Chỉ Số Xét Nghiệm Chức Năng Gan / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chỉ Số Ggt Trong Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Chỉ số GGT trong xét nghiệm chức năng gan là gì?

GGT hay còn gọi là Gamma glutamyl transferase là một trong những loại men gan có thể đánh giá được tình trạng viêm gan, xơ gan khi chỉ số này tăng cao. GGT là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan như thận, lá lách, gan và tuyến tụy. Vai trò chủ yếu của GGT là vận chuyển amino acid qua màng.

Hoạt động của GGT tăng trong một số bệnh lý như viêm gan mãn tính, tổn thương gan do viêm gan virus. GGT cũng tăng trong bệnh tụy, nhồi máu cơ tim. GGT được đào thải qua gan, theo đường mật, vì vậy xét nghiệm định lượng GGT giúp cho việc phát hiện tình trạng ứ mật ở gan. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng GGT tăng cao, trong đó có các nguyên nhân cơ bản :

► GGT còn tăng do sự cảm ứng enzyme trong trường hợp uống quá nhiều rượu.

► Có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo làm cho các chức năng gan bị suy giảm.

► Có chế độ nghỉ ngơi không phù hợp.

► Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan B, viêm gan C…

► Không đủ nước cho gan đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

► Sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc.

► Ngoài ra GGT tăng cao ở những bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm, naproxen, thuốc trị động kinh…

Khi lượng GGT tăng cao vượt giới hạn cho phép, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như có phác đồ điều trị bệnh kịp thời :

♦ Đến ngay các bệnh viện bệnh gan uy tín để thực hiện các xét nghiệm khác như AST, ALT..và thăm khám bệnh để nhận được lời khuyên từ bác sĩ điều trị chuyên khoa gan.

♦ Cần theo dõi men gan và siêu âm định lượng để kiểm soát tình trạng cơ thể đang diễn ra ở mức độ nào.

♦ Không được sử dụng bia rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác để hạn chế tối đa các bệnh lý về gan phát triển.

♦ Cần có kế hoạch giảm cân để trọng lượng cơ thể được ổn định tránh các bệnh lý gan khác diễn ra.

♦ Không ăn những thực phẩm gây hại cho gan như chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo, đường , muối…

♦ Cần thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng của lượng GGT.

♦ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng cơ thể bị căng thẳng và stress.

♦ Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng sự chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và lờn thuốc rất khó điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm GGT rất cần thiết trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý về gan từ đó có phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhằm giảm các biến chứng nguy hại do bệnh mang lại. Việc xét nghiệm cần được thực hiện ở những bệnh viện bệnh gan uy tín để có kết quả chính xác nhất về tình trạng cơ thể từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý.

Nếu còn bất kì thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ các Bác sĩ chuyên gan qua số Hotline để được tư vấn miễn phí. Phòng khám Hồng Phong làm việc tất cả các ngày trong tuần, hệ thống tư vấn hoạt động 24/24.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Gồm Những Gì? Hướng Dẫn Xem Các Chỉ Số Xét Nghiệm Gan

1. Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Các xét nghiệm chức năng gan giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của gan và phát hiện các tổn thương gan. Những xét nghiệm máu này đo nồng độ protein và enzyme trong máu của bạn.

Xét nghiệm chức năng gan thường được khuyến nghị trong các tình huống sau:

Kiểm tra thiệt hại do nhiễm trùng gan, như viêm gan B và viêm gan C

Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc được biết là ảnh hưởng đến gan

Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị đặc biệt hiệu quả

Người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn gan

Người bệnh có điều kiện y tế như triglyceride cao, tiểu đường , huyết áp cao hoặc thiếu máu

Uống rượu nhiều

2. Một số xét nghiệm chức năng gan phổ biến

Một số xét nghiệm chức năng gan thành các nhóm như sau:

Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

2.1 Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

AST (Aspartate aminotransferase) hiện diện ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Bình thường AST < 40 UI/L.

ALT (Alanine aminotransferase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan. Bình thường ALT < 40 UI/L.

Các transaminase tăng trong hầu hết các bệnh về gan nhưng không hoàn toàn đặc hiệu cho gan vì còn tăng trong các bệnh khác như nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân (viêm cơ, loạn dưỡng cơ), cường giáp hoặc nhược giáp, bệnh celiac… Ngược lại, các enzyme này có thể bị giảm giả tạo khi có tăng urê máu.

