Chức Năng Của Giám Đốc Trong Công Ty Tnhh / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Giám Đốc, Tổng Giám Đốc Công Ty Tnhh

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc, tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên trở lên là Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Khái quát về Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là một thành phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đó là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước Hội đồng thành viên.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có thể kiêm luôn vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên.

3. Điều kiện trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Muốn trở thành Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên trở lên thì cá nhân phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng pháp luật cấm quản lý doanh nghiệp;

Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong quản trị kinh doanh của công ty hoặc trình độ do Điều lệ công ty quy định cụ thể;

Đặc biệt đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì cá nhân ứng cử vị trí Giám đốc, Tổng giám đốc không được là người thân như vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ, anh ruột, chị ruột, em ruột, em rể, anh rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước ở công ty đó.

Trong quá trình làm việc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên trở lên có các nhiệm vụ và quyền hành sau:

tổ chức thực hiện hoạt động theo các quyết định của Hội đồng thành viên;

quyết định các vấn đề về hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty;

tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty;

ban hành quy chế quản lý nội bộ trong công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác;

bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một số chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

nhân danh công ty ký kết hợp đồng, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

kiến nghị các phương án tổ chức cơ cấu công ty;

trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của công ty lên Hội đồng thành viên;

kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty;

tuyển dụng lao động làm việc cho công ty;

thực hiện số quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc giao kết với công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đảm bảo những trách nhiệm và nghĩa vụ sau đối với công ty:

thực hiện những quyền và nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty cũng như chủ sở hữu công ty;

phải luôn luôn trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ không được tăng lương, trả thưởng khi tình hình tài chính của công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

phải bảo đảm các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc quy định của Điều lệ công ty.

6. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Căn cứ Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Theo đó, cả Giám đốc và Tổng giám đốc đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty có thể thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.

Quy Định Về Giám Đốc, Tổng Giám Đốc Công Ty Tnhh 1 Thành Viên

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên điều hành hoạt động hằng ngày của công ty. Quy định pháp luật như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2014

1. Quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

Giám đốc, Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty. Trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

Ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty

Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh

Tuyển dụng lao động

Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty. Hoặc trong hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

3. Bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

Giám đốc, Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.

Hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được thuê theo hợp đồng lao động. Được ký kết với Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch thành viên.

Nhiệm kỳ của Giám đốc, Tổng giám đốc không quá 05 năm.

4. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Không thuộc đối tượng không có quyền quản lý công ty được quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty

Điều lệ công ty không có quy định khác.

Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Giám Đốc, Tổng Giám Đốc Công Ty Là Gì?

Trong công ty, doanh nghiệp chúng ta thường nghe tới chức danh giám đốc, tổng giám đốc. Vậy giám đốc và tổng giám đốc công ty là gì? quyền và trách nhiệm của họ trong công ty như thế nào?

Giám đốc, tổng giám đốc công ty

Giám đốc là người được hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về quyền và nghĩa vụ được giao.

Chức năng và quyền hạn của giám đốc trong công ty

Giám đốc có nhiệm kỳ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

Giám đốc công ty không được đồng thời là giám đốc, của công ty khác

Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị

Tổ chức, lên kế hoạch thực hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp

Kiến nghị các phương án thay đổi cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty

Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty (ngoại trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị)

Quyết định mức lương, phụ cấp với người lao động trong công ty

Tuyển dụng lao động

Kiến nghị các phương án xử ký lỗ hoặc trả cổ tức trong kinh doanh

Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được ghi rõ trong điều lệ công ty hoặc quyết định của hội đồng quản trị.

Giống như giám đốc công ty, tuy nhiên khác với giám đốc công ty chỉ có quyền điều hành hoạt động kinh doanh của công ty con (trường hợp công ty có nhiều công ty, chi nhánh phụ thuộc..) còn tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của tất cả các công ty con, chi nhánh phụ thuộc đó.

Chức năng và quyền hạn của tổng giám đốc công ty

Tổng giám đốc công ty được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm. chức năng của tổng giám đôc slà điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Quyền hạn của tổng giám đốc

Trường hợp công ty không có công ty con, chi nhánh phụ thuộc thì chức danh tổng giám đốc, giám đốc chỉ là tên gọi do hội đồng quản trị bầu chọn ra.

