Chức Năng Của Bộ Phận Buồng Phòng / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bộ Phận Buồng Phòng Là Gì? Chức Năng Của Bộ Phận Buồng Phòng Housekeeping

Khái niệm bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng trong khách sạn là là một bộ phận nằm trong hệ thống khách sạn, có nhiệm vụ chính là luôn đảm bảo cho không gian phòng trong khách sạn được đảm bảo chất lượng. Các công việc chủ yếu mà bộ phận buồng phòng đảm nhiệm đó chính là dọn dẹp, giặt ủi, sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Để cho một phòng ngủ đảm bảo chất lượng, chúng phải luôn trong tình trạng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đúng theo tiêu chuẩn của mỗi khách sạn. Và đối với từng khách sạn cụ thể, đội ngũ nhân viên buồng phòng sẽ có những công việc cụ thể hơn. Bộ phận buồng phòng tiếng Anh được gọi là Housekeeping, đây là thuật ngữ quen thuộc đối với những bạn đã và đang học chuyên ngành khách sạn, nhà hàng.

Bộ phận buồng phòng bao gồm các vị trí nào?

– Nhân viên buồng phòng: Với công việc chủ yếu là dọn dẹp phòng sao cho sạch sẽ, ngăn nắp theo tiêu chuẩn của khách sạn. Song song với đó là kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, vật dụng trong phòng. Khi phát hiện có sự cố, cần liên hệ ngay với bộ phận bảo dưỡng để xử lý.

– Nhân viên giặt ủi: Tiến hành giặt ủi các vật dụng trong phòng như gối, ga trải giường, chăn, rèm cửa, khăn tắm, quần áo,… Ngoài ra, khi khách hàng có yêu cầu giặt đồ cũng phải chịu trách nhiệm cho công việc này.

– Nhân viên văn phòng: Phụ trách các công việc về làm thủ tục giấy tờ lưu trú đối với khách hàng, các giấy tờ, công việc hành chính của bộ phận buồng phòng.

Chức năng của bộ phận buồng phòng trong khách sạn

Công việc của bộ phận có thể nói là làm việc trong thầm lặng nhưng trực tiếp mang lại hiệu quả, sự hài lòng cho khách hàng rất tốt. Trên thực tế, bộ phận buồng phòng có vai trò chiếm đến 60% doanh thu của khách sạn. Vì vậy, điều này đủ cho chúng ta thấy vị trí, chức năng của bộ phận buồng phòng rất quan trọng.

Các yêu cầu cần thiết đối với nhân viên bộ phận buồng phòng

1. Nắm rõ kiến thức cơ bản

Mỗi nhân viên làm việc trong từng vị trí của bộ phận buồng phòng khách sạn đều phải nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hiểu rõ từng quy trình làm việc, các nguyên tắc cần chú ý. Mọi thao tác khi làm việc đều phải thể hiện sự chuyên nghiệp, theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.

2. Có ý thức trong giữ gìn vệ sinh, cẩn thận

Trong quá trình dọn dẹp cần đảm bảo mọi thứ được gọn gàng, sạch sẽ. Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý đến các vật dụng, thiết bị trong phòng, tránh làm hư hỏng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

3. Có thái độ cởi mở, nhiệt tình

Khi tiếp xúc với khách hàng nên tạo được ấn tượng, thể hiện thái độ cởi mở, nhiệt tình để tạo thiện cảm. Khi khách hàng có thắc mắc, hãy giải đáp một cách tường tận, đảm bảo khách hàng có tâm lý thoải mái nhất.

Tìm Hiểu Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Phận Buồng Phòng Khách Sạn

Để đảm bảo công việc được trôi chảy và hoàn thành thật tốt đòi hỏi các vị trí trong bộ phận Buồng phòng phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và chính xác. Bộ phận Buồng phòng có các vị trí như sau:

– Dọn phòng: Công việc của vị trí này là dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc theo tiêu chuẩn khách sạn, đảm bảo tài sản và sức khỏe cho khách hàng, đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động tốt, nếu phát hiện hỏng hóc trong phòng phải báo nhân viên sửa chữa…

– Giặt ủi: Vị trí giặt ủi có nhiệm vụ thu gom, giặt ủi tất cả quần áo của khách, kể cả các loại khăn ăn, khăn trải bàn của khách sạn và đồng phục nhân viên…

– Nhân viên minibar: Kiểm tra, nhập dữ liệu tiêu dùng của khách, thay thế thức uống hết hạn sử dụng, đảm bảo số lượng lưu kho đủ phục vụ khách hàng, tiếp nhận và chuyển đồ theo yêu cầu…

– Nhân viên dọn dẹp công cộng: Có nhiệm vụ phối hợp với Lễ tân, Bảo vệ xử lý trường hợp khách quên đồ hay hỗ trợ khi khách có nhu cầu, đảm bảo tác phong, đồng phục theo đúng tiêu chuẩn khách sạn, dọn dẹp sạch sẽ khu vực công cộng…

– Nhân viên cắm hoa: Kiểm tra yêu cầu cắm hoa trong ngày, chuẩn bị hoa theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng hoa trong các khu vực của khách sạn, bảo quản đồ nghề cắm hoa…

– Nhân viên làm vườn: Có nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, cắt tỉa cây xanh…

– Ngoài cấp nhân viên, sẽ có những vị trí quản lý như: Trưởng phòng Housekeeping, Trợ lý trưởng phòng Housekeeping, Giám sát giặt là, Trưởng bộ phận dọn dẹp công cộng, Giám sát tầng…

Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng khách sạn

Thông thường, bộ phận Buồng phòng trong các khách sạn được tổ chức như sau:

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 2 sao

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 3 sao quốc tế

Sơ đồ bộ phận Buồng phòng trong khách sạn 4 – 5 sao

Những tố chất đối với nhân viên Buồng phòng

Vì đặc thù của công việc khá nặng nhọc, vất vả với khối lượng công việc lớn, nên để trở thành nhân viên Buồng phòng đòi hỏi bạn phải có một thể lực tốt và chịu được áp lực cao. Ngoài ra, bạn cần phải hội đủ những điều kiện như:

Vui vẻ, nhiệt tình và không ngừng học hỏi

Vì công việc của nhân viên Buồng phòng là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, nên sự vui vẻ, nhiệt tình sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc, phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu, trau dồi những kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán của những đất nước khác nhau để có thể trò chuyện và hiểu khách hàng hơn. Từ đó, mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng và tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn.

Đây chính là những nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ nhân viên Buồng phòng nào cũng phải tuân thủ. Cẩn thận trong từng công việc, bảo quản tài sản chung của khách sạn và vật dụng của khách, gọn gàng, sạch sẽ trong quá trình làm việc, thể hiện tác phong chuyên nghiệp, sẽ giúp khách sạn ghi điểm tuyệt đối.

Ngoài những tố chất trên, kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn là điều không thể thiếu. Bạn phải nắm được và thành thạo quy trình cùng với các nguyên tắc dọn phòng. Từ việc chuẩn bị dụng cụ, đến việc nhẹ nhàng gõ cửa, tác phong chỉn chu, tỉ mỉ đến việc kịp thời báo cáo tình trạng hư hỏng của các thiết bị trong phòng…

Bản Mô Tả Công Việc Trưởng Bộ Phận Buồng Phòng Khách Sạn

Trưởng bộ phận buồng phòng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động bộ phận buồng phòng trong khách sạn. Vậy công việc cụ thể của vị trí này bao gồm những gì? Hãy tìm hiểu cùng Hoteljob.vn.

Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận buồng phòng

Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận

Tham gia việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình làm việc cụ thể cho mỗi vị trí công việc trong bộ phận.

Thực hiện các điều chỉnh, thay đổi về tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên theo những định hướng mới của khách sạn.

Quản lý, điều phối các hoạt động của bộ phận

Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận, triển khai – giám sát việc thực hiện kế hoạch hoàn thành đúng tiến bộ.

Thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc của nhân viên để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ, chất lượng vệ sinh trong phòng khách, phòng hội nghị, nhà hàng, khu vực công cộng… của khách sạn.

Phối hợp với giám sát buồng phòng lên lịch làm việc cho nhân viên và thực hiện việc điều phối nhân sự phù hợp với nhu cầu thực tế.

Kiểm soát quy trình xử lý đồ thất lạc của khách.

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý đồ thất lạc nhân viên khách sạn cần biết

Giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng

Hỗ trợ nhân viên trong bộ phận giải quyết những yêu cầu khó, những phàn nàn của khách mà nhân viên cấp dưới không xử lý được.

Lưu lại nội dung những yêu cầu, phàn nàn khó của khách và hướng dẫn nhân viên cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.

Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận

Trực tiếp phỏng vấn, tuyển chọn và đàm phán lương, thưởng, chế độ đãi ngộ với nhân viên mới.

Chọn lựa những nhân viên có năng lực của bộ phận đảm nhận những vị trí cao hơn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

Thiết lập chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.

Lên kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận và đảm bảo tính hiệu quả các khóa

Trực tiếp đào tạo hoặc phân công đào tạo nhân viên mới.

Thường xuyên kiểm tra nhật ký hoạt động của bộ phận để đảm bảo mọi công việc đều được giải quyết kịp tiến độ.

Lập các mẫu form sử dụng cho quá trình hoạt động của bộ phận buồng phòng.

Trực tiếp kiểm tra phòng lưu trú của khách, đoàn khách quan trọng của khách sạn để đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.

Hướng dẫn nhân viên bộ phận sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm: điện, nước, hóa chất…

Cập nhật tình hình hoạt động các trang thiết bị của bộ phận để có kế hoạch sửa chữa, thay thế mới để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các nhân viên trong bộ phận và với các bộ phận khác để phối hợp đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Quản lý việc xuất – nhập các trang thiết bị, đồ dùng, vật dụng, hóa chất… cần thiết cho công việc của bộ phận.

Chủ động đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động của bộ phận hiệu quả hơn.

Hỗ trợ các bộ phận khác triển khai các hoạt động kinh doanh – phát triển khách sạn.

Tham gia các cuộc họp với ban giám đốc khách sạn.

Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về buồng phòng.

Tổ chức các cuộc họp thường xuyên, đột xuất của bộ phận để triển khai công việc, phổ biến những chính sách mới…

Làm các báo cáo công việc theo quy định của khách sạn.

Thực hiện các công việc khác khi được ban giám đốc khách sạn giao phó.

Ms.Smile

Bộ Phận Và Chức Năng Của Ruột Non

Một trong những cơ quan quan trọng nhất của hệ thống tiêu hóa của chúng ta là ruột non . Ruột non nằm giữa dạ dày và ruột già và cho đến nay, là phần dài nhất của đường tiêu hóa. Trên thực tế, người ta ước tính rằng nó có chiều dài từ 3 đến 7 mét, ảnh hưởng đến nó trong các yếu tố rất đa dạng như chiều cao và kích thước của người.

Tương tự như vậy, cũng cần lưu ý rằng ruột non là cơ quan đóng vai trò cơ bản trong đường tiêu hóa, vì nó chịu trách nhiệm hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng chúng ta ăn. Nếu bạn muốn biết thêm một chút các bộ phận và chức năng của ruột non, hãy đọc tiếp và chúng tôi sẽ cho bạn biết chi tiết.

Bộ phận của ruột non

Ruột non nằm giữa dạ dày và ruột già và được chia thành ba phần được xác định rõ:

Duodenum : tá tràng là phần đầu tiên của ruột non. Nó nằm ngay dưới dạ dày, điều này cũng khiến nó trở thành một phần của ruột non có mối quan hệ nhiều hơn với cơ quan khác này. Trên thực tế, chính trong tá tràng, cả nước ép gan và tụy đều được tiết ra, cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Jejunum : jejunum là một phần của ruột non nằm sau tá tràng. Điều này được đặc trưng bởi đã có hình dạng nổi tiếng của một ống trông không đều tự quay. Trong trường hợp của jejunum, đó là phần bất thường của ruột non được tìm thấy ở nửa trên của ruột non (ngoại trừ tá tràng). Thật khó để phân biệt nó với hồi tràng vì không có sự phân tách hữu hình như trong trường hợp của tá tràng. Trong số những khác biệt chính, cần lưu ý rằng phần này của ruột non có đường kính lớn hơn một chút so với hồi tràng, cũng như một số lượng lớn hơn của nhung mao ruột.

Ileon : phần cuối của ruột non là hồi tràng, tương ứng với nửa dưới của ruột non. Hồi tràng nằm sau jejunum và kết thúc ở ruột già. Nó khác với jejunum ở chỗ nó có đường kính nhỏ hơn một chút và ít lông nhung ruột.

Chức năng của ruột non

Chức năng chính của ruột non là sự hấp thụ của hầu hết các chất dinh dưỡng đến cơ thể chúng ta thông qua việc ăn vào. Điều này xảy ra sau khi thức ăn đã được tiêu hóa trong miệng cũng như trong dạ dày. Ngoài ra, nhờ các nước ép gan và tụy được tiết ra trong tá tràng, thức ăn đến ruột non gần như hoàn toàn lỏng, tạo điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Việc hấp thụ các chất dinh dưỡng được thực hiện bằng cách tiếp xúc các chất dinh dưỡng này với thành ruột, điều này giải thích tại sao nó là một cơ quan dài như vậy với rất nhiều nếp gấp. Trên thực tế, bề mặt bên trong của ruột non bị đánh đố với sự bất thường ở dạng nhung mao ruột, ngoài việc cho phép hấp thụ các chất dinh dưỡng, còn cho phép bề mặt được mở rộng nhờ sự hấp thụ được thực hiện, chuyển đổi cơ quan này thành một trong những cơ quan nhất hiệu quả của cơ thể con người.

Bệnh về ruột non

Bệnh mạch máu : đây là những bệnh thường xảy ra ở ruột non do số lượng động mạch và tĩnh mạch cao bao quanh cơ quan này (cần thiết cho các chất dinh dưỡng đi vào máu). Loại bệnh này thường biểu hiện là xuất huyết ảnh hưởng đến vùng ruột và tùy trường hợp, có thể dẫn đến mức độ nghiêm trọng lớn hơn hoặc ít hơn.

Bệnh celiac : đây là một bệnh đặc trưng bởi không dung nạp gluten, một loại protein có trong một số loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch hoặc lúa mạch. Đây là một bệnh tự miễn, trong số các triệu chứng khác nhau, gây ra teo nhung mao ruột, dẫn đến sự hấp thụ kém hơn các chất dinh dưỡng ăn vào.

Bệnh Crohn : bệnh đường ruột này biểu hiện như sự kích thích và viêm của thành ruột. Nó thường biểu hiện chủ yếu ở khu vực ruột non tương ứng với hồi tràng, cũng như một phần của sự tiếp tục của nó trong ruột già.

Khối u : khối u có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm cả ruột non. Sự hiện diện của khối u không nhất thiết ngụ ý rằng chúng là khối u ác tính. Tuy nhiên, chính các bác sĩ sẽ xác định bản chất của các khối u và phương pháp điều trị thích hợp nhất trong từng trường hợp.