Tăng vừa (< 300 UI/L) gặp trong viêm gan do rượu. Transaminase tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường.

Tăng nhẹ (< 100 UI/L) có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan), tình trạng tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ. Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là sỏi ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/l.

Lactate dehydrogenase (LDH) Là xét nghiệm không chuyên biệt cho gan vì men này có ở khắp các mô trong cơ thể (tim, cơ, xương, thận, hồng cầu, tiểu cầu, hạch bạch huyết). LDH tăng cao và thoáng qua gặp trong hoại tử tế bào gan, sốc gan. Tăng LDH kéo dài kèm tăng ALP gợi ý đến các tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan.

Ferritin: là một loại protein dự trữ sắt ở trong tế bào, giữ nhiệm vụ điều chỉnh sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Bình thường, ferritin ở nam 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L. Giảm ferritin gặp trong ăn thiếu chất sắt, thiếu máu thiếu sắt, ăn chay trường, xuất huyết rỉ rả, thiếu máu tán huyết mạn, người cho máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo. Tăng ferritin còn gặp trong bệnh ứ sắt mô, bệnh ung thư (gan, phổi, tụy, vú, thận), bệnh huyết học (bệnh Hodgkin, bạch cầu cấp), hội chứng viêm và nhiễm trùng, bệnh thể keo (collagenosis), ngộ độc rượu, thiếu máu tán huyết, thalassemia…

2.2 Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc Bilirubin huyết thanh

Tăng bilirubin GT (thuờng < 15 mg/dL): có thể do tăng sản xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thu từ khối máu tụ) hoặc do giảm sự bắt giữ bilirubin tại tế bào gan (hội chứng Gilbert).

Bilirubin niệu

Chỉ hiện diện ở dạng bilirubin TT. Khi có bilirubin niệu, chắc chắn có vấn đề về gan mật. Bilirubin niệu được phát hiện nhanh chóng nhờ que nhúng. Kết quả có thể dương tính trước khi có vàng da rõ trên lâm sàng nhưng đến khi bệnh nhân hết vàng da, bilirubin niệu trở về âm tính trước khi giảm bilirubin huyết.

Urobilinogen

Là chất chuyển hóa của bilirubin tại ruột, được tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột – gan và sau đó cũng được bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu. Urobilinogen tăng trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. Bình thường urobilinogen 0,2 – 1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

Phosphatase kiềm (alkaline phosphatase, ALP)

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn. Bình thường ALP 25 – 85 U/L hoặc 1,4 – 4,5 đơn vị Bodansky.

ALP tăng nhẹ và vừa (hai lần bình thường) có thể gặp trong viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan (bệnh bạch cầu, lymphoma, sarcoidosis). ALP tăng cao (3-10 lần bình thường) thường do tắc mật trong hoặc ngoài gan.

5′ Nucleotidase (5NT)

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP. Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL

-g-glutamyl transferase , g-glutamyl transpeptidase (GGT, g-GT)

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra còn tăng trong suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Amoniac máu (NH3)

NH3 được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận.

Bình thường NH3 máu 5-69 mg/dL. NH3 tăng trong các bệnh gan cấp và mạn tính. NH3 máu không phải là xét nghiệm đáng tin cậy để chẩn đoán bệnh não do gan. NH3 có thể trở về bình thường khoảng 48 – 72 giờ trước khi có cải thiện tình trạng thần kinh.

2.3 Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp

Phần lớn các protein huyết tương được tổng hợp từ gan.

Albumin huyết thanh

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc. Bình thường albumin 35 -55 g/L. Lượng albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng. Ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng albumin giảm còn do bị thoát vào trong dịch báng. Ngoài ra còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn).

Globulin huyết thanh

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình thường globulin 20 – 35 g/L.

Trong xơ gan globulin tăng cao. Ngoài ra, kiểu tăng của các loại globulin cũng có thể gợi ý đến một số bệnh gan đặc biệt, ví dụ IgG tăng trong viêm gan tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát.

Thời gian Prothrombin (PT)

Là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố đông máu. Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio). Bình thường INR = 0,8-1,2.

