“Đánh Giá Trong Giáo Dục Mầm Non” Của Nhà Giáo Dục

“Đánh giá trong giáo dục mầm non” GÓC NHÌN TỪ HỘI THẢO , Giáo dục mầm non là bậc học đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách toàn diện của trẻ.

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách rời của quá trình giáo dục và đánh giá trong giáo dục mầm non lại càng có ý nghĩa hơn bởi nó quyết định đến chất lượng giáo dục mầm non, đánh giá trong giáo dục mầm non vừa định hướng, vừa là căn cứ thực tiễn, là đòn bẩy, là động lực cho quá trình giáo dục nói chung và cho quá trình chăm sóc-giáo dục trẻ nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn trong giáo dục mầm non cho chúng ta thấy rằng, trong giáo dục mầm non hiện nay có nhiều quan điểm trong đánh giá, từ việc đánh giá trẻ, đánh giá giáo viên mầm non, tới việc đánh giá cán bộ quản lý, đánh giá các điều kiện, đánh giá cơ sở vật chất trong giáo dục mầm non…

Chúng ta đều nhận ra rằng, đánh giá trong giáo dục mầm non có sự khác nhau ở mỗi địa phương,ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non, và rồi, giáo viên mầm non là người chịu nhiều thiệt thòi và áp lực nhất. Vậy, đâu là câu trả lời?

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, Hội thảo “Đánh giá trong giáo dục mầm non” của tổ TL-GD khoa Giáo dục mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác chăm sóc-giáo dục trẻ. Đó là một trong những hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các giảng viên tâm huyết, là cơ hội để những giảng viên bồi dưỡng chuyên môn bởi tại hội thảo đã cho chúng ta những góc nhìn đa chiều về đánh giá trong giáo dục mầm non. Đó là những nghiên cứu về lý luận như: “Bàn về vấn đề đánh giá trong giáo dục mầm non” của TS.Nguyễn Thị Oanh mang tính chất định hướng trong đánh giá giáo dục mầm non từ việc xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, và đánh giá trong giáo dục mầm non cần phải tuân thủ theo hệ thống các nguyên cơ bản…

Bên cạnh đó là những báo cáo của các tác giả: TS.Nguyễn Thị Xuân và ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã cho chúng ta thấy sự cần thiết phải hình thành kỹ năng đánh giá cho sinh viên và hình thành kỹ năng đánh giá cho sinh viên để giúp sinh viên có hành trang vững vàng, là cơ sởcho các em sau khi ra trường dù ở cương vị nào thì các em cũng có khả năng đánh giá để đẩy hiệu quả giáo dục mầm non ngày càng phát triển cao hơn.

Có thể thấy rằng, hội thảo “Đánh giá trong giáo dục mầm non” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cán bộ, giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non mà còn có ý nghĩa đối với trẻ mầm non, những đóng góp của các tác giả trong hội thảo đã giúp cho mọi người có một cách nhìn tổng quan, đa chiều trong đánh giá trẻ, mỗi người đều nhận thức rằng “Đánh giá trong giáo dục mầm non” để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ và hướng tới một ngành giáo dục mầm non hội nhập và đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới!

Hoàng Vân

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Vụ Giáo Dục Mầm Non

Chức năng và nhiệm vụ của Vụ Giáo dục Mầm non được quy định tại Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT ngày 19/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 88/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT, được trích dẫn như sau:

I. Chức năng

Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Chương trình giáo dục mầm non

a) Ban hành chương trình giáo dục mầm non; tổ chức thẩm định tài liệu, đồ chơi sử dụng trong giáo dục mầm non;

b) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non, sử dụng tài liệu, đồ chơi, đồ dùng, thiết bị dạy học; phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục mầm non; chất lượng giáo dục và phổ cập giáo dục mầm non;

c) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, chất lượng giáo dục và phổ cập giáo dục mầm non.

2. Đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non

a) Phối hợp xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về quy chuẩn đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục mầm non;

b) Hướng dẫn, kiểm tra bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để nâng cao năng lực chuyên môn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có yếu tố nước ngoài và các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tổ chức, hoạt động nhà trường

a) Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ, quy chế cơ sở giáo dục mầm non;

b) Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn các loại hình cơ sở giáo dục mầm non.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Vai Trò Của Giáo Viên Mầm Non Trong Giáo Dục Trẻ

Đối với trẻ thì ngoài gia đình thì cô giáo dạy mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin , học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp, chính vì vậy mà người làm giáo viên mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ “mầm non” tương lai cho đất nước

1. Yêu cầu cần có với người giáo viên

Giáo viên phải là người có kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm qua mạng, từ bạn bè đồng nghiệp.

Giao viên mầm non có vai trò rất quan trọng trong giáo dục các con

– Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên nghiên cứu sưu tầm các bài thơ, câu truyện, trò chơi phù hợp để lồng ghép tích hợp vào bài dạy

2. Cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập của trẻ

Cần chuẩn bị đồ dùng đẹp, sinh động hấp dẫn. Cần nghiên cứu làm nhiều đồ dùng đẹp khoa học, dễ sử dụng để thu hút trẻ và nâng cao hiệu quả của giờ học.

-Trong khi dạy, nếu có đủ đồ dùng đẹp, nhất là đồ dùng đó do trẻ tự làm ra thì tiết học sẽ hấp dẫn hơn. Đó là một yếu tố giúp trẻ hào hứng trong học tập và giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ có nhiều thuận lợi.

– Sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy một cách thành thạo và phù hợp.

3. Kỹ năng cần có của giáo viên mầm non

– Giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ.

Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ.

– Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng cá nhân trẻ để có phương pháp dạy phù hợp.

– Phát triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ dạy khéo léo, sinh động hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ.

– Trong quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.

– Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Các bài tập chuẩn bị cho giờ hoạt động chung cũng như dạy các kỹ năng về toán cho trẻ.

– Tạo môi trường, tâm thế thoải mái để trẻ hoạt động môn làm quen với toán

Qua đó cho thấy việc giảng dạy trẻ em mầm non ngoài việc cần phải có rất nhiều kỹ năng cùng kinh nghiệm thì còn cần có lòng nhiệt huyết yêu nghề và yêu trẻ. Đây cũng là một điều quan trọng cần chú ý hiện nay, nhất là trong tình trạng hàng loạt thông tin cô giáo mầm non đánh, trói trẻ khiến cho xã hội hoang mang như hiện nay.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Phòng Giáo Dục Mầm Non

Trang chủ1.8 Phòng Giáo dục Mầm non

Chức năng, nhiệm vụ phòng Giáo dục Mầm non 

Theo Quyết định số 2006/QĐ-SGDĐT, ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra và các Phòng thuộc Sở giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

1. Chức năng

Giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Giúp Giám đốc sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực công tác giáo dục mầm non.

2. Giúp Giám đốc sở tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản về giáo dục mầm non đã ban hành.

3. Giúp Giám đốc sở hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non theo phân cấp hiện hành.

4. Giúp Giám đốc sở quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục của các loại hình trường, lớp thuộc giáo dục mầm non; theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình về giáo dục mầm non trong toàn tỉnh sau mỗi học kỳ, năm học và từng giai đoạn. Đề xuất, trình Giám đốc sở các chủ trương, biện pháp đảm bảo phát triển giáo dục mầm non.

5. Giúp Giám đốc sở chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc dạy và học, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ, đánh giá chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non; công tác tuyển sinh giáo dục mầm non.

6. Giúp Giám đốc sở hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội về giáo dục mầm non; chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha, mẹ và cộng đồng.

7. Giúp Giám đốc sở hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh kiểm tra  công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

8. Giúp Giám đốc sở khai thác, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, hoạt động giáo dục; góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá ở mầm non.

9. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non theo nội dung, chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc sở phê duyệt.

10. Chủ trì giúp Giám đốc sở chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

11. Chủ trì phối hợp với Văn phòng giúp Giám đốc sở quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục mầm non của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

12. Chủ trì phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính lựa chọn, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường, lớp mầm non.

13. Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, Phòng Tổ chức cán bộ quản lý các trường mầm non có sự tham gia đầu tư, liên kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

14. Phối hợp với Phòng Giáo dục Trung học giúp Giám đốc sở hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo công tác giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, an ninh; giáo dục dân tộc, y tế học đường trong các trường, lớp mầm non; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong các trường, lớp mầm non;

15. Phối hợp với Phòng Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tham gia kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục mầm non.

16. Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính chỉ đạo, xây dựng, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp; công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách trung hạn và hàng năm cho giáo dục mầm non.

17. Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ giúp Giám đốc sở chỉ đạo, triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non;

18. Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ đề xuất chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non; kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non theo phân cấp hiện hành.

19. Phối hợp với Thanh tra sở thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, nhiệm vụ năm học đối với các trường mầm non, các phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

22. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc sở giao.

[Trở về]

Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non

1. Phương pháp giáo dục nhà trẻ

1.1. Phương pháp giáo dục tình cảm:

Cô giáo dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve, gần gũi cùng với những điệu bộ , nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, tin tưởng, thân thiện, thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và mọi người xung quanh.

Cô đang âu yếm trò chuyện với trẻ

Cô đang âu yếm trò chuyện với trẻ

1.2. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)

Các cháu tập trung nghe cô kể chuyện 

Là phương pháp dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạng giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ  những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành dộng cụ thể. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn.

1.3. Phương pháp trực quan, minh họa:

Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động làm mẫu với  lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.

1.4. Phương pháp thực hành:

Hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng cô quan sát, thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau.

1.5  Trò chơi: 

Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động , mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

Các cháu  đang chơi trò đóng kịch trong hoạt động học

1.6  Luyện tập:

 cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , động tác, những cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung yêu cầu giáo dục và sự hứng thú của trẻ.

1.7 Phương pháp đánh giá nêu gương:

Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen, nêu gương, khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, đồng thời phải hướng dẫn, chỉ những điều chưa tốt cho trẻ hiểu và tiếp thu, phải thực hiện nhẹ nhàng tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục như vậy trẻ sẽ học theo những điều xấu.

2. Phương pháp giáo dục mẫu giáo

Tương tự các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ, phương pháp giáo dục mẫu giáo yêu cầu nâng cao hơn

2.1 Phương pháp thực hành

Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

2.2 Phương pháp nêu tình huống: 

Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra.

2.3 Phương pháp luyện tập: 

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

Các cháu đang luyện tập bộ môn Toán

2.4 Phương pháp trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn… Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

2.5. Phương pháp dùng lời nói:

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý  tưởng, bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

2.6  Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ:

2.7  Phương pháp nêu gương đánh giá:

   + nêu gương: sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích trẻ là chính.

   + đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn của bạn bè trước những hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tùy theo từng tình huống cụ thể.