Cấu Tạo Và Chức Năng Tuyến Giáp / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Cấu Tạo Và Chức Năng Tuyến Giáp

Hệ thống các tuyến nội tiết trong cơ thể bao gồm: tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến

cận giáp trạng, tuyến tuỵ, tuyến thượng thận, tuyến sinh sản, tuyến ức, tuyến tùng. Những

nghiên cứu gần đây còn cho thấy các mô nội tiết cư trú ở các cơ quan cũng có chức năng

nội tiết như dạ dày mô nội tiết tiết gastrin, lớp nội mạc tử cung có mô nội tiết sản xuất ra

Tuyến giáp trạng (gọi tắt là tuyến giáp) nằm ở hai bên đầu trước khí quản vòng sụn 1 – 3 xếp thành đôi, giữa có eo nhỏ.

Về cấu tạo tuyến giáp chia làm nhiều thuỳ nhỏ do vô số bào tuyến hợp thành. Mỗi một bào tuyến được xem như là một đơn vị tiết. Trong xoang bao tuyến có chứa chất keo do tế bào tuyến (một lớp tế bào biểu bì bao quanh bao tuyến) tiết ra. Bình thường chất keo bắt màu toan tính. Song mỗi loại động vật có độ toan kiềm khác nhau. Trong dịch keo có phức chất iodine chứa men phân giải protein.

Tuyến giáp được cung cấp máu nhiều nhất trong các tuyến. Theo Tchouevski thì toàn bộ lượng máu ở chó mỗi ngày qua tuyến giáp 16 lần, ở người 25 lần. Mỗi tế bào tuyến giáp đều có sợi thần kinh liên hệ trực tiếp với hệ thần kinh trung ương. Những sợi thân kinh này bắt nguồn khác nhau, từ các nhánh thần kinh giao cảm, thần kinh dưới lưỡi, thần kinh lưỡi hầu, thần kinh mê tẩu.

Tuyến giáp tiết hai hormon: Thyroxine và Thyrocalcitonine

– Sinh tổng hợp Thyroxine

Iodine vô cơ từ ống tiêu hoá đến gan rồi đến tuyến giáp. Dùng iodine 131 phóng xạ, chứng minh thấy khả năng đồng hoá iodine của tuyến giáp rất mạnh (gấp trên 80 lần so với các mô khác). Sau khi vào bao tuyến iodine vô cơ được chuyển thành iodine hữu cơ bằng một phản ứng oxygen hoá nhờ men peroxidase hoạt hoá. Hormon TSH (thyroid- stimulating – hormon) của thuỳ trước tuyến yên đã can thiệp vào ngay thời kì đầu đồng hoá và hữu cơ hoá iodine này của tuyến giáp. Iodine hữu cơ được gắn rất nhanh lên các phần tử thyroxine tạo thành thyrozine chứa 1 iodine và thyrozine chứa 2 iodine (viết tắt là T1, T2). Sau đó có sự ngưng tụ một phần hai phân tử T1 và T2 cho ra thyrozine chứa 3 iodine (gọi là T3), tri-iodo-thyroxine. Còn đại bộ phận là sự ngưng tụ 2 phân tử thyrozine chứa 2 iodine, làm thành T4 tức là thyroxine.Thyroxine sau khi được tổng hợp liền kết hợp với tiểu phân protein tạo thành phức chất thyro-globulin dự trữ trong xoang bao tuyến. Khi cơ thể cần thì dưới tác dụng của enzyme phân giải protein, được hoạt hoá bởi TSH, thyroxine được giải phóng vào máu để gây tác dụng. Hàm lượng thyroxine trong tuyến giáp gấp 100 lần trong huyết tương. Trong tuyến giáp có 98% iodine tồn tại trong phức chất thyroglobulin.

Sự tổng hợp này bắt đầu từ việc iodine hoá một số gốc Tyrosine (Tyr) ở protêin được gọi là thyroglobulin (phân tử lượng 650.000 Dalton). Sau đó nhờ một số enzyme protease các T3 và T4 sẽ giải phóng thành các hormon T3 và T4.

– Tác dụng sinh lý của Thyroxine

Ở những động vật cắt bỏ tuyến giáp hoặc bị nhược năng tuyến giáp thấy triệu chứng đầu tiên xuất hiện là giảm thân nhiệt, trao đổi cơ sở giảm 30 – 40%. Người ta cho rằng 40% nhiệt lượng cơ thể được sinh ra dưới ảnh hưởng của thyroxine. Do thân nhiệt giảm làm cơ thể suy yếu, dễ mỏi mệt khi hoạt động dù hoạt động nhẹ, sức chống rét và đề kháng bệnh tật kém.Tiêm thyroxine sẽ tăng tiêu thụ O 2 và tăng đào thải CO 2. Đó là nguyên tắc đo trao đổi cơ sở để thăm dò chức năng của tuyến này.

Kích thích sinh trưởng, phát dục

Đối với cơ thể non đang lớn, thyroxine có tác dụng kích thích sự sinh trưởng phát dục của cơ thể, nó thúc đẩy phát triển tổ chức, biệt hoá tế bào, đẩy nhanh sự biến thái từ nòng nọc thành ếch nhái. Xúc tiến sự phát triển bào thai. Nhưng thyroxine không làm cho cơ thể phát triển vô hạn độ. Cắt tuyến giáp làm động vật non ngừng sinh trưởng, xương bị cốt hoá sớm và trở thành động vật tí hon. Nhưng ưu năng tuyến giáp không làm cho con vật lớn khổng lồ.

Hệ thần kinh được phát triển hoàn thiện hay không, phần lớn chịu ảnh hưởng chi phối của tuyến giáp. Động vật bị cắt bỏ tuyến giáp, hoạt động của lớp vỏ đại não giảm sút, phản xạ kém. Thí nghiệm chứng minh rằng chó bị cắt bỏ tuyến giáp không thể thành lập được phản xạ có điều kiện. Cừu cắt bỏ tuyến giáp, tuy vẫn duy trì được phản xạ sống theo đàn nhưng chậm chạp.

