị, buồn vui là thơ mộng. Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời xanh, áng mây trắng đi vào mắt chúng là cả một ảo giác về tương lai. Trăm năm của một đời người, khoảnh khắc tuổi thơ là cõi lãng mạn mênh mông nhất. Phương diện tâm lý này trở thành đặc điểm thẩm mỹ quan trọng của văn học cho thiếu nhi.

Đặc điểm này ít được nói đến hay nói một cách sơ sài trongnghiên cứu văn học cho thiếu nhi. Trong khi đó, lãng mạn và thơ mộng là thiên tính rõ nét nhất của lứa tuổi từ ấu thơ cho đến lúc thành niên. Hiện thực đối với trẻ em là những gì đang có, rất nghèo nàn, chỉ là những gì trẻ nhìn thấy xung quanh góc sân hay khoảng trời, con đường hay mái trường chúng đang học tập. Quan hệ xã hội có khi chỉ là những cấm đoán làm cho chúng thấy luôn bị tù túng. Đó là lý do trẻ em cần một thế giới khác, lãng mạn hơn, thơ mộng hơn, thế giới của những ảo tưởng.

Văn học nói chung dù là tác phẩm đi theo chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt nhất cũng phải có một chút lãng mạn, mộng mơ. Bởi đó là niềm tin, khát vọng của con người mà thiếu nó tác phẩm trở thành bản kê khai đơn giản những sự kiệnhàng ngày của đời sống. Quan niệm văn học càng ngày càng gần gũi với đời sống có lẽ thích ứng với người lớn hơn là đối với trẻ em. Cũng như chúng ta càng lớn lên miếng cơm, manh áo và các ràng buộc xã hội khác càng làm cho ta phải bận tâm. Nhưng văn học cho con trẻ chúng ta không thể là một thế giới đóng kín như thế đê chúng những tưởng tương lai của cuộc đời này chỉ có tối tăm. Nhiệm vụ củamột nền văn học lành mạnh là phải dọn đường cho trẻ em thênh thang bước tới tương lai. Chúng phải được nhìn thấy ánh sáng nhiều hơn bóng tối, cái đáng yêu nhiều hơn đáng ghét, cái vui vẻ nhiều hơn những buồn phiền. Khéo như Adecxen, một giọt nước mắt của chú lính chì cũng phải biết giấu đi hay phải thanh lọc bằng một tình yêu trong sáng. Các tác giả dân gian, dù không ý thức rõ điều này, nhưng bằng kinh nghiệm mỹ cảm, gần như những tác phẩm nào được đọc hoặc kể cho trẻ nghe cũng đều thấm đẫm tinh thần lãng mạn, mộng mơ. Cũng có lẽ vì thế mà thời phong kiến Khổng tử chọn Kinh Thi cho trẻ học vỡ lòng. Ông nói” Kinh Thi oán nhi bất nộ “, những lời ca ấy dù có lúc bi ai nhưng không đẩy con người vào thất vọng hay căm thù. Có thể nói, bất cứ một tác phẩm nào, dù có ý thức viết cho trẻ em hay không, nhưng ánh sáng lãng mạn càng tràn ngập trong thế giới nghệ thuật, tác phẩm đó càng dê đến với trẻ em.

Khi được làm người lớn, đôi khi chúng ta nhẫn tâm đánh mất quá khứ của mình. Chúng ta giáo dục con trẻ toàn những răn đe, cấm kỵ, điều mà xưa kia, trong chúng ta chẳng mấy ai thích thú. Chúng ta quên rằng, chơi đùa đúng nghĩa tích cực của nó sẽ mang lại bao nhiêu điều bổ ích. Không cần nói đến việc giải toả bao nhiêu căng thẳng của đời sống thường nhật, với trẻ con những khi giải trí như thế là cả một thế giới mới đang mở ra. Chúng có thể tưởng tượng ra cả một lâu đài ngoài xa khơi, nàng tiên dưới đáy biển hay thần tiên ở trên trời… Đó là lý do vì sao trẻ em rất thích huyền thoại, cổ tích hơn là những sự thật trong lịch sử, thích truyện khoa học viễn tưởng hơn là những trang giáo khoa thư với những công thức, định lý, định luật. Chính thế giới hư ảo, lãng mạn và mộng mơ đã chắp đôi cánh tâm hồn cho trẻ thơ đi vào cõi huyền diệu của trời đất. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em chính là vun đắp cho cả một sự sống tâm hồntrẻ trung lành mạnh ấy.

Viết được những trang văn, trang thơ giàu chất lãng mạn, mộng mơ là giúp cho trẻ em nhìn thấy được chính mình trong tác phẩm. Không thấy được bóng dáng của mình trong tác phẩm, trẻ em đọc văn khác nào lạc vào một thế giới xa lạ mà chúng chưa bao giờ tin đó là sự thật. Sự thật của trẻ em đơn giản là sự thật mà chính chúng muốn giãi bày, khao khát chứ không phải là sự thật như người lớn chúng ta nghĩ.