Khi PT kéo dài thường là dấu hiệu tiên lượng nặng. Thiếu vitamin K do tắc mật kéo dài hay rối loạn hấp thu mỡ (tiêu chảy mỡ, viêm tụy mạn) cũng làm PT kéo dài nhưng khi tiêm 10 mg vitamin K, PT sẽ trở về ít nhất 30% mức bình thường trong vòng 24 giờ (nghiệm pháp Kohler). Trước khi phẫu thuật hoặc làm sinh thiết gan, phải kiểm tra chức năng đông máu.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;

Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;

Tầm soát sớm ung thư gan;

Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C

Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn

Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tham khảo từ nguồn: Viện Pauster

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Bao Gồm Những Chỉ Số Gì

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người có chức năng điều tiết, miễn dịch, trao đổi chất mạnh mẽ. Ở Việt Nam có khoảng 18 triệu người mắc các chứng bệnh về gan do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan được dùng để phát hiện bệnh, chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của các bệnh về gan thông qua kiểm tra nồng độ của một số enzyme và protein trong máu qua đó hỗ trợ cho việc điều trị chính xác, vì thế hầu hết các bệnh nhân gan nào cũng phải thực hiện chúng. Nó không chỉ kiểm tra bệnh gan giúp phát hiện ra các bệnh mà còn là một phương pháp bảo vệ sức khỏe hữu ích. Vì thế các bác sĩ chuyên khoa gan khuyên người bệnh cần kiểm tra các chức năng gan định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Những chỉ số xét nghiệm chức năng gan cần phải biết

Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm để đánh giá bằng việc kiểm tra nồng độ enzym và protein trong máu. Nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có nghĩa là tình trạng của gan đang gặp vấn đề. Thông qua đó phản ánh tình trạng hoạt động của gan, phát hiện ra bệnh về gan, theo dõi tiến triển của bệnh như viêm gan siêu vi hoặc viêm gan do rượu và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng. Đo mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.Các chỉ số xét nghiệm chức năng gan bao gồm:

♦ ALT (Alanine Transaminase) : ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. ALT có chỉ số bình thường < 40 UI/L, nồng độ ALT máu thường tăng khi gan bị tổn thương hoặc viêm như viêm gan do rượu hoặc xơ gan.

♦ AST (Aspartate Transaminase) : AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Hiện diện trong bào tương là ty thể của tế bào ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp với chỉ số bình thường là < 37 UI/L. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh viêm gan.

♦ GGT(Gamma-glutamyltransferase) : GGT là một enzym trong máu có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra . Chỉ số GGT bình thường là 20-40UI/L. Khi nồng độ cao hơn bình thường của GGT có thể cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại như tắc mật , viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

♦ ALP ( Alkaline Phosphatase) : ALP là một enzym trong gan, ống dẫn mật và xương, chỉ số trung bình là 53-128 UI/L, ALP tăng có thể biểu hiện cho các bệnh về tim mạch, viêm gan hoặc nhiễm trùng máu,ống dẫn mật bị chặn hoặc bệnh về xương.

♦ Albumin và tổng số protein : Là một trong những protein được tạo ra trong gan. Cơ thể cần những protein này để chống nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác. ALB chỉ số trung bình là 4 g/dL. Nồng độ chỉ số ALB giảm cảnh báo tình trạng cơ thể dinh dưỡng kém, mắc bệnh viêm gan mãn tính, có nguy cơ chuyển sang xơ gan.

♦ Bilirubin : Bilirubin có chất màu vàng được sản xuất từ huyết sắc tố (Hemoglobin) tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Khi chất này tăng lên, mắt và da cũng có màu vàng (vàng da), nước tiểu sẫm màu như trà đặc, phân có màu đất sét nhạt.. Nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan.

Dựa vào kết quả xét nghiệm các chức năng gan trên cùng một số xét nghiệm khác,bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán xác định các bệnh về gan hoặc tổn thương gan, từ đó lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm : Không sử dụng kháng sinh, thuốc trị lao, viêm phổi … điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Nhịn ăn : Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác nếu người bệnh nhịn đói từ 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá : Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm chuẩn xác.

Đối với các xét nghiệm máu : Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, rượu chè, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

 Nếu còn bất cứ điều gì chưa rõ về việc xét nghiệm chức năng gan bao gồm những chỉ số gì thì vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng Khám đa khoa Hồng Phong để được tư vấn miễn phí.