Tất cả các quyết định của giám đốc, tổng giám đốc trong doanh nghiệp đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật, nội dung công việc được ghi rõ trong điều lệ công ty, hợp đồng lao động đã ký với công ty và quyết định của hội đồng quản trị. Trong trường hợp làm trái với quy định gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc/ tổng giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhiệm Vụ Của Phó Giám Đốc Trong Công Ty Là Gì?

Phó giám đốc là một vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành của đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Có trách nhiệm xử lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp khi được giám đốc ủy quyền hoặc khi giám đốc vắng mặt.

2. Vai trò của phó giám đốc là gì?

Thực hiện quản lý và điều hành tất cả các hoạt động của công ty, doanh nghiệp nếu được sự phân công của giám đốc.

Chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao, và chịu trách nhiệm với giám đốc về kết quả thực hiện.

Thực hiện phân chỉ tiêu cho các bộ phận khác tại công ty, doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ của phó giám đốc là gì?

Tùy theo mỗi lĩnh vực được phụ trách mà nhiệm vụ của phó giám đốc khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1. Nhiệm vụ về quản lý nhân sự

phân công, bố trí, đôn đốc, quản lý nguồn nhân sự của công ty. Đảm bảo tất cả các bộ phận có đầy đủ nhân lực cho làm việc, giúp việc sản xuất được thuận lợi.

Đề xuất nhân sự cho những bộ phận còn thiếu. Điều động, luân chuyển những vị trí nhân sự thừa hoặc không cần thiết.

Chịu trách nhiệm đào tạo năng lực và chuyên môn cho các nhân viên, giúp tạo nên nguồn nhân lực chất lượng để hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tiến hành đánh giá, xếp loại, bình xét nhân viên giỏi để có chính sách khen thưởng phù hợp.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, tuyển dụng nhân viên mới để bổ sung vị trí khuyết, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty.

3.2. Nhiệm vụ trong sản xuất

Đây là một trong những nhiệm vụ của phó giám đốc mà không một doanh nghiệp nào thiếu được. Cụ thể:

Hỗ trợ các bộ phận của công ty trong các hoạt động sản xuất. Kịp thời giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra những giải pháp phù hợp để quá trình sản xuất được thuận lợi.

Điều phối trong ngân sách và báo cáo giám đốc phê duyệt các chương trình đầu tư, đảm bảo cho việc hoạt động được trơn tru.

Đưa những công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, đảm bảo cho công tác quản lý được hiệu quả và khoa học. Nhưng phải phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm về các đơn đặt hàng và giao hàng, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian. Luôn cải thiện chất lượng của sản phẩm để giảm thiểu tối đa những sai sót. Thường xuyên kiểm tra hiệu quả của các loại trang thiết bị máy móc, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng để đảm bảo hệ thống được hoạt động thông suốt.

3.3. Nhiệm vụ trong kinh doanh

Kinh doanh cũng là một nhiệm vụ của phó giám đốc cần phải hoàn thành. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch về kinh doanh của công ty, luôn cập nhật về hàng hóa và giá cả để có những phân tích và đánh giá. Kịp thời đưa ra những giải pháp giúp cho doanh số tăng lên.

3.4. Nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính

Thực hiện đào tạo, lập kế hoạch, kiểm soát hành chính, quản lý dự án, quản lý chương trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận.

4. Phó giám đốc có quyền hạn như thế nào?

Phó giám đốc có các quyền khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tùy theo sự phân công của Ban lãnh đạo công ty.

Do vậy để trở thành một phó giám đốc giỏi, đòi hỏi phải có trình độ năng lực cao, kỹ năng chuyên nghiệp. Không những phải giỏi về chuyên ngành mà còn giỏi về công nghệ thông tin, tiếng Anh. Phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, kỹ năng đánh giá, kỹ năng văn phòng,… Tóm lại phải hội tụ rất nhiều yếu tố mới có thể đảm nhận được vị trí cấp cao này.