Giới thiệu
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về hệ điều hành Android, tầm ảnh hưởng của nó trong thế giới di động. Khả năng của nó và cách cài đặt môi trường lập trình ứng dụng Android với Android Studio, Android SDK và Java Development Kit trên Windows.
Ở bài viết này chúng ta sẽ bắt tay vào làm quen với Android Studio và viết ứng dụng đầu tiên rất quen thuộc với bất kỳ lập trình viên nào: Hello World!
Nội dung
Để có thể đọc hiểu và thực hành với bài này, các bạn cần có:
Android Studio phiên bản 2.1 trở lên.
Android SDK.
Một thiết bị Android thật hoặc giả lập.
Android Studio và Hello World
Bước 1: Tạo project
Để các bạn tiện theo dõi, mình đánh số các phần như trên. Nhiệm vụ của từng phần là:
Các project đã từng mở gần đây (nếu là lần đầu chạy Android Studio thì sẽ không thấy cái này).
Khời tạo một project Android mới để code, lát nữa chúng ta sẽ chọn phần này.
Mở một project Android có sẵn.
Lấy code Android từ một hệ thống quản lý mã nguồn đã có sẵn (Git, SVN, Mercurial,…).
Nhập code từ một project khác. Cái này cũng giống cái 2 nhưng nó sẽ mở và convert các project Android cũ (từ thời sử dụng Eclipse với Android SDK trước đây) sang dạng project Android mới của IntelliJ.
Lấy một số mẫu code ví dụ nguồn mở có sẵn của Google. Có rất nhiều ví dụ hữu ích.
Setting cơ bản.
Và chúng ta đang ở màn hình đầu tiên của Wizard tạo project Android. Với các bạn đã từng lập trình Java thì nhìn lướt qua đoán mò cũng biết những ô nhập và các nút dùng để làm gì ở màn hình này. Nhưng nếu không biết thì mình xin giải thích như sau:
Tên ứng dụng: Nó cũng dùng để tạo một số thông tin khác, nhưng hiện tại thì các bạn chỉ cần biết là tên ứng dụng là đủ.
Tên miền công ty: Đặt gì cũng được, miễn là bao gồm số, gạch dưới và chữ. Phần này sẽ được Android Studio bóc tách để đặt làm tên package, theo thứ tự ngược lại, ngăn cách bởi dấu chấm (xem phần Package name ở ngay dưới).
Nơi các file của project được lưu:Các bạn có thể thay đổi bằng cách nhấn vào nút ba chấm bên cạnh.
Project chúng ta làm có tên HelloWorld. Các bạn có thể lấy ngay cách đặt tên như trên làm ví dụ mẫu. Sau khi điền xong các thông tin thì nhấn nút Next.
Bước 2: Chọn mức API và các nền tảng
Sau khi hoàn thành Bước 1, chúng ta sẽ đến một màn hình thứ hai của Wizard có dạng như sau:
Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là chọn mức API. Các bạn thường nghe lỏm được ngoài đường người ta kháo nhau “máy mày an-roi mấy? 5 chấm hả? 4 chấm hả?” thì nó chính là cái này đây. Ở thời điểm viết bài thì Android 7 (Nougat) là mới nhất, tương đương với API 24.
Các bạn cũng thấy một loạt các dấu tick ở trên, tức là bạn sẽ cần chọn ít nhất một loại thiết bị để ứng dụng Android của bạn chạy trên đó.
Dĩ nhiên ví dụ của chúng ta làm cho điện thoại và máy tính bảng, đúng không? Ngoài ra còn có thêm:
Wear : Ứng dụng dành cho các thiết bị đeo tay tiện lợi như kính mắt, đồng hồ thông minh.
TV : Ứng dụng dành cho Smart TV, hình như có mấy mẫu TV của Samsung chạy được.
Auto : Dành cho các phương tiện đi lại (ô tô thông minh – cái này nước ngoài mới có hay sao ý).
Glass : Kính thông minh, gần đây có bài báo nói về loại kính này. Đại khái là bạn có thể chạm vào gương kính để xem nhiệt độ, thời tiết. Cái kính này hay để ở phòng tắm.
Thôi quay lại vấn đề chính: Chúng ta cần chọn mức Minimum API cho ứng dụng. Ở phía dưới danh sách lựa chọn có một đoạn description ngắn nhưng các bạn chỉ cần để ý đến con số % . Con số này càng cao thì tỉ lệ ứng dụng của bạn chạy được trên các máy Android cũng càng cao.
Vì là ứng dụng HelloWorld ban đầu cũng không có gì to tát, chúng ta sẽ… chọn bừa. Nhưng chọn bừa có chủ đích: Chúng ta sẽ lấy mức API có mức % phổ biến tương đối cao là API 14: Android 4.0 (IceCreamSandwich).
Và chúng ta làm gì tiếp? Nhấn Next chứ còn làm gì nữa!
Bước 3: Chọn mẫu màn hình
Sau khi hoàn thành B ước 2, chúng ta hiện đang ở đây:
Và lúc này chúng ta cần chọn mẫu màn hình ( Activity) mà Android Studio tự động cung cấp cho chúng ta để làm việc nhanh hơn.
Danh sách các mẫu màn hình có ở đây là:
Add no Activity : Không có activity nào cả. Ứng dụng trắng bóc luôn.
Basic Activity : Một màn hình đơn giản, bao gồm một thanh điều hướng phía trên (xanh lá), một nút menu thu gọn ở góc trên bên phải, và một nút (Floating Action Button) trôi nổi ở góc dưới bên phải màn hình.
Empty Activity : Một Activity cơ bản, chỉ có một thanh điều hướng trên cùng và một nút mũi tên trên đó.
Fullscreen Activity : Activity này nó sẽ bao trùm toàn màn hình. Tức là bạn sẽ không thấy thanh status (cái thanh hiển thị vạch pin, giờ, sóng) sau khi vào màn hình này.
Google Maps Activity : Activity này cũng như một activity cơ bản, chỉ là ở giữa màn hình có thêm cái bản đồ Google Maps.
Login Activity : Activity bao gồm 1 ô nhập username, 1 ô nhập password và 1 nút Login. Rất tiện cho bạn nào muốn làm ngay một trang login cơ bản.
Master/Detail Flow : Trang này thì hơi phức tạp một chút. Đại khái là trên các máy điện thoại, màn hình nhỏ thì nó sẽ là một danh sách gồm nhiều item, nhấn vào thì sẽ ra nội dung ở một Activity mới. Còn với màn hình lớn thì sẽ chia làm 2 cột: item ở cột trái tương ứng với nội dung chứa trong Fragment ở cột phải.
Nhưng…
Chúng ta sẽ không chọn các mẫu có sẵn này, mà chọn No Activity . Tại sao? Để các bạn có thể hiểu được cách tạo một Activity từ đầu là như thế nào, và cách tạo một Activity thủ công theo đúng ý muốn mà không dựa dẫm vào mẫu có sẵn.
Android Studio sẽ mất một lúc để tạo ra project. Nếu máy tính của bạn có ổ SSD và cấu hình cao thì sẽ rút ngắn được thời gian hơn một chút.
Đợi 1-2 phút, có thể đứng dậy pha cốc café là vừa. Sau khi quay lại thì chúng ta vào màn hình làm việc chính của Android Studio.
Bước 4: Activity đầu tiên
Giao diện chính của Android Studio sẽ có dạng như này:
Có thể với vô số menu và nút chức năng như trên thì các bạn sẽ bị choáng ngợp. Đừng sợ! Chỉ cần biết chúng được nhóm thành 2 vùng đã khoanh đỏ và xanh như trên là đủ.
Vùng đỏ : Thanh công cụ, gồm các nút để chạy app, debug app, mở SDK Manager,…
Vùng xanh : Duyệt nhanh các file source code.
Nhiệm vụ tiếp theo rất đơn giản: Đặt tên định danh cho Activity. Các bạn cứ làm theo hình hướng dẫn. Tuy nhiên chú ý là ở phần Layout Name thì chỉ được dùng chữ thường, số và dấu gạch dưới (underscore, “_” ).
Trường hợp không thấy Developer Options thì tức là bạn chưa “bóc tem” nó. Cách làm rất đơn giản, vào About device và táp 7 lần vào phần Build Number:
Sau đó ra ngoài, vậy là ta đã có Developer options. Tiếp theo, bạn vào bật chế độ USB Debugging lên:
Nếu có được hỏi xác thực ủy quyền cho máy tính thì chọn Always allow this computervà nhấn OK:
Quay lại Android Studio, chúng ta chọn Run App và chọn thiết bị để deploy app như hình:
Ta da! Chúng ta đã có app Android đầu tiên! Khi mở ra thì ứng dụng sẽ có một thanh tiêu đề màu xanh đậm, icon thì hình con robot Android như ở dưới:
Bước 5: Hello World!
Đừng quên nhiệm vụ của chúng ta là Hello World! Để thêm dòng chữ nay vào màn hình, ta chỉ việc chỉnh sửa file /res/layout/activity_main.xml .
Do các bản IDE sau này có giao diện và tính năng khác, và chúng ta cần hiểu về bố cục màn hình nên sẽ sử dụng code để thiết kế giao diện, tức là chỉnh sửa file XML dạng text thuần:
Và cuối cùng là nhấn nút Run App như vừa nãy. Kết quả là...
Đó, thật đơn giản phải không nào?
Kết luận
Các bạn đã biết được về các deploy một ứng dụng lên máy Android, tạo màn hình đầu tiên và ngó thấy được một số thành phần code ở trên như RelativeLayout, TextView,...
Qua bài này các bạn cũng đã biết được các mức API, một số loại màn hình của Android và quy ước đặt tên file xml.
Ở phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách cài đặt và sử dụng một công cụ rất hữu ích để chạy và kiểm thử ứng dụng Android:CÀI ĐẶT MÁY ẢO ANDROID
Tải xuống
Tài liệu
Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Các chức năng cơ bản của Android Studio dưới dạng file PDF trong link bên dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com
Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.