Đặc điểm này xuất phát từ tính hiếu kỳ, ham hiểu biết và cả những hành vithích phiêu lưu mạo hiểm của trẻ em.

Cứ xem trẻ em đọc sách hay xem phim, ai cũng dễ thấy rằng đứa trẻ nào cũng đam mê những cái ly kỳ, ấn tượng. Chúng có thể xem mãi, xem nhiều lần không thấy chán. Và nữa, chúng có thể tự cảm và hiểu mà không cần ai giảng giải. Tính chất dễ kích động là nguyên nhân căn bản của loại sở thích trên. Tất nhiên có hai loại kích động: kích động tiêu cực và kích động tích cực. Kích động tiêu cực như bạo lực, tình dục…chẳng hạn. Điều này rất cần sự can thiệp của người lớn. Nhưng kích động tích cực lại là điều cần phải phát huy. Bởi lẽ, nhờ những kích động mà cơ chế của cảm giác, cảm xúc lẫn trí tuệ của trẻ em hoạt động một cách mạnh mẽ. Tất cả những yếu tố như phép thuật, thần tiên, quỷ quái…nói chung là những yếu tố hoang đường, kỳ dị, nghịch dị đều dễ dàng kích động các em, khắc sâu trong các em những ám ảnh, những biểu tượng, thần tượng.

Yếu tố hoang đường kỳ dị thường xuất hiện đậm đặc ở thể loại sử thi. Theo M. Bakhtin, đó là thể loại một đi không trở lại [11], bởi lẽ nó chỉ là sản phẩm của những ảo giác ngây thơ ” ngày xửa, ngày xưa ” của loài người. Điều đó đúng ở sáng tác văn học cho người lớn, còn văn học cho thiếu nhi thì không. Ngày nào thế giới này còn trẻ thơ, những yếu tố ấy còn cần thiết cho sáng tác. Chúng ta không sợ trẻ em hiểu sai lạc thế giới xung quanh chúng ta, mà có khi qua những yếu tố hoang đường kỳ dị ấy, chúng càng hiểu sâu hơn những cái bình thường. Trẻ em đọc sách khoa học biết tổ tiên của loài người là vượn, nhưng nói người Việt chúng ta con Rồng cháu Tiên cùng sinh ra trong cái bọc trăm trứng, vấn đề đưa ra chẳng mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn sao. Có điều đối với văn học cho thiếu nhi hiện đại, người viết phải tinh tế trong việc tạo ngưỡng cho những kích đông qua những yếu tố ly kỳ, ấn tượng. Người viết lại truyện cổ chẳng hạn, không thể xoá bỏ hẳn yếu tố hoang đường như một vấn đề thi pháp đặc trưng, mà biết tạo nên tính hợp lý cho những cái phi lý. Cường điệu quá mức những cái kỳ dịđến rùng rợn rất dễ biến những kích động tích cực thành tiêu cực, thậm chí gây những cú sốc tâm lý nguy hiểm.

Khi nói về nghệ thuật sử thi, giải thích vì sao trẻ em thích, M. Gorki nói: ” Bản chất của trẻ em đặc biệt là ham thích những cái gì chói lọi phi thường “[6,tr55]. Thiên tính ấy thể hiện rất rõ tinh thần hướng thiện và cao cả của trẻ em. Đừng sợ quá nhiều những yếu tố ly kỳ sẽ làm cho trẻ em nghi ngờ những chân lý khoa học, hay sợ hãi cái thế giới phức tạp của chúng ta. Ngược lại, chính những nhân tố ấy lại có khả năng kích thích trí tưởng tượng của trẻ thơ, đưa trẻ thơ du hành vào những thế giới mới mẻ giàu ý nghĩa hơn những cái đời thường tẻ nhạt.

Trẻ em có thể đọc được tác phẩm của chính mình chứ không phải bao giờ cũng đọc được tác phẩm của người lớn. Người lớn sáng tác cho trẻ em phải thực hiện cả một cuc hoà giải giữa cảm quan của mình với tâm hồn của trẻ thơ. Đây là đặc điểm quan trọng bậc nhất, đê văn học, một mặt lấy trẻ em làm đối tượng phản ánh, phục vụ cho nhu cầu, quyền lợi của chúng, mặt khác nâng đời sống tinh thần của trẻ em hướng đến nh ững lý tưởng lớn lao của cả nhân loại. Đặc điểm này chi phối toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học cho thiếu nhi: hồn nhiên và trong sáng, lãng mạn và thơ mộng, ly kỳ và ấn tượng. Văn học cho thiếu nhi không đối lập một cách tuyệt đối với văn học cho người lớn, nhưng ít ra nó cũng có những dấu hiệu đặc thù.

