Chức Năng Của Giáo Dục Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Quá Trình Giáo Dục Là Gì? Đặc Điểm Của Quá Trình Giáo Dục

Khái niệm và đặc điểm điểm của quá trình giáo dục từ lâu đã luôn là vấn đề khúc mắc của nhiều người. Rất khó để phân biệt được sự khác nhau giữa quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ giúp bạn nhận thức rõ hơn về vấn đề này.

Như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đối với học sinh. Vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện đậm nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu giáo dục, xác định nội dung cần phải giáo dục và giáo dục như thế nào, bằng những phương pháp, phương tiện và những hình thức giáo dục nào cho phù hợp.

Điều đó cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong chương trình, kế hoạch, trong hoạt động tổ chức giáo dục học sinh. Quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương.

Người học sinh trong quá trình giáo dục không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía giáo viên mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.

Do đó, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại, thường xuyên, tích cực giữa chủ thể – nhà giáo dục và đối tượng của quá trình giáo dục là học sinh, vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự giáo dục. Đó là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh giữa chủ thể và khách thể, giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong hoạt động giáo dục.

Nếu không có sự tác động qua lại đó thì chính bản thân quá trình giáo dục sẽ không tồn tại, không có quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục.

Vậy làm thế nào để nhận ra đâu là một quá trình giáo dục? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải đi tìm các đặc điểm của quá trình giáo dục.

2. Những đặc điểm của quá trình giáo dục

Quá trình giáo dục có 5 đặc điểm cơ bản như sau:

Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài

Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mĩ… của học sinh dần dần hình thành, phát triển.

Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và thói quen tương ứng.

Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp

Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất, những nét tính cách ổn định và bền vưng ở người được giáo dục. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống nội tâm của đối tượng giáo dục.

Dể hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá trình giáo dục.

Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng

Giáo dục là một hiện tượng xã hội và đồng thời là một quá trình nên nó không ngừng vận động và phát triển theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm mĩ của hoc sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng về tâm – sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng.

Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư phạm như nhau, mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách riêng của mình với những mức độ khác nhau.

Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học

Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai hoạt động được tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng của mình.

Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng, có hiệu qủa nội dung học vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.

Cả 5 đặc điểm của quá trình giáo dục trên đều vô cùng quan trọng, nếu thiếu 1 trong 5 đặc điểm trên thì 1 hoạt động sẽ không thể trở thành quá trình giáo dục.

Nếu trong quá trình bạn nghiên cứu hay làm bài luận văn gặp phải bất kì khó khăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0915 686 999 để được đội ngũ chuyên gia của Luận Văn Việt giúp bạn hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất.

Giáo Dục Hướng Nghiệp Là Gì?

“hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp”.

Ở tầm vĩ mô, hướng nghiệp là hệ thống biện pháp tác động của Nhà nước, tổ chức hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong xã hội, giúp cho con người lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống.

Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 thì trong trường phổ thông:

” hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội “.

Gần đây, khái niệm Giáo dục hướng nghiệp thường được sử dụng trong các tài liệu tập huấn nhằm nhấn mạnh hơn công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Có thể hiểu rằng giáo dục hướng nghiệp là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ra trong toàn bộ quá trình phát triển nghề nghiệp của con người. Giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Cụ thể, Giáo dục học cho rằng Giáo dục hướng nghiệp là các tác động có hệ thống giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề sao cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân, sao cho mỗi học sinh tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, hay nói cách khác, Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cũng nhằm giáo dục học sinh rèn luyện thái độ yêu lao động và kỹ năng tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra khỏi môi trường học đường.

Theo Đặng Danh Ánh (1982)*, giáo dục hướng nghiệp nói chung có 4 giai đoạn liên tiếp nhau: Định hướng nghề, Tư vấn nghề, Tuyển chọn nghề và Thích ứng nghề. Hai giai đoạn đầu diễn ra ở nhà trường phổ thông, hai giai đoạn sau diễn ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động.

