Chức Năng Của Thanh Bảng Chọn Trong Word / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Tính Toán Trong Bảng Dữ Liệu Của Word 2007

Cũng có thể người dùng cho rằng tính toán trong Word còn chậm hơn là tính bằng tay rồi điền kết quả vào. Tuy nhiên, điểm lợi thế hơn hẳn khi tính toán luôn trong Table của Word là việc khi chỉnh sửa dữ liệu thì máy có khả năng cập nhật kết quả, còn nếu tính bằng tay thì lại phải tính lại và điền lại. Lúc đó thì tính toán bằng tay lại chậm hơn.

Bảng 1. Bảng dữ liệu cần tính toán

Lấy ví dụ cụ thể như ở bảng 1. Để thực hiện bảng dữ liệu trên, người dùng thực hiện qua ba bước: nhập dữ liệu, tính toán và định dạng.

Bước 1. Nhập dữ liệu tất cả các cột, trừ cột Thành tiền

Bước 2. Tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá:

Hộp thoại Formula

– Kích chuột vào ô đầu tiên của cột Thành tiền, chọn lệnh Layout/Formula (fx)

– Nhập công thức tính theo hai cách tại ô Formula:

+ Tính trực tiếp theo cách dùng địa chỉ theo dòng và cột của Excel. Trong trường hợp cụ thể này, Số lượng là cột D, Đơn giá là cột C, dòng cần tính là dòng 2, nên công thức tính sẽ là = c2*d2

+ Hoặc có thể sử dụng các hàm có trong ô Paste Function ở bên dưới hoặc gõ tên hàm vào. Trong Word có thể sử dụng các hàm cơ bản như: Sum (tính tổng), Count (đếm), Average (tính trung bình cộng), Max (giá trị lớn nhất), Min (giá trị nhỏ nhất), Product (nhân) … và có thể sử dụng địa chỉ ô và vùng như Excel. Để tính Thành tiền có thể viết như sau: = Product(left) hoặc = Product(c2:d2)

– Chọn chế độ định dạng tại ô Number Format (ví dụ: #,##0)

Bước 3. Sao chép xuống các ô bên dưới: Bôi đen kết quả vừa tính, chọn copy và paste xuống các ô bên dưới của cột thành tiền rồi bấm F9 để cập nhật theo dòng.

Bước 4. Tính tổng: kích chuột vào ô cuối cùng của dòng Thành tiền và chọn Layout/Formula, nhập công thức =sum(above) và chọn chế độ định dạng tại ô Number Format rồi OK.

Trong quá trình làm việc, nếu dữ liệu tại các cột Số lượng và Đơn giá có điều chỉnh thì chỉ cần bôi đen cột Thành tiền và bấm F9 thì máy sẽ tự động cập nhập kết quả theo số liệu mới.

Chú ý: nếu người dùng nhập sai kiểu số liệu hoặc trong bảng có các ô dạng Merge Cells thì có thể kết quả tính toán sẽ không chính xác.

Quốc Long

Chọn Color Scheme (Bảng Màu) Của Riêng Bạn

Tới giờ chắc hẳn bạn đã có ý tưởng rõ ràng về việc màu sắc là gì, mỗi màu sắc có ý nghĩa gì và có sự am hiểu về các color scheme khác nhau. Tuy nhiên, biết tất cả những điều này vẫn chưa giúp bạn gì nhiều nếu bạn vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc đưa những thông tin đó vào hành động.

Tác động của màu sắc lên dự án của bạn

Màu sắc là một trong những thứ có vẻ khá đơn giản – nhưng thực sự khó khăn để sử dụng đúng. Và, khi nó là một phần rất tiêu điểm, rất trực quan với bất kỳ thiết kế nào, vì vậy, rất dễ nhận ra khi có gì đó không đúng. Nếu một phần mấu chốt như vậy trong thiết kế của bạn không thực sự tốt, hoặc không đại biểu tốt cho công ty, dịch vụ hay thương hiệu của bạn, nó có thể tạo ra sự khác biệt ghê gớm về số lượng người dùng sẽ ở lại khám phá thay vì đi thẳng một mạch.

Vì vậy, khi bạn chọn một color scheme, bạn cần thực sự ý thức về tác động của nó đến thiết kế của bạn – cả tốt và xấu.

Chuyện sử dụng color scheme của riêng bạn, và tránh xa mấy kiểu chuẩn mực (như complementary) hoàn toàn ổn, nhưng khi bạn chỉ vừa mày mò tạo ra color scheme của riêng mình, bạn có lẽ nên bám sát các loại color scheme chính. Bằng cách đó, bạn sẽ khó phạm sai lầm hơn – mặc dù không tránh được hoàn toàn – và tránh việc tạo ra một color scheme tồi tệ.

Chọn color scheme phù hợp

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào bạn có thể chọn được color scheme phù hợp với dự án của mình.