(Nguồn: Văn học cho thiếu nhi, 2003)

1. Phương Lựu – Mười trường phái lý luận văn học phương Tây đương đại – Nxb Giáo dục,1999.

2. Chu Quang Tiềm- Tâm lý văn nghệ- Nxb TP Hồ Chí Minh,1991.

3. Anna Frued – Tâm lý trẻ em hiểu theo phân tâm học- Nguyễn Khắc Viện biên soạn và dịch – Nxb Khoa học xã hội, TT NC tâm lý Trẻ em, 1991.

4. Theo Bùi Văn Huệ – Tâm lý học tiểu học – Nxb Giáo dục, 1997.

5. Hồ Ngọc Đại – Bài học là gì? – Nxb Giáo dục, Hà nội, 1995.

6. Nhiều tác giả- Kinh nghiệm viết cho các em – Nxb Văn học, 1960.

7. Mai Văn Hai – Nghĩ và viết cho các em – TCVH , 5/ 1993.

8. Võ Quảng – Đến với các em như thế nào – Văn nghệ, 449/ 1973.

9. L.X. Vưgôtxki – Tâm lý học nghệ thuật- Nxb KHXH, Trường viết văn Nguyễn Du, 1995.

10. Nhiều tác giả – Bàn về văn học thiếu nhi – Nxb Kim Đồng, 1983.

11. M. Bakhtin – Lý luận và thi pháp tiểu thuyết – Trường viết văn Nguyễn Du, 1992.

12.V. Shklovski – Nghệ thuật như là thủ pháp – Nxb Hội nhà văn , 2001.

Đề Tài: Hoạt Động Văn Hóa Của Nhà Văn Hoá Thanh Thiếu Nhi, Hot

, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi

Published on

Download luận văn thạc sĩ ngành quản lí văn hóa với đề tài: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý các hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi Đắk Lắk, cho các bạn làm luận văn tham khảo

1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TW LƢƠNG THỊ VÂN QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỦA NHÀ VĂN HÓA THANH THIẾU NHI ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK TỐM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 1 Tây Nguyên (2015 – 2017) Hà Nội, 2017

2. CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Phản biện 1: PGS. TS Trịnh Thị Minh Đức Trường Đại học Văn hóa Hà nội Phản biện 2: TS. Đỗ Quang Minh Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương. Vào hồi:10 giờ 00 ngày 05 tháng 1 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương

4. 5 Nhìn chung, tất cả các công trình nói trên mặc dù khá đa dạng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk một cách có hệ thống vào vấn đề các hoạt động của Nhà văn hóa. Tuy nhiên chúng là những tư liệu quý giá giúp tôi thực hiện luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý các hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi Đắk Lắk. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tại đơn vị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động văn hóa của tại Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk – Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động văn hóa của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk trong những năm gần đây. – Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động văn hóa của đơn vị trong giai đoạn hiện nay 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các hoạt động văn hóa của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tại Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk, Tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian : Tập trung nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015. Tuy nhiên để có cái nhìn xuyên suốt, tạo nền tảng cho sự

5. 6 phân tích chuyên sâu hơn, đề tài cũng đề cập tới quãng thời gian trước năm 2010 và sau năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp phân tích tài liệu để giải quyết thỏa đáng các yêu cầu đặt ra của luận văn. – Phương pháp điền dã : tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin, tư liệu bằng cách quan sát, chụp hình để tìm hiểu thực trạng và các hoạt động văn hóa của thanh thiếu nhi tại Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk. 6. Những đóng góp của luận văn Đề tài góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động văn hóa của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa tại Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk trong thời gian tới. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương, 38 tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN HÓA THANH THIẾU NHI ĐẮK LẮK 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về thiết chế và thiết chế văn hóa 1.1.1.1. Thiết chế Thiết chế được trích dẫn theo tác giả Nguyễn Hữu Thức và theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4. 1.1.1.2. Thiết chế văn hóa Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4 thiết chế văn hóa là chỉnh

6. 7 thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí, chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa. 1.1.2. Thiết chế hội Theo Từ điển Bách khoa toàn thư (tập 4 ) Thiết chế xã hội hình thành, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Đa số xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản, mà việc thỏa mãn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của bản thân xã hội. 1.1.3. Nhà văn hóa Trích dẫn theo tác giả Nguyễn Hữu Thức trong tập tài liệu giảng dạy môn Quản lý thiết chế văn hóa. 1.1.3.1. Đặc điểm của Nhà văn hoá * Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa tổng hợp * Thiết chế đa chức năng- sử dụng thời gian tự do * Nhà văn hóa hoạt động theo phương thức xã hội hóa, phát huy tích cực của quần chúng * Thiết chế hoạt động thuộc loại hình sự nghiệp có thu 1.1.3.2. Chức năng của Nhà văn hóa * Chức năng giáo dục: Nhà văn hóa có chức năng giáo dục toàn diện ( trí – đức – thể mĩ ) trên tinh thần tự nguyện tham gia của quần chúng nhân dân vào các hoạt động để góp phần nâng cao hiểu biết của quần chúng trên mọi lĩnh vực. *Chức năng giao tiếp Giao tiếp là các mối quan hệ giao lưu ứng xử thông quan việc tiếp xúc giữa con người với con người. Khi đến sinh hoạt định kỳ cũng như tham gia các hoạt động của nhà văn hóa quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc nhiều người đối tượng khác nhau.

