Chức Năng Đội Quản Lý Thị Trường / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Quản Lý Thị Trường Là Gì? Chức Năng Của Quản Lý Thị Trường?

Hiện nay, nhiều người kinh doanh buôn bán thường nghe đến Quản lý thị trường. Chức năng của quản lý thị trường được pháp luật quy định như nào?

– Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

– Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ lãnh đạo quản lý thống nhất lực lượng quản lý thị trường về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, trang bị nghiệp vụ bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý và chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng quản lý thị trường ở địa phương, đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống tổ chức quản lý thị trường

-Ở Trung ương: thành lập Cục Quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại trên cơ sở sáp nhập bộ máy chuyên trách của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương chuyển giao về Bộ Thương mại và Vụ quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại.

– Ở tỉnh: Thành lập Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại trên cơ sở tổ chức lại bộ máy chuyên trách của Ban Chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh hiện có.

– Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): theo yêu cầu cụ thể trên từng địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập các đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh, trên cơ sở tổ chức lại các Đội kiểm tra thị trường hiện có ở địa phương.

Cơ sở quản lý thị trường các cấp (Cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường) có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Chức năng của quản lý thị trường

– Là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

– Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp để bộ Thương mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

– Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để Bộ trưởng Bộ thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.

– Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động; kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường.

– Làm chức năng thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương chống buôn lậu; chống sản xuất – buôn bán hàng giả; hàng cấm và các hoạt động kinh doanh trái phép khác diễn ra ở địa phương.

– Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại; tố cáo về hoạt động kiểm tra; và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường; và các hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên thị trường.

– Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra; kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

– Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định; xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toàn Chi cục và quản lý quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.

Chi cục quản lý thị trường

– Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; kiểm soát thị trường; đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

– Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

– Quản lý công chức; biên chế; kinh phí; trang bị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

– Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường; chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

Công chức kiểm soát thị trường

– Được giao trách nhiệm kiểm tra; kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường; chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

– Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:

+ Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm.

+ Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng; hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi; phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

– Được trang bị; sử dụng vũ khí; công cụ hỗ trợ; và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô; xe mô tô phân khối lớn; thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Đội Quản Lý Trật Tự Đô Thị Quận

Chức năng nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự đô thị quận-huyện

1. Chức năng :

Đội quản lý trật tự đô thị quận trực thuộc Ủy ban nhân dân quận có chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước trong việc thực hiện và tổ chức thi hành các Quyết định về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn; xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường;về giao thông đường bộ; về quản lý và sử dụng đất đai; về hoạt động xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, đặc biệt các hành vi xây dựng không có giấy phép, xây dựng sai giấy phép, lấn chiếm đất do nhà nước trực tiếp quản lý; đất lộ giới đường bộ; chỉ giới đường sông, rạch, ao, hồ; công trình công cộng và hành lang an toàn.

2. Nhiệm vụ:

Đội quản lý trật tự đô thị quận có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như sau :

– Giúp Ủy ban nhân dân quận tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản yêu cầu tổ chức và cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực :

+Về trật tự giao thông đường bộ trên địa bàn quận đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường theo Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ;

+Về Đất đai theo Luật Đất đai ngày 26/11/2003 và Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

+Về hoạt động xây dựng theo Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;

+Về Môi trường theo Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

– Giúp Ủy ban nhân dân quận trong việc phối hợp các ngành chức năng quản lý đối với người lang thang, xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn quận theo Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố ;

– Tham mưu, đề xuất về các hình thức xử lý vi phạm hành chính theo chức năng tại mục II.1, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét quyết định; theo dõi việc thực hiện các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực thi hành trong các lĩnh vực trên; đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với tổ chức và cá nhân trên địa bàn quận không tự giác chấp hành; phối hợp các cơ quan chức năng tạm giữ người tham gia thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính để xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân quận quyết định các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

– Phạm vi thi hành các quyết định hành chính gồm quyết định giải quyết tranh chấp nhà, đất của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35, điều 42 của Luật Khiếu nại, Tố cáo ; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính Trung ương có hiệu lực thi hành tại quận ;

– Giúp Ủy ban nhân dân quận thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra giám sát về tổ chức và hoạt động của Tổ trật tự đô thị phường thuộc quận và hỗ trợ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, các cơ quan chức năng thuộc quận thực hiện các Quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu;

– Ngoài những nhiệm vụ nêu trên Đội quản lý trật tự đô thị quận còn thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất, khẩn cấp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể bằng văn bản.

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Căn cứ khối lượng công việc và tình hình cụ thể. Ủy ban nhân dân quận quyết định số lượng thành viên của Đội trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Trong các đợt công tác cao điểm có thể huy động thêm lực lượng (kể cả các Tổ quản lý trật tự đô thị phường trực thuộc theo quyết định của Ủy ban nhân dân quận).

Đội quản lý trật tự đô thị quận do Đội trưởng phụ trách; giúp việc cho Đội trưởng có từ 1 đến 2 Đội phó.

– Đội phó: là người giúp việc cho Đội trưởng, được Đội trưởng phân công phụ trách một số công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về những phần việc được phân công phụ trách và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi Đội trưởng vắng mặt.