Nhược năng và ưu năng tuyến giáp

Nguyên nhân do trong thức ăn, nước uống thiếu iodine. Biểu hiện điển hình đó là chứng phù niêm dịch, trao đổi cơ sở giảm, thân nhiệt hạ, tim đập chậm, đần độn kém linh hoạt các loại phản xạ đều yếu và kéo dài. Ở người xuất hiện bứu cổ (địa phương) hay bị run tay chân do thiếu nhiệt lượng, sợ rét, khả năng rụng trứng và thụ tinh kém sút; ở con vật có khi mất cả động dục. Bệnh bứu cổ ở người còn mang tính chất địa phương, thường xuất hiện ở những vùng rẻo cao do trong thức ăn, nước uống thiếu iodine.

Do tuyến giáp hoạt động quá mức, trao đổi cơ sơ tăng có khi gấp đôi, dẫn đến làm thân nhiệt tăng, tim đập nhanh. Ở người xuất hiện bứu cổ, lồi mắt, thể trọng giảm, hay hồi hộp xúc động, hay cáu gắt. Ở thỏ, mèo, gà bị mắc bệnh này, có hiện tượng rụng lông, sắc tố lông kém. Ưu năng tuyến giáp có khi xuất hiện do sinh lý, vào thời kỳ chửa hoặc do động vật, người sống ở vùng quá lạnh.

Năm 1963, Hissch và Munson chiết xuất được từ tuyến giáp chuột một hormon thứ hai có tác dụng hạ can xi huyết, được đặt tên là calcitonin. Đến năm 1967 thì chiết xuất được hormon này ở dạng tinh khiết và biết được cấu trúc của nó là một mạch peptid dài có trọng lượng phân tử 8.700 đơn vị oxygen.Tác dụng hạ can xi huyết phát huy ngay 20 phút sau khi tiêm cho động vật thí nghiệm và kéo dài đến 60 phút. Cơ chế của nó là tăng sự lắng đọng can xi từ máu vào xương, cũng có tác giả cho là nó làm tăng đào thải Ca theo nước tiểu. Tuy vậy ý kiến thứ nhất đúng hơn vì khi thí nghiệm ngâm xương ống chuột lang vào một dung dịch có chứa can xi, rồi giỏ calcitonin vào sau một thời gian thấy ống xương to ra và hàm lượng can xi trong dung dịch giảm xuống.

c. Điều hoà hoạt động tuyến giáp

Tuyến giáp được phát triển và hoạt động dưới ảnh hưởng của hormon TRF (thyroid – releasing hormon) tiết ra từ vùng dưới đồi, thông qua hormon TSH (thyroid – stimulating hormon) của thuỳ trước tuyến yên. Yếu tố xúc tác cho sự điều hoà này là nồng độ thyroxine trong máu. Khi thyroxine máu giảm sẽ tạo một liên hệ ngược dương tính làm tăng tiết TPF và TSH, kết quả làm tăng hoạt động tuyến giáp, tăng tiết thyroxine. Ngược lại khi thyroxine trong máu tăng thì nó liên hệ ngược âm tính ức chế bài tiết TRF, TSH, hoạt động tuyến giáp giảm, giảm bài tiết thyroxine. Hoạt động của vỏ não qua vùng dưới đồi, tuyến yên cũng ảnh hưởng đến tuyến giáp. Động vật luôn bị kích động, sợ hãi, lo âu hoặc ở xứ quá lạnh, tác động vào vỏ não xuống gây ưu năng tuyến giáp. Động vật thuộc loại hình thân kinh chậm chạp, cù lì, tuyến giáp cũng kém phát triển.

Cấu Tạo Và Chức Năng Tuyến Thượng Thận

Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận. Tuyến chia làm hai miên: miền tuỷ và miền vỏ. Mỗi miền tiết ra các loại hormon khác nhau. Miền tuỷ thuộc loại mô ưa crôm, miền vỏ thuộc loại tổ chức gian thận. Miền tuỷ chịu sự chi phối trực tiếp của thần kinh giao cảm. Những sợi giao cảm sau khi vào tuyến thì tạo thành bó thần kinh dày đặc ở dưới màng của miền tuỷ. Mỗi một sợi chi phối một số lượng tế bào ưa crôm nhất định. Sự chi phối thần kinh đối với miền tuỷ biến miền tuỷ thượng thận như là một hạch giao cảm lớn. Những sợi giao cảm vào miền tuỷ là sợi trước hạch.

Miền vỏ chia làm 3 lớp và tính từ ngoài vào trong là các lớp cầu, dậu, lưới và mỗi lớp tiết ra các loại hormon khác nhau.

Miền tuỷ thượng thận tiết ra 2 hormon, đó là adrenaline (epinephrin) và noradrenaline (norepinephrin). Năm 1901,Takanin và Aldroch đã điều chế được adrenaline dưới dạng kết tinh và đến năm 1904 đã có thể tổng hợp nhân tạo hormon này. Adrenaline là sản phẩm chuyển hoá của amino acid có tên là thyrosine. Sau đó một thời gian người ta tìm được noradrenaline. Đến năm 1949, cấu trúc hoá học của nó được xác định và nó chính là tiền thân của adrenaline.

Adrenaline (A) và noradrenaline (N) tồn tại đồng thời trong miền tuỷ thượng thận với tỷ lệ thông thường là A/N = 4/1. Trong trạng thái sinh lý bình thường mỗi phút ở chó có thể tiết ra 0,3-0,6 mmg adrenaline /1kg thể trọng.

Adrenaline làm tim đập nhanh, mạnh, tăng dẫn truyền hưng phấn cho tim. Noradrenaline ảnh hưởng đến tim không rõ. Đối với mạch máu và huyết áp thì ngược lại noradrenaline có tác dụng mạnh hơn nhiều so với adrenaline. Chỉ cần tiêm 1/10 vạn mmg noradrenaline cho 1 kg thể trọng chó, thỏ, người là có thể làm tăng huyết áp.