Điều bạn cần nghĩ đến ở đây là màu sắc nào phù hợp với thương hiệu, công ty hoặc ngành nghề của bạn trên tầm đại chúng. Có một infographic tuyệt vời trên Column Five Media nói về những màu sắc được sử dụng trong top 100 thương hiệu của thế giới.

Điều này không chỉ cực kỳ thú vị, khi chúng ta tìm hiểu những màu nào được sử dụng trong các thương hiệu và công ty hàng đầu thế giới, mà còn cho chúng ta một sự thấu hiểu hấp dẫn về các màu sắc hấp dẫn nhất – hoặc được sử dụng nhiều nhất – trong các ngành nghề cụ thể.

Điều tôi khoái làm là tạo ra một mind-map khám phá những tông màu và ý tưởng khác nhau mà tôi có thể áp dụng cho một dự án, và xem xét thông điệp mà thương hiệu muốn nhắn gửi trực tuyến. Rồi so sánh mind-map ý tưởng này với ý nghĩa của các màu sắc và xem cái nào phù hợp nhất – và điều đó có thể giúp bạn thấy được màu sắc nào phù hợp nhất với dự án hoặc thương hiệu.

Tôi nên dùng bao nhiêu màu?

Đôi khi, câu hỏi này thuần túy là vấn đề sở thích. Tuy nhiên, nó chẳng có ý nghĩa gì khi trong infographic của Column Five Media, chỉ có 5% trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới dùng nhiều hơn 2 màu trong các color scheme chính của họ.

Lưu ý: Trong khoảng thời gian gần đây, khi ngân sách in ấn đã trở nên phù hợp hơn quảng bá trực tuyến, số lượng màu xử lý được dùng trong các tài liệu in thương hiệu là một vấn đề thực sự cần cân nhắc.

Điều đó nghĩa là, cứ dùng bao nhiêu màu tùy thích mà bạn cảm thấy hợp – theo khía cạnh nào đó, bạn có thể dùng màu sắc để phân biệt các phần khác nhau trên một website. Theo khía cạnh đó, bạn có thể có từ 4 đến 5 màu khác nhau trong color scheme của bạn, để có thể phù hợp với từng phần thiết kế.

Mặc dù lựa chọn cuối cùng là của bạn, tôi khuyến nghị rằng tối thiểu nên có từ 2 tới 3 màu trong color scheme chính của bạn – chưa tính màu sáng hoặc tối tự nhiên cho phần văn bản hoặc màu nền. Có 2 đến 3 màu trong color scheme của mình cho bạn cơ hội thử nghiệm và cung cấp nét tương phản lớn hơn giữa các khu vực nếu bạn làm việc với nhiều độ phủ và sắc thái khác nhau của cùng một màu.

Chọn Color Scheme từ ảnh chụp

Bạn đã bao giờ xem một bức ảnh và thầm nghĩ: chà! Các màu thật mê hoặc và đẹp đến nín thở? Đôi khi, các màu sác đẹp đẽ này có thể được chọn vào một color scheme hữu dụng mà bạn có thể dùng được. Mọi thứ bạn cần để chọn được một sắc màu tuyệt hảo từ ảnh chụp là một xíu thời gian thực hành và rất nhiều sự kiên nhẫn – kiểu như nếu bạn là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo như tôi, bạn sẽ cần ít thời gian để tinh chỉnh các màu để chúng đạt đến độ vừa đúng.

Chọn hình ảnh của bạn

Chìa khóa để chọn một bức ảnh tốt để làm việc, là chọn một bức ảnh đa dạng, hoặc một bức ảnh làm bạn thấy ấn tượng. Chuyện bức ảnh của bạn theo phong cách vintage hay monochromatic (ảnh có có màu sắc tương tự xuyên suốt bố cục) không mấy quan trọng, dù cho bức ảnh có sôi động hay tràn đầy màu sắc – bạn vẫn có thể chọn ra một color scheme xài được đâu đó bên trong bức ảnh.

Khi đã có ảnh – hoặc vài ảnh, nếu bạn muốn thử tạo vài bảng màu cùng lúc – mở nó ra bằng chương trình đồ họa yêu thích của bạn và cứ tự do trải nghiệm. Tôi có một template mà tôi thích dùng trong Photoshop (chỉ chứa vài hình chữ nhật nhỏ) như một điểm khởi đầu để đặt các màu mà tôi đã chọn.

Trong ảnh này, vì tông màu tím tương tự trên toàn ảnh, chúng ta khá dễ chọn ra một bảng màu monochromatic. Bức ảnh khá hỗn loạn, vì vậy chúng ta có thể bỏ chút thời gian tạo một bảng màu có độ tùy chỉnh cao hơn theo một vài quy luật, nhưng vẫn tương hợp tốt với nhau.