– Các Tổ của Đội quản lý trật tự đô thị :

+ Tổ thi hành quyết định : Tổ chức công bố và thực hiện các quyết định hành chính của Trung ương, Thành phố, Quận đã có hiệu lực thi hành.

+ Tổ chuyên môn : Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, lập thủ tục đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, giải quyết tranh chấp xây dựng, tiếp nhận và thụ lý giải quyết hồ sơ xin phép tồn tại công trình xây dựng vi phạm theo quyết định 207/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 của UBND Thành phố

+ Tổ trật tự lòng lề đường : có nhiệm vụ kiểm tra, giải tỏa các trường hợp buôn, bán lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo đường thông hè thoáng. Đồng thời, căn cứ vào các quy định của pháp luật tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức và hộ kinh doanh cá thể thông suốt chủ trương chấn chỉnh, lập lại trật tự trong lĩnh vực vệ sinh đô thị để đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng và mỹ quan đô thị trên toàn quận.

Nguồn UBND TP HCM

Công ty luật Hưng Nguyên

Tổng Cục Quản Lý Thị Trường Có Chức Năng, Quyền Hạn Như Thế Nào?

BNEWS Bộ Công Thương xác định trong tổ chức mới của Tổng cục Quản lý thị trường phẩm chất cán bộ được quan tâm hàng đầu nhằm giúp lực lượng quản lý thị trường hoàn thành trọng trách, sứ mệnh của mình.

Với vai trò duy trì sự ổn định trật tự, áp lực đặt ra cho quản lý thị trường ngày càng lớn lao nhằm ngăn chặn các hành vi chống buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều hành vi sâu và rộng, liên thông khu vực và thế giới. Do đó, việc thành lập Tổng cục Quản lý thị trường là yêu cầu gắt gao, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế và thị trường nội địa.

Theo Bộ trưởng, 2 tháng tới nhiệm vụ của các Lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường tại các địa phương rất quan trọng trong việc quán triệt và nắm bắt đầy đủ những yêu cầu, hướng dẫn, quy định cụ thể về quá trình tổ chức, phối hợp để chuyển giao lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương cho Bộ Công Thương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định Lãnh đạo Bộ cũng như các đơn vị thuộc Bộ luôn luôn sát cánh và là chỗ dựa tin cậy với các cán bộ quản lý thị trường trong tất cả các hoàn cảnh, trong tất cả các lĩnh vực về công việc, về những tâm tư, tình cảm cũng như đời sống vật chất, chế độ, chính sách… Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số… phối hợp với các Chi cục quản lý thị trường để triển khai, hướng dẫn các nội dung của Quyết định 34. Bộ trưởng cho biết, từ nay đến ngày 12/10, Bộ sẽ sớm có các Quyết định, quy định về thủ tục hành chính nhằm đảm bảo chế độ, chính sách, điều kiện làm việc cho các cán bộ quản lý thị trường ở địa phương như quy chế phối hợp giữa Bộ Công Thương (cụ thể là Tổng Cục Quản lý thị trường) với các cấp ủy đảng của địa phương, các lực lượng chức năng, chuyên ngành.

Cùng đó đưa ra các hướng dẫn cụ thể để các cán bộ quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ chuyên môn./.

BNEWS Bộ Công Thương xác định trong tổ chức mới của Tổng cục Quản lý thị trường phẩm chất cán bộ được quan tâm hàng đầu nhằm giúp lực lượng quản lý thị trường hoàn thành trọng trách, sứ mệnh của mình.

Với vai trò duy trì sự ổn định trật tự, áp lực đặt ra cho quản lý thị trường ngày càng lớn lao nhằm ngăn chặn các hành vi chống buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều hành vi sâu và rộng, liên thông khu vực và thế giới. Do đó, việc thành lập Tổng cục Quản lý thị trường là yêu cầu gắt gao, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế và thị trường nội địa.

Theo Bộ trưởng, 2 tháng tới nhiệm vụ của các Lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường tại các địa phương rất quan trọng trong việc quán triệt và nắm bắt đầy đủ những yêu cầu, hướng dẫn, quy định cụ thể về quá trình tổ chức, phối hợp để chuyển giao lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương cho Bộ Công Thương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định Lãnh đạo Bộ cũng như các đơn vị thuộc Bộ luôn luôn sát cánh và là chỗ dựa tin cậy với các cán bộ quản lý thị trường trong tất cả các hoàn cảnh, trong tất cả các lĩnh vực về công việc, về những tâm tư, tình cảm cũng như đời sống vật chất, chế độ, chính sách… Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số… phối hợp với các Chi cục quản lý thị trường để triển khai, hướng dẫn các nội dung của Quyết định 34. Bộ trưởng cho biết, từ nay đến ngày 12/10, Bộ sẽ sớm có các Quyết định, quy định về thủ tục hành chính nhằm đảm bảo chế độ, chính sách, điều kiện làm việc cho các cán bộ quản lý thị trường ở địa phương như quy chế phối hợp giữa Bộ Công Thương (cụ thể là Tổng Cục Quản lý thị trường) với các cấp ủy đảng của địa phương, các lực lượng chức năng, chuyên ngành.