Thật vậy, có thể cho rằng Giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực. Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Trên bình diện vĩ mô xã hội, hướng nghiệp nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Nói tóm lại, Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. Như vậy, thực chất của Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông không phải là sự quyết định nghề cho mỗi học sinh mà là sự tuyên truyền, giáo dục, điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của học sinh nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và thế giới nghề nghiệp, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân tìm thấy động lực, hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và có cơ hội đạt năng suất cao, cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội.

* Đặng Danh Ánh (1982), ” Góp phần tìm hiểu vấn đề hướng nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, số 2-1982.

Chức Năng Của Phòng Giáo Dục Trung Học

Giúp Ban Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chỉ đạo công tác giáo dục trung học:

– Quản lý nhà nước về thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch và chất lượng giáo dục THCS, THPT, trung tâm KTTH-HN-DN.

– Quản lý nhà nước về nội dung chương trình, kế hoạch, chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT, trung tâm KTTH-HN-DN.

Cụ thể về nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo các Phòng giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, các trung tâm Kỹ thhuật tổng hợp – Hướng nghiệp – Dạy nghề thực hiện các qui định của Bộ và của tỉnh về nhiệm vụ năm học, về thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, dạy học theo mục tiêu đào tạo và các qui định về chuyên môn, giáo dục hướng nghiệp, lao động sản xuất trong và ngoài nhà trường.

b) Chủ trì phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra thực hiện kế hoạch về công tác phổ cập giáo dục THCS; phổ cập bậc trung học; công tác thư viện, thiết bị trường học; công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên của cấp học.

c) Phối hợp với các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế-xã hội trong công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia. Tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành để giáo dục pháp luật, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT… trong bậc học.

Phối hợp với Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh để chỉ đạo các hoạt động đoàn, đội trong trường trung học. Thường trực công tác giáo dục môi trường của ngành.

d) Phối hợp tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi; đánh giá chất lượng giáo dục của các trường, giáo viên THCS, THPT .

e) Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các qui định về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các trường THCS, THPT, TTKTTH-HN.

Phát Huy Chức Năng Giáo Dục Của Bảo Tàng

Theo TTXVN ngày 3-11-2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trên cơ sở hai bảo tàng thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng. Theo đề án, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu giới thiệu tiến trình lịch sử Việt Nam qua các thời đại, mà còn là trung tâm thông tin, ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa Việt Nam.

Công trình này dự kiến khởi công vào cuối năm 2007 và hoàn thành vào cuối năm 2012. Bảo tàng sẽ phải làm tốt việc sưu tập, lưu giữ và trưng bày, giới thiệu thật hấp dẫn, làm sống động lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất kiên cường của nhân dân ta, của Ðảng ta, cũng như những năm tháng đổi mới đầy khó khăn gian khổ của đất nước. Trên cơ sở đó, Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sưu tầm, từng bước bổ sung cho nội dung trưng bày theo định hướng gắn lịch sử Ðảng với lịch sử dân tộc, thay thế dần các tài liệu phụ trợ bằng các sưu tập hiện vật có dung lượng nội dung cao, có tính hấp dẫn và gợi cảm cho mọi đối tượng người xem…

Như vậy, một bảo tàng lớn sắp có thay chỗ cho hai bảo tàng đã có. Dù chúng ta đã có một mạng lưới bảo tàng rộng khắp trên cả nước, phần lớn đều có quá trình hoạt động lâu dài, nhưng chủ yếu nặng phần sưu tập, giới thiệu, trưng bày tĩnh. Kho tư liệu, hiện vật quý hiếm và đồ sộ trong phần lớn bảo tàng ít khi được biến thành một lực hấp dẫn với quảng đại quần chúng. Ở Hà Nội tập trung nhiều bảo tàng lớn, cấp quốc gia: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học; Bảo tàng Lịch sử Quân đội; Bảo tàng Phụ nữ… Thành phố Hồ Chí Minh có Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh trên bến Nhà Rồng. Huế có Bảo tàng Cổ vật Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Phân viện). Ðà Nẵng có Bảo tàng Chăm. Nam Trung Bộ có Bảo tàng Quang Trung. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh đều có bảo tàng tỉnh, nhiều ngành có bảo tàng riêng, các quân chủng của quân đội có bảo tàng như: Bảo tàng Không quân, Bảo tàng Tăng – thiết giáp, Bảo tàng Hải quân… Hàng chục bảo tàng lớn nhỏ, thực ra vẫn ít so với một đất nước giàu truyền thống, giàu bản sắc, có quá trình phát triển lịch sử lâu dài như nước ta.