Cả adrenaline và noradrenaline đều gây co mạch, nhưng adrenaline chỉ gây co mạch máu da, còn noradrenaline gây co mạch toàn thân làm cho áp suất tâm thu và áp suất tâm trương đều tăng, sức cản ngoại vi cũng tăng làm huyết áp tăng mạnh. Adrenaline làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn, tăng áp suất tâm thu nhưng không ảnh hưởng đến áp suất tâm trương.

b. Đối với cơ trơn nội tạng

Cả hai hormon đều có tác dụng như nhau nhưng noradrenaline thì yếu hơn và cụ thể như sau:

Làm giãn cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, khí quản nhánh và bóng đái. Làm co hoặc dãn cơ trơn tử cung, và tác dụng này khác nhau từng loại động vật và trạng thái sinh lý. Làm co cơ phản xạ đồng tử mắt gây giãn đồng tử, làm co cơ dựng lông. Riêng Adrenaline làm co cơ trơn lá lách, gây co nhỏ lá lách (để tống máu vào hệ tuần hoàn khi cơ thể hoạt động, khi hưng phấn).Tăng bài tiết mồ hôi.

c. Đối với trao đổi đường

Cả hai hormon đều làm tăng đường huyết, nhưng tác dụng của adrenaline mạnh gấp 20 lần noradrenaline. Hormon nhóm này kích thích phân giải glycogen dự trữ ở gan thành glucose, làm tăng đường huyết. Ở cơ, nó xúc tác phân giải glycogen thành acid lactic. Làm tăng cao nồng độ acid lactic huyết. Cơ chế tác động thông qua AMP vòng như đã nói ở trên.

Adrenaline làm giảm bạch cầu ái toan. Tác dụng này của noradrenaline không rõ. Đối với hệ thần kinh trung ương Adrenaline làm tăng tính hưng phấn của hệ thần kinh trung ương. Nó kích thích sự tăng tiết ACTH của thuỳ trước tuyến yên. Từ đó kích thích hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận, làm tăng phản ứng phòng vệ của cơ thể. Adrenaline còn tăng khả năng xúc tác cho phản ứng ôxi hoá – khử trong cơ thể. Tác dụng của adrenaline và noradrenaline trên các cơ quan nó trên thường không bền vì chúng nhanh chóng bị phá huỷ bởi các enzyme aminoxidase, tyrosinase.

Trong điều kiện bình thường cắt miền tuỷ thượng thận không làm con vật chết. Nhưng cho động vật thí nghiệm vào phòng lạnh mà cắt thì con vật chết ngay vì nó không còn khả năng phản ứng đề kháng tích cực nữa.

e. Điều hoà hoạt động miền tuỷ thượng thận

Hoạt động của miền tuỷ thượng thận chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm. Những kích thích đau, lạnh, nóng, xuất huyết, vận động, thay đổi môi trường đột ngột đều tác dụng lên các thụ quan tương ứng, theo đường cảm giác vào thần kinh trung ương (tuỷ sống, hành tuỷ, vùng dưới đồi, vỏ não) lệnh truyền ra theo dây thần kinh nội tạng (sợi giao cảm trước hạch) đến kích thích miền tuỷ thượng thận tiết adrenaline và noradrenaline. Những thay đổi về nội môi như giảm huyết áp, hạ đường huyết cũng kích thích lên các thụ quan áp lực và hoá học trong thành mạch máu. Xung động thần kinh truyền vào các trung ương thần kinh nói trên, lệnh truyền ra theo đường giao cảm đến kich thích miền tuỷ thượng thận tiết ra hormon.

Miền vỏ tuyến thượng thận gồm 3 lớp đó là lớp cầu, lớp dậu và lớp lưới. Mỗi lớp tiết ra một loại hormon khác nhau và chúng có tác dụng khác nhau. Thần kinh chi phối miền vỏ cũng phát ra từ dây tạng lớn và tập trung chủ yếu ở lớp cầu, còn lớp dậu và lớp lưới chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hệ thống mạch quản của tuyến. Hormon miền thượng thận thuộc loại steroid có bản chất lipid. Hormon thuộc lớp cầu có tên chung là mineral corticoid gồm hai hormon là aldosterone và desoxy-corticosterone (DOC).

Tác dụng sinh lý của hai hormon này tham gia điều hoà trao đổi muối, nước bằng cách xúc tác cho quá trình tái hấp thu chủ động natri ở ống thận nhỏ (kèm theo clorua và nước) và tăng cường bài tiết kali.Tác dụng của aldosterone mạnh gấp 30 – 120 lần desoxy corticosterone. Do giữ natri kèm theo giữ clorua và nước, nên nếu nó được tiết nhiều sẽ gây hiệu ứng tích nước gian bào và có thể gây phù thũng. Mineral corticoid còn xúc tiến sự hấp thu natri ở dạ dày và ruột

Aldosterone cũng có tác dụng lên chuyển hoá đường nhưng hiệu quả không bằng hormon nhóm glucocorticoid của lớp dậu. Trong các bệnh gây phù thũng như các bệnh về gan, tim, thận thì lượng aldosterone trong máu tăng cao.

Hormon thuộc lớp dậu có tên chung là glucorticoid gồm 3 hormon quan trọng là cortisol, corticosterone và cortisone. Trong đó cortisol có hoạt tính mạnh nhất. Tác dụng sinh lý của nhóm hormon thể hiện ở các khía cạnh sau.

– Tác dụng lên trao đổi đường

Hormon thúc đẩy sự tạo hợp glucose và glycogen, làm tăng đường huyết, nhưng không phải từ glucid mà từ sự phân giải protein và lipid. Hormon thúc đẩy dị hoá protein, lipid đến acid axetic, rồi thông qua cầu axetyl-coA mà đi ngược con đường đường phân yếm khí để tạo hợp glycogen và glucose. Tiêm nhiều cortisol gây hiệu ứng tăng đường huyết và đường niệu là do cơ chế trên gây ra. Nhóm hormon này xét theo khía cạnh chức năng thì nó đối kháng với sự xuất tiết insulin bằng cách ức chế tế bào β của đảo tuỵ nên hiệu ứng đường huyết và đường niệu càng trầm trọng. Tác dụng tăng đường huyết cuả nhóm hormon này còn thông qua cơ chế hoạt hoá enzyme phosphatase kiềm ở thành ruột để làm tăng hấp thu glucose qua thành ruột; đồng thời làm giảm sự sử dụng glucose ở gan và cơ. Ức chế sự chuyển acid pyruvic vào chu trình Kreb và ức chế cả quá trình đường phân yếm khí. Hormon còn ức chế hoạt tính của enzyme hexokinase. Nếu tiêm insulin thì loại trừ được tác dụng và con đường đường phân sử dụng glucose vẫn tiếp tục.