Cùng đó đưa ra các hướng dẫn cụ thể để các cán bộ quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ chuyên môn./.

Năng Lực Thực Thi Công Vụ Của Công Chức Tại Cục Quản Lý Thị Trường

, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi

Published on

Download luận văn thạc sĩ ngành quản lí công với đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, cho các bạn tham khảo

1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THANH HÒA NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017

2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THANH HÒA NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: chúng tôi VŨ THANH SƠN HÀ NỘI – 2017

3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày …. tháng …….. năm 2017 Tác giả Trần Thị Thanh Hòa

4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Hội đồng Khoa học thuộc Học viện Hành chính Quốc gia. Các Thầy giáo, Cô giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự đã định hướng nội dung nghiên cứu và có những đóng góp quan trọng cho tôi khi lựa chọn nghiên cứu đề tài. Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, lãnh đạo và đồng nghiệp Đội Quản lý thị trường số 22 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp tôi có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan và rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn tốt nghiệp. chúng tôi Vũ Thanh Sơn – người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ……. tháng ….. năm 2017 TÁC GIẢ Trần Thị Thanh Hòa

6. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ công chức quản lý thị trường ………………………………………………………………………………31 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường ………………………………………………………………… 35 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của một số chi cục quản lý thị trường và bài học kinh nghiệm cho chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội…………………………………………….. 40 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của một số chi cục quản lý thị trường ………………………………………………………………400 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cho chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội………………………42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI …………………………………………………44 2.1. Sơ lược về chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội………. .44 2.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục quản lý thị trường Hà Nội ………44 2.1.2. Tổ chức bộ máy và biên chế của chi cục quản lý thị trường Hà Nội ….47 2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội………………………………… 53 2.2.1. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội theo chức danh ……………………………………………………………..56 2.2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội theo kết quả đẩu ra – Kết quả đạt được ………………… 62 2.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội ……………………….67 2.2.4. Một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết về năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội ………………….72

8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BCĐ 389/QG : Ban chỉ đạo 389 quốc gia BCĐ 389/TP : Ban chỉ đạo 389 thành phố CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP : Chính phủ HĐND : Hội đồng nhân dân KSV (TT) : Kiểm soát viên (thị trường) NĐ – CP : Nghị định, chính phủ NQ : Nghị quyết NSNN : Ngân sách nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước QLTT : Quản lý thị trường SHTT : Sở hữu trí tuệ TP : Thành phố TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VS ATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XHCN : Xã hội chủ nghĩa

9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp so sánh chỉ tiêu biên chế của chi cục quản lý thị trường Hà Nội qua các năm ( 2012- 2016)…………………………… 50 Biểu 2.2: Cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ công chức của chi cục quản lý thị trường Hà Nội………………………………………………………….. 51 Biểu 2.3: Cơ cấu ngạch công chức của chi cục quản lý thị trường Hà Nội (theo trình độ đào tạo)…………………………………………………. 52 Biểu 2.4: Cơ cấu ngạch công chức của chi cục quản lý thị trường Hà Nội (theo xếp ngạch của ngành) …………………………………………. 52 Biểu 2.5: Cơ cấu theo giới tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội ……………. 53 Bảng 2.6: Cơ cấu theo nhóm tuổi lao động của công chức chi cục quản lý thị trường Hà Nội năm 2016. ………………………………….. 53 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý từ năm 2013 – 2016……………. 64 Bảng 2.8: Kết quả xử lý vi phạm hành chính………………………………………… 64 Biểu 2.9: So sánh chỉ tiêu và số đạt được của kết quả xử lý vi phạm hành chính qua các năm……………………………………………………. 65

10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội. Đó chính là những người làm việc và hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Những người này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách và chấp hành, giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật, nhờ đó mà bộ máy hành chính nhà nước mới có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, điều hành mọi hoạt động của xã hội luôn ở trạng thái ổn định, trật tự và theo chiều hướng phát triển. Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức đóng vai trò quan trọng trong thành công của công cuộc cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, kiến tạo và phục vụ mà Đảng, chính phủ đã đặt ra. Năng lực thực thi công vụ của công chức ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước góp phần xây dựng nên nền công vụ có chất lượng cao, quản lý nhà nước hiệu quả. Trong xu thế hội nhập mở cửa hiện nay, hàng hóa các nước trên thế giới tràn ngập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang phá hoại nền sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Với truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng quản lý thị trường đã có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, chống lại nạn đầu cơ hàng hóa, buôn lậu, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hà Nội là thủ đô, trái tim của cả nước, là một đô thị phát triển, mặt bằng dân trí cao, tần suất giao dịch giữa công dân và cơ quan công quyền và

