Chức Năng Của Phòng Nhân Sự Trong Công Ty / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Phòng Nhân Sự Trong Công Ty

1. Lập kế hoạch tuyển dụng

Đây được xem là chức năng chính của bộ phận nhân sự trong công ty. Phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chiến lược tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài về làm việc cho công ty. Việc lên kế hoạch tuyển dụng sẽ bao gồm các việc sau

Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để nắm bắt tình hình nhân sự, từ đó lập nên kế hoạch nguồn nhân lực: theo dõi thông tin nhân sự của toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí trong ty, hoạch định kế hoạch tuyển dụng

Tham vấn, giám sát và đánh giá trong suốt quá trình tuyển dụng

Hoạch định những chính sách, chiến lược, chế độ phù hợp nhằm thu hút nhân tài về làm việc cho công ty

Kết hợp cùng các phòng ban tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm bổ sung các vị trí còn thiếu bằng những ứng viên phù hợp nhất

Bên cạnh chế độ lương thưởng hay phúc lợi thì lộ trình thăng tiến hay yếu tố phát triển con người cũng luôn là mối quan tâm lớn đối với mỗi ứng viên trẻ.

Việc tổ chức đào tạo cũng là một chức năng của phòng nhân sự trong công ty, nâng cao khả năng cho nhân viên và lộ trình thăng tiến rõ ràng dựa trên năng lực là điều cần thiết mà bộ phận nhân sự cần phải xây dựng, thực hiện tốt.

Bộ phận nhân sự cần phải:

Đảm nhiệm công việc tổ chức và hướng dẫn hội nhập cho các thành viên mới của công ty. Đối với nhân viên mới thường sẽ có các khóa đào tạo ngắn hạn giúp cho nhân viên hiểu được công việc trong công ty cũng như nâng cao khả năng để đáp ứng được với công việc

3. Duy trì và quản lý nguồn nhân lực – Chức năng của phòng nhân sự trong công ty

Người làm Hành chính – Nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong quá trình duy trì và quản lý nhân sự. Họ là người thực hiện việc chấm công, khen thưởng, phạt, đánh giá kết quả của nhân viên. Để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả thì các quy trình tuyển dụng, đánh giá, thưởng phạt đều phải diễn ra một cách minh bạch, công bằng và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhân viên. Hơn thế nữa, quy trình làm việc cùng phải chặt chẽ và quy củ để việc quản lý được trở nên dễ dàng hơn

Hiệu suất làm việc của nhân viên cũng phụ thuộc rất nhiều vào bầu không khí làm việc, môi trường làm việc. Bên cạnh những chế độ, chính sách về phúc lợi thì những hoạt động nhỏ nơi công sở hay đơn giản làm môi trường làm việc sạch sẽ thoải mái, thân thiện cũng giúp gia tăng sự hài lòng của nhân viên. Từ đó, công việc cũng sẽ được hoàn thành hiệu quả hơn

4. Quy trình làm việc phòng nhân sự

Thực hiện các hoạt động sắp xếp, quản lý hoạt động làm việc của các nhân viên trong công ty

Thực hiện lên kế hoạch tuyển dụng và xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự cho doanh nghiệp

Thực hiện giám sát, biên soạn và lưu trữ giấy tờ cho công ty

Tìm hiểu các vấn đề xoay quanh nhân viên trong công ty như tiến độ làm việc, hiệu quả công việc, nắm bắt nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm cải thiện kết quả và đảm bảo được tiến độ chung của công ty

Như vậy, chức năng của phòng nhân sự trong công ty là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Người làm nhân sự cũng vì thế cần phải thường xuyên được đào tạo hoặc tự học hỏi nhằm nâng cao khả năng nghiệp vụ, phù hợp với xu hướng chung của thị trường và của các doanh nghiệp khác đồng thời cũng đầy đủ năng lực để xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng, vững mạnh

Công Việc Và Chức Năng Của Phòng Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

Nhân sự là một trong những nguồn lực chính của doanh nghiệp. Vậy, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của phòng nhân sự trong doanh nghiệp được nhìn nhận như thế nào? Hiểu về cơ bản, phòng hành chính nhân sự sẽ đảm nhận 11 nhiệm vụ, cụ thể là:

1. Họach định nguồn nhân lực

Chiến lược,chính sách

* Thống kê nhu cầu nhân sự.