7. 8 *Chức năng phát triển khả năng sáng tạo của nhân dân. Sáng tạo là tìm ra cái mới và không lệ thuộc vào cái đã có, sáng tạo bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống, qua các quá trình tư duy phối hợp biến đổi để hình thành cái mới. Qua các hoạt động của nhà văn hóa quần chúng có cơ hội thể hiện, nhà văn hóa sẽ tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy khả năng của mình. * Chức năng đáp ứng, nhu cầu vui chơi, giải trí Thường xuyên theo dõi, cập nhật quá trình phát triển của hệ thống thiết chế Nhà văn hóa nói chung và Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk nói riêng, các điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi do Đoàn, Hội, Đội quản lý. * Chức năng kinh tế Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, văn hóa có ảnh hưởng tới kinh tế vì nó là chiến lược, mục tiêu để phục vụ lợi ích cho con người, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải có sự phát triển chiều cao về kinh tế, gắn kinh tế với phát triển văn hóa. 1.1.3.3. Nhiệm vụ của Nhà văn hóa Nhà văn hóa có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tại chỗ như : Tuyên truyền, thông tin, cổ động, sinh hoạt Clb, Đội nhóm, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các lớp năng khiếu… Tổ chức các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu bao gồm nghiên cứu nhu cầu, sở thích, thời gian nhàn rỗi. 1.1.4. Quản lý văn hóa Khái niệm Quản lý văn hóa được trích dẫn theo các tác giả Hồng Giang- Bùi Hoài Sơn cuốn sách Quản lý Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Và tập tài liệu giảng dạy môn Quản lý thiết

8. 9 chế văn hóa của tác giả Nguyễn Hữu Thức. 1.1.5. Quản lý hoạt động văn hóa Được trích dẫn theo khái niệm của tác giả Phan Văn Tú trong cuốn sách Đại cương về khoa học quản lý. 1.1.6. Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa trong đời sống Nhà văn hoá là nơi quần chúng được phổ biến kiến thức chính trị, nâng cao tri thức, tham gia các hoạt độngvăn hoá văn nghệ, hưởng thụ những giá trị đã có do con người sáng tạo nên, bồi dưỡng năng khiếu, sở trường, được nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian nhàn rỗi, giao lưu kết nối cộng đồng. Đó cũng chính là nhiệm vụ phát huy chức năng giáo dục của văn hóa góp phần xây dựng còn người Việt Nam phát triển toàn diện. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, nhấn mạnh công tác chỉ đạo đối với lĩnh vực văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa không thể thiếu trong đời sống và xã hội, giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của lực lượng quần chúng. Như vậy, việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa là yêu cầu thiết thực, xây dựng chiến lược, tầm nhìn cho tương lai và hoạch định kế hoạch trong những năm tới để quyết tâm thực hiện. 1.2. Tổng quan về Nhà văn hóa Thanh Thiếu Nhi Đắk Lắk 1.2.1. Khái quát về Tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê đê, M’nông, Gia rai…với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như

9. 10 các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; các bản trường ca Tây Nguyên…là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. 1.2.2. Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk là đơn vị trực thuộc Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Đắk Lắk, thực hiện chức năng tuyên truyền, tham gia, xây dựng và tổ chức các chương trình do Tỉnh Đoàn đề ra. Là trung tâm văn hóa rất bổ ích, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng cao văn hóa, từ những ngày đầu xây dựng Nhà văn hóa thanh thiếu nhi với rất nhiều khó khăn. Từ chỗ cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu, không thu hút được các em đến tham gia hoạt động cho đến nay đã trở thành địa chỉ tin cậy để các em tham gia theo sở thích và nhu cầu của cá nhân mình. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt như cơ sở vật chất, kinh phí, con người, nhưng đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên, cộng tác viên của đơn vị đã không ngừng nỗ lực phát huy mọi thế mạnh, nguồn lực, sức trẻ và lòng nhiệt tình sôi nổi… Đây là nơi diễn ra những hoạt động nòng cốt của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk và cũng chính từ đây các em đã được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng. Rất nhiều thành tích các em đã giành được qua các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn từ cấp tỉnh đến cấp khu vực và toàn quốc. Với những thành tích đã đạt được trong những năm qua sẽ là những bước đệm vững chắc giúp Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk vững