11. 2 mức độ phức tạp cũng cao hơn các địa phương khác. Là đầu mối giao thương, điểm trung chuyển, tiêu thụ hàng hóa lớn bậc nhất nước ta đó cũng là thách thức về chất lượng, năng lực thực thi công vụ của công chức Hà Nội nói chung và công chức quản lý thị trường Hà Nội nói riêng. Năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý thị trường nhằm góp phần ổn định, lành mạnh hóa nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức tuy đã có nhiều thay đổi nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục còn nhiều hạn chế, bất cập thiếu sự quyết liệt, kịp thời, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý địa bàn, đùn đẩy trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, việc triển khai thực hiện quy chế quản lý của ngành, của thành phố, của chi cục vẫn chưa được thực hiện tốt trong toàn chi cục, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ổn định thị trường thủ đô. Xuất phát từ những lí do trên, hơn nữa tôi là một chuyên viên công tác tại Đội Quản lý thị trường số 22 địa bàn huyện Quốc Oai – cơ quan thường trực BCĐ 389/ huyện Quốc Oai, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trực thuộc Sở Công Thương TP Hà Nội. Tôi xin chọn đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Đây là cơ hội tốt để bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã học của các môn học và phương pháp nghiên cứu, liên hệ với thực tiễn, trên cơ sở đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp, có hướng phát triển đề tài thêm sâu hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu về sau và cũng giúp quá trình công tác tại cơ quan được vận dụng ngày càng tốt hơn.

13. 4 trong đó có đội ngũ cán bộ công chức, điều kiện để đội ngũ cán bộ công chức bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ được giao. chúng tôi Lê Chi Mai (2014) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Lý thuyết về khung năng lực và vận dụng vào xây dựng năng lực thực thi công vụ ở Việt Nam [23]. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích các yếu tố cấu thành năng lực gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Những kiến thức này đã tạo thành khung năng lực của công chức hành chính nhà nước. Phạm Hồng Thái: Công vụ, công chức nhà nước – NXB Tư Pháp, Hà Nội (2003) [26]. Cuốn sách là tài liệu quan trọng cung cấp lý luận về công vụ, công chức nhà nước, các ngạch, xếp hạng công chức nhà nước với bạn đọc. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải: Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả (sách chuyên khảo) – Nhà xuất bản lao động (2013) [25]. Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc nội dung của năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và chỉ ra phương hướng rèn luyện nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức ở Việt Nam. Bộ Công thương: Tài liệu Bồi dưỡng ngạch Kiểm soát viên Thị trường 2016 [5]. Đây là bộ tài liệu dùng cho các học viên tham gia kỳ thi chuyển ngạch từ chuyên viên sang kiểm soát viên thị trường. Bộ tài liệu đã cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về các vấn đề: công chức, hoạt động công vụ, các biện pháp thực thi công vụ, điều kiện bảo đảm trong thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường; các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cần có các ngạch quản lý thị trường. Bộ hồ sơ ấn chỉ, chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ, hóa đơn chứng từ… từ đó trang bị những kiến thức chuyên môn của ngành, “nghề” cho cán bộ, công chức quản lý thị trường. Các sách, giáo trình và tài liệu nghiên cứu cung cấp các lý luận chung về công vụ, công chức, năng lực thực thi công vụ trong đó có đề cập đến thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức quản lý thị trường nói riêng.

14. 5 Vấn đề nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã được xem xét tại một số tài liệu, đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý công. Cụ thể như sau: Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng công chức cấp huyện ở TP Hà Nội” (Nguyễn Trường Giang, Khóa 12) [20]. Luận văn đã đánh giá được chất lượng công chức cấp huyện của TP Hà Nội , trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức này. Luận văn thạc sỹ: “Chất lượng công chức các phường quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội” (Nguyễn Ngọc Hà, Khóa 17) [22]. Luận văn cũng đi sâu vào đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nhưng chỉ tập trung ở cấp phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội. Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng UBND, HĐND huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội” (Đinh Thị Tố Uyên, Khóa 17) [21]. Luận văn tập trung vào thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng HĐND và UBND huyện Phúc Thọ và tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng HĐND và UBND tập trung giải quyết vào 03 chức năng cơ bản: chức năng tham mưu – tổng hợp; chức năng hậu cần và chức năng lễ tân giao tiếp. Các luận văn này cũng đã tiếp cận đến vấn đề lý luận công vụ, công chức, năng lực công chức nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, quận, huyện nói chung, chưa gắn với vị trí công việc chuyên ngành cụ thể, đặc biệt là gắn với lực lượng chuyên trách: thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, quản lý thị trường. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội. Đây là lần đầu tiên đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội” được nghiên cứu, xem xét trên phương diện khoa học nghiên cứu gắn với thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi có các nhìn toàn diện về “nghề”

15. 6 mà mình đang thực hiện từ đó tôi sẽ có những đóng góp với ngành, với cơ quan góp phần xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội nói riêng và lực lượng Quản lý thị trường nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức, công chức quản lý thị trường và thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ – Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường. – Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội. – Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu – Giới hạn về không gian nghiên cứu: Tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội. – Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Các thông tin thứ cấp và tài liệu về hiện trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội hiện nay được thu thập từ năm 2012 đến năm 2016. Đề xuất

17. 8 Về mặt thực tiễn Xác định được hiện trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội hiện nay, xác định được những nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng đó. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính thực tiễn áp dụng hiệu quả trong việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội, từ đó giúp cho từng cán bộ công chức, từng đơn vị, cơ quan hoàn thành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày ở 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức, năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường Chương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội

18. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC, NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 1.1. Những vấn đề lý luận chung 1.1.1. Khái niệm công chức và công chức quản lý thị trường 1.1.1.1 Khái niệm công chức Do điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, hình thức tổ chức bộ máy nhà nước mà ở mỗi quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận khác nhau về khái niệm công chức. – Ở Pháp, Công chức được hiểu theo nhiều cách khác nhau. + Theo điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức nhà nước năm 1994: “Công chức là những người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc trong các công sở nhà nước”. – Ở Anh, khái niệm công chức rõ ràng, cụ thể và phạm vi cũng hẹp hơn: Công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính – ví dụ như nội chính và ngoại giao. – Ở Mỹ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đều được gọi là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị như bộ trưởng, thứ trưởng, trợ lý bộ trưởng (còn gọi là công chức chính trị hay công chức chức nghiệp), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính. Các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ trong ngành lập pháp và những viên chức làm thuê trong Quốc hội thì không phải là công chức. – Ở Nhật Bản, công chức được chia thành công chức nhà nước, công chức địa phương. Công chức nhà nước gồm những nhân viên giữ những chức vụ trong bộ máy của Chính phủ Trung ương, ngành tư pháp, Quốc hội, quân đội, nhà trường, bênh viện quốc lập, được hưởng lương từ ngân sách nhà

20. 11 chức, Luật Viên chức năm 2010 được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998. Theo Khoản 2 & 3, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức 2008 đã quy định: “2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 3….; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Như vậy, công chức và chế độ công chức ở mỗi quốc gia có những cách hiểu khác nhau và chịu sự ảnh hưởng về các điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội ở từng quốc gia, không có sự giống nhau tuyệt đối giữa các quốc gia về tổ chức chế độ công vụ và xác định đối tượng, phạm vi công chức. Từ cơ sở phân tích trên, tác giả cho rằng: Công chức của một nước là công dân của nước đó; được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; được giao giữ một công vụ thường xuyên; được bổ nhiệm vào một ngạch công chức nhất định; làm việc trong công sở; chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

21. 12 Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng không đủ các điều kiện nói trên thì không gọi là công chức. 1.1.1.2 Khái niệm công chức quản lý thị trường Khái niệm công chức nhà nước là thuật ngữ được dùng ở hầu khắp các nước, nhưng thuật ngữ công chức quản lý thị trường chỉ sử dụng ở một số nước như Hàn Quốc, Việt Nam, Malaisia, Úc, Pháp, Canada…; ở một số nước đội ngũ công chức có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường lại là một bộ phận của lực lượng hải quan hay công an, an ninh như các nước: Nam Phi, Mỹ, Singapore,… Ở Việt Nam, công chức quản lý thị trường là bộ phận hợp thành đội ngũ công chức Việt Nam, nên bị quản lý và chi phối của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008. Công chức Quản lý thị trường là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên thị trường và cả những người chưa được bổ nhiệm vào ngạch đang công tác tại cơ quan quản lý thị trường (cấp Trung ương là: Cục Quản lý thị trường, cấp tỉnh là: Các Chi cục quản lý thị trường, cấp huyện là: các Đội quản lý thị trường quản lý địa bàn, hay các đội cơ động); trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trong các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam. [Trang 4,3] Như vậy, công chức quản lý thị trường là khái niệm hẹp hơn, là một bộ phận cấu thành công chức hành chính Việt Nam, cũng phải bảo đảm các điều kiện chung của công chức bị quản lý và chi phối của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, tuy nhiên công chức quản lý thị trường còn bị quản lý và chi phối bởi Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 thì nội hàm khái niệm công chức quản lý thị trường còn bao gồm: Công chức Quản lý thị trường được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ công chức chuyên ngành Quản lý thị trường, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp

22. 13 khác phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của Chính phủ; Công chức Quản lý thị trường có thành tích trong khi thực hiện hoạt động công vụ được giao được xét khen thưởng, trường hợp có vi phạm trong hoạt động công vụ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Từ các lập luận nêu trên, tác giả cho rằng: Công chức quản lý thị trường là những người được tuyển dụng (bằng hình thức thi tuyển, xét tuyển, chuyển ngành) vào cơ quan quản lý thị trường; được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp khác từ ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm vào các ngạch kiểm soát viên thị trường (hoặc tương đương), chịu chi phối và quản lý bởi Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Pháp lệnh QLTT 2016. 1.1.2. Khát niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ 1.1.2.1. Khái niệm năng lực Thuật ngữ “năng lực” vận động theo thời gian và chưa có sự thống nhất chung trong khoa học. Một số cách tiếp cận định nghĩa về năng lực theo nguồn từ điển trên mạng: – Năng lực: là các đặc điểm cá nhân của một người nào đó, là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. “Năng lực” theo Từ điển tiếng Việt là khả năng đủ để một cá nhân làm một công việc nào đó một cách đầy đủ, có chất lượng hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Như vậy, có thể hiểu năng lực nghề nghiệp như là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Muốn làm việc hiệu quả, người lao động không chỉ cần ” biết làm” (có kiến thức, kỹ năng cần thiết) mà còn phải “muốn làm” (động cơ, thái độ làm việc của cá nhân) và “có thể làm” (có điều kiện và môi trường làm việc: được tổ chức tạo điều kiện cho

