1. Chức năng của Xương
Xương có 4 chức năng chính
Cơ thể vận động được là nhờ có Xương, khớp, cơ. Xương là chỗ bám cho các cơ, khi cơ co hay duỗi sẽ làm cho Xương chuyển động. Hoạt động của Xương và khớp giống như một hệ thống đòn bẩy: Xương là đòn bẩy, khớp là điểm tựa, cơ là lực phát động.
Bộ Xương là bộ phận rắn tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, là chỗ dựa cho các cơ quan.
Che chở và bảo vệ những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể như hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực bảo vệ tim, phổi …
Tủy Xương nằm trong ống tủy là nơi sản sinh ra hồng cầu và các dạng bạch cầu có hạt.
2. Thành phần số lượng
Bộ Xương người gồm 206 xương phần lớn là đối xứng. Chia làm hai phần chính:
a. Xương trục
– Xương sọ, Xương móng và các Xương nhỏ của tai: có 29 xương.
– Xương thân mình gồm
+ Cột sống: có 26 xương.
+ Xương sườn, Xương ức: có 25 xương.
b. Các Xương tứ chi
– Chi trên: có 64 xương
– Chi dưới: có 62 xương.
3. Phân loại Xương
Mỗi Xương đều có hình dạng khác nhau,dựa vào hình dạng người ta có thể chia thành bốn loại chính: như Xương dài, Xương ngắn, Xương dẹt, Xương vô định hình…
a. Xương dài: Gồm một thân và hai đầu Xương. Thân Xương có hình ống, rỗng ở giữa. Hai đầu Xương được phình to để tăng diện tích tiếp xúc giữa hai Xương với nhau. Loại Xương này thường thấy ở tứ chi làm nhiệm vụ đòn bẩy.
b. Xương ngắn: Là những Xương có kích thước ngang, dọc, trước, sau gần bằng nhau. Xương ngắn gộp lại với nhau có thể chịu được áp lực rất lớn, là nơi thực hiện các động tác khá phức tạp như: các Xương cổ tay, cổ chân.
c. Xương dẹt: Là Xương có bề mặt rộng, mỏng nhưng chắc chắn như Xương bả vai, Xương sọ, Xương chậu. Nó thường làm nhiệm vụ bảo vệ các nội quan bên trong.
d. Xương có hình dạng hỗn hợp, phức tạp: Gọi là Xương vô định hình như các Xương đốt sống, Xương hàm trên, Xương hàm dưới…
4. Cấu tạo bên trong của Xương
Khi bổ dọc Xương ta thấy Xương gồm có ba phần: màng Xương, chất Xương và tủy Xương.
a. Màng Xương
Là một màng liên kết bọc ngoài miếng Xương trừ mặt khớp. Màng Xương gồm hai lớp.
– Lớp ngoài : được cấu tạo bởi tổ chức liên kết sơi chắc, có tác dụng bảo vệ. Màng ngoài có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và các nhánh tận của các dây cảm giác.
– Lớp trong: do tổ chức liên kết sợi chắc tạo nên. Trong lớp này có nhiều tế bào Xương, nhiều mạch máu, thần kinh. Lớp này có tác dụng tạo Xương và phát triển Xương.
b. Chất Xương
Nằm dưới lớp màng Xương. Gồm hai loại Xương đặc và Xương xốp.
– Xương đặc: Rất phát triển ở vùng thân các Xương dài. Từ ngoài vào trong có ba lớp:
+ Lớp ngoài: Có 5 – 7 lá xương xếp đồng tâm với tủy gọi là hệ thống cơ bản ngoài.
+ Lớp trong cùng: sát với ống tủy có cấu tạo tương tự với lớp ngoài gọi là hệ thống cơ bản trong.
+ Lớp giữa: dày nhất gọi là lớp đơn vị Xương gồm các hệ thống Have đặc. Mỗi hệ thống Have là một khối hình trụ được tạo thành do những lá Xương đồng tâm lồng vào nhau quây quanh một cái ống nhỏ gọi là ống Have. Chen giữa các lá Xương có các tế bào Xương. Trong hệ thống Have có chứa mạch máu và thần kinh. Các ống Have của các hệ thống cạnh nhau được thông với nhau bởi những nhánh nối xiên.