Khi tôi xem kỹ bức ảnh thêm chút nữa, tôi có sự thấu hiểu nhiều hơn về phong cách mình đang theo đuổi. Tôi tiếp tục thử nghiệm – đơn giản chỉ với công cụ eye picker – để xem các màu nào đi chung với nhau phù hợp nhất. Trong vài trường hợp, bạn có thể chọn chỉ một màu làm tiêu điểm, và 2 màu khác được dùng như một sự nhấn mạnh.

Sau đó, bắt đầu đặt những màu này vào template và di chuyển chúng đến khi bạn hài lòng về vị trí và sự phân cấp. Tôi cũng thường cố chọn ra cả màu tối (gần như đen) và màu sáng (gần như trắng) bên cạnh màu tiêu điểm đã chọn. Điều này có thể giúp bạn cân bằng màu sắc và kết cấu trên trang, cũng như cung cấp màu văn bản phù hợp nếu không có màu chính nào trong bảng màu của bạn phù hợp.

Thành thật mà nói, mục tiêu chính ở đây chỉ là tiêu khiển thôi – đôi khi các màu bạn chọn không phù hợp, và đôi khi bạn không thể chọn ra một bảng màu coi được trong bức ảnh đó – nhưng hãy đảm bảo bạn đã thử nghiệm với các màu khác nhau cho đến khi bạn tạo ra một bảng màu có vẻ thống nhất hơn, và mang lại sự hài hòa tốt cho thiết kế của bạn.

Ứng dụng iPhone Adobe Kuler

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tạo bảng màu từ ảnh, Adobe gần đây có phát hành một ứng dụng iPhone cho Adobe Kuler, và nó đi cùng một cách thức siêu khéo léo để chọn bảng màu từ ảnh chụp. Bạn có thể chuyển sang chế độ chụp ảnh và chọn từ các bức ảnh đã chụp, hoặc bạn có thể chụp ngay thứ gì đó trực tiếp từ nơi bạn đang đứng.

Điểm sáng giá về ứng dụng Adobe Kuler là nó mang đến cho bạn một cách thức thực sự đột phá về cách chọn màu. Nếu bạn chụp ảnh trực tiếp từ ứng dụng Kuler với góc nhìn “Trực tiếp”, bạn sẽ bắt đầu thấy các vòng tròn nhỏ di chuyển trên khắp bề mặt ảnh chụp. Điều đang diễn ra ở đây là ứng dụng liên tục tìm kiếm và chọn ra các màu mà nó xem là giá trị nhất trong bức ảnh đó, rồi nhóm chúng lại thành một bảng màu nhỏ cho bạn.

Nếu bạn không tự tin trong việc chọn ra bảng màu của riêng mình từ ảnh chụp, dùng ứng dụng Kuler là một cách tốt để giúp bạn hiểu được điều gì tạo nên một bảng màu tốt từ ảnh chụp. Cứ thoải mái chụp thật nhiều ảnh – với phong cách ít màu, trầm buồn và phong cách sặc sở sáng sủa – và dùng ứng dụng Kuler để thực phân tích lý do vì sao các bảng màu này hiệu quả, và tại sao ứng dụng lại chọn chúng.

Sau đó, đến lúc bạn có thể bắt đầu tạo ra bảng màu cho riêng mình từ ảnh và tự tin hơn về các lựa chọn của mình.

Để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách sử dụng các ứng dụng iOS Kuler, hãy xem Cách bắt màu sắc với the Adobe Kuler ứng dụng cho iPhone bởi Vectortuts + editor Sharon Milne.

Cách Chỉnh Kích Thước Cột, Hàng, Bảng Trong Word

Khi tạo bảng trong Word, Cột và hàng sẽ được Word điều chỉnh sao cho đều nhau. Tuy nhiên khi nhập xong nội dung, một vài cột trông quá rộng như cột Số thứ tự chẳng hạn, vài cột khác thì lại quá hẹp dẫn đến xuống dòng. Nói chung bảng nhìn mất cân đối.

Vì vậy trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh lại kích thước của cột và hàng sao cho đẹp. Bạn có thể dùng chuột điều chỉnh theo ý mình hoặc dùng tính năng Autofit trong word để điều chỉnh tự động.

Bài viết này áp dụng cho Word 2007, 2010, 2013, 2016 trở lên. Vì mình chưa dùng Word 2003 nên không biết có khác gì không nữa.

Chỉnh kích thước cho cột, hàng, bảng trong Word

Ví dụ ta có bảng biểu sau.

Khi muốn điều chỉnh cột đầu tiên chẳng hạn, bạn đưa chuột vào cạnh trái hoặc phải sẽ thấy con trỏ biến thành 2 mũi tên nhỏ nhỏ như hình dưới. Bạn nhấn rồi kéo sang trái hoặc phải để điều chỉnh kích thước.