* Dự báo nhu cầu nhân sự tương lai trong công ty (3 tháng/lần) trên cơ sở những qui trình sản xuất đã được lập kế hoạch, những thay đổi và những nhân tố khác.

* Xây dựng các chương trình và kế hoạch nguồn nhân lực cho công ty.

Tư vấn, tham mưu cho Chi nhánh/các phòng ban/phân xưởng

Đề xuất thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực

Kiểm soát

Các chiến lược, chính sách, kế hoạch đã đề ra.

* Tình hình biến động nhân sự tại công ty.

2. Tuyển dụng:

Chiến lược, chính sách,tác nghiệp

* Dự báo nhu cầu tuyển dụng hàng năm.

* Lên kế hoạch chuẩn bị nguồn lực (kinh phí, phòng ốc, các bài kiểm tra, trắc nghiệm ứng viên…) cho việc tuyển dụng nhân viên mới.

* Xác định nguồn tuyển dụng.

* Tiếp nhận sàng lọc và xử lý hồ sơ ứng viên.

* Lập danh sách ứng viên tham gia phỏng vấn và thông báo cho họ biết.

* Tiến hành phỏng vấn ứng viên.

* Lập chương trình hội nhập và- công ty cho nhân viên mới.

* Tổng kết công tác tuyển dụng.

* Theo dõi và đánh giá biến động nhân sự trong Công ty.

* Cho nhân viên mới ký kết hợp đồng lao động.

* Đăng ký lao động Theo các quy định của luật pháp và các cơ quan chức năng.

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban

* Phối hợp với các phòng chức năng để phỏng vấn, tuyển chọn ứng viên.

* Trình kết quả phỏng vấn cho giám đốc phê duyệt

* Thông báo kết quả ứng tuyển cho các ứng viên.

* Đề xuất thực hiện các chính sách tuyển dụng nhân sự.

* Thành lập hội đồng tuyển dụng.

* Mô tả công việc các chức danh cần tuyển.

Tư vấn, tham mưu cho các chi nhánh/trưởng các bộ phận

Tư vấn cho phòng ban, chi nhánh trong công ty về quy trình tuyển dụng, hướng dẫn áp dụng các chính sách tuyển dụng của Công ty.

Kiểm soát

* Quản lý hồ sơ nhân viên.

* Kiểm soát việc quy trình tuyển dụng nhân sự trong công ty.

3. Đào tạo

Chiến lược, chính sách

* Đào tạo nội quy, quy chế cho nhân viên mới.

* Hướng dẫn cách thức làm việc, nghiệp vụ cho nhân viên mới về công tác trong phòng Nhân sự.

Thực hiện, phối hợp với các Ban, Khối/ Khu vực và các đơn vị thành viên

* Xác định nhu cầu và nội dung chương trình Đào tạo.

* Xây dựng kế họach Đào tạo (1 lần/quý).

* Chuẩn bị nguồn lực (tài chánh, phòng ốc,…) để Đào tạo nhân viên (đối với những chương trình đơn vị tự tổ chức Đào tạo).

* Tổ chức cho nhân viên đi Đào tạo.

Tư vấn, tham mưu cho CBQL các đơn vị thành viên

Tham mưu cho Giám Đốc về các chương trình, dự án Đào tạo trong công ty.

Kiểm soát

* Kiểm soát quy trình, các chương trình Đào tạo trong công ty.

* Đánh giá hiệu quả Đào tạo.

4. Đánh giá thành tích CBNV

Chiến lược,chính sách

* Tổ chức đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên.

* Đánh giá tinh thần làm việc cúa nhân viên.

* Tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua định kỳ Theo kế hoạch hoặc đột xuất.

* Đánh giá nhân viên mới sau thời gian thử việc.

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban/phân xưởng/chi nhánh

* Chấm công nhân viên.

* Xây dựng các biểu mẫu, quy trình đánh giá thành tích nhân viên.

* Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thành tích nhân viên.