– Xương xốp: Xương này phát triển ở đầu các xương ống và các xương ngắn, còn ở các xương dẹt thì xương xốp tạo thành một lớp mỏng nằm giữa hai bản xương đặc ở ngoài và ở trong.
+ Xương xốp được tạo thành bởi những lá xương (bè xương) đan chéo vào nhau theo một hướng nhất định, đảm bảo khả năng chịu lực cao nhất. Các lá xương khi đan chéo đã tạo ra nhiều hốc tủy lớn và thông nhau, ngăn cách nhau bởi những vách ngăn không hoàn toàn. Cấu trúc của Xương xốp đảm bảo cho Xương đủ nhẹ nhưng lại bền vững với độ cần thiết.
+ Ví dụ đoạn trên Xương chày chủ yếu sắp xếp theo phương thẳng đứng vì khi cơ thể chịu một lực tác dụng sẽ truyền tới Xương đùi rồi xuống Xương chày theo phương thẳng đứng. Từ mặt đất sẽ xuất hiện một phản lực truyền từ Xương chày đến Xương đùi cũng theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Đoạn giữa của Xương chày, bè Xương rất ít, còn đoạn dưới bè Xương cơ bản cũng sắp xếp theo phương thẳng đứng.
Nằm trong ống tủy, hốc tủy và cả trong các ống Have. Gồm hai dạng cơ bản:
– Tủy tạo huyết (màu đỏ): có nhiều ở phôi thai và trẻ sơ sinh. Loại tủy này có khả năng tạo huyết.
– Tủy mỡ (màu vàng):chứa nhiều tế bào mỡ, là nơi dự trữ mỡ của cơ thể. Tủy này có nhiều ở người lớn.
5. Thành phần hoá học và tính chất vật lí của xương
Thành phần hoá học của xương gồm 2 thành phần: chất vô cơ làm cho xương cứng rắn và chất hữu cơ làm cho xương dẻo dai.
Nhìn chung thành phần của xương tươi ở người trưởng thành gồm có
– Chất hữu cơ chiếm 28%, là một chất keo dính gọi chất cốt giao (Osseine)
– Chất vô cơ chiếm khoảng 72%, trong đó chủ yếu là nước (chiếm khoảng 50%) và muối Canxi sấp xỉ 20%.
Tính chất vật lí của xương do thành phần hoá học của xương quy định. Chủ yếu được biểu hiện dưới hai phương diện: độ cứng và tính đàn hồi.
– Độ cứng của xương khá lớn chủ yếu là do muối Ca 2+.
– Vật chất hữu cơ quy định tính đàn hồi của xương.
Tỷ lệ các thành phần chất hữu cơ và vô cơ thay đổi theo tuổi tác, giới tính và chế độ dinh dưỡng.
– Ở độ tuổi thanh thiếu niên: vận chuyển hữu cơ khá lớn tỉ lệ giữa hai loại vật chất sấp xỉ 1:1 như vậy độ cứng thấp, tính đàn hồi tốt, không dễ xảy ra chấn thương nhưng dễ biến dạng.
– Khi trưởng thành: tỉ lệ giữa vật chất hữu cơ và vô cơ sấp xỉ 3:7, ở người cao tuổi hàm lượng vô cơ trong xương càng cao, tỉ lệ hữu cơ và vô cơ là 2:8, tính đàn hồi giảm khả năng bị chấn thương cao.
6. Quá trình sinh trưởng và phát triển của xương
a. Sự phát sinh của xương
Có hai cách :
– Phát triển từ màng mô: Ở màng mô liên kết thông qua cốt hoá ở vài ba điểm của xương mà tạo thành xương (VD: xương chậu, xương hộp sọ).