11. 12 2.2. Công tác triển khai, tổ chức thực hiện và ban hành các văn bản pháp lý 2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý Là đơn vị thuộc Tỉnh Đoàn tỉnh Đắk Lắk, nhà văn hóa có trách nhiệm tiếp nhận các văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Tỉnh và Tỉnh đoàn, văn bản đề nghị phối hợp của các ngành, thành phố, các doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động văn hóa – thể thao, tuyên truyền… đặc biệt là các dịp lễ, Tết, kỉ niệm các sự kiện chính trị… Thông thường có các văn bản chỉ đạo từ Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương; Tỉnh ủy, UBND, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk. 2.2.2. Công tác ban hành các văn bản quản lý và hướng dẫn thực hiện Các phòng, Khoa, Ban, Tổ triển khai thực hiện theo văn bản phân công nhiệm vụ, cụ thể hóa bằng các kế hoạch cho từng hoạt động. Nội dung luôn được đầu tư nghiên cứu để đa dạng, phong phú khác với hoạt động trong các nhà trường phổ thông. Nhà văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình giáo dục mới, thông qua các hoạt động văn hóa của đơn vị, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khơi dậy tinh thần xung kích, cống hiến của tuổi trẻ đối với sự nghiệp đổi mới của tỉnh nhà, của đất nước. 2.3. Các hoạt động quản lý của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk 2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị Một trong những hoạt động quan trọng của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi là thông qua những hoạt động chính trị xã hội để tập hợp giáo dục thanh thiếu nhi về tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng của Đảng, Bác Hồ và của dân tộc. 2.3.2. Phương pháp Đoàn – Hội – Đội

12. 13 Trong những năm qua, công tác hướng dẫn phương pháp Đoàn – Hội – Đội tại Nhà văn hóa luôn được quan tâm chú trọng bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Nhà văn hóa thanh thiếu nhi cán bộ chuyên môn trẻ, năng động sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm, có những cách làm mới, phù hợp với mọi lứa tuổi khi đến tham gia vào các chương trình. 2.3.3. Câu lạc bộ Câu lạc bộ tại nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk là nơi sinh hoạt văn hóa của đối tượng thanh thiếu nhi, nên hoạt động của Câu lạc bộ phải đảm bảo nội dung chính là giáo dục đạo đức lối sống, vui chơi giải trí lành mạnh, hoàn thiện nhân cách cho lứa tuổi thanh thiếu nhi 2.3.4. Thể dục thể thao, vui chơi giải trí Hoạt động thể dục thể thao không chỉ nhằm mục đích tăng cường thể chất, mà còn rèn luyện những phẩm chất tinh thần dũng cảm, bền bỉ, sự hoạt bát, tinh thần tập thể, ý chí đồng đội. Nhà văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk đã duy trì tốt hoạt động của khu vui chơi miễn phí dành cho thanh thiếu nhi thu hút đông đảo các em đến vui chơi giải trí. 2.3.5. Tuyên truyền cổ động Trong công tác tuyên truyền cổ động, triển lãm là hình thức giáo dục trực quan sinh động mà sâu sắc, các tổ đội thông tin tuyên truyền cổ động là lực lượng xung kích có thể đem tiếng nói của Đảng và Nhà nước để chuyển tải thông tin kết hợp với tuyên truyền miệng. 2.3.6. Văn hóa, nghệ thuật Văn hóa nghệ thuật là một trong những hoạt động đặc trưng, thế mạnh của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi, để làm tốt vấn đề này nhà văn hóa đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động các Clb, Đội, nhóm,

13. 14 thường xuyên đổi mới nội dung chương trình sinh hoạt hàng tuần, tháng, quý, tạo điều kiện để các em được tham gia sinh hoạt năng khiếu theo khả năng, sở thích. 2.3.7. Bồi dưỡng, phát hiện năng khiếu Nhà văn hóa thanh thiếu Đắk Lắk thực hiện nhiệm vụ chủ yếu thiên về tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. 2.3.8. Các hoạt động hội, nhân đạo từ thiện Trong những năm gần đây các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện tiếp tục được tổ chức rộng khắp và đã trở thành hoạt động có tính thường xuyên. 2.4. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi Đắk Lắk 2.4.1. Thành tựu Thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thiếu niên cũng là tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện cơ sở vật chất, con người gia đình, tổ chức Đoàn, Đội, xã hội, đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi. 2.4.2. Hạn chế Hiện nay các văn bản pháp luật về thiết chế văn hóa còn thiếu đồng bộ, và tính thực tiễn chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư xã hội cho phát triển thiết chế còn thiếu và chưa rõ. Cần nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa trong cộng đồng người dân. Việc huy động vốn các nguồn vốn xã hội đầu tư cho văn hóa còn hạn chế do chưa phát huy được vai trò của cộng đồng từ đoàn thể, người dân.