Cách Đọc Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan (LFTs) dùng để phản ánh tình trạng hoạt động của gan, là bước đầu giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Có khá nhiều hạng mục trong xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Trong đó, xét nghiệm men gan, Bilirubin, Protein gan, tiểu cầu… là những xét nghiệm quan trọng thường được tiến hành trước tiên.

1. Men gan:

Có 4 men gan khác nhau: AST (hoặc SGOT) và ALT (hoặc SGPT) được biết đến như transaminase; AP (phosphate kiềm) và GGT, được biết như men gan mật. Khi kiểm tra chức năng gan, các này tăng lên có thể đó là biểu hiện của bệnh gan.

a. AST và ALT (transaminase)

Cả ALT, AST đều đặc trưng cho tổn thương gan. Khi tế bào gan bị tổn thương và chết, sẽ phóng thích men AST và ALT vào máu.

+ ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề.

+ AST ngoài gan còn được tìm thấy trong nhiều cơ quan khác như thận, cơ và tim. Vì vậy, chỉ số AST không phải luôn luôn (nhưng thường) cho thấy có vấn đề về gan.

+ Chỉ số trung bình của AST và ALT khi xét nghiệm chức năng gan tương ứng là 0-40 IU/l và 0-45 IU/l.

+ Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST. Nhưng trong xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.

ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề.

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng transaminase như: viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, do thuốc, viêm gan tự miễn, u gan, suy gan… Vì vậy, xét nghiệm AST, ALT trong kiểm tra chức năng gan là không rõ ràng, cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác hơn xem gan bị bệnh gì.

Khi xét nghiệm chức năng gan, thấy GGT và AP tăng có thể là biểu hiện của tắc mật hoặc tổn thương, hoặc viêm đường mật. Khi đó, những men này tăng lên rõ rệt – gấp gần 10 lần giá trị bình thường ở giới hạn trên.

GGT được tìm thấy chủ yếu trong gan, AP lại được tìm thấy chủ yếu trong xương và gan nhưng cũng có ở ruột, thận và nhau thai. Vì vậy, chỉ số AP tăng khi kiểm tra chức năng gan chỉ phản ánh có bất ổn về gan nếu có kèm theo tăng GGT. Mặc dù vậy, GGT có thể tăng nhưng không kèm theo tăng AP, vì GGT dễ bị ảnh hưởng bởi rượu và những thuốc có độc tính với gan.

Nồng độ AP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l, và nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 IU/L.

2. Bilirubin

Bilirubin là một chất có màu vàng do gan sản xuất ra khi nó tham gia vào chu trình trình tái tạo hồng cầu . Khi bilirubin tăng lên, mắt và da có thể có màu vàng (vàng da), nước tiểu sẫm màu như trà đặc, phân có màu đất sét nhạt. Thông thường, bilirubin trong xét nghiệm chức năng gan mà tăng thì AP và GGT cũng đồng thời tăng, tức là đi kèm với tình trạng gan kém hoặc tắc mật.

Khi bilirubin tăng lên, mắt và da có thể có màu vàng.

3. Protein gan

Albumin, prothrombin (yếu tố II) và globulin miễn dịch là những protein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Có thể giúp xác định liệu có bị bệnh gan trầm trọng hay không khi có những bất thường về mức protein này.

Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, sẽ mất khả năng sản xuất albumin. Mức albumin bình thường trong máu khoảng 4g/dl. Những người bị bệnh gan mãn tính đi kèm với tình trạng xơ gan thường có mức albumin dưới 3 g/dl. Mức albumin giảm thấp là nguyên nhân của triệu chứng phù và báng bụng. Ngoài bệnh gan, mức albumin thấp cũng chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém.

c. Thời gian prothrombin (PT)

Gan sản xuất ra phần lớn các yếu tố tạo ra cục máu đông mà cơ thể dùng để ngăn chặn sự chảy máu. Thông thường, 9-11 giây là thời gian để tạo ra một cục máu đông này, thường gọi là thời gian prothrombin (PT). Vitamin K là một thành phần quan trọng của quá trình tạo cục máu đông. Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị thiếu vitamin K, khi kiểm tra các yếu tố đông cầm máu trong xét nghiệm kiểm tra chức năng gan sẽ thấy thời gian kéo dài hơn nhiều so với bình thường, do vậy làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức, đặc biệt là trên những bệnh nhân xơ gan.

9-11 giây là thời gian để tạo ra một cục máu đông.

4. Tiểu cầu

Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Lá lách đóng vai trò như một kho dự trữ tiểu cầu. Ở những người xơ gan, lá lách thường phải làm việc nhiều để bù lại chức năng bị suy giảm do tổn thương gan. Điều này thường làm cho lách to và số lượng tiểu cầu giảm, được gọi là giảm tiểu cầu. Bình thường tiểu cầu có số lượng từ 150-400 x 103/microlit. Nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan cho thấy tiểu cầu của bệnh nhân thấp hơn 150 x 103/microlit được coi là giảm tiểu cầu, có thể là bệnh nhân đang mắc bệnh xơ gan.

Nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan cho thấy tiểu cầu của bệnh nhân thấp hơn 150 x 103/ microlit được coi là giảm tiểu cầu.

Xét nghiệm chức năng gan cho chuyên gia biết về những bất ổn của gan, là bước “khoanh vùng”quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, chúng không thể xác định được bệnh gan cụ thể, cũng như dự đoán được sự tiến triển của bệnh. Các hạng mục xét nghiệm chức năng gan trên chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với một số xét nghiệm khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ.

Các điểm xét nghiệm chức năng gan:

Hà Nội: bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai.

TPHCM: Bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện, Trung tâm Y khoa Hòa Hảo, Bệnh Viện Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

Mức giá xét nghiệm chức năng gan khoảng từ 200.000VND – 300.000VND.

Lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng gan

Không uống bất kỳ loại thuốc nào trước khi đi xét nghiệm

Tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

Không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

Chỉ Số Các Xét Nghiệm Chức Năng Gan Nói Lên Điều Gì

Gan được coi là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể. Gan đảm nhân hơn 500 chức năng cùng một lúc trong đó chức năng quan trọng nhất của gan là chức năng bài tiết và kích thích bài tiết, chức năng chuyển hóa, khử độc và chuyển hóa thuốc. Vì vậy việc bảo vệ gan là một điều cần thiết. Những thói quen hằng ngày của chúng ta như ăn uống không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá,… sẽ làm tổn thương gan nghiêm trọng. Khi cơ thể bệnh nhân có những biểu hiện như ngứa, chán ăn, mệt mỏi thì bệnh nhân nên thực hiện các xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra sức khỏe của gan. Vây c hỉ số các xét nghiệm chức năng gan nói lên điều gì?

Xét nghiệm chức năng gan là gì

Xét nghiệm chức năng gan là một xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi sự tiến triển của bệnh gan, phản ánh tình trạng hoạt động của gan hoặc những tổn thương gan. Các xét nghiệm chức năng gan giúp kiểm tra nồng độ của một số enzyme và protein trong máu, nhanh chóng phát hiện những bất thường trong gan.

Các xét nghiệm chức năng gan không thể xác định được những bệnh cụ thể của gan. Theo các bác sĩ chuyên khoa gan để xác định bệnh cụ thể của gan thì bệnh nhân cần có xét nghiệm chuyên sâu và đặc biệt hơn. Đồng thời việc chẩn đoán bệnh gan cần có kết quả chẩn đoán hình ảnh, như siêu âm gan, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ thường dùng để quan sát hình ảnh gan. Tuy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ chỉ định những xét nghiệm thích hợp nhất với bệnh nhân.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

– Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

– Các xét nghiệm khác.

Mục đích của Chỉ số các xét nghiệm chức năng gan

– Phát hiện sớm các bệnh về gan

– Theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh như viêm gan virus hoặc một số bệnh viêm gan khác để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hiện đang áp dụng.

– Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

– Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là bệnh xơ gan.

Ý nghĩa các xét nghiệm chức năng gan.

AST (Aspartate Transaminase): Giúp chuyển hóa alanine, một axit amin quan trọng trong cơ thể. Giống như ALT, AST trong máu người bình thường luôn thấp. Khi kết quả AST tăng, đó là một dấu hiệu cảnh báo về tổn thương gan hoặc bệnh gan. Chỉ số trung bình của AST là khoảng 0 – 40 UI/L, nếu chỉ số AST vượt cao hơn 40 UI/L có nghĩa là tình trạng tổn thương ở gan rất nghiêm trọng.

– Nếu chỉ số ALT AST tăng gấp 5 đến 10 lần bình thường thì có thể bệnh nhân đang bị viêm gan cấp tính. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng sau đó sẽ giảm dần và bình thường trở lại.