* Đôn đốc cán bộ công nhân viên trong toàn công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

* Triển khai áp dụng hệ thống thang bảng lương trong toàn Công ty.

* Thực hiện báo cá- thống kê lao động và tiền lương Theo quy định.

* Phối hợp với các phòng ban xây dựng và cập nhật điều chỉnh, bổ sung các chế độ chính sách, nội quy, quy chế phù hợp từng thời điểm, giai đoạn.

* Cấp phát thẻ BHXH, BHYT.

* Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của anh chị em trong công ty để có những giải pháp giải tỏa kịp thời những vướng mắt cho họ.

Tư vấn, tham mưu cho CBQL các đơn vị thành viên

* Tham mưu cho Giám Đốc về quy trình đánh giá thành tích nhân viên.

* Hướng dẫn các phòng ban cách thức triển khai thực hiện quy trình đánh giá CBNV ở từng bộ phận.

Kiểm sát

* Kiểm soát biểu mẫu, việc thực hiện đánh giá CBNV trong công ty.

* Kiểm soát các chỉ tiêu đánh giá thành tích nhân viên ở từng phòng ban.

5. Quản trị tiền lương – tiền thưởng và chế độ chính sách, BHYT, BHXH

Chiến lược,chính sách

* Xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương. Thực hiện công tác lập bảng thanh toán lương định kỳ hàng tháng.

* Quản lý và chịu trách nhiệm về hồ sơ lương.

* Đảm bảo việc thực hiện thống nhất các quy định về tiền lương, thưởng do công ty ban hành.

* Rà soát đề nghị và thực hiện việc nâng lương, nâng bậc cho người lao động Theo quy định (Theo dõi tiến độ, thông báo cho trưởng bộ phận,tiến hành các thủ tục cần thiết).

* Chịu trách nhiệm trong việc cập nhật, Theo dõi, kiểm tra và thực hiện công tác chế độ chính sách lao động trong toàn công ty.

* Hoàn tất các hồ sơ, biểu mẫu để mua BHYT, BHXH hằng tháng cho nhân viên.

* Thực hiện bảng đối chiếu qúy , nữa năm, một năm với cơ quan bảo hiểm về việc mua bảo hiểm.

* Tổ chức xây dựng và Hoàn thiện các các chính sách lương bổng, khen thưởng, phúc lợi, phụ cấp cho CBNV.

Tư vấn, tham mưu

* Tham mưu cho Giám đốc trong công tác khen thưởng cuối năm, tăng lương đột xuất cho CBCNV trong công ty.

* Đề xuất với giám đốc việc chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm Theo chế độ.

* Giải đáp các thắc mắc về tiền lương, thưởng cho CBNV.

Kiểm soát

Kiểm soát việc chấm công và thực hiện thống nhất việc tính lương, chế độ phụ cấp, khen thưởng cho CBNV trong toàn công ty.

6. Xử lý quan hệ lao động

Chiến lược,chính sách

* Giải quyết tranh chấp lao động.

* Giám sát và lập biên bản những nhân viên vi phạm nội quy, quy chế công ty.

* Giải quyết các trường hợp nhân viên xin nghỉ việc.

* Thiết lập các chính sách về quan hệ lao động trong toàn hệ thống.

* Xây dựng quy chế làm việc trong công ty, mối quan hệ giữa các phòng ban để các hoạt động trong công ty được liên tục, ổn định.

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban phân xưởng/chi nhánh

* Thi hành kỷ luật (bồi thường, tạm đình chỉ công tác, buộc thôi việc…) những nhân viên vi phạm kỷ luật.

* Giải đáp các khiếu nại, thắc mắc của nhân viên.

* Tuyên truyền cho nhân viên về những quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động Theo quy định pháp luật hiện hành và của công ty.

Tư vấn, tham mưu

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác đề bạt, thuyên chuyển CBNV trong công ty.

Kiểm soát

Giám sát việc thi hành kỷ luật nhân viên, giải quyết chế độ cho nhân viên xin nghỉ việc và việc thực hiện các quy định, nội quy, quy chế trong công ty.

7. Hành chánh

Chiến lược, chính sách

* Quản lý hồ sơ phương tiện: sổ kiểm định, giấy đăng ký xe, bảo hiểm vật chất, dân sự.

* Theo dõi thời hạn kiểm định, thời hạn trên giấy đăng ký xe thuê, bảo hiểm để thông báo.

* Mua sắm các trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.

* Trực tiêp đi đóng các chi phí: điện nước, tiền thuê nhà, phân xưởng …

* Liên hệ (với Sở Kế hoạch – Đầu tư) làm hồ sơ thay đổi pháp nhân, địa chỉ và giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Đảm bảo công việc được tiến hành nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của công ty.

* Trình ký các đề xuất, giấy tờ.

* Thực hiện những công việc Theo sự chỉ đạo trực tiếp bằng văn bản của BGĐ.

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban phân xưởng/chi nhánh

* Trang bị các thiết bị văn phòng cho các phòng. Đáp ứng những nhu cầu phát sinh, thay mới trang thiết bị hư hỏng hằng ngày; đồng thời tiến hành sữa chữa nhỏ các trang thiết bị tại các phòng. Lập bản đề xuất lên trên BGĐ nếu không thể tự giải quyết được.

* Lập kế hoạch chi trả các chi phí phát sinh và cố định (điện, nước…) trình lên Ban Giám Đốc và gửi cho phòng Kế toán, tiến hành nhận tiền từng phần để thanh toán.

Tư vấn, tham mưu: Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm các trang thiết bị văn phòng, sửa chữa văn phòng làm việc.

Kiểm soát

* Kiểm soát các loại giấy tờ, chứng từ do phòng HC – NS ban hành.

* Kiểm soát việc sử dụng văn trang thiết bị, phương tiện làm việc.

* Bảo quản các loại trang thiết bị trong văn phòng.

8. Văn thư lưu trữ

* Quản lý các loại hồ sơ trong văn phòng.

* Tiếp nhận công văn đến và và- sổ công văn đến.

* Cho số các quyết định.

* Và- sổ công văn đi.

* Soạn thảo và lưu các thông báo.

* Soạn thảo các loại văn bản trong phòng (danh sách nhân viên nhận đồng phục, hợp đồng lao động…).

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban phân xưởng/chi nhánh

* Chuyển công văn đến về đúng bộ phận Theo địa chỉ.

* Chuyển công văn đi.

* Ban hành các thông báo.

* Cung cấp các loại văn bản cho nhân viên (đơn xin nghỉ phép, lệnh công tác…).

Tư vấn cho các phàng ban cách thức tiếp nhận công văn đến và cách thức chuyển công văn đi.

* Kiểm soát việc cấp phát các loại vật dụng.

* Kiểm soát giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, tài liệu.

9. Vệ sinh – An toàn – Bảo hộ lao động

* Phối hợp với các trưởng bộ phận lập kế hoạch kiểm tra để phát hiện các yếu tố nguy hiểm (vượt quá giới hạn cho phép) cho môi trường lao động.

* Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

* Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong quá trình lao động. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.

* Tổ chức tuyển nhân viên mới.

* Quản lý, Theo dõi tình trạng sức khỏe CBNV và khám sức khẻ- định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp ở người lao động.

* Tổ chức giám định khả năng lao động khi nhân viên bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.

Thực hiện, phối hợp với các phòng ban phân xưởng/chi nhánh

* Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động.

* Phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lao động, chú ý đến những yếu tố chủ yếu.

* Đánh giá sự gây hại, an toàn và rủi ro.

* Triển khai các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh, chế độ BHLĐ.

* Phối hợp với phòng phòng ban/phân xưởng triển khai diễn tập PCCC trong đơn vị.

Tư vấn, tham mưu : Tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các chế độ chính sách về việc đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động.

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động.

Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển nguồn nhân lực và trong các lĩnh vực sau: tuyển dụng , Đào tạo, đánh giá nhân viên, khen thưởng, kỷ luật và quan hệ lao động.

* Quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động của phòng hành chánh nhân sự.

* Quản lý chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn công tác đối với các phòng ban/chi nhánh.

* Xây dựng các quy trình, các biểu mẫu thống nhất dùng trong công tác quản lý nhân sự.

