Chức Năng Của Cơ Quan Nhà Nước / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Nhà Nước

1, Bản chất nhà nước ta hiện nay là gì ? Khác nhà nước trước đây như thế nào ?

2, Tình huống: Đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân xã nhưng vì bận đi chợ xa nên bố mẹ em nhờ hàng xóm bỏ phiếu hộ

a. Việc làm của bố mẹ em như vậy là đúng hay sai ? Vì sao b. Em có thể nói gì với bố mẹ về việc này

Nêu tên chức năng, nhiệm vụ của bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước ta. Liên hệ với thực tế địa phương, đất nước

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viết Nam quy định như thế nào về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo?

Câu 1: Trình bày bản chất của Nhà nước ta? Để chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước em cần phải làm gì? (Lấy 4 ví dụ cụ thể)

Câu 2: Cho tình huống sau:

“Páo bị ốm, bố mẹ Páo không cho đi bệnh viện mà mời thầy mo đến chữa bệnh bằng bùa phép.

Nhưng đã hơn bốn hôm rồi mà bệnh của Páo không thuyên giảm và lại có phần nặng thêm”

A, Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo không? Vì sao?

B, Nếu là bạn của Páo em sẽ làm gì?

Câu 3: Thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Cho biết tên 2 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?

Câu 4: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bản thân em phải làm gì? Để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

vì sao nói nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nhà nước của nhân dân,do nhân dân , vì nhân dân

cảm ơn nhiều nha

ai trả lời tớ vote 5 sao cho

Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật???

Là 1 công dân của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tôn trọng của mình ?

thanks !

Trông bộ máy nhà nước cơ quan nào là cơ quan quyền lực cao nhất? Vì sao?

Các cậu giúp mình với

Câu hỏi: Cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại (Người viết có thể chọn vấn đề nào mà mình tâm huyết nhất).

Bt1:Nhân dân, ủy ban nhân dân, hoạt động nhân dân, quốc hội, chính phủ là các cơ quan nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết cho đúng

câu nói: Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

số cô có vợ có chồng

sinh con đầu lòng không gái thì trai là của ai?

nếu mẹ em tin vào mê tín dị đoan thì em sẽ làm gì để mẹ không tin vào hiện tượng đó nữa?

Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Của Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước

Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước? Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước? Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?

Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta cần nhớ và trình bày được định nghĩa cơ quan hành chính nhà nước, phân tích được những đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước, phân loại cơ quan hành chính nhà nước và xác định chính xác các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nước). Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước sẽ là chủ thể quản lý hành chính nhà nước tức là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay là đối tượng quản lý hành chính nhà nước tức chủ thể không mang quyền lực hành chính. Tuy nhiên, dù ở tư cách nào thì cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất trong quan hệ pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)… Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,…

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm riêng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này và có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước địa phương đó.

– Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có phương thức lãnh đạo kết hợp giữa lãnh đạo tập thể với lãnh đạo thủ trưởng cá nhân đứng đầu. Ví dụ: Chính phủ quản lý hành chính nhà nước theo phương thức lãnh đạo kết hợp sự lãnh đạo chung của Chính phủ với lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

So Sánh Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Với Cơ Quan Quyền Lực Nhà Nước

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Các cơ quan hành chính nhà nước là do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng lập ra, cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí pháp lý cao hơn cơ quan hành chính nhà nước vì vậy cơ quan hành chính phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cũng như phải báo cáo công tác để cơ quan quyền lực nắm bắt tình hình, đề ra các biện pháp xử lý khi cần thiết.

Khái niệm

Cơ quan hành chính là một hệ thống cơ quan nhà nước được thành lập từ trung ương đến địa phương và ở các ngành, lĩnh vực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội.

Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân trên phạm vi cả nước hay từng địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Giống nhau

Đều là cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, thay mặt nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.

Mục đích cả hai cơ quan này hướng đến đều là nhằm bảo vệ lợi ích công, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ những quy định do nhà nước lập ra.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan này đều có quyền ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật và giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành.

Có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Khi các cơ quan nhận thấy các quy tắc, quy định trong văn bản pháp luật hoặc nguyên tắc về quản lý nhà nước do mình thiết lập ra bị xâm hại thì các cơ quan này có quyền xử phạt, đưa ra các biện pháp chế tài hợp lý để xử lý các chủ thể có hành vi vi phạm.

Tìm hiểu thêm về Tiếp công dân

Khác nhau

Nguồn gốc hình thành

Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra.

Cơ quan hành chính do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng bầu ra hoặc hình thành từ tuyển dụng

Đặc điểm

Cơ quan quyền lực nhà nước: cơ quan quyền lực nhà nước có hoạt động chính là lập pháp, hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thành lập từ trung ương đến địa phương do Quốc hội đứng đầu thực hiện ý chí nhân dân.

Cơ quan hành chính: có hoạt động chính là hành pháp, do chính phủ đứng đầu, thực hiện quyền lực nhà nước.

Vị trí pháp lý

Cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí pháp lý cao hơn cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng lập ra vì thế cơ quan hành chính có vị trí pháp lý thấp hơn và phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.

Cơ cấu tổ chức

Cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, hội đồng nhân dân – ở địa phương.

Cơ quan hành chính: bao gồm chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, bộ cơ quan ngang bộ có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, ủy ban nhân dân –  ở địa phương.

Chức năng chính

Cơ quan quyền lực nhà nước: ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các vấn đề quan trọng của đất nước. Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Cơ quan hành chính: quản lý hành chính nhà nước mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện các hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Nhiệm Vụ Và Chức Trách Của Thủ Quỹ Trong Cơ Quan Nhà Nước

1. Thứ nhất, nhiệm vụ của thủ quỹ Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ. Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ […]

Nội dung chi tiết

1. Thứ nhất, nhiệm vụ của thủ quỹ

Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ.

Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị.

 Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.

Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.

2. Thứ hai, các vấn đề cần biết khi làm thủ quỹ:

Điều lệ hoặc nội dung hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh của đơn vị mình để hiểu nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt.

Chế độ, thể lệ thu chi tài chính của đơn vị.

Chế độ quản lý tiền mặt của Nhà nước.

Hiểu được kế hoạch tiền mặt của đơn vị.

Quy trình nghiệp vụ về kiểm đếm, đóng gói, thu chi và bảo quản tiền mặt.

Tiến hành các thủ tục về quan hệ tiền mặt với ngân hàng và khách hàng.

Tiến hành các Thủ tục về mở sổ sách, xử lý các chứng từ, ghi chép và làm báo cáo thống kê, cập nhật việc thu chi của quỹ tiền mặt.

Biết sử dụng những công cụ chuyên dùng đơn giản cho công tác quỹ tiền mặt như bàn tính gảy, máy tính quay tay, máy đếm tiền (nếu có).

3. Thứ ba, trình độ chuyên môn

Theo quy định tại điều 52 Luật kế toán năm 2015, những người sau đây không được làm kế toán:

Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, thủ quỹ là người có chức trách, đạt trình độ theo quy định cụ thể, lưu ý: thủ quỹ không được kiêm nhiệm chức vụ kế toán. Hoạt động thu chi, quản lý tài chính của đơn vị vào điều lệ đơn vị, phụ thuộc quyền và nghĩa vụ của chức danh thủ quỹ tại mỗi đơn vị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !