Chức Năng Của Chi Đoàn / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Tổ Chức Công Đoàn

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Trích: Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992)

1. Vị trí của Công đoàn Việt Nam :

Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam

– Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam , chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.

– Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động.

– Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…)

– Với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

2. Vai trò của Công đoàn Việt Nam :

Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng qua các thời kỳ. Ngày nay trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại, vai trò của Công đoàn Việt Nam tác động trên các lĩnh vực:

* Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị – xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.

* Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam , góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.

* Trong lĩnh vực văn hoá – tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

3. Chức năng của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam có ba chức năng.

1. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

2. Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm – mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN

I. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệpđể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam .

II. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội

2. Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.

3. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

5. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

6. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

IV. Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị

V. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:

b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Công Đoàn

1. Chức năng Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nhiệm vụ Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tổ chức vận động đoàn viên thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của công dân và người lao động; Tham gia quản lý cơ quan, kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ công chức, viên chức và người lao động cũng như nâng cao hiệu quả công tác. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật; Phối hợp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ; cử đại diện tham gia Hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng với thủ trưởng đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện. 3. Cơ cấu tổ chức Ban chấp hành công đoàn: 7 đ/c Chủ tịch công đoàn: Đ/c Vũ Hoài Nam Phó chủ tịch: Đ/c Đỗ Thị Hải Quy Tổ thanh tra công đoàn: 3 đ/c Ủy ban kiểm tra công đoàn: 2 đ/c

Thực Hiện Trọn Vẹn Chức Năng Của Tổ Chức Công Đoàn

Trong tháng 6.2019, lần đầu tiên tại TPHCM, LĐLĐ quận Bình Thạnh và LĐLĐ quận 12 đã đại diện cho tập thể người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS để ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Với những TƯLĐTT này, không chỉ NLĐ ở hai doanh nghiệp (DN) được hưởng những lợi ích có lợi hơn so với quy định của luật, mà LĐLĐ hai quận trên đã thực hiện trọn vẹn chức năng theo quy định tại Điều 17 của Luật Công đoàn 2012: Ở cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập CĐCS, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Nhiều quy định có lợi cho NLĐ

Ngày 18.6 vừa qua, LĐLĐ quận 12, TPHCM đã đại diện cho tập thể NLĐ tại Công ty TNHH Duy Nhất, chuyên hoạt động trong lĩnh công nghệ thông tin, có hơn 50 lao động, ký TƯLĐTT với giám đốc công ty. Đáng lưu ý trong TƯLĐTT này có nhiều nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật cho NLĐ như: NLĐ được nghỉ thêm 1 ngày lễ Giáng sinh (25.12) hưởng nguyên lương; được thưởng tháng 13, thưởng sáng kiến; lao động nữ sinh con, ngoài chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả, còn được công ty hỗ trợ 3 tháng lương cơ bản. Đặc biệt, trong thời gian lao động nữ mang thai, NLĐ nếu hết hạn HĐLĐ thì được tiếp tục ký HĐLĐ.

Trước đó, LĐLĐ quận 12 đã khảo sát, lấy ý tập thể NLĐ để làm cơ sở thương lượng với chủ DN về các nội dung của TƯLĐTT. Qua thương lượng, giám đốc công ty đã đồng ý ký kết TƯLĐTT với các nội dung mà LĐLĐ quận đề xuất.

LĐLĐ quận 12 chưa phải là CĐ cấp trên duy nhất trực tiếp cơ sở ký TƯLĐTT tại DN chưa thành lập CĐCS. Trước đó, ngày 12.6, LĐLĐ quận Bình Thạnh đại diện cho tập thể NLĐ của Công ty TNHH Datamart, có 51 lao động, chuyên kinh doanh phần mềm ký TƯLĐTT với giám đốc DN này. Theo đó, NLĐ được hưởng nhiều lợi ích như: Ngoài chế độ thai sản theo quy định, NLĐ được công ty hỗ trợ 1 tháng lương cơ sở; NLĐ kết hôn được mừng 1 triệu đồng, sinh nhật được tặng quà 200.000 đồng. NLĐ được công ty hỗ trợ máy vi tính để làm việc, được hỗ trợ 75% chi phí học tập nâng cao trình độ theo nhu cầu của công ty; hỗ trợ tiền xăng xe từ 200 – 480.000 đồng/tháng tùy số ngày làm việc; Giáng sinh được nghỉ phép. NLĐ đang làm việc cho công ty mà chết được hỗ trợ từ 1 – 5 triệu đồng tùy hoàn cảnh; tứ thân phụ mẫu NLĐ qua đời được phúng viếng 500.000 đồng; ông bà nội ngoại mất NLĐ được nghỉ một ngày hưởng nguyên lương…

Phải “biết người, biết ta”

Ông Đinh Hải Long – nhân viên LĐLĐ Quận Bình Thạnh, người tham gia quá trình thương lượng ký kết TƯLĐTT với Công ty Datamart – kể, do công ty mới thành lập năm 2018, chưa có CĐCS, nên khi đại diện công ty liên hệ với LĐLĐ quận về nội quy lao động, lãnh đạo LĐLĐ quận đã chủ động đề nghị về việc ký TƯLĐTT. Lúc đầu, chủ DN cũng còn e ngại, nhưng khi được giải thích về tính chất của TƯLĐTT cặn kẽ, chủ DN cũng đồng ý.

LĐLĐ quận sau đó đã tiếp xúc với NLĐ cung cấp các quy định của pháp luật và tìm hiểu xem họ mong muốn được hưởng những lợi ích gì ngoài quy định của luật, để khảo sát nhu cầu làm cơ sở cho việc ký kết TƯLĐTT.

Theo ông Trần Ngọc Thanh – Giám đốc Công ty Duy Nhất, trước đây, công ty cũng từng có những văn bản tương tự như TƯLĐTT nhưng chưa được bài bản, chặt chẽ. Thông qua việc ký TƯLĐTT, công ty thực hiện việc chăm lo NLĐ tốt hơn.

Còn ông Phạm Văn Hoa – Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Thạnh – chia sẻ: “Để ký được TƯLĐTT ở DN chưa có CĐCS, điều cần thiết nhất là cán bộ của LĐLĐ quận phải có sự đeo bám, tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu của NLĐ cũng như hoàn cảnh, điều kiện sản xuất, kinh doanh của DN xem có thể đáp ứng được những nhu cầu nào trên tinh thần phải hài hòa lợi ích của cả hai bên. Nói nôm na là phải “biết người biết ta”, từ đó mới dễ dàng trong đàm phán, ký kết được TƯLĐTT”.

Chức Năng Của Ban Tài Chính Công Đoàn Các Cấp

Xin cho biết về nhiệm vụ của kế toán CĐCS và kế toán CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở? Hoài Thương (Hà Nội)

Điều 20, chương IV, quy chế quản lý tài chính CĐ quy định:

Ban tài chính LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí CĐ theo phân cấp của Tổng LĐLĐVN. Chỉ đạo, hướng dẫn các CĐ cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hằng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Tổng LĐLĐVN xét duyệt.

Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính giúp ban thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của CĐ. Hướng dẫn, kiểm tra tài chính CĐ cấp dưới, các đơn vị trực thuộc. Tham mưu giúp ban thường vụ tổ chức quản lý và hướng dẫn CĐ cấp dưới hoạt động kinh tế CĐ. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính CĐ cấp dưới và các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản đơn vị kế toán cấp tổng dự toán; thu, chi, quản lý tài chính, tài sản và làm công tác kế toán của cơ quan LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương; tổ chức chi, thanh – quyết toán, theo dõi kinh phí chi phục vụ hoạt động của các đơn vị do cấp mình quản lý chưa thành lập CĐCS đã đóng kinh phí CĐ theo quy định của Tổng LĐLĐVN.

Kế toán CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở: Chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán hằng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán của CĐ cấp dưới báo cáo LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương xét duyệt.

Thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí CĐ theo phân cấp của LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương; tổ chức chi, thanh – quyết toán, theo dõi kinh phí chi phục vụ hoạt động của các đơn vị do cấp mình quản lý chưa thành lập CĐCS đã đóng kinh phí CĐ theo quy định của Tổng LĐLĐVN.

Thực hiện công tác kế toán, thống kê của đơn vị kế toán CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính của CĐ cấp mình và cấp dưới.

Kế toán CĐCS, nghiệp đoàn: Lập dự toán hằng năm báo cáo BCH, ban thường vụ CĐCS, nghiệp đoàn gửi cấp trên xét duyệt. Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo quyết toán gửi cấp trên xét duyệt. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi tài chính CĐ.