23. 14 cá nhân áp dụng những điều đã biết làm vào thực tiễn công tác). Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: + Tri thức chuyên môn + Kỹ năng hành nghề + Thái độ đối với nghề Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẵn mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Phụ lục số 05 của Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về Bản mô tả công việc của vị trí việc làm thì yêu cầu về năng lực công chức bao gồm: năng lực cốt lõi (năng lực chung), năng lực quản lý và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề hoạt động khác nhau như năng lực nhận thức, năng lực học tập, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định, …

24. 15 Năng lực quản lý xuất hiện khi công chức được bổ nhiệm vào một vị trí với một chức vụ, chức danh nào đó trong tổ chức. Năng lực quản lý được tích lũy, trải nghiệm, phát triển trong suốt thời gian công chức công tác khi thực hiện công việc quản lý trong tổ chức. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong một vị trí việc làm nhất định trong tổ chức như năng lực tổ chức, bố trí sắp xếp nhân sự, năng lực lập kế hoạch… Từ những phân tích ở trên, tác giả cho rằng: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý, kiến thức, kỹ năng, thái độ kinh nghiệm của chủ thể (cá nhân hay tổ chức) được tích lũy và sử dụng nhằm đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. 1.1.2.2. Năng lực thực thi công vụ Năng lực thực thi công vụ luôn gắn liền với đội ngũ công chức nhà nước, gắn với nền công vụ. Nói đến năng lực của cán bộ công chức là nói đến khả năng làm việc tốt, có hiệu quả của cán bộ công chức nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. Những yêu cầu và tiêu chí về năng lực cần có của công chức trong thực thi công vụ là năng lực pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hành vi, năng lực kỹ thuật, sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi thực thi công vụ, năng lực khảo sát, phân tích, tổng hợp; năng lực tiếp dân và giải quyết các nhu cầu chính đáng của công dân. Khi các năng lực này của công chức được biểu hiện trên thực tế và đem lại kết quả, hiệu quả mong muốn thì đó mới được xem là năng lực thực thi công vụ của công chức. Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho hệ thống quản lý hành chính nhà nước có thể vận hành và hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ được giao.

27. 18 nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức”. Thông qua đối chiếu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức với mục tiêu đặt ra, nhiệm vụ được phân công để thấy được năng lực, trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc, sự công hiến, đạo đức công vụ của công chức. Đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý cán bộ công chức, là một trong những biện pháp để đánh giá thực chất chất lượng, thực trạng, qua đó xây dựng đội ngũ công chức chính quy chuyên nghiệp nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề đánh giá cán bộ công chức đã được ban hành và thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ khung năng lực tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức có tính định lượng hiện chưa có. Việc đánh giá công chức hiện nay chủ yếu vẫn là các tiêu chí chung chung, chưa chú trọng tới kỹ năng hay thái độ, hành vi của công chức, tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí công tác, vị trí việc làm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước như sau. * Tiêu chí chung Tùy theo vị trí công tác sẽ có từng tiêu chí, mức độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, công chức nói chung khi được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nhất định cần phải đạt được những kiến thức cơ bản; tạo nền tảng cho quá trình thực thi công vụ hay nói khác hơn đây chính là yếu tố đầu vào đã được trang bị trước khi tuyển dụng. Đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ. – Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được trang bị ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong nước hoặc nước ngoài bằng nhiều hình thức

29. 20 – Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; lối sống, tác phong và lề lối làm việc * Tiêu chí cụ thể Ngoài các tiêu chí chung trên, ở từng chức danh, vị trí công việc công chức các cơ quan hành chính nhà nước có tiêu chí đánh giá cụ thể. – Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý Lãnh đạo là người đứng đầu đơn vị, tổ chức ở một cấp độ nhất định, có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm để điều hành tổ chức đơn vị được giao quản lý. Để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ngoài các tiêu chí chung cần dựa vào một số tiêu chí sau: khả năng định hướng, khả năng tổ chức, khả năng dự báo, khả năng sáng tạo, khả năng thu thập và xử lý thông tin, khả năng giao tiếp, khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng kiểm tra, giám sát; khả năng tập hợp và đoàn kết công chức… – Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý Đây là lực lượng nòng cốt, chiếm số lượng lớn trong các cơ quan hành chính nhà nước. Họ là những người tham mưu giúp việc cho lãnh đạo, cơ quan hoạt động hiệu quả. Để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức ngoài các tiêu chí chung có thể dựa vào các tiêu chí sau: Một là, mức am hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ Công chức trước khi được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức đã có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực thi công vụ, công chức phải luôn trau dồi kiến thức, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực, ngành quản lý. Xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng đòi hỏi mức độ hiểu biết của công chức phải không ngừng phát triển. Mức độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của công chức càng chắc chắn thì mức độ giải quyết công việc càng cao. Hai là, khả năng tham mưu

32. 23 – Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của quản lý thị trường; – Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình về vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. – Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. – Thanh tra chuyên ngành công thương theo quy định của pháp luật. – Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành công thương và xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. – Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và thanh tra chuyên ngành công thương của Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền. – Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức Quản lý thị trường; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của Quản lý thị trường. – Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. [Trang 20 &21, 3] 1.2.1.2. Những việc công chức quản lý thị trường không được làm trong hoạt động công vụ – Không chấp hành kỷ luật lao động; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nhiệm vụ được giao hoặc phân công.