15. 16 thanh thiếu nhi được tham gia học tập, vui chơi giải trí, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu, nuôi dưỡng ước mơ. 3.1.2. Nhiệm vụ Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học, hướng nghiệp, vui chơi giải trí và các hình thức câu lạc bộ theo sở thích và ứng nhu cầu được bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện sức khỏe, thể chất, thẩm m , đáp ứng yêu cầu hợp lý của đông đảo lực lượng thanh thiếu nhi. Sử dụng và phát huy mọi năng lực, điều kiện của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi và mọi nguồn khả năng khác để tổ chức các hoạt động phục vụ cho công tác giáo dục thanh thiếu nhi một cách thực tiễn. Tổ chức một số hoạt động , sự kiện khác theo yêu cầu của cấp trên giao phó. 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động văn hóa của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk 3.2.1. Nâng cao nhận thức Nhận thức là một chức năng đầu tiên trong bất cứ các hoạt động văn hóa, văn hóa là tổng hợp các nhận thức hiểu biết thế giới xung quanh và phát huy tính hiệu quả trong các hoạt động văn hóa. Với nhận thức và tư duy hiện đại phải thay đổi nội dung công việc một cách triệt để, tăng hàm lượng tri thức, chất xám cho từng công việc, từng nội dung cụ thể, trên tinh thần kế thừa và phát huy các giá trị đã có, nhưng không lặp lại cái cũ đã làm một cách máy móc, mà phải sắp xếp có khoa học, hiệu quả hơn cái cũ đã làm trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép thực thi. Để nâng cao công tác quản lý cũng như nhận thức về vai trò của hoạt động nhà văn hóa thông qua những hoạt động này thúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách, lối sống lành mạnh của các em thiếu nhi trên địa bàn.

16. 17 Với nhiều cách thức được thực hiện một cách đồng bộ sẽ tác động đến tâm lý, nhận thức của các em một cách có hiệu quả. Và góp phần hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để công tác quản lý Nhà văn hóa thực sự có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. 3.2.2. Cơ chế, chính sách Về cơ chế, cần có sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý hoạt động Nhà văn hóa thanh thiếu nhi để có được những thay đổi cơ bản, toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của thiếu nhi trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên khuyến khích đầu tư và chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực then chốt, có vai trò quan trọng trong việc định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm m và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đối với những hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, hình thức dễ bị lợi dụng, dễ nảy sinh tiêu cực nên cần quy hoạch, quản lý chặt chẽ, quy định các điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển đúng theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Đổi mới cơ chế và đầu tư toàn diện cho Nhà văn hóa để phát huy sự nghiệp văn hóa của tỉnh, đáp ứng, thúc đẩy nhu cầu tham gia và thưởng thức văn hóa của người dân. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa, trong đó có Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Tỉnh Đắk Lắk 3.2.3. Tăng cường nguồn nhân lực đào tạo và sử dụng cán bộ Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thiết chế văn hóa, đó là những lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng các hoạt động văn hóa phát triển và đạt hiệu quả tối ưu nhất. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực cần được quan tâm một cách hợp lý, tạo động lực cho nguồn nhân lực phát huy được tính năng động, sáng

17. 18 tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý. Đáp ứng được những nhu cầu của quần chúng nhân dân để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa. 3.2.4. Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Nhà văn hóa Nhà văn hóa thanh thiếu nhi đã sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được giao, đáp ứng được nhu cầu phục vụ tổ chức các sự kiện của tỉnh, của đoàn và của cơ quan, đơn vị. Trong thời gian qua để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động, cán bộ Nhà văn hóa thanh thiếu nhi đã tự nghiên cứu, học hỏi k thuật, sáng tạo, linh hoạt trong chuyên môn nhằm tăng nguồn thu và phục vụ tốt hoạt động chính trị được giao. Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk đặc thù thường xuyên tổ chức và phục vụ các hoạt động mang tính chính trị, các hoạt động mang tính phong trào và các hoạt động mang tính sự kiện, đặc biệt trong những năm qua được sự quan tâm của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh và thường trực tỉnh đoàn cần bố trí hệ thống âm thanh và dàn sân khấu với công suất lớn, hiện đại hơn để phục vụ các hoạt động. 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động hội hóa trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Xã hội hóa là đa dạng các hình thức hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa xã hội. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, phải phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mở rộng các hoạt động để em thiếu nhi được tham gia một cách chủ động và bình bằng trong các hoạt động. Trong hoàn cảnh hiện nay Nhà văn hóa tăng cường xã hội hóa các loại hình nghiệp vụ, để tổ chức hoạt động văn hóa cần phát huy các thiết chế văn hóa cổ truyền. Tận dụng sự đóng góp công sức, tiền của tập thể, đơn vị cá nhân để phát triển sự nghiệp văn hóa, kể cả văn hóa tư nhân.