* Phân công công việc cho nhân viên trong phòng.

* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiến độ công việc của nhân viên trong phòng.

* Chấm công cho nhân viên trong phòng.

* Hội ý với nhân viên trong phòng để giải quyết các công việc đột xuất.

* Tổ chức xây dựng và Hoàn thiện các chế độ chính sách , nội quy quy chế phù hợp từng thời điểm, giai đoạn từng hệ thống: quy định làm việc an toàn lao động và vệ sinh lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ của Công ty, các quy định khen thưởng, kỷ luật… đảm bảo phù hợp môi trường VHDN và luật pháp VN.

* Lập kế hoạch và dự trù ngân sách cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Như vậy, chức năng của phòng nhân sự trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Chính vì thế mà người làm hành chính nhân sự nên cần được đào tạo thường xuyên để thay đối phương pháp quản trị nhân sự sao cho phù hợp với xu hướng chung của các doanh nghiệp khác, giữ chân nhân tài ở thời điểm hiện tại.

Địa chỉ: 748 Thống Nhất P.15 Q.Gò Vấp Tp.HCM

Email: admin@dongkhai.com

Chức Năng Của Phòng Nhân Sự Trong Tổ Chức, Doanh Nghiệp – Vinatrain Việt Nam

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Phòng Nhân sự là bộ phận đặc biệt quan trọng trong công ty, doanh nghiệp. Thực tế có nhiều đơn vị, tổ chức nhỏ không tồn tại phòng Nhân sự mà thường được lồng ghép chung vào các bộ phận khác. Với những cơ quan, doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống nhân sự quy mô lớn thì việc thiết lập hoạt động phòng nhân sự là điều cần thiết. Vậy, thực sự Chức năng của phòng Nhân sự trong doanh nghiệp là gì?  

Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ

– (Peter Ferdinand Drucker)

Phòng Nhân sự có chức năng, vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Mỗi bộ phận có một vai trò, chức năng nhất định trong hệ thống của công ty. Khi một bộ phận có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác, và ảnh hưởng đến hệ thống chung của doanh nghiệp. Vì thế, đối với phòng Nhân sự, cần phải đảm bảo những chức năng, nhiệm vụ được hoàn thành tốt nhất. 

Các chức năng phòng nhân sự đảm nhận

Bên cạnh đó, một chức năng phổ biến được tồn tại ở bất kì doanh nghiệp nào đó là tuyển dụng. Chắc chắn rằng để tìm kiếm ra những ứng viên phù hợp vào công ty là điều khó khăn. Bạn phải có mắt nhìn người, túc là phải nhận thấy ai là người phù hợp, ai có năng lực và thái độ làm việc như thế nào. Phòng Nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng dựa trên yêu cầu của các phòng ban, sàng lọc hồ sơ, tham gia chấm phỏng vấn. Trong quá trình làm việc, phòng Nhân sự có nhiệm vụ theo dõi và lập những chương trình tham gia hội nhập trong doanh nghiệp. 

Đào tạo nhân viên: Vâng, có lẽ bạn sẽ nghĩ nhiệm vụ này không phải của phòng Nhân sự, đó là việc của những phòng ban khác. Sự thật không hoàn toàn như thế, nếu có nhân viên mới, phòng Nhân sự cần phổ biến quy định, hướng dẫn cách thức làm việc, tác phong của nhân viên. Bên cạnh đó, Phòng ban này sẽ xây dựng nhwungx chương trình, buổi tập huấn định kỳ cho nhân viên. Tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch đào tạo nhân viên. 

Phòng Nhân sự còn có chức năng quản lý hồ sơ, sổ sách giấy tờ:Tiến hành kiểm tra và mua sắm trang thiết bị cho doanh nghiệp. Những hồ sơ nhân viên cần được kiểm soát và bảo quản đúng quy định. 

Trên thực tế, thường những doanh nghiệp sẽ có những phòng ban có nhiệm vụ đan xen vào nhau nhằm tạo sự thống nhất. Những phòng ban có sự kết hợp, vì thế phòng Nhân sự thường mang nhiều trách nhiệm nhất định. 