– Tác dụng lên trao đổi protein

Glucocorticoid thúc đẩy sự phân giải protein để lấy nguyên liệu tạo hợp glycogen và glucose thông qua cơ chế hoạt hoá các enzyme tách và chuyển amin desaminase và transaminase, tạo thành các xeto acid để từ đó biến thành glucogen và glucose. Song nếu dùng liều thấp thì glucocorticoid lại xúc tác cho sự tổng hợp protein. Người ta thấy rằng sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận thì sự kết hợp S35 cystein vào protein bị giảm xuống. Nếu tiêm glucocorticoid thì khôi phục lại sự kếp hợp amino acid đó vào protein mô biểu bì da lông. Cắc bỏ tuyến thượng thận còn gây giảm sự kết hợp N-15 của glyxin vào protein gan và C-14 của lecine vào protein mô cơ.

– Tác dụng lên trao đổi lipid

Với liều vừa phải, glucocorticoid ức chế sự tích luỹ mỡ, tăng cường sự phân giải axit béo mạch dài làm giải phóng nhiều axit béo tự do trong máu. Một điều đáng chú ý là hormon thúc đẩy tạo hợp glucogen nhưng không làm chuyển hoá glucogen thành lipid.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khi tiêm liều cao và kéo dài hormon có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ axit béo bậc cao, kể cả những hạt mỡ nhũ tương qua thành ống tiêu hoá, kích thích đồng hoá lipid, gây hôị chứng béo phì vì cortisol.

Dùng nhiều glucocorticoid có thể gây tích natri và nước sinh phù thũng, vì vậy khi dùng cortisol nên ăn nhạt ở người trong bệnh nhược năng vỏ thượng thận có thể gây mất nhiều natri và nước.

– Tác dụng chống đỡ với những yếu tố stress

Glucocoriticoid của lớp dậu vỏ thượng thận cùng với adrenaline, noradrenaline của miền tuỷ có vai trò lớn trong phản ứng stress, hoạt động trong hệ thống vùng dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận. Cơ chế của phản ứng được trình bày như sau:

Cơ thể động vật và người thường xuyên chịu tác động bất thường của ngoại cảnh về các yếu tố như vật lý, hoá học, và sinh vật học khác nhau. Ví dụ: trời nóng, lạnh đột ngột, khi bị đánh đau, bị giật điện, bị ong đốt hoặc đột nhiên gặp kẻ thù hoặc thú giữ tấn công và ở người lúc cãi nhau, khi đợi lệnh xung phong ngoài mặt trận, khi hồi hộp đợi chờ điều gì sắp xảy ra, khi quá sung sướng được gặp lại người thân sau bao năm xa cách v.v.

Tất cả những yếu tố bất thường đó thường xuyên “chờ chực” đã kích thích vào cơ thể để và để thích ứng, cơ thể phải phát sinh hàng loạt những phản ứng phối hợp bằng hai giai đoạn đối kháng đó là đề kháng tích cực và đề kháng phòng ngự, gọi chung là phản ứng stress.

Giai đoạn đề kháng tích cực: Là giai đoạn xuất hiện đầu tiên, tức thời, nghĩa là xuất hiện nhanh, chấm dứt cũng nhanh, nhưng rất cần thiết, chủ động và thích ứng ngay còn gọi là đề kháng tích cực. Vỏ não ngay sau khi nhận được những kích thích mạnh của ngoại cảnh (thông qua các giác quan) phát xung động thần kinh đi xuống trung khu giao cảm cấp cao ở vùng dưới đồi (hypothalamus) và trung khu giao cảm cấp thấp ở trong sừng bên chất xám tuỷ sống. Từ các trung khu này, luồng xung động truyền theo các dây thần kinh giao cảm đến kích thích tăng cường hoạt động một số cơ quan như tim đập nhanh, hô hấp tăng, máu ngoài da co lại, huyết áp tăng, đồng tử giảm, lông dựng đứng.

Hiệu quả tác dụng của thần kinh giao cảm tăng lên gấp bội, làm các mô ưa crôm ở miền tuỷ thượng thận tăng tiết adrenaline và noradrenaline. Dưới tác dụng đồng thời của 2 loại hormon này trong máu, làm tăng trương lực cơ tim và tim được nuôi dưỡng tốt hơn. Nhịp tim và sức co bóp của tim tăng lên, tăng lưu lượng tuần hoàn máu, mạch máu não giãn, não được trợ sức để tăng hưng phấn và chỉ huy mọi hoạt động, mạch máu cơ vân giãn và tăng dinh dưỗng và hoạt động bắp thịt. Trong lúc đó mạch máu ngoài da và mạch máu nội tạng co lại, để điều hoà phân bố lượng máu, nhằm tiết kiệm năng lượng.

Adrenaline còn làm giãn nở phế quản để tăng lượng thông khí phổi, nó còn làm giảm đồng tử mắt để “nhìn rõ kẻ thù ” tập trung sự chú ý vào đối phương, đặc biệt nó làm co cơ dựng cơ lông để chống lạnh hoặc đe doạ kẻ thù. Một tác dụng quan trọng khác của adrenaline trong giai đoạn đề kháng tích cực này là huy động glucogen từ gan ra máu chuyển thành glucose để cung cấp tạo năng lượng, kịp thời nâng cao sức đề kháng tích cực của cơ thể.