18. 19 Đảng và Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của mọi lực lượng, mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia, sáng tạo và cung cấp, phổ biến tạo điều kiện để các hoạt động này phát triển một cách hiệu quả nhất . 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát Ban lãnh đạo Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận. Đồng thời cũng cần có những đợt khảo sát, lấy ý kiến của thanh thiếu nhi tham gia, cũng như lấy ý kiến về những hoạt động mà phụ huynh mong muốn để có cái nhìn toàn diện, nhằm có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, tránh để việc tổ chức những hoạt động hình thức, không hữu ích. Thông qua hoạt động này để đánh giá, rút kinh nghiệm định kỳ và có khen thưởng kịp thời với những cá nhân có thành tích xuất sắc. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa cần được thực hiện thường xuyên, rõ ràng và minh bạch để đảm bảo sự vận hành của các hoạt động văn hóa được diễn ra đúng tiến độ và đạt kết quả hiệu quả nhất. 3.3. Các kiến nghị Để thực hiện tốt vai trò quản lý các hoạt động văn hóa nhằm xây dựng, củng cố về mặt hệ thống thiết chế nhà văn hóa thanh thiếu nhi tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau : Đối với Trung ương, Nhà nước cần tạo được một hành lang pháp lý đầy đủ có hệ thống từ Trung ương xuống địa phương trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và của Đắk Lắk nói riêng đa phần chưa tính đến quy hoạch cơ sở văn hóa vui chơi, giải trí cho trẻ em.

19. 20 Đối với Tỉnh, giao cho Nhà văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk được chủ động tổ chức thi tuyển cán bộ viên chức để tuyển chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của đơn vị. Tăng cường việc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Trung ương tổ chức. Mạnh dạn trong việc thực hiện các phương án xã hội hóa tổ chức các hoạt động về Văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em đến tham gia sinh hoạt và học tập tại Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi. Tiểu kết Xây dựng và hoàn thiệt thiết chế quản lý văn hóa có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Sự thống nhất giữa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển của lĩnh vực văn hóa, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính theo xu hướng hiện đại, năng động và hiệu quả. Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động văn hóa của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk hiện nay. Qua quá trình tiến hành xây dựng đề tài và khảo sát hoạt động thực tế tại Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk học viên đã đề xuất 6 nhóm giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa thanh thiếu nhi để tạo nên những thuận lợi tốt nhất cho hoạt động văn hóa dành cho các em thiếu nhi. Do đó việc nghiên cứu tìm ra một mô hình tổ chức và nội dung hoạt động phù hợp, hiệu quả cho nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk càng trở nên thực sự cần thiết

20. 21 KẾT LUẬN Tóm lại, Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk là một thiết chế có vai trò quan trọng việc giáo dục ngoài nhà trường cho các em thiếu nhi, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng, nuôi dưỡng thế hệ tương lai của tỉnh Đắk Lắk. Đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, hoạt động văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các em thiếu nhi. Xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống nhà văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để thanh thiếu nhi Đắk Lắk thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa bạn bè. Những điều này sẽ không có được nếu hệ thống nhà văn hóa thiếu thốn, lạc hậu, yếu kém. Thiết chế nhà văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị , công cụ trực tiếp và đắc lực của Tỉnh Đoàn, Sở, Ban, ngành của Tỉnh Đắk Lắk thực hiện các nhiệm vụ giáo dục chính trị. Các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với thiếu nhi hay không một phần quan trọng là nhờ ở hệ thống thiết chế văn hóa thanh thiếu nhi này. Đây cũng là nơi để hoàn thiện nhân cách với hoạt động giáo dục ngoài nhà trường đối với các em thiếu nhi tránh những luận điểm sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước… trong tình hình Đắk Lắk vẫn phải cảnh giác, đấu tranh với âm mưu “chống phá Nhà nước” của các thế lực thù địch mà thực tế đã từng xảy ra tại địa bàn Tỉnh. Cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, trong đó có hệ thống Nhà văn hóa thanh thiếu nhi là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và

21. 22 phát triển văn hóa, con người Việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bản sắc văn hóa này chỉ có thể hiện hữu, phát triển mạnh mẽ và trường tồn trong điều kiện thiết chế văn hóa đầy đủ, vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Vai trò của hệ thống nhà văn hóa không thể không kể đến sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động văn hóa. Công tác quản lý phải được tiến hành trên tinh thần dân chủ, xã hội hóa, lấy tư tưởng m học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm kim chỉ nam. Lực lượng cán bộ, cơ quan quản lý hoạt động nhà văn hóa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có k năng, có đạo đức sẽ giúp định hướng và tổ chức các hoạt động văn hóa một cách sáng tạo, hiệu quả; đồng thời, đề xuất các cơ quan cấp trên giúp đỡ, tạo điều kiện phát huy tốt vai trò của các công trình thiết chế văn hóa trên phạm vi cả nước. Thiết chế Nhà văn hóa luôn được nhấn mạnh là một phần không thể thiếu trong hệ thống các thiết chế văn hóa, nó giữ vai trò quan trong trọng việc nâng cao tri thức, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác thiết chế này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế thể hiện qua các tình trạng đang còn tồn tại. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện công cuộc đổi mới đồng bộ và toàn diện, đối với văn hóa vừa là nhân tố tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,vừa góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách sáng tạo. Trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta cần mạnh dạn tiếp thu, hòa nhập nhưng không hòa tan đi bản sắc của dân tộc mình. Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống thiết chế nhà văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của thiếu nhi trong thời kỳ mới

