Hồng Cầu Là Gì? Các Chỉ Số Xét Nghiệm Hồng Cầu

1. Đặc điểm của hồng cầu

Hồng cầu là các tế bào không nhân có hình dạng như đĩa lõm hai mặt, được sinh ra trong tủy xương, lưu hành trong máu thực hiện các chức năng sống và bị phá hủy trong lách. Đời sống trung bình của các tế bào hồng cầu khoảng 120 ngày.

Hồng cầu đảm nhiệm chức năng chính là vận chuyển oxy từ phổi tới các mô nhờ hemoglobin chứa trong tế bào.

Sản xuất hồng cầu được kích thích bởi một hormon do thận bài tiết là erythropoietin, nồng độ hormone sẽ tăng khi có tình trạng thiếu oxy.

Hình 1: Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt thực hiện chức năng chính là vận chuyển oxy trong cơ thể

Có thể gặp các hình thái bất thường của hồng cầu trong trường hợp cơ thể mắc bệnh lý bằng cách quan sát trên tiêu bản giọt máu đàn. Một số hình thái bất thường của hồng cầu bao gồm:

– Hồng cầu hình bia: hồng cầu có hình bia bắn, vùng trung tâm đậm màu được bao quanh bởi vùng nhạt màu. Thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia, thiếu máu thiếu sắt.

– Hồng cầu hình giọt nước: hồng cầu có hình dạng như giọt nước hay quả lê. Thường thấy ở những người bị bệnh Thalassemia.

– Hồng cầu hình răng cưa: phía ngoài hồng cầu có các răng cưa ngắn, đều nhau và nhạt màu hơn phía trong. Gặp trong trường hợp tăng ure máu, thiếu máu tan máu.

– Hồng cầu hình cầu: hình tròn, không có khoảng trắng ở trung tâm, đậm màu hơn so với các hồng cầu bình thường. Gặp trong truyền máu hay bệnh hồng cầu hình cầu.

– Ngoài ra có thể gặp các hồng cầu to nhỏ kích thước khác nhau, các mảnh vỡ hồng cầu khi cơ thể có thiếu máu.

Hình 2: Các hình dạng bất thường của hồng cầu gặp trong một số bệnh lý mắc phải

2. Các chỉ số trong xét nghiệm hồng cầu

Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: số lượng hồng cầu, thể tích khối hồng cầu (Hct), lượng huyết sắc tố (Hb), thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu.

Các chỉ số này được sử dụng để xác định sự bình thường hay bất thường của dòng hồng cầu, bao gồm số lượng và kích thước của hồng cầu, lượng huyết sắc tố tổng và lượng huyết sắc tố trung bình chứa trong hồng cầu cũng như đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố này.

Các xét nghiệm này cho phép đánh giá mức độ thiếu máu và phân loại thiếu máu.

– Số lượng hồng cầu: đếm số lượng hồng cầu giúp đánh giá khả năng hoạt động của tủy xương và hỗ trợ chẩn đoán một tình trạng bệnh lý trên lâm sàng.

Giá trị bình thường :

+ Với nam: 4.3 – 5.7 T/L.

+ Với nữ: 3.9 – 5.0 T/L.

– Thể tích khối hồng cầu (Hct): cho biết tỷ lệ giữa khối hồng cầu trong máu toàn phần.

Giá trị bình thường: 0.37 – 0.42 L/L.

– Lượng huyết sắc tố (Hb): tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng thiếu máu

Giá trị bình thường: 120 – 155 g/L.

– Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): giá trị này cho phép đánh giá kích thước trung bình hồng cầu. Nếu MCV tăng, hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường; nếu MCV giảm đi, hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường còn MCV trong giới hạn bình thường là hồng cầu có kích thước bình thường.

+ Giá trị tham chiếu: 85 – 95 fl.

– Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH): tính lượng hemoglobin có trong hồng cầu. Nếu MCH giảm chứng tỏ hồng cầu nhược sắc, nếu MCH trong giới hạn bình thường có nghĩa hồng cầu bình sắc.

+ Giá trị tham chiếu: 28 – 32 pg.

Hình 3: Xét nghiệm hồng cầu sử dụng máu tĩnh mạch được chống đông EDTA

– Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC): là hàm lượng hemoglobin trung bình trong một đơn vị máu.

+ Giá trị tham chiếu: 320 – 360 g/L.

Giảm nồng độ MCHC nghĩa là hồng cầu nhược sắc gặp trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt và Thalassemia, khi giá trị MCHC trong giới hạn bình thường là hồng cầu bình sắc.

MCH và MCHC giúp mô tả các loại thiếu máu gồm:

– Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường: khi lượng huyết sắc tố giảm, MCV, MCH và MCHC trong giới hạn bình thường. Thường thấy ở những người chảy máu.

– Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ: khi MCV, MCH và MCHC giảm. Thường gặp trong bệnh thiếu máu thiếu sắt, người bệnh Thalassemia, nhiễm độc chì.

– Thiếu máu bình sắc hồng cầu to: khi MCV tăng, MCH bình thường hoặc tăng và MCHC bình thường. Thường gặp trong thiếu máu do thiếu vitamin B12 và acid folic.

3. Các nguyên nhân làm sai lệch kết quả xét nghiệm hồng cầu

Các nguyên nhân có thể dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm như:

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Các yếu tố có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm bao gồm: độ tuổi, vị trí địa lý (người sống ở vùng cao), hoạt động thể lực, tình trạng thai nghén.

– Một số chỉ số có thể bị thấp giả tạo do có mặt yếu tố ngưng kết lạnh trong huyết tương hoặc cao giả tạo khi có tình trạng mất nước

– Một số thuốc làm tăng số lượng hồng cầu: Corticosteroid, cosyntropin, danazol, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

– Các thuốc làm giảm số lượng hồng cầu: acetaminophen, acyclovir, thuốc điều trị sốt rét, kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, thuốc tiêu fibrin,…

4. Xét nghiệm hồng cầu ở đâu?

Xét nghiệm hồng cầu là một xét nghiệm phổ biến, thường được chỉ định khi thực hiện kiểm tra sức khỏe hay để chẩn đoán một bệnh lý đang mắc phải. Xét nghiệm này được thực hiện ở hầu hết tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên bạn nên chọn những cơ sở uy tín an toàn để thực hiện xét nghiệm. Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên làm xét nghiệm ở đâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.

Hình 4: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy dành cho bạn

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm hoạt động khám chữa bệnh đã trở thành trung tâm xét nghiệm uy tín hàng đầu tại miền Bắc, được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, đội ngũ bác sĩ tâm huyết hết lòng vì người bệnh. Cơ sở trang thiết bị của bệnh viện bao gồm hệ thống máy móc hiện đại tiên tiến nhất. Kết quả được kiểm duyệt bài bản theo quy trình để đảm bảo kết quả đến tay bạn sẽ là tin cậy nhất.

Đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC xin vui lòng gọi điện đến số 1900565656 hoặc truy cập vào website của bệnh viện: chúng tôi để chúng tôi có cơ hội chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Các Chỉ Số Đánh Giá Chức Năng Thận

Bên cạnh gan, thận là cơ quan có chức năng thải độc quan trọng của cơ thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận là phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chỉ số nào của xét nghiệm máu là đánh giá chức năng thận.

1. Chỉ số đánh giá chức năng thận: ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết…

Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch…

2. Chỉ số đánh giá chức năng thận: Creatinin huyết thanh

Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.

3. Chỉ số đánh giá chức năng thận: acid uric máu

Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến…

4. Điện giải đồ

Chức năng thận suy giảm gây mất cân bằng các chất điện giải, gồm:

Sodium (Natri): Natri trong máu bình thường ở khoảng 135 – 145 mmol/L. Với người suy thận, nồng độ natri máu giảm do mất qua thận, qua da, do thừa nước hoặc mất qua đường tiêu hóa.

