Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7A. PHẦN MỞ ĐẦU1) Lý do chọn đề tài:Năm học 2009- 2010 với quyết tâm thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy và học của thầy và trò. Đảm bảo hướng dẫn và tích cực hoá hoạt động dạy và học, tạo sự chuyển biến thực sự về việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng của chương trình học. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và làm cho các em yêu thích môn học này. Đó là lý do để tôi chọn đề tài khoa học này. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:Trong những năm gần đây, tình hình học sinh học yếu môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Các em cảm thấy chán nản khi học môn học này bởi nhiều lý do khác nhau. Đây là vấn đề mà hầu như các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán đều quan tâm và trăn trở làm thế nào để chất lượng môn Toán được nâng lên và làm thế nào để các em yêu thích môn học này.Chúng ta đã biết môn Toán là một môn khoa học tự nhiên, để học tốt bộ môn này đòi hỏi các em không những chăm học mà cần phải biết tư duy sáng tạo. Do xã là một vùng có nền kinh tế tương đối khó khăn, cha mẹ các em chủ yếu làm nghề nông nên chưa có sự quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học. Bên cạnh đó các em ngoài
việc học trên lớp thì về nhà các em phải phụ giúp gia đình trong công việc nhà như làm mộc, khảmø . . . vốn thời gian học của các em đã ít nay càng ít hơn. Nhưng khi các em đầu tư cho việc học của mình thì nguồn tài liệu giúp các em trong công việc học tập cũng còn nhiều hạn hẹp. Thầy cô, bạn bè ở xa nên có những vấn đề khó khăn trong việc học, những vấn đề các em chưa hiểu, chưa rõ các em lại càng không biết hỏi ai. Vốn đã học yếu nay lại càng học yếu hơn. Thực tế năm học chất lượng môn Toán ở khối 7 cụ thể như sau:II. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:1. Tồn tại:– Học sinh đến lớp ít thuộc bài cũ và làm bài tập về nhà.– Trong giờ học trên lớp học sinh còn thụ động, ít tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức.– Chất lượng môn