Một số thông tin liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc

Những doanh nghiệp không có phòng nhân sự nên quản lý thế nào 

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ chưa có phòng nhân sự đều gặp vấn đề trong khâu quản lý nhân viên, thường xuyên gặp những vướng mắc về tình hình nhấn sự không quản lý được.

Với trường hợp này lời khuyên tốt nhất cho tổ chức là nên tạo ra cơ chế, hệ thống nội quy hành chính, kỷ luật khen thưởng ngay từ đầu trước khi nhân viên vào nhận việc cần hướng dẫn họ về công ty,

Tao quy trình làm việc chuẩn chỉ từ khâu báo cáo, khen thưởng nhắc nhở và tuyển dụng để cho nhân viên trong tổ chức có thể ý thức được đây không phải cái chợ ra vào tùy tiện.

Cần biết trọng dụng nhân tài, công bằng với tất cả nhân viên chứ tuyêt nhiên không phải cào bằng.

Đối với những mô hình công ty gia đình hạn chế thể hiện sự chuyên quyền trong tổ chức quản lý vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới động lực làm việc và phấn đấu của người lao động.

Nếu có vấn đề cần liên hệ giải đáp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Trân trọng!

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Thiết Kế Trong Công Ty

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã cho ra đời những phần mềm thiết kế chuyên dụng, cung cấp cho ngành thiết kế nhiều công cụ mới. Từ đó, đẩy mạnh sự phát triển của ngành này. Cùng tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của phòng thiết kế trong công ty. Để xem hoạt động quản lý nhân sự của phòng ban này có thực sự hiệu quả.

Bạn biết gì về ngành thiết kế?

Thiết kế là việc tạo ra các bản vẽ kỹ thuật, các đối tượng, hoặc các mẫu hình ảnh. Đặc điểm chung của thiết kế là việc hình ảnh hoá các ý tưởng bằng các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Thông qua đó thể hiện được thông số kỹ thuật, hoặc truyền tải được thông điệp và ý tưởng của người thiết kế đến với người xem.

Lưu ý: Ngành thiết kế có thể tồn tại theo dạng công ty độc lập hoặc một phòng ban của doanh nghiệp có quy mô lớn.

Chức năng nhiệm vụ của phòng thiết kế trong công ty qua các chức danh

Thực tế công việc của phòng thiết kế rất đa dạng với nhiều lĩnh vực và vị trí công việc khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ cũng như quy mô lớn nhỏ của doanh nghiệp mà được phân chia làm nhiều vị trí phù hợp. Từ đó, giúp nhân viên dễ dàng làm việc theo đúng sở trường và khả năng của bản thân.

Chức năng nhiệm vụ các vị trí công việc trong phòng thiết kế:

Giám đốc sáng tạo

Vị trí giám đốc sáng tạo (Creative Director) là vị trí cấp cao, ban quản lý lãnh đạo doanh nghiệp, đứng đầu các phòng ban hay các nhóm làm việc. Với nhiệm vụ chính là giám sát, quản lý công việc của nhân viên, đưa ra những chiến lược, kế hoạch hay ý tưởng sáng tạo độc đáo cho công việc thiết kế của mình.

Giám đốc mỹ thuật

Đây là người chịu trách nhiệm quản lý bên mảng mỹ thuật của công ty.

Giám đốc thiết kế còn được gọi là Design Director – đây là người đứng đầu phòng thiết kế, có nhiệm vụ quản lý và giám sát nhân viên cũng như đưa ra những ý tưởng, bàn giao công việc thiết kế, chỉnh sửa và duyệt các thiết kế của nhân viên.

Giám đốc dịch vụ sáng tạo

Nhân viên thiết kế

Đặc biệt, để hoạt động quản lý nhân sự phòng thiết kế được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, chuẩn xác và minh bạch. Công ty, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm công nghệ. Thông tin chi tiết về hệ thống phần mềm quản lý nhân sự, quý khách có thể truy cập vào trang web: https://quantrinhansu-online.com/ để tìm hiểu. Hoặc nhờ các chuyên viên tư vấn hỗ trợ qua hotline: 0919.039.665 này!