Potassium (Kali): Kali trong máu bình thường ở khoảng 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận cũng bị tăng Kali trong máu, do thận đào thải kém đi.

5. Một số xét nghiệm khác

Albumin huyết thanh: thông thường, chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương: là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Người mắc bệnh thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, canxi trong máu từ 2.2 – 2.6 mmol/L. Người bị suy thận kéo theo giảm canxi máu và tăng phosphate.

Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

Để được tư vấn kết quả xét nghiệm máu, khám thai và quản lý thai nghén tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Mẹ bầu có thể truy cập website: chúng tôi ; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Xét Nghiệm Bạch Cầu Giúp Đánh Giá Chỉ Số Bạch Cầu Trong Máu

Bạch cầu trong máu có vai trò phát hiện và tiêu diệt các vật lạ trong máu có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể. Xét nghiệm bạch cầu thường thực hiện kết hợp trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, cho biết số lượng, tình trạng và các bất thường ở bạch cầu nếu gặp phải.

1. Bạch cầu là gì? Có vai trò thế nào trong cơ thể?

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu người, giữ chức năng phát hiện và tiêu diệt các yếu tố lạ có nguy cơ gây bệnh xuất hiện trong máu khắp cơ thể. Không chỉ có 1 loại bạch cầu trong máu người, mà được phân thành các loại theo chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Bạch cầu trong máu, tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó. Có thể phân các loại bạch cầu như:

Bạch huyết bào -T (T-lymphocytes): điều khiển hệ miễn dịch, diệt siêu vi khuẩn và các tế bào ung thư.

Bạch cầu trung tính: tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm, xử lý các mô nếu bị tổn thương.

Bạch huyết bào – B (B-lymphocytes): sản sinh kháng thể.

Xét nghiệm bạch cầu thường nằm trong xét nghiệm phân tích máu

2. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu cần đưa ra các thông tin sau để đánh giá:

a. Số lượng bạch cầu WBC

Đây là chỉ số xét nghiệm máu cần thiết, cũng được đưa ra đầu tiên khi đọc kết quả tổng phân tích tế bào máu. Số lượng bạch cầu WBC là số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu.

Số lượng bạch cầu trong máu là thông tin xét nghiệm quan trọng

– Giá trị trung bình của WBC là 3.5-10.5 x `10^9 tế bào /L.

– Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn mức trung bình này thì là dấu hiệu bất thường, có thể do bệnh lí về máu hoặc yếu tố tạm thời ảnh hưởng.

– Số lượng bạch cầu thường tăng khi cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh lý bạch cầu, hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính. Ngược lại, số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể nhiễm virus, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy xương,…

b. Các chỉ số xét nghiệm khác

– Chỉ số NEUT (Bạch cầu trung tính Neutrophil)

Chỉ số này tăng cao nếu người bệnh bị nhiễm trùng, các tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính, dùng corticoid, stress,…

Chỉ số này giảm khi bị nhiễm virus, thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy hoặc hoặc hóa chất,…

– Chỉ số LYM (Bạch cầu Lympho – Lymphocyte)

Bình thường, giá trị LYM từ 19 – 48% (0.6-3.4 G/L).

Chỉ số LYM tăng trong trường hợp bệnh CLL, lao, bệnh Hogdkin, do nhiễm 1 số virus khác, nhiễm khuẩn mạn,…

Chỉ số giảm khi nhiễm HIV/AIDS, giảm miễn nhiễm, các ung thư, ức chế tủy xương do hóa chất trị liệu,…

Bệnh nhân ung thư bị giảm bạch cầu hạt

– Chỉ số MONO (bạch cầu Mono – Monocyte)

Bình thường, giá trị MONO từ 4 – 8% ( 0-0.9 G/L).

Chỉ số MONO tăng trong chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu dòng mono,…

Chỉ số MONO giảm trong trường hợp thiếu máu do ung thư các loại, suy tủy, sử dụng glucocorticoid,…

– Chỉ số EOS (Bạch cầu đa múi ưa acid – Eosinophil)

Bình thường, giá trị EOS từ khoảng 0 – 7% (0 – 0.7 G/L).

Chỉ số EOS tăng trong bệnh dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.

– Chỉ số BASO (bạch cầu đa múi ưa kiềm – Basophil)

Bình thường, giá trị BASO 0 – 2.5% (0 – 0.2G/L).

Giá trị này tăng trong Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt,…

– Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)

LUC có thể là các tế bào Lympho lớn hoặc các monocyte, các phản ứng hoặc các bạch cầu non. Giá trị LUC ở mức bình thường là 0 – 0,4% (0-0,4 g/l).

LUC tăng trong trường hợp: phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, sốt rét, nhiễm một số loại virus,… Không phải nhiễm loại virus nào cũng gây tăng số lượng LUC.

Một số virus gây tăng chỉ số LUC trong máu

3. Lưu ý khi xét nghiệm bạch cầu

Các kết quả xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm bạch cầu nói riêng cũng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe.

Khi xét nghiệm bạch cầu trong máu, cũng như xét nghiệm tổng phân tích máu, cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên là do sử dụng thuốc điều trị. Nếu đang uống thuốc điều trị, cần thông báo tới bác sỹ để tìm hướng tư vấn phù hợp và có thể dừng uống tạm thời để xét nghiệm. Không phải tất cả các loại thuốc đều làm ảnh hưởng đến kết quả, vì thế người bệnh cần thông báo trước khi tiến hành xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu có thể cần nhịn ăn

Thông thường, người bệnh trước khi xét nghiệm máu cần nhịn ăn từ 8 – 12 giờ để đảm bảo kết quả các chỉ số thu được là chính xác nhất. Xét nghiệm bạch cầu riêng biệt có thể không cần nhịn ăn nhưng nếu xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,… kết hợp thì bắt buộc phải nhịn ăn. Nhưng nếu chỉ xét nghiệm HIV, nhóm máu,… đơn thuần thì bệnh nhân không phải nhịn đói.

Hi vọng qua bài viết này, MEDLATEC đã giúp bạn đọc hiểu hơn về xét nghiệm bạch cầu, ý nghĩa và các chỉ số xét nghiệm. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.

Đánh Giá Chức Năng Thận Qua Chỉ Số Cystatin C

Gần đây một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng trị số cystatin C có thể đánh giá mức lọc cầu thận (GFR) cho kết quả chính xác hơn những thông số vẫn dùng trước đây.

Các thông số đánh giá mức lọc cầu thận và chức năng thận trong lâm sàng đã và đang sử dụng có thể là: đo độ thanh thải creatinin nội sinh, uớc tính theo Cockcroft & Gault và ước tính theo MDRD (Modification of Diet in Renal Disease).

Định lượng nồng độ: ure, creatinin/ (huyết thanh, huyết tương hoặc nước tiểu),.. Với những thông số trên cách đánh giá đôi khi có những sai biệt nhất định so với mức lọc thực của cầu thận. Độ thanh thải Inulin được xem là chính xác vì ít phụ thuộc vào khối cơ, khối mỡ thừa và những yếu tố khác.

Gần đây một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng trị số cystatin C có thể đánh giá mức lọc cầu thận (GFR) cho kết quả chính xác hơn những thông số vẫn dùng trước đây.

Người ta thấy cystatin C có trong máu, dịch não tủy, sữa và một lượng rất ít trong nước tiểu.

Chức năng của cystatin C:

Là điều hoà hoạt động của cystein protease, cụ thể là ức chế enzym này trong một số quá trình sinh học trong cơ thể. Ở người khoẻ mạnh với chức năng thận hoạt động tốt, cystatin C được lọc qua màng cầu thận và thận sẽ giữ lại cystatin C, glucose và một số chất khác trong quá trình lọc.

Đồng thời đào thải một số chất khác như ure, creatinin và một số chất hoà tan khác ra khỏi thận qua đường niệu quản xuống bàng quang và được bài tiết ra khỏi cơ thể đó là nước tiểu.