Làm tương tự như trên, đưa chuột vào cạnh dưới hoặc trên của hàng. Sau đó nhấn rồi kéo lên hay xuống để điều chỉnh kích cỡ hàng.

Đưa chuột vào góc phải bên dưới, con trỏ sẽ biến thành mũi tên 2 đầu hơi nghiêng.

Nhìn lên thước ngang bạn thấy nó hơi khác so với bình thường phải không? Dùng chuột nhấn rồi kéo những ô vuông nhỏ sang trái hay phải để điều chỉnh cột.

Với thước dọc, ta sẽ điều chỉnh kích cỡ của hàng, làm tương tự là kéo ô vuông nhỏ lên hay xuống để điều chỉnh hàng.

Muốn chỉnh cột hay hàng chính xác hơn, bạn chọn cột hoặc hàng sau đó đến tab Layout, điền thông số tại nhóm Cell Size. Cái phía trên là chỉnh hàng, phía dưới là chỉnh cột.

Ví dụ ta có 1 bảng dữ liệu như hình dưới, vì chưa được điều chỉnh nên có một vài cột quá rộng, trông không đẹp và thiếu chuyên nghiệp. Ngoài cách làm thủ công là dùng chuột, bạn có thể để Word điều chỉnh tự động.

Cách Tính Toán Trong Word Chi Tiết (Trong Bảng Dữ Liệu)

Word cho phép bạn tạo bảng chỉ với vài bước đơn giản, không những vậy ta còn có thể tạo ra những bảng biểu khá phức tạp với các kỹ thuật như Gộp ô, tách ô. Ngoài ra nếu muốn bạn có thể sắp xếp dữ liệu trong bảng biểu một cách dễ dàng.

Vậy tính toán trong bảng Word thì sao? Được luôn, Word trang bị cho bạn 18 hàm từ cơ bản nhất như Sum, Average, Max cho đến các hàm như Not, Or, Count…Mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chi tiết trong bài viết này.

Hướng dẫn áp dụng cho bản Word 2007, 2010, 2013, 2016 trở lên. Bản Word 2003 chắc cũng tương tự như vậy, mình không rõ lắm.

Giúp bảng Word hiểu được vị trí bạn muốn nó tính toán

Ta sẽ giúp Word hiểu bạn muốn tính toán vị trí nào chứ. Trong Word ta có 2 cách đơn giản giúp bạn làm điều này và mình sẽ trình bày luôn cho bạn cả 2, tùy trường hợp mà dùng.

Dùng tham đối vị trí

Nghĩa là ta sẽ dùng các từ như Left, Right… để giúp bảng biểu xác định được ta muốn tính toán ở đâu.

Dãy số bên trái con trỏ chuột sẽ gọi là Left. Bên phải sẽ gọi là Right.

Ở phía trên con trỏ thì gọi là Above, ngược lại phía dưới thì gọi là Below.

Rồi đấy, cứ dùng những từ này khi muốn tính trong bảng dữ liệu.

Nếu đã từng dùng Microsoft Excel sẽ nhận ra rằng, phía trên bảng tính sẽ có các chữ cái in hoa đánh chữ từ A đến Z để tham chiếu ô của cột. Ở bên trái của bảng thì đánh số từ 1, 2, 3… để tham chiếu ô của hàng.

Ví dụ muốn xác định ô ở cột 3 hàng thứ 2, sau khi chiếu thì vị trí của nó là C2.

Trong Word ta cũng có thể dùng cách này nhưng không được đánh chữ và số rõ ràng như trong Excel, buộc ta phải xác định thủ công một chút.

Dùng tham đối vị trí

Giờ mình muốn tính điểm trung bình của môn Toán, Lý, Hóa, Anh ở hàng 2 ta sẽ làm như sau:

Tiếp đó đến tab Layout chọn Formula.

Number Format: Định dạng số, trong nhiều trường hợp bạn có thể cần đến tính năng này để định dạng số được hiển thị.

Tính năng này khá hay. Nếu chẳng may ta buộc phải thay đổi các dữ liệu trong ô bảng, với chỉ vài ô thì không sao, đằng này rất nhiều vị trí phải thay đổi. Thay vì làm 2 bước để tính toán lại ta sẽ làm cách khác đơn giản hơn nhiều.

Cập nhật tất cả kết quả trong bảng thì sao? Bạn bôi đen hết bảng rồi bấm F9, tất cả kết quả sẽ được cập nhật ngay lập tức.

Một vài hàm cơ bản hay dùng

Dấu “/”: Tính chia, ví dụ A1/B1.ABS(): Tính giá trị tuyệt đối của giá trị bên trong dấu ngoặc.AVERAGE(): Tính trung bình.MAX(): Trả về giá trị lớn nhất.MIN(): Trả về giá trị nhỏ nhất.