Dù vậy, mỗi bảo tàng đều có sức cuốn hút riêng của nó và có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chẳng hạn, trên 67.000 hiện vật thể hiện mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống ngoại xâm từ thuở lập nước đến đầu thế kỷ 20, những công cụ lao động sơ khai bằng đá, hơn sáu trăm chiếc trống đồng quý giá… tất cả đủ để cho chúng ta có một hiểu biết tương đối và yêu mến tự hào về dân tộc. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh trên một trăm năm, từ năm 1858 đến nay, với trên 3.000 hiện vật, phim ảnh, tư liệu. Ðây là nơi duy nhất có những bộ sưu tập rất quý như cờ, sách báo, vũ khí, chiến lợi phẩm ghi dấu lịch sử dân tộc những trang cận đại, một lịch sử oai hùng thấm máu và nước mắt…

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng là một bảo tàng lớn, có tầm vóc trong khu vực. Lịch sử Mỹ thuật dân tộc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ, được trình bày một cách khoa học và được bảo quản bằng những phương thức tiên tiến, hiện đại…

Sau gần 6 năm, các nhà sưu tầm cổ vật trải qua nhiều đắn đo, nhưng đến năm nay, bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong tháng 10 vừa rồi: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long của ông Hoàng Văn Thông, Thanh Hóa, với gần 6.000 hiện vật quý xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sử Việt Nam. Cũng trong tháng 10, bảo tàng mỹ thuật tư nhân của nữ họa sĩ Phan Ngọc Mỹ ở Hà Tây đi vào hoạt động, cùng nhiều bảo tàng tự phát khác như bảo tàng kỷ vật của ông Lâm Văn Bảng ở Hà Tây, 20 năm lặn lội kiếm tìm, được trên 2.000 hiện vật về các cựu tù Phú Quốc; Bảo tàng của ông Nguyễn Xuân Liên tại Quảng Bình…

Bảo tàng không chỉ là quá khứ. Không chỉ là nơi để lưu giữ, trưng bày, nhìn ngắm. Bảo tàng trong cuộc sống hiện đại phải là chỗ học tập, giao lưu của các thế hệ. Hầu hết các bảo tàng của chúng ta chưa làm tốt điều đó, chỉ một vài bảo tàng có hoạt động ngoài trưng bày, còn thì lo bảo quản và mở cửa vào những ngày kỷ niệm đã là quá sức. Chưa kể có những bảo tàng cần thiết mà mãi vẫn chưa thể xây dựng.

Mấy chục năm nay, Bảo tàng Hà Nội long đong tìm chốn dừng chân, hiện vật hết gửi nhờ chỗ nọ lại gửi vào kho kia. Giờ thì các phương án thiết kế đã tạm được chọn, đất cũng đã có, chỉ đợi ngày khởi công. Bảo tàng Hội Nhà văn sau rất nhiều năm chuẩn bị, đến giờ vẫn chưa khánh thành…

Sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang đặt ra cho hệ thống bảo tàng, những cán bộ ngành bảo tàng những nhiệm vụ mới, thử thách mới.

Nếu trước đây hệ thống bảo tàng cách mạng Việt Nam đã thành công trong việc giáo dục các thế hệ chúng ta “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thì giờ đây, bằng kinh nghiệm tích lũy của mình, các bảo tàng sẽ góp phần giáo dục cho nhân dân ta lòng tự hào với truyền thống oai hùng, ý chí độc lập tự cường, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm đưa dân tộc ta vượt qua đói nghèo lạc hậu.