Do cystatin C luôn được sản xuất tại các tế bào trong cơ thể và được chuyển hoá tại thận (cystatin C không trở lại máu nữa) một cách đều đặn và như vậy nồng độ của cystatin C cũng luôn được giữ ở mức ổn định khi chức năng thận vẫn còn tốt và hoạt động đều đặn.

Trong trường hợp chức năng thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận suy giảm, những chất cần đào thải tăng lên trong máu trong đó phải kể đến như cystatin C .

Trị số bình thường của cystatin C:

Nồng độ trong huyết tương và huyết thanh cũng tương tự là 0,8- 2,5 mg/l.Trong dịch não tuỷ là 4-14 mg/l và trong nước tiểu với nồng độ rất nhỏ khoảng 0,03- 0,3 mg/l (trị số này có thể khác nhau do phân tích bằng các phương pháp khác nhau)

Từ các kết quả nghiên cứu trên lâm sàng phối hợp với các phòng xét nghiệm đã cho thấy: cystatin C là một protein trong huyết thanh mà có giá trị như một chỉ tố sinh học (biomarker) trong thăm dò chức năng thận, đặc biệt mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate – GFR). Tiện ích cho lâm sàng của cystatin C đến nay đã được xác nhận

2. Những ích lợi của cystatin C- một chỉ tố sinh học mới

Với các bệnh tại thận:

Trong một số trường hợp, trị số creatinin huyết thanh sẽ không phản ánh sự tương thích với tình trạng người bệnh trên lâm sàng (mặc dù không có sai sót trong kỹ thuật phân tích hoá sinh), ví dụ với một bệnh nhân mắc bệnh thận có kèm mắc bệnh xơ gan, bệnh béo phì, người dinh dưỡng kém hoặc người có khối cơ bị giảm nhiều,…

Trong những trường hợp này, cystatin C đặc biệt hữu ích giúp cho việc phát hiện sớm bệnh thận trong khi các thông số cũ như ure, creatinin, thanh thải creatinin có thể hầu như bình thường.

Trong các trường hợp các bác sĩ nghi ngờ chức năng thận của người bệnh bị suy giảm nhưng các kết quả thăm dò cũ như creatinin và mức lọc cầu thận cho thấy bình thường.

Sàng lọc bệnh thận tiềm ẩn ở những bệnh nhân trứơc khi chụp mạch thận (UIV) hoặc mạch máu có bơm thuốc cản quang

Hỗ trợ rất tốt cùng với các thông số khác như creatinin, độ thanh thải creatinin, mức lọc cầu thận trong sàng lọc và theo dõi tổn thương chức năng thận ở những bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương thận, người suy thận cấp và mạn.

Các bệnh ngoài thận:

Giúp ích trong đánh gía và theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ gia tăng các bệnh về tim mạch (rối loạn chuyển hoá lipid, béo phì, đái tháo đường,..) đột qụy và theo dõi chức năng thận ở người cao tuổi.

Với nhóm người có tích tụ các yếu tố nguy cơ cao về tim mạch đồng thời có trị số cystatin C cao sẽ có tỷ lệ mắc suy tim, đột qụy và thậm chí tử vong cao hơn hẳn so với các nhóm khác có cùng nguy cơ nhưng có trị số cystatin C ở mức trung bình hoặc thấp.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cystatin C:

Có một số phương pháp cũng như nguyên lý đo nồng độ cystatin C, nhưng một số nghiên cứu gần đây thường dựa theo nguyên lý đo độ đục miễn dịch. Cũng như trên đã đề cập, trị số tham chiếu của cystatin C có thể khác nhau do những phương pháp phân tích khác nhau.

Tốt nhất mỗi phòng xét nghiệm hoá sinh nên nghiên cứu để xây dựng cho mình một trị số tham chiếu cho thông số này để các bác sỹ lâm sàng có thể nhận định kết quả được thuận lợi hơn. Khi nhận định kết quả phải chú ý đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến trị số cystatin C.