– Phát triển từ mô sụn: Mô sụn được cốt hoá mà tạo thành xương (VD: xương tứ chi).
b. Quá trình sinh trưởng của xương
Biểu hiện ở hai quá trình:
– Xương dày lên: Ở thời kì thanh thiếu nên màng xương khá dày, ở màng ngoài không ngừng tiết ra các tế bào trung mô làm cho xương dày lên. Khi trưởng thành xương dày lên là do màng mô cốt hoá tạo thành.
– Xương dài ra: Khi ở thời kì thanh thiếu niên giữa đầu xương và thân xương tồn tại lớp sụn.
+ Thân xương không ngừng dài ra và không ngừng cốt hoá. Đến 12-18 tuổi đại bộ phận sụn ở đầu xương phát triển rất nhanh. Sau 18 tuổi xương dần dần ngừng phát triển.
+ Nhìn chung ở nữ giới đến 22 tuổi, nam giới 25 tuổi thì toàn bộ sụn ở đầu xương cốt hoá. Đầu xương và thân xương liên kết thành một xương hoàn chỉnh. Độ dài xương không tăng nữa.
7. Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao đối với hình dạng cấu tạo của xương
a. Luyện tập trường kì có hệ thống và khoa học sẽ có ảnh hưởng đến hình dạng cấu tạo của xương.
– Hình dạng cấu tạo của xương biến đổi để thích nghi bài tập, làm xương đặc dày lên, đường kính của xương tăng, điểm bám của cơ ở xương hằn lên rõ rệt. Sự sắp xếp bè xương làm cho trương lực, áp lực thay đổi và có quy luật.
– Căn cứ vào những phát hiện nghiên cứu luyện tập Wushu một cách có hệ thống có ảnh hưởng rất lớn đến bè xương, ở chân những vận động viên này bè xương của chân phát triển về độ rộng và độ dài một cách rõ rệt.
– Cùng với sự thay đổi về hình thái cấu tạo xương sẽ tăng lên về độ dày, độ cứng chắc, chống chấn thương xương, chống lại áp lực, và những xoắn vặn. Điều này ít nhiều cũng có tác dụng tốt đối với phát triển tố chất và thành tích luyện tập.
– Các môn thể thao khác nhau ảnh hưởng đối với xương cũng khác nhau.
b. Qua nghiên cứu thấy rằng
– Xương chày các vận động viên thuộc nhóm nhảy thì thành bờ trước của xương dày lên rất rõ, còn vận động viên cử tạ thì thành bờ phía trong của xương dày lên rõ rệt.
– Đối với vận động viên thể dục, thân của xương bàn tay và của xương ngón tay phát triển. Còn vận động viên cử tạ đầu xương bàn tay và ngón tay khá to.
– Theo nghiên cứu phát hiện thấy rằng các hoạt động nhảy có ảnh hưởng khá lớn tới xương bàn chân và xương ngón chân, đường kính và độ dày thành xương bàn chân và đoạn gần xương ngón chân của vận động viên thuộc nhóm nhảy đều lớn hơn ở đại đa số các sinh viên đại học.
– Ở vận động viên và phần lớn sinh viên đại học thuộc nhóm nhảy bờ phía trong xương bàn chân thứ II là dày nhất.
– Ở lứa tuổi thanh thiếu niên xương đang trong thời kì sinh trưởng và phát triển, trong thời kì này tiến hành luyện tập thể dục thể thao hợp lí và lao động thích hợp đối với xương có tác dụng rất tốt. Ngược lại, khi vận động luyện tập với cường độ quá lớn không thích hợp lại không chú ý nghỉ ngơi sẽ dẫn tới xương phát triển không bình thường.
– Tập luyện thể dục thể thao phải được tiến hành liên tục, tập luyện những môn mang tính nghệ thuật cao, rèn luyện một cách chuyên nghiệp và toàn diện. Nếu không những thay đổi tốt đẹp đạt được đối với cơ thể sau quá trình tập luyện sẽ dần dần mất đi. Luyện tập TDTT có thể duy trì tính đàn hồi ở xương khi tuổi già.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet.