Tìm hiểu vị trí các phòng ban trong ngân hàng
Chức năng của các phòng ban trong ngân hàng
Bộ phận phòng kinh doanh trong ngân hàng
Đây là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng, là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận tại mỗi ngân hàng. Trong khối Kinh doanh của ngân hàng thường có các phòng ban gồm: phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng cá nhân, phòng định chế tài chính, phòng đầu tư và phòng kinh doanh dịch vụ.
Có thể bạn muốn biết Các vị trí trong ngân hàng gồm có những vị trí nào
Vị trí chuyên viên kinh doanh và phát triển thị trường
– Nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và cung cấp các thông tin về thị trường nhằm phục vụ việc xây dựng chiến lược. Định hướng phát triển khách hàng doanh nghiệp cho ngân hàng đang làm việc.
– Phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động bán sản phẩm trên toàn hệ thống ngân hàng,
Vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân
– Trực tiếp tiến hành giới thiệu những sản phẩm dịch vụ tiêu dùng tín dụng và các sản phẩm bán lẻ đến các công ty, tổ chức. Đây là những khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng.
– Theo định kỳ, trực tiếp đi giới thiệu với khách vãng lai ở những địa điểm có lượng người qua lại đông
– Nắm bắt và thu thập được thông tin từ phía các đối thủ cạnh tranh.
Vị trí chuyên viên khách hàng doanh nghiệp
– Xây dựng chiến lược khách hàng doanh nghiệp, mô hình hoạt động, chính sách,… dựa trên các thông tin thu thập được từ phía khách hàng.
– Dựa vào những quy trình nghiệp vụ, quy định để tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng. Xem xét tình trạng tài chính, báo cáo tài chính, đánh giá tài sản,…để phát hiện các thiếu sót và không phù hợp với yêu cầu. Từ cơ sở đó, chuyên viên khách hàng doanh nghiệp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Xác định mức tiền cho vay, mức phí thanh toán và bảo lãnh hợp ý.
– Phối hợp với chuyên viên hỗ trợ kinh doanh để định giá tài sản đảm bảo.
Vị trí chuyên viên phân tích và hỗ trợ kinh doanh
– Bên cạnh đó, hỗ trợ trong việc soản thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tài sản đảm bảo của bên thứ ba với khách hàng, hợp đồng cầm cố thế chấp,…
– Tiến hành định giá, giám sát, quản lý tài sản đảm bảo. Lập biên bản định giá tài sản đảm bảo cũng chuyên viên khách hàng.
– Hỗ trợ và phối hợp với chuyên viên khách hàng trong việc chuyển giao hồ sơ giữa các phòng ban. Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng théo quy định của ngân hàng.
Vị trí chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn
– Thực hiện xây dựng chiến lược, cơ cấu, chính sách, mô hình hoạt động,… khách hàng doanh nghiệp lớn.
– Kết hợp cùng phòng quản trị sản phẩm để xây dựng những gói sản phẩm dịch vụ phù hợp cũng như các giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp lớn.
– Thực hiện bán sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp lớn.
– Chăm sóc dịch vụ cho những khách hàng hiện tại và bán chéo những sản phẩm phi tín dụng, tín dụng.
– Tiến hành nhiều chương trình nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động đối với khách hàng doanh nghiệp lớn.
– Tìm kiếm cơ hội, tiếp cận với các dự án trung dài hạn.
Vị trí chuyên viên thẻ tín dụng tiêu dùng
– Tiếp thị, giới thiệu đến các công ty, tổ chức là những khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng về các dịch vụ thẻ và sản phẩm bán lẻ.
– Đến các địa điểm có só lượng người đi lại lớn để tiếp thị, thu hút khách vãng lai.
– Mở rộng và phát triên đại lý phát hành thẻ.
– Theo dõi, quản lý tình hình hoặt động của các đơn vị chấp nhập thẻ.
Bộ phận phòng ban khối Dịch vụ
Trong ngân hàng, các phòng ban thuộc khối Dịch vụ thường có là trung tâm thẻ. Phòng dịch vụ ngân hàng điện tử, sở giao dịch, phòng thanh toán ngân quỹ. Bộ phận này trực tiếp tư vấn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Cũng như giải đáp các thắc mắc, xử lý khiếu nại hàng ngày,… của mọi khách hàng.
Vị trí nhân viên/ chuyên viên chăm sóc dịch vụ khách hàng
– Thường xuyên theo dõi, thống kê và phân tích vấn đề lỗi, bị trục trặc. Thông báo đến các bộ phận có trách nhiệm để xác định nguyên nhân, giải quyết. Đưa ra cách xử lý nhanh chóng và dứt điểm để giảm thiểu các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời nâng cao mức độ hài lòng từ họ.
– Tiến hành theo dõi, phân tích yêu cầu của khách hàng. Phản hồi từ phía nhân viên để xây dựng tiêu chí, cơ chế đo lường hiệu quả trong quá trình hoạt động.
– Thường xuyên cập nhật những kiến thức về dịch vụ, sản phẩm cũng như quy trình.. Để có thể truyền đạt, hướng dẫn cho nhân viên khác.
Vị trí chuyên viên kế toán thẻ
– Tiến hành đối chiếu cân đối các tài khoản ATM để cân quỹ tại các máy.
– Kiểm tra, rà soát, đối chiếu các giao dịch của chủ thẻ tại máy ATM. Kiểm soát thanh toán thẻ của ngân hàng với những ngân hàng khác.
– Kiểm soát, đối chiếu tình hình thanh toán và hạch toán thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
Cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình kiểm tra, khiếu nại. Thay đổi theo yêu cầu của tổ chức thẻ quốc tế, của ngân hàng khác và chủ thẻ ngân hàng cho phòng vận hành trung tâm thẻ.
Vị trí chuyên viên dịch vụ ATM
– Trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống máy ATM tại ngân hàng.
– Hỗ trợ các chi nhánh, đơn vị khác trong việc triể khai hệ thống ATM.
– Triển khai đầu tư hệ thống cùng các đơn vị khác trong ngân hàng.
Vị trí giao dịch viên
– Thực hiện các nghiệp vu: mở, quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm. Tiền gửi thanh toán của khách hàng là những tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.
– Hoạch toán những chứng từ phát sinh trong ngày một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ. Đồng thời chịu trách nhiệm về các giao dịch đã thực hiện.
– Tiến hành việc chuyển tiền thanh toán trong nước, thanh toán thẻ tín dụng. Việc thu đổi ngoại tệ vừa chính xác vừa kịp thời.
– Tư vấn, giải quyết những vấn đề khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Luôn bảo đảm an toàn các thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng của mình.
Phòng ban thuộc khối Quản lý rủi ro
Vị trí nhân viên/ chuyên viên quản lý thu hồi nợ vay
– Thường xuyên theo dõi, quản lý những khoản vay tín dụng của khách hàng cá nhân.
– Nhắc nợ tới khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ vay đúng kỳ hạn.
– Thông báo các đơn vị, trung tâm, chi nhánh về các khoản vay nợ cần phải thu hồi.
Vị trí chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng
– Trực tiếp gặp gỡ khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với khách hàng. Lập báo cáo thẩm định rồi trình lên cho cấp trên có thẩm quyền xem xét và kiểm duyệt các khoản vay, các khoản hạn mức tín dụng ngắn hạn.
– Tiến hành tái thẩm định với toàn bộ các khoản cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu,…
– Phối hợp cùng chuyên viên khách hàng trực tiếp thẩm định những khoản mục định giá tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
– Theo dõi và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện những yêu cầu đối với khoản vay. Kịp thời phát hiện các vi phạm có dấu hiệu ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay và trình ngay lên cấp có thẩm quyền để xử lý.
– Hiểu và nắm rõ về các dịch vụ cung cấp đến khách hàng và những rủi ro tiềm ẩn của nó.
Phòng ban thuộc khối Hỗ trợ
Khối Hỗ trợ có rất nhiều phòng ban với những chức năng nhiệm vụ khác nhau như: phòng Pháp chế, phòng Nhân sự và Đào tạo, phòng Quản lý kế toán tài chính, phòng tiền tệ kho quỹ,… Các bộ phận này cùng phối hợp công việc với nhau để tạo nên một hệ thống, mạng lưới ngân hàng hoàn chỉnh trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
Vị trí thủ quỹ
– Tiến hành các hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ. Rà soát và kiểm tra các loại giấy tờ, chứng từ trước khi thu hay chi: số chứng minh nhân dân, số tiên, chữ ký,…
– Đối chiếu bảng kê thu chi tiền trên chứng từ so với thực tế..
– Kiểm tra, phát hiện tiền giả và ngay lập tức lập biên bản thu giữ theo quy định. Kiểm tiền, chọn lọc tiền không có đủ tiêu chuẩn để lưu thông.
Vị trí kiểm soát viên kế toán
– Thực hiện kiểm soát trước và sau khi thanh toán của các chứng từ kế toán như: chuyển khoản, tiết kiệm, tài khoản doanh nghiệp, cá nhân, thu đổi ngoại tệ,… phát sinh trong ngày.
– Kiểm tra và duyệt các chứng từ trên máy tính.
– Tiến hành những công việc kế toán cuối ngày, cuối tháng, cuối năm, đối chiếu giấy tờ, sổ sách với bộ phận kho quỹ cân cùng số tiền mặt thực tế tồn kho để khóa sổ kế toán.
– Thu thập thông tin, giải thích hướng dẫn với khách hàng nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán nói riêng và chất lượng công việc cả phòng nói chung.
Có thể bạn muốn biết Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản
Ngoài ra, còn có khối Công nghệ thông tin riêng nhằm đáp ứng những yêu cầu của kỹ thuật. Áp dụng công nghệ tiên tiến sử dụng trong hệ thống ngân hàng. Với các ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay thường có phòng bảo vệ.
Tuy nhiên một vài ngân hàng có địa điểm giao dịch nhỏ nên chỉ có 1,2 người bảo vệ. Đây điều được công ty chuyên cung cấp dịch vụ cung cấp nên không tính vào các phòng ban trong ngân hàng.
Tên các phòng ban trong ngân hàng bằng tiếng anh
Kiểm soát viên kế toán tiếng anh là Accounting Controller
Chuyên viên phát triển sản phẩm tiếng anh là Product Development Specialist
Chuyên viên phát triển thị trường tiếng anh là Market Development Specialist
Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn tiếng anh là Big Business Customer Specialist
Chuyên viên chăm sóc khách hàng tiếng anh là Personal Customer Specialist
Chuyên viên kế toán tài chính tiếng anh là Financial Accounting Specialist
Chuyên viên quảng bá sản phẩm tiếng anh là Marketing Staff Specialist
Nhân viên định giá tiếng anh là Valuation Officer
Chuyên viên công nghệ thông tin (IT) tiếng anh là Information Technology Specialist
Chuyên viên tiếp thị tiếng anh là Marketing Officer
Tổng kết các phòng ban trong ngân hàng
Trong bất kỳ ngân hàng nào hiện nay cũng có rất nhiều những phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban trong ngân hàng giữ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau. Tất cả phối hợp lại để mang đến các dịch vụ, sản phẩm tài chính tốt nhất cũng như tạo sự uy tín và độ tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.
5
/
5
(
4
bình chọn
)