Cystatin C có xu hướng tăng trong: bệnh viêm gan tiến triển, tràn dịch màng phổi, một số bệnh khớp, một số bệnh ung thư (nhưng nồng độ cystatin C không tỷ lệ với số lượng và kích thước khối u), chứng tăng homocystein máu ở những bệnh nhân ghép thận, dùng corticoid liều cao dài ngày,..

Nồng độ cystatin C có thể giảm khi bệnh nhân đang dùng thuốc cyclosporin

Tóm lại: một trong những ý nghĩa lâm sàng có giá trị là nồng độ cystatin C trong máu có khả năng phản ánh mức lọc cầu thận (GFR) mà không cần phải trải qua bước tính toán như thông số mức lọc cầu thận.

Cystatin C có thể giúp sàng lọc bệnh thận rộng hơn và sớm hơn trước cả khi trị số creatinin tăng. Có khả năng cảnh báo những nhóm có nguy cơ cao về bệnh tim mạch, đột qụy và suy giảm chức năng thận ở bệnh nhân là người cao tuổi.

Theo thuocthang

Cùng Danh Mục :

Chỉ Số Xét Nghiệm Creatinine Đánh Giá Chức Năng Thận

Các chỉ số xét nghiệm Creatinie

Để lấy được các chỉ số xét nghiệm Creatinie đánh giá chức năng thận, có thể thực hiện bằng cách lấy mẫu từCreatinin máu, Creatinin niệu và tính hệ số thanh thải (clearance) của creatinin theo công thức được lựa chọn.

1. Chỉ số Creatinin huyết thanh

– Nam: 0,7 -1,3 mg/dL hay 62 -115 μmol/L

– Nữ: 0,5 -1,0 mg/dL hay 44 – 88 μmol/L

– Trẻ em: 03 -1,0 mg/d L hay 26 – 88 μmol/L

2. Chỉ số Creatinin niệu

– Nam: 1-2 g/24h hay 20 – 25 mg/kg/24h.

– Nữ: 0,8 -1,5 g/24h hay 15-20 mg/kg/24h.

3. Hệ số thanh thải (clearance) của creatinin

– Nam: 80 -120 mL/min.

– Nữ: 70 -110 mL/min.

– Trên 70 tuổi: 50 – 90 mL/min.

4. Chỉ số Creatin huyết thanh

0,2 – 0,9 mg/dL hay 15-69 μmol/L

5. Chỉ số Creatin niệu

2-5 mg/kg/24h

6. Tỉ lệ creatin huyết thanh/ creatinin huyết thanh

– 5 tuổi: 1

– 6 tuổi: 0,4

– 16 tuổi: 0,1

Kết quả chỉ số xét nghiệm Creatinie đánh giá chức năng thận

– Kết quả chỉ số xét nghiệm Creatinie đánh giá chức năng thận ở những chỉ số trên thì có ý nghĩa là chức năng thận bình thường.

– Còn nếu chỉ số xét nghiệm Creatinie cho thấy tăng nồng độ creatinin huyết thanh thì nguyên nhân là do:

+ Suy thận nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù; Mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn; Dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp; Xuất huyết; Hẹp động mạch thận.

+ Suy thận nguồn gốc thận như bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường…; tổn thương ống thận do bị Viêm thận – bể thận cấp, Sỏi thận…

+ Suy thận nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, u biểu mô tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, khối u bàng quang, u tử cung…

– Còn nếu chỉ số xét nghiệm Creatinie cho thấy giảm nồng độ creatinin huyết thanh, có thể là do hòa loãng máu; hội chứng, tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp; tình trạng suy dinh dưỡng nặng; một số bệnh cơ gây teo mô cơ; có thai.

Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm Creatinie đánh giá chức năng thận khi nồng độ creatinin giảm cũng xuất hiện ở trong một vài bệnh lý khác như thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp và mạn tính, viêm bể thận – thận mạn; viêm bể thận – thận tái phát.

Đăng ký nhận tư vấn