34. 25 – Tham dự ăn, uống, vay, mượn tiền, mua hàng của đối tượng bị kiểm tra hoặc xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng hoạt động công vụ được giao để mưu lợi cá nhân hoặc nhận hối lộ dưới mọi hình thức. – Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. – Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; làm mất, giả mạo hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. – Tiết lộ thông tin về vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính không đúng quy định dưới mọi hình thức hoặc khai thác, sử dụng trái phép tài liệu, hồ sơ vụ việc của cơ quan, đơn vị để vụ lợi cá nhân. – Thu tiền xử phạt không đúng quy định; tham ô, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền thu phạt hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ hoặc tịch thu; sửa chữa hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán để tham ô, chiếm đoạt tiền phạt hành chính hoặc tang vật vi phạm hành chính. – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, dung túng vi phạm hành chính, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính. – Các hành vi khác không được làm trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật. [Trang 25, 3]. 1.2.2. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý thị trường Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý thị trường – đây được coi là khung năng lực chung của công chức quản lý thị trường. Khi đảm bảo các tiêu chuẩn về khung năng lực: các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng (đảm bảo tiêu chuẩn

36. 27 – Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm được đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thị trường; Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành; Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thị trường; thực hiện đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá; Nắm vững được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực quản lý thị trường trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên chính thị trường thì phải là người đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về quản lý thị trường hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên chính thị trường phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên thị trường hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm soát viên thị trường tối thiểu là 3 năm (36 tháng). – Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm soát viên chính thị trường; Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung

41. 32 hàng hóa, SHTT, VS ATTP, ghi và sử dụng ấn chỉ của QLTT… với các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng sử dụng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chỉ đạo, điều hành, phân công, phối hợp kiểm tra xử lý các vụ việc… Kiến thức thực hành “nghề” được biểu hiện bằng Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát viên thị trường (với 03 cấp: KSV chính thị trường, KSVTT, KSV trung cấp thị trường). – Trình độ ngoại ngữ, tin học: là kiến thức bổ trợ cần thiết để công chức quản lý thị trường thực thi công vụ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong khi nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình kinh doanh có yếu tố, nguồn gốc từ nước ngoài ngày càng nhiều… đòi hỏi công chức quản lý thị trường phải đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học. Kiến thức về ngoại ngữ, tin học của công chức phải được đánh giá thông qua việc vận dụng chúng vào quá trình thực thi công vụ. Thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉ (cấp cao đẳng, đại học, sau đại học, chứng chỉ trình độ A1, A2, B1, B2, C) b, Nhóm tiêu chí về thái độ, hành vi, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. – Trình độ lý luận chính trị. Ngoài kiến thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức quản lý thị trường phải được trang bị, đào tạo trình độ lý luận chính trị phù hợp với vị trí công tác, mục đích giúp cho họ nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào thực tiễn thực thi công vụ, đặc biệt cần thiết với các công chức giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý (từ cấp phó trưởng phòng, phó đội trưởng trở lên). Các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: sơ cấp, trung cấp, cao cấp. – Ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp

42. 33 luật của Nhà nước và các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị: Đây là một trong các tiêu chí được Luật Cán bộ, Công chức 2008 đưa vào đánh giá công chức; nó cũng phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. – Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc Công chức QLTT cần thực hiện tốt những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định trong Luật cán bộ công chức. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của ngành, của đơn vị.; luôn giữ gìn đạo đức, có lối sống giản dị, lành mạnh, trung thực, tận tuỵ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc và phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm gắn bó mật thiết với nhân dân; lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm. Trung thực, thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm; Trung thực khách quan trong tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết nội bộ. – Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ: Công chức quản lý thị trường luôn phải có ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc, phối hợp với đồng nghiệp tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát thị trường đúng quy trình, quy chế của ngành, quy định của pháp luật có hiệu quả góp phần thực hiện tốt chương trình, kế hoạch và chỉ tiêu nghiệp vụ của đơn vị vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong thực thi công vụ, để hoàn thiện bản thân mình, công chức QLTT cần phải biết lắng nghe, tiếp thu, học hỏi từ đồng nghiệp, lãnh đạo, người dân một cách cầu thị, chân thành, thiện chí và nghiêm túc, điều đó giúp cho công chức có thêm những kinh nghiệm từ thực tiễn để phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ về sau. c, Nhóm tiêu chí về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc Với các quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện được đúng chức trách, nhiệm vụ quy định tại các ngạch công chức QLTT cần thiết phải có các kỹ năng cơ bản của công chức hành chức như: Kỹ năng