22. 23 đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cơ sở. Các cấp quản lý phải chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý nhà văn hóa, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, tổ chức hoạt động, trong đó có sự đầu tư của Nhà nước và các Sở, Ban ngành quan tâm, tạo điều kiện, sự đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, cần quy hoạch, đào tạo và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế đối với hoạt động Nhà văn hóa. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục những sai lệch, tiêu cực, có biện pháp giải quyết hợp lý và động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác văn hóa. Việc nghiên cứu tìm ra một mô hình tổ chức và nội dung hoạt động phù hợp, hiệu quả cho nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắk Lắk càng trở nên thực sự cần thiết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an sinh xã hội, phát huy hiệu quả của các thiết chế Nhà văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đối tượng đặc biệt thiếu nhi nói riêng và của nhân dân trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa Lành Mạnh Cho Thanh Thiếu Nhi

Anh Nguyễn Minh Hồng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được các cấp bộ đoàn triển khai thực hiện theo phương châm coi trọng việc xác định giá trị, tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Các hoạt động hướng đến giáo dục thanh thiếu nhi học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên các cấp tiếp tục triển khai “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”. Tỉnh đoàn triển khai thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội nhằm định hướng cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi hướng tới những giá trị cao đẹp, sống có lý tưởng, có hoài bão và vươn lên sống có ích. Trong 5 năm gần đây, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tổ chức 853 buổi sinh hoạt chuyên đề giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên.

Bên cạnh đó, nhằm giáo dục về lịch sử, văn hóa của đất nước, con người Việt Nam, giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương Thái Bình, các cấp bộ đoàn đã tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với bảo tàng, địa chỉ đỏ, giờ học ngoại khóa; phối hợp với các ngành ký kết chương trình giáo dục cho thanh thiếu nhi về lịch sử truyền thống. Trên quy mô cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong thanh thiếu nhi như: ngày hội tự hào đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hành trình kết nối yêu thương, hội thi tiếng hát dân ca học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình, cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh… Đặc biệt, trong năm 2019, các cấp bộ đoàn đã tổ chức các hoạt động, đợt thi đua hưởng ứng hành trình “Tuổi trẻ Thái Bình nhớ lời Di chúc theo chân Bác” nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019). Trong đó, các cấp bộ đoàn đã phối hợp khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1.170 đối tượng chính sách, cựu thanh niên xung phong, người có hoàn cảnh khó khăn.

Các chương trình văn nghệ do đoàn thanh niên các cấp tổ chức hướng về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn đã phối hợp xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa cơ sở tạo ra nhiều sân chơi, môi trường vui chơi lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Chị Vũ Thị Nhài, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trà Giang (Kiến Xương) cho biết: Đoàn Thanh niên xã được Tỉnh đoàn hỗ trợ 20 triệu đồng để làm sân chơi cho thiếu nhi, chúng tôi đã huy động thêm kinh phí và ngày công của thanh niên địa phương để hoàn thành công trình này cho thiếu nhi được vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Ở cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh và Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh tích cực xã hội hóa nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tổ chức các hoạt động hiệu quả. Hiện nay, Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh tổ chức 50 lớp học, 22 môn học năng khiếu, kỹ năng, duy trì các câu lạc bộ, đội, nhóm phù hợp với các bộ môn văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; thường xuyên tổ chức cho thiếu nhi tham gia các hoạt động trải nghiệm, các sân chơi bổ ích, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức.

Chị Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh cho biết: Chúng tôi tiếp tục phát triển hoạt động của các câu lạc bộ: hát chèo, hát dân ca, khiêu vũ, người phụ trách, nghệ thuật… Các câu lạc bộ này đang tạo sức hấp dẫn, môi trường văn hóa lành mạnh, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia vào việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng. Đồng thời, bồi dưỡng, ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập một cách an toàn, bổ ích cho thanh thiếu nhi và giúp các em có cơ hội được giao lưu, học hỏi, phát triển toàn diện.

Thời gian qua đã có nhiều cán bộ, đoàn viên thanh niên tiêu biểu, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng lối sống đẹp, nếp sống văn minh, văn hóa tại cộng đồng. Đó là chị Phạm Thị Ngát với mô hình thư viện gia đình tại thôn Nội, xã Minh Khai (Vũ Thư); mô hình rửa xe gây quỹ từ thiện của thanh niên xã Tây Ninh (Tiền Hải) hay mô hình tay kéo biên phòng của Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh, mô hình địa chỉ xanh tình nguyện tại huyện Vũ Thư…

Anh Nguyễn Minh Hồng khẳng định: Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đã thực sự trở thành điều kiện tốt giúp hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa; phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao dân trí, giảm tệ nạn xã hội, chung tay thực hiện hiệu quả các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phương Chi