– Nếu chỉ số ALT AST tăng liên tục trong 6 tháng thì khi đó bệnh nhân có thể bị viêm gan mãn tính khi này bệnh nhân cần theo dõi để xác định chính xác bệnh của mình.

– Nếu chỉ số ALT AST tăng cao những ALT tăng cao hơn 100 lần thì có thể bệnh nhân bị viêm gan do ngộ độc.

– Nếu chỉ số ALT AST tăng cao những AST tăng cao 5 lần thì bệnh nhân có thể bị viêm gan mãn hay xơ gan do rượu.

Chỉ số trung bình của ALP là khoảng 53 – 128 UI/L, khi chỉ số ALP tăng cao thì có thể cảnh báo tình trạng tổn thương gan và một số bệnh lý về xương khớp.

Albumin và tổng số protein

Albumin là một trong những protein sản xuất trong gan. Những protein này giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác. Mức albumin và protein thấp là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh gan.

Chỉ số trung bình của albumin là khoảng 35 -55 g/L. bởi gan có khả năng dự trữ rất lớn và thời gian phá hủy albumin kéo dài (khoảng 3 tuần) nên lượng albumin máu chỉ giảm mạnh trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng. Ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng albumin giảm còn do bị thoát vào trong dịch báng.

Bilirubin được sản xuất từ ​​hemoglobin. Hemoglobin là một hóa chất trong hồng cầu được thải ra khi các tế bào máu đỏ vỡ ra. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết qua phân. Nồng độ bilirubin cao có thể cho thấy gan bị tổn thương hoặc bệnh gan.

– Chỉ số Bilirubin toàn phần là khoảng 5.1 – 19 mg/dL. Khi Gan phát sinh ra triệu chứng viêm, hoại tử ,nhiễm độc dẫn đến Chỉ số Bilirubin toàn phần tăng cao

– Chỉ số Bilirubin trực tiếp là khoảng 0.0 – 5.1 mg/dL. Khi bệnh nhân mắc các bệnh như vàng da tắc mật, ung thư tuyến tụy, viêm gan và các hội chứng ứ mật do các nguyên nhân khác… có thể khiến Chỉ số Bilirubin trực tiếp tăng cao.

– Chỉ số Bilirubin gián tiếp là khoảng 5 – 12 mg/dL. Chỉ số Bilirubin gián tiếp tăng cao trong trường hợp lão hóa các tế bào máu đỏ bị phá hủy, sau đó sản sinh ra huyết cầu tố.

GGT (Gamma-glutamyltransferase):

GGT là một enzyme trong máu. Khi nồng độ GGT tăng, cảnh báo về tổn thương gan hoặc tổn thương ống mật. Chỉ số tung bình của GGT là khoảng 7 – 32 UI/L, nếu chỉ sô GGT tăng cao chứng tỏ bệnh nhân có thể bị bệnh gan mật tiên phát., Bệnh gan nhiễm mỡ ở người không nghiện rượu., Viêm đường mật xơ hóa tiên phát, Bệnh gan do rượu, U gan,..

Xét nghiệm đông máu:

gan tạo ra protein cần thiết cho đông máu. Rối loạn chức năng gan không thể sản xuất đủ chất đạm và do đó làm chậm máu đông máu. Do đó, xét nghiệm đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng của một số bệnh gan.

Những lưu ý khi bệnh nhân xét nghiệm chức năng gan như :

– Không dùng thuốc trước khi đi xét nghiệm: không dùng kháng sinh, thuốc lao, viêm phổi về tinh thần … vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Ăn chay: Có những bài kiểm tra cho kết quả chính xác chỉ khi người đó ăn chay trong 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ.

– Tránh rượu, thuốc lá: Không chỉ nhanh, người kiểm tra cũng cần tránh sử dụng chất kích thích vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán chính xác.

– Đối với xét nghiệm máu: thời điểm tốt nhất để lấy máu là vào buổi sáng. Ăn chay, không uống nước ngọt, sữa, nước ép trái cây, rượu, trà, cà phê, trong vòng 12 giờ trước khi xét nghiệm máu.

Nếu có những thắc mắc xin vui lòng liên hệ Số Hotline: hoặc nhấn vào bản tư vẫn bên dưới các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong chúng tôi sẽ nhanh hồi âm.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/