43. 34 thu thập và xử lý thông tin; Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc; Kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng quản lý điều hành; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng kiểm tra, giám sát…; Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì rất cần đến kỹ năng gắn kết tập thể, phong cách lãnh đạo, kỹ năng phân công công việc… Đó là những kỹ năng cần có để đảm bảo cho mỗi công chức QLTT thực thi đúng nhiệm vụ, chức trách công việc của mình trong các công tác: Xây dựng ban hành văn bản, thu thập thông tin, dự báo tình hình vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trên thị trường, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các cơ sở kinh doanh, thanh tra chuyên ngành, thu thập tài liệu giám định mẫu hàng hóa,xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong kinh doanh,…đảm bảo cho công chức QLTT thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc được giao. Qua quá trình công tác, công chức QLTT tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm xử lý giải quyết vấn đề, tích lũy các kỹ năng (bao gồm cả các kỹ năng “cứng” liệt kê ở trên và các kỹ năng “mềm”: thương thảo, hòa giải…) từ đó có kinh nghiệm xử lý các công việc trong ngành đạt hiệu quả cao. Nhóm tiêu chí về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc không có hình thức thể hiện hay tiêu chí đánh giá cụ thể, nhưng lại là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT, đánh giá kết quả và hiệu quả công việc, nhiệm vụ mà công chức QLTT phải thực hiện hàng ngày. d, Tiêu chí kết quả thực hiện công việc và mức độ hài lòng của người dân Kết quả thực hiện công việc được thể hiện ở mức số lượng và chất lượng công việc được hoàn thành; hiệu quả của công việc được đo bằng kết quả cao nhất công việc đạt được với nguồn lực hiện có hoặc chi phí cho công việc được hoàn thành với mức thấp nhất; đảm bảo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Hình thức thể hiện tiêu chí kết quả thực hiện công việc của công chức QLTT số vụ việc được kiểm tra, xử lý; số tiền nộp phạt; số hàng hóa bị tịch thu, tiêu hủy; số công chức trong biên chế; số văn bản tham mưu, ban

44. 35 hành; số vụ kiểm tra giám sát…so với số chỉ tiêu tương ứng mà cấp trên giao đơn vị (Chi cục, Đội, Phòng). Là đơn vị quản lý nhà nước đơn thuần, không cung cấp bất kỳ một loại dịch vụ, hàng hóa công cộng nào nên để đo mức độ hài lòng của người dân đối với năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT chủ yếu dựa trên các thông tin, số liệu liên đới như: số vụ hàng giả, hàng lậu… bị phát hiện, xử lý; không có những hành vi tiêu cực: nhận hối lộ, hách dịch, cửa quyền, vi phạm quy chế ngành của công chức QLTT bị tố cáo, phanh phui. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường 1.2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan Nhóm yếu tố mang tính chủ quan ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường bao gồm các yếu tố sau: – Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình trang bị cho công chức những kiến thức cần thiết, trước hết là những kiến thức về nhà nước, pháp luật, phương thức quản lý và các quy trình hành chính trong chỉ đạo điều hành, những phương pháp, kinh nghiệm quản lý với mục tiêu giúp cho người công chức thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm thực thi công vụ khi được nhà nước giao phó. Khâu đào tạo sau tuyển dụng cực kỳ quan trọng, giúp cho công chức hình thành được nguyên tắc, tác phong hành chính. Trong đào tạo, bồi dưỡng cũng cần chú ý khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp, “danh” không xứng với thực, học theo hình thức, gây tốn kém và lãng phí nguồn lực của nhà nước, xã hội. Do đó, cần khuyến khích công chức tự học tập, tự tìm tòi nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm, tự rèn luyện qua quá trình công tác, tự đào tạo bồi dưỡng cũng hết sức quan trọng. Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, ngoài vấn đề tuyển chọn được đúng người, đúng việc trong khâu trước và trong tuyển dụng thì yếu tố

46. 37 nghiệp sai phạm nên thái độ, tác phong công tác của công chức quản lý thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ. – Sức khỏe, tâm sinh lý Yếu tố sức khỏe, tâm sinh lý có tác động lớn đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường bởi hoạt động thực thi công vụ của quản lý thị trường chủ yếu kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, công chức quản lý thị trường phải thường xuyên nắm bắt địa bàn quản lý, trinh sát, điều tra, thu thập thông tin các cơ sở kinh doanh do đó, nếu không có sức khỏe, thể chất, trí tuệ tốt và tâm sinh lý ổn định thì công chức đó không thể hoàn thành công việc được giao. 1.2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan Nhóm yếu tố mang tính khách quan ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường bao gồm các yếu tố: – Tuyển dụng Tuyển dụng là khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sử dụng công chức. Tuyển dụng là quá trình xét tuyển người vào làm việc trong cơ quan quản lý thị trường thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Nếu không làm tốt công tác tuyển dụng sẽ dẫn đến tình trạng người được tuyển dụng làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng công tác, làm cho bộ máy quản lý phình to, vừa thừa vừa thiếu. Nhà nước phải sử dụng nhiều ngân sách hơn vào việc đào tạo lại, bồi dưỡng, tinh giảm biên chế… – Quản lý, sử dụng công chức Việc quản lý, sử dụng công chức quản lý thị trường phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của từng ngạch, từng vị trí, bảo đảm cho công chức phát huy tốt năng lực sở trường cá nhân, sử dụng đúng người, đúng việc đạt hiệu quả công tác cao nhất. Lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đủ tiêu chuẩn phẩm chất chính trị và bố trí giữ trọng trách tương xứng sẽ phát