Để duy trì sự sống, các tế bào và tổ chức của cơ thể cần O2 để chuyển hóa năng lượng hóa học của thức ăn thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng và cơ năng… cung cấp cho mọi hoạt động sống. Đồng thời, quá trình sống đó sản sinh ra CO2 cần được thải trừ ra ngoài. Cung cấp O2 và đào thải CO2 là chức năng chính của bộ máy hô hấp, nhưng ngoài chức năng hô hấp đó bộ máy hô hấp còn tham gia quá trình chuyển hóa các chất: đạm đường, mỡ…Bộ máy hô hấp có cấu tạo đặc biệt Để thực hiện được chức năng cung cấp O2 và thải trừ CO2, bộ máy hô hấp được cấu tạo bởi hai phần chính:Đường dẫn khí: mũi, miệng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận, phế nang. Đường dẫn khí có chức năng lưu thông không khí. Ngoài ra còn có chức năng phát âm của thanh quản và chức năng bảo vệ. Để đảm bảo chức năng bảo vệ lớp niêm mạc của đường dẫn được cấu tạo bởi:Các tuyến tiết nhầy: Tiết ra một lớp nhầy phủ trên mặt niêm mạc để giữ lại các hạt bụi và các “vật lạ” từ không khí bên ngoài lọt vào.Các tế bào có lông: Các lông nhỏ này có chuyển động ngược lại với dòng khí đi vào để đẩy các hạt bụi và chất nhầy ra ngoài. Đặc biệt mũi có các lông lớn để cản các hạt bụi lớn và hệ thống mao mạch rất phát triển để sưởi ấm không khí hít vào.Các tuyến tiết nước: Để làm ẩm, không khí hít vào đến phế nang được bão hòa hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi khí.Thảm chất nhầy: Là một hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vật lạ. Trong chất nhầy còn có các globulin: IgA, IgG, IgM và các kháng thể đặc hiệu chống lại các vi khuẩn và virut. Các globulin miễn dịch này được tổng hợp từ các tương bào và tế bào phủ của phế quản hay từ các lympho, bạch cầu đa nhân và đại thực bào thường trực tại phổi.Một trong những thảm họa của hút thuốc lá là làm cho niêm mạc phế quản bị viêm mạn tính dẫn đến lớp niêm mạc dày lên tăng chất nhầy… gây hẹp lòng phế quản, đó là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Đường dẫn máu: Dường như đi cặp đôi với đường dẫn khí. Bắt đầu từ động mạch phổi chia thành động mạch phế quản… cho đến các mao mạch nằm sát thành phế nang. Đặc điểm cấu tạo của các mao mạch ở đây là lòng rộng hơn và tốc độ dòng máu chậm hơn ở cơ quan khác để phù hợp với quá trình trao đổi khí. Tĩnh mạch thì đi ngược lại. Xin lưu ý ở tiểu tuần hoàn: động mạch chứa máu nhiều CO2 nên thẫm màu, còn tĩnh mạch chứa máu nhiều O2 nên đỏ tươi; còn ở đại tuần hoàn thì ngược lại.Đường dẫn máu nằm trong phần khung nâng đỡ phổi cùng với các mô tổ chức có nhiều các sợi collagen và elastin.Chức năng hô hấpMuốn thực hiện được chức năng hô hấp đầu tiên, không khí phải được lưu chuyển từ ngoài vào và từ trong ra. Mỗi một chu kỳ thở không phải tất cả lượng không khí trong phổi được thay đổi mà chỉ một phần. Dung lượng khí toàn bộ tùy thuộc tuổi, giới, chiều cao, cân nặng…. Ở người trưởng thành chừng 3-4 lít, sự thay đổi cũng chỉ 400-500ml, nghĩa là khoảng 1/10. Số còn lại nằm trong “khoảng chết” và được gọi là khí cặn. Ở người trưởng thành, nhịp thở từ 14-16 chu kỳ trong 1 phút, như vậy là hằng ngày có trên dưới 10.000 lít không khí ra, vào phổi tiếp xúc với khoảng từ 200-400 triệu phế nang hoạt động trải ra trên một diện tích trao đổi từ 90m2 – 200m2.Không khí giàu O2 vào phế nang, máu nhiều CO2 được tiểu tuần hoàn đưa đến mao mạch nằm sát vách phế nang, khí được trao đổi ở đây. O2 ngấm vào máu, CO2 đi ra lòng phế nang phải vượt qua một khoảng cách từ 0,36 micromet – 2,5 micromet. O2 vào mạch máu rồi đi đâu? O2 sẽ ngấm vào hồng cầu, hồng cầu mang O2 đến các mô tổ chức và các tế bào sẽ sử dụng O2 để “đốt cháy” và chuyển hóa năng lượng.Chức năng ngoài hô hấpChuyển hóa các chất cơ bản: Đường, đạm và mỡ. Mỡ trong máu khi qua phổi sẽ bị giữ lại một phần. Mỡ được giữ lại ở khoảng kẽ, trong máu mao mạch, ở đại thực bào phế nang… và được tiêu tại chỗ. Sự tiêu mỡ ở phổi được thực hiện bởi các men: lipaza, lipoproteaza. Nhưng, phổi cũng tổng hợp mỡ ở các tế bào sáng, đại thực bào phế nang và phế bào II. Phổi có khả năng tổng hợp nhiều loại mỡ khác nhau nhưng có hai loại chủ yếu là dipalmitoit lecetin và cholesterol. Phế bào II còn sản xuất ra chất căng bề mặt – surfactant. Chất này giúp cho các phế nang luôn ở trạng thái căng giãn. Trẻ mới đẻ, nhất là sinh thiếu tháng, phế bào II chưa sản xuất được surfactant nên phổi xẹp lại gây khó thở và tử vong. Tế bào phổi có thể tạo ra các sợi collagen, elastin và protein glycom. Đây là một thành phần của khung nâng đỡ. Các chất này có thể bị tiêu do các men được tế bào phổi tiết ra như: collagenaza, elastinaza… Sự rối loạn sinh và tiêu đạm có thể dẫn đến xơ phổi đặc biệt là xơ phổi kẽ.Phổi là một cơ quan có chức năng chuyển hóa năng lượng cao. Những chất tạo năng lượng ở phổi là glycogen và glucoza… Nhưng chủ yếu là glucoza. Quá trình giáng hóa đường bằng cả hai con đường: ái khí và kỵ khí. Trong điều kiện bình thường, 60% glucoza trong máu qua phổi được chuyển hóa. Quá trình này tăng lên gấp hai lần trong phù phổi cấp, và sẽ rối loạn nếu phổi bị bệnh mạn tính: hen, bệnh phổi tắc nghẽn, tâm phế.– Chuyển hóa các chất có hoạt tính sinh học: phổi có vai trò chuyển hóa các chất có hoạt tính sinh học như: serotonin, adrenalin, dopamin… Các chất này bị các tế bào phổi giữ lại rồi đưa vào các quá trình chuyển hóa khác nhau.– Tham gia vào quá trình đông máu: Các tế bào nội mạc của mao mạch phổi tổng hợp: thromboblastin, yếu tố VII và yếu tố VIII nhằm chống lại sự chảy máu nhưng cũng hoạt hóa plasminogen thành plasmin phân hủy fibain chống lại quá trình đông máu…Hệ hô hấp là một bộ máy hoàn chỉnh để thực hiện chức năng hô hấp, cung cấp chất đốt O2 và thải trừ độc chất CO2. Ngoài chức năng trên bộ máy này còn thực hiện được nhiều chức năng khác nữa. Mỗi một rối loạn của cấu tạo và chức năng của bộ máy này đều dẫn đến một bệnh lý trầm trọng.
(Nguồn tin: Báo sức khỏe và đời sống số 877- Thứ ba 18/10/2005)