Những biểu hiện bên ngoài của con vật như nhe răng khi mèo gặp chó, đỏ mắt tía tai, mồ hôi thoát đầy, thở dồn, đánh trống ngực như khi hai người cãi cọ, xung đột nhau, là những biểu hiện tình trạng căng thẳng của cơ thể, xuất hiện vào giai đoạn đầu của phản ứng stress.

Giai đoạn đề kháng phòng ngự: Có thể nói, ở giai đoạn đề kháng tích cực, cơ thể động vật và người khi gặp các stress, đã tung ra một cơ chế chống lại hiệu quả có thể để quyết giáng “một đòn phủ đầu vào đối phương” bước đầu ngăn chặn kẻ thù tấn công, nhưng chưa thẳng hẳn (trong trường hợp yếu tố stress có cường độ mạnh. Muốn tiếp tục “cuộc chiến” thì cơ thể phải biết bảo toàn, duy trì và bổ xung lực lượng vì “cuộc chiến đấu” còn phải kéo dài, phải tiếp tục ngay bằng giai đoạn đề kháng phòng ngự. Adrenaline sau khi đã tiêu tốn khá nhiều, liền tạo một mối quan hệ ngược dương tính lên vùng dưới đồi, để kích thích bài tiết yếu tố giải phóng CRF. Đến lượt mình, yếu tố này đi xuống thuỳ trước tuyến yên, kích thích bài tiết ACTH. Hormon này đi xuống kích thích miền vỏ thượng thận tiết glucocorticoid chất có hoạt tính mạnh nhất là cortisol, để tạo nên sức đề kháng phòng ngự của cơ thể. Tại sao cortisol lại có vai trò lớn như vậy? Vì chính cortisol có tác dụng làm giảm tính thấm của màng tế bào (trừ tế bào não). Ta biết rằng, tế bào cơ tiêu dùng glucose rất nhiều, nên việc ngăn cản glucose đi vào tế bào cơ là cách tiết kiệm năng lượng tốt nhất. Một cách khác, nhằm tiết kiệm glucose dùng vào việc thiêu đốt để tạo năng lượng, cortisol còn giúp tháo dỡ cả protein, chuyển nó thành glucose bổ xung cho quá trình huy động năng lượng.

Sự tăng tiết cortisol của lớp dậu vỏ thượng thận, một mặt tiết kiệm năng lượng cho cơ thể để kéo dài cuộc “đọ sức”, để cầm cự với địch thủ (yếu tố stress), mặt khác nó hạn chế chứng viêm, ngăn cản sự tiếp xúc kháng nguyên với kháng thể có tác dụng giảm khả năng nhiễm bệnh. Nếu như giai đoạn đề kháng tích cực xảy ra một cách kịch liệt, dồn sức, chi dùng nhiều năng lượng thì đề kháng phòng ngự sẩy ra một cách thầm lặng, kéo dài giúp cho cơ thể thoát được ” tai qua nạn khỏi ” và phục hồi trở lại bình thường. Nếu chuyển qua giai đoạn đề kháng phòng ngự rồi, mà cơ thể vẫn không thích ứng với stress, thì cơ thể sẽ lâm vào trạng thái suy kiệt. Có những trường hợp, khi đề kháng tích cực diễn ra quá kịch liệt, thì sau đó cơ thể sẽ bị suy kiệt và cơ thể động vật có thể chết ngay không kịp chuyển sang giai đoạn đề kháng phòng ngự. Thí dụ bị đánh đau quá, động vật có thể bị ngất đi. Hay trường hợp các vận động viên thể thao chạy quá sức, dừng lại đột ngột ngã lăn ra chết do tim ngừng đập, không phương cứu chữa. Trong y học và thú y, người ta tìm cách tránh giai đoạn đề kháng tích cực vì đôi khi quá kịệt sức và muốn để cơ thể động vật thích ứng kéo dài bằng đề kháng phòng ngự đặng vượt qua cơn hiểm nghèo.

Gây mê, gây tê trước khi mổ, tiêm thuốc chống đau khi bị tổn thương, hoặc cho uống thuốc ngủ để quên đi những cơn đau đều là những biện pháp áp dụng thực tiễn theo phương pháp đó.

Tác dụng chống viêm và dị ứng: Đây là tác dụng rất quan trọng của loại hormon này. Nó làm giảm bạch cầu ái toan nhưng lại làm tăng bạch cầu trung tính và kích thích sản sinh hồng cầu. Vì lý do đó cortisol có tác dụng mạnh trong việc hạn chế chứng viêm và dị ứng (nhất là đối với người).

Lớp lưới tiết ra nhóm hormon có tên chung là androcorticoit, bao gồm hormon dehydroandosteron, andrenosteron, androstendion và 11-hydroxy-androstendion. Tác dụng của chúng tương tự hormon sinh dục đực androgene (nhưng yếu hơn nhiều và ước chừng bằng 1/5 tác dụng của androgene ). Hormon nhóm này làm tăng đồng hoá protein bằng cách tăng tích luỹ nitơ. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng tăng tái hấp thu P , K, Na và CL lại trong cơ thể.Ở con đực lớp lưới chỉ tồn tại và hoạt động mạnh ở kỳ trước tuổi thành thục về tính. Đến tuổi này, do có hormon sinh dục thay thế, nên lớp lưới kém hoạt động và phần nào bị thoái hoá. Ở con cái, nếu có quá nhiều hormon lớp lưới sẽ làm cho con vật mang tính đực.

Điều hoà hoạt động miền vỏ thượng thận

– Điều hoà hoạt động lớp cầu

Trước đây người ta cho rằng hormon ACTH của thuỳ trước tuyến yên cũng ảnh hưởng luôn cả lớp vỏ thượng thận nhưng sau khi người ta thấy không phải hoàn toàn như thế. Mãi đến năm 1964 mới tìm được ở tuyến tùng tiết ra 2 chất, trong đó một chất làm tăng, một chất làm giảm hoạt động của lớp cầu, nhằm điều hoà hoạt động của lớp cầu. Ngày nay người ta xác định ảnh hưởng của ACTH đến lớp cầu chỉ ở mức duy trì sự phát dục của lớp cầu, còn hoạt động tiết hormon của nó chịu ảnh hưởng ít của ACTH. Sự thay đổi nồng độ của natri trong máu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lớp cầu và khi natri trong máu đi qua thận, kích thích cầu thận tiết renin, chất này biến angiotensinogen vô hoạt máu trong thành angiotenxin I, rồi thành anggiotenxin II hoạt động. Chất này vừa gây tăng huyết áp vừa kích thích lớp cầu tiết hormon aldosterone. Hormon này làm tăng tái hấp thu chủ động natri ở ống thận nhỏ để tiết kiệm ion này cho máu. Vòng tác dụng chung này gọi là hệ thống renin – angiotenxin – aldosterone. Nếu cơ thể mất nhiều muối natri và nước do ra mồ hôi nhiều sẽ làm tăng tiết aldosterone. Ngược lại nếu ăn nhiều muối thì sự tiết aldosterone giảm.

– Điều hoà hoạt động lớp dậu

Sự phát dục và hoạt động của lớp dậu miền vỏ thượng thận, chịu sự khống chế chặt chẽ của hệ thống dưới vùng dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận. Khi nồng độ glucocorticoid trong máu giảm sẽ kích thích vào cơ quan nhận cảm hoá học trong thành mạch máu, nhậy cảm nhất là ở cung động mạch chủ và túi động mạch cổ, luồng xung động thần kinh truyền vào vùng dưới đồi, gây tiết yếu tố giải phóng CRF. Yếu tố này, kích thích tuyến yên tiết ACTH. Hormon này đến lược mình nhập vào máu đến kích thích lớp dậu vỏ thượng thận tiết glucocorticoid cho đến khi nó đạt mức trung bình thì thôi. Khi nồng độ glucocorticoid trong máu tăng, theo cơ chế điều hoà liên hệ ngược, làm giảm tiết hormon này ở lớp dậu, cho đến khi đạt mức trung bình mới thôi. Giữa hai miền tuỷ và thượng thận cũng có mối quan hệ với nhau. Khi có những kích thích đột ngột gây phản ứng stress, trước hết miền tuỷ thượng thận tiết adrenaline và noradrenaline để tạo nên phản ứng đề kháng tích cực (như tăng nhịp tim, tăng đường huyết, tăng huyết). Sau đó chính adrenaline tạo một mối quan hệ ngược dương tích lên vùng dưới đồi, kích thích bài tiết CRF, để tăng bài tiết ACTH của thuỳ trước tuyến yên, từ đó làm tăng bài tiết cortisol ở lớp dậu miền vỏ tuyến thượng thận và tạo nên phản ứng đề kháng phòng ngự của cơ thể.

Tuyến Giáp: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể với chức năng chính là bài tiết các hormone T3 và T4. Các hormon này ảnh hưởng hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Quá nhiều hormone sẽ gây cường giáp, ngược lại, quá ít hormone sẽ gây nhược giáp. 

1. Hình thể tuyến giáp

Là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể.

Nằm ở phần trước của cổ, ở trước các vòng sụn khí quản trên và hai bên thanh quản, ngang mức các đốt sống C5-D1.

Là tuyến có nhiều mạch máu, có màu nâu đỏ, nặng khoảng 20 – 30g.

Kích thước thay đổi tuỳ từng người, nó tỷ lệ với cân nặng và tăng nhẹ theo tuổi. Kích thước trung bình:

•    Cao: 40 – 60 mm

•    Ngang: 10 – 20 mm

•    Dày: 20 mm

•    Thể tích: 10 ± 4 ml

Ở phụ nữ, tuyến giáp thường to hơn nam giới. Nó cũng thường to lên trong thời kì kinh nguyệt và thai nghén.

Tuyến giáp có 2 thuỳ bên nối với nhau bởi eo giữa. Các thuỳ thường không hoàn toàn cân đối nhau, thường bên phải to hơn bên trái.

Tuyến giáp di chuyển theo thanh quản khi nuốt. Đây là đặc điểm phân biệt bướu giáp với các bướu khác ở cổ.

2. Mạch máu và thần kinh chi phối tuyến giáp

2.1. Động mạch

Tuyến nội tiết này được cấp máu rất phong phú. Mỗi phút có từ 80 – 120 ml máu vào tuyến. Vì tuyến dễ di động nên khi tới tuyến các động mạch này chạy ngoằn nghèo. Chủ yếu có 2 động mạch cấp máu:

Động mạch giáp trên.

Động mạch giáp dưới.

Các tĩnh mạch tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thuỳ bên:

Tĩnh mạch giáp trên và giữa.

Tĩnh mạch giáp dưới.

Nếu có tĩnh mạch giáp dưới cùng thì thường đổ vào tĩnh mạch cánh tay đầu trái.

2.3. Thần kinh

Tách từ các hạch giao cổ và dây X (dây thanh quản trên và dây thanh quản dưới).

3. Chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp tiết 2 hormon chính: thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).

Cả 2 hormon này làm tăng chuyển hóa chất của cơ thể. Thiếu hụt hoàn toàn hormon T3, T4 thường làm cho chuyển hóa cơ sở giảm 40 – 50% dưới mức bình thường. Bài tiết T3, T4 quá mức có thể tăng chuyển hóa cơ sở tới 60%-100% trên mức bình thường.

Bài tiết hormone tuyến giáp được kiểm soát chủ yếu bởi thyroid- stimulating hormone (TSH) – được tiết bởi tuyến yên.

3.1. Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển

Hormone tuyến giáp có cả tác động chung và riêng lên sự phát triển.

Ở những trẻ bị cường giáp, phát triển cơ thể sẽ chậm lại. Ở những trẻ bị suy giáp thường xảy ra phát triển xương quá mức, làm cho trẻ có chiều cao hơn so với tuổi. Tuy nhiên, do trưởng thành nhanh hơn và cốt hóa sớm hơn, bé dậy thì sớm hơn và có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.

Ảnh hưởng quan trọng của hormone tuyến giáp là thúc đẩy trưởng thành và phát triển của não trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh. Nếu lượng hormone T3, T4 không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành của não trước và sau sinh sẽ chậm lại, não sẽ nhỏ hơn bình thường. Nếu không được điều trị bằng liệu pháp hormon thích hợp, trẻ sẽ có thể phải sống trong tình trạng thiểu năng trí tuệ suốt cuộc đời.

3.2. Ảnh hưởng lên chuyển hóa các chất

3.2.1. Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate

Tăng khả năng thu nhận glucose tế bào.

Phân giải glycogen nhiều hơn.

Tăng tạo đường mới.

Tăng hấp thu vào ống tiêu hóa.

Chính sự tăng này kéo theo tăng bài tiết insulin để làm giảm glucose máu.

3.2.2. Tác dụng lên chuyển hóa chất béo

Chất béo được huy động nhanh chóng từ các mô mỡ, làm giảm chất béo dự trữ trong cơ thể.

Tác dụng lên mỡ trong máu và trong gan:

Tăng hormon giáp làm giảm nồng độ cholesterol, phospholipids, và triglycerides trong huyết tương, mặc dù nó làm tăng acid béo tự do.

3.2.3. Tăng nhu cầu vitamin

Do hormon tuyến giáp làm tăng rất nhiều enzyme của cơ thể và các enzyme cần vitamin, nên hormon giáp làm tăng nhu cầu các vitamin.

3.2.4. Ảnh hưởng đến các vấn đề khác

(1) Giảm trọng lượng cơ thể

Tăng một lượng lớn hormone giáp hầu hết luôn làm giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng này không luôn luôn xảy ra bởi hormone giáp cũng làm tăng sự ngon miệng, có thể cân bằng với mức độ chuyển hóa. Giảm một lượng lớn hormone giáp cũng có thể tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể.

(2) Tăng dòng máu và lưu lượng tim

Tăng chuyển hóa ở mô làm cho mức sử dụng oxy nhiều hơn bình thường. Vì vậy làm tăng tuần hoàn máu. Nhu cầu thải nhiệt từ cơ thể tăng lên làm tỉ lệ dòng máu ở da đặc biệt cũng tăng.

(3) Tăng nhịp tim

Hormone giáp có tác dụng tăng nhịp tim rõ hơn là tăng lưu lượng tim. Nhịp tim là 1 dấu hiệu hay dùng để đánh giá sự bài tiết hormone giáp là quá mức hay giảm đi.

(4) Tăng sức co bóp của tim

Tác dụng này tương tự như tăng sức co bóp của tim khi sốt nhẹ và khi tập luyện. Tuy nhiên khi hormone giáp tăng lên rõ rệt, sức co bóp cơ tim giảm đi và có thể dẫn đến suy tim về sau.

(5) Tăng huyết áp tâm thu

Huyết áp trung bình nhìn chung vẫn bình thường. Áp lực tâm thu tăng lên 10 – 15 mmHg trong cường giáp và áp lực tâm trương giảm tương ứng.

(6) Tăng hô hấp

Tăng mức chuyển hóa, tăng sử dụng oxy. Những tác dụng này kích thích làm tăng tần số và cường độ hô hấp.

(7) Tăng nhu động đường tiêu hóa

Tăng sự ngon miệng. Đồng thời, tăng tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động đường tiêu hóa. Vì vậy cường giáp thường dẫn đến tiêu chảy. Trong khi đó, thiếu hụt hormone giáp có thể gây táo bón.

(8) Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Hormone giáp làm quá trình hoạt động của não tăng: rất dễ kích thích và có khuynh hướng rối loạn thần kinh chức năng, như là lo lắng quá mức, hoang tưởng. Ngược lại, thiếu hụt hormone giáp làm não hoạt động trì trệ.

(9) Ảnh hưởng lên chức năng cơ

Tăng nhẹ hormone giáp thường làm cơ tăng phản ứng. Nhưng khi lượng hormon được bài tiết quá nhiều, cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ.

Mặt khác nếu thiếu hormon giáp cơ trở nên chậm chạp, giãn ra chậm sau khi co.

(10) Run cơ

Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ưu năng tuyến giáp là run cơ (biên độ nhỏ, tần số nhanh 10 – 15 lần /giây – khác trong bệnh Parkinson biên độ lớn, tần số chậm).

(11) Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Bởi tác dụng của hormon giáp lên hệ thống cơ và hệ thần kinh trung ương, một người cường giáp thường có cảm giác mệt mỏi liên tục, kích thích, khó ngủ. Ngược lại, trạng thái ngủ gà là đặc trưng của nhược giáp. Có khi người suy giáp ngủ 12 – 14 tiếng/1 ngày.

(12) Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác

Tăng hormone giáp làm tăng mức độ bài tiết của một vài tuyến nội tiết khác, mà còn tăng nhu cầu hormon của mô. Ví dụ:

Tăng mức độ chuyển hóa glucose ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và vì thế gây ra tăng bài tiết insulin tương ứng bởi tụy.

Hormone  giáp cũng tăng glucocorticoids của tuyến thượng thận.

(13) Tác dụng của hormon giáp lên chức năng sinh dục

Để chức năng sinh dục bình thường, bài tiết của tuyến giáp cần trong khoảng bình thường. 

Ở nam giới: thiếu hormone giáp có thể mất dục tính, bài tiết quá nhiều hormon thỉnh thoảng gây ra bất lực.

Ở phụ nữ: thiếu hormone giáp thường gây ra cường kinh, rong kinh, đôi khi có thể kinh nguyệt không đều và thậm chí là vô kinh. Cường giáp: thường gặp kinh thưa và đôi khi xảy ra vô kinh.

Suy giáp dẫn đến giảm mạnh ham muốn tình dục cả nam và nữ.

4. Các bệnh lý tuyến giáp

4.1. Các bệnh lý gây cường giáp

4.1.1. Cường giáp do tăng sự kích thích

Bệnh Basedow (bệnh Graves).

Thai trứng hoặc choriocarcinoma (carcinoma đệm nuôi). U quái giáp buồng trứng (struma ovarii).

Ung thư tuyến giáp.

Adenom thùy trước tuyến yên tiết quá nhiều TSH.

Ngoại trừ adenom thùy trước tuyến yên, tất cả các trường hợp còn lại đều có nồng độ TSH thấp do bị ức chế bởi lượng hormon tuyến giáp quá nhiều lưu hành trong máu.

4.1.2. Cường giáp tự chủ

Một phần mô chủ tuyến giáp tự tăng sinh và trở nên cường chức năng. Hậu quả là sự kiểm soát từ tuyến yên bị ức chế, mô chủ giáp ở ngoài vùng tổn thương cũng bị ức chế theo.

Bướu tuyến giáp đơn nhân hoặc đa nhân có cường giáp.

Viêm tuyến giáp. Bao gồm viêm bán cấp, viêm tuyến giáp có đau, viêm tuyến giáp thầm lặng, viêm tuyến giáp sau sinh.

Hiện tượng iod-Basedow.

Do dùng thuốc (amiodaron), hormon tuyến giáp.

4.2. Các bệnh lý gây suy giáp

4.2.1. Suy giáp tiên phát có tuyến giáp to

Suy giáp mắc phải

Viêm tuyến giáp Hashimoto (viêm tuyến giáp tự miễn type 2A).

Thiếu hụt iod (bướu cổ địa phương).

Do dùng một số thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp hoặc giải phóng thyroxin. Ví dụ: lithium, ethionamid, sulfamid, iod.

Yếu tố sinh u trong thực phẩm hoặc do ô nhiễm môi trường.

Các cytokin (interferon α, interleukin 2).

Tuyến giáp thâm nhiễm (amyloidosis, sarcoidosis, cyetinosis, cleroderma).

Suy giáp bẩm sinh

Khiếm khuyết vận chuyển và huy động iod.

Thiếu hụt bẩm sinh enzym tham gia tổng hợp hormon tuyến giáp.

Thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng thyroglobulin.

Khiếm khuyết tổng hợp hoặc huy động thyroglobulin.

4.2.2. Suy giáp không có tuyến giáp to

Suy giáp mắc phải

Bệnh tuyến giáp Hashimoto (viêm tuyến giáp tự miễn type 2B).

Sau điều trị bằng phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp hoặc xạ trị bệnh ác tính ngoài tuyến giáp.

Suy giáp bẩm sinh

Thiểu sản hoặc loạn sản tuyến giáp.

Khiếm khuyết thụ thể của TSH.

Bất thường protein Gs của tuyến giáp (giả suy cận giáp typ 1a).

TSH không đáp ứng không rõ nguyên nhân.

4.2.3. Suy giáp thoáng qua sau viêm tuyến giáp

Gặp ở người bệnh sau viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp có đau hoặc viêm giáp sau sinh.

4.2.4. Suy giáp mắc phải do tuyến giáp bị phá hủy

Cấu trúc hormon tuyến giáp bị phá hủy do u.

4.2.5. Suy giáp nguồn gốc trung ương

Suy giáp mắc phải

Do tổn thương tuyến yên (thứ phát).

Bệnh lý vùng dưới đồi.

Suy giáp bẩm sinh

Thiếu hụt hoặc bất thường cấu trúc của TSH.

Khiếm khuyết thụ thể tiếp nhận TSH.

4.2.6. Suy giáp do đề kháng hormon tuyến giáp

Kháng hormon giáp nói chung.

Kháng hormon giáp ưu thế tại tuyến yên.

Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, hệ tiêu hóa. Bạn nên định kỳ khám sức khỏe tổng quát (bao gồm khám tuyến giáp) để phát hiện tình trạng bệnh lý tuyến giáp và khắc phục kịp thời.

Bác sĩ Trần Hoàng Nhật Linh

Bệnh Tuyến Giáp Và Nguyên Nhân Gây Suy Giảm Chức Năng Tuyến Giáp

Bệnh tuyến giáp có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh bệnh nhân

Thuốc trừ sâu

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm nông nghiệp có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn những phụ nữ làm nghề khác. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, có tới 60% các loại thuốc trừ sâu đang có mặt trên thị trường có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Đặc biệt, các loại thuốc trừ nấm hại, thuốc diệt cỏ là những sản phẩm đã được nghiên cứu, có thể làm giảm chức năng tuyến giáp.

Thuốc trừ sâu độc hại với cơ thể, trong đó có tuyến giáp

Đậu nành

Phytoestrogen trong protein đậu nành ức chế peroxidase – một loại enzyme để oxy hóa iod của tuyến giáp. Vì vậy, đậu nành có thể làm gián đoạn chức năng tuyến giáp bình thường, khiến tuyến giáp không có đủ lượng iod để sử dụng, ức chế chức năng sản xuất hormone tuyến giáp.

Nên đọc

Florua

Theo một số nghiên cứu khoa học, 2 – 5mg florua mỗi ngày trong khoảng thời gian một tháng sẽ khiến chức năng tuyến giáp suy giảm chức năng nghiêm trọng. Florua hiện có nhiều trong các loại kem đánh răng, nước uống, nước súc miệng để ngăn ngừa sâu răng nhưng hiện tại đã có nhiều nhà khoa học đứng ra phản đối điều này. Florua có hại cho hoạt động của tuyến giáp.

Halogen

Halogen là nhóm nguyên tố phi kim loại như clorua, brom, iod,astatin, florua có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuyển hóa iod thành các hormone của tuyến giáp. Nhóm halogen có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể qua thực phẩm và nước mỗi ngày. Bản thân iod cũng nằm trong nhóm halogen nên có những đặc điểm tương tự với các nguyên tố trong nhóm khác, khiến cơ thể khó lọc tách iod để hấp thu.

Nhựa và các đồ vật bằng nhựa gần như đã có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Ngoài những tiện ích mà nó mang lại, đồ nhựa là kẻ thù của môi trường và sức khỏe tuyến giáp. Một hóa chất có tên là antimon trong nhựa cũng gây tổn thương tuyến giáp nếu bạn dùng đồ nhựa để bảo quản thực phẩm. Nồng độ của antimon trong những thực phẩm này cao hơn mức cho phép tới 2,5 lần.

Tiêu Bắc H+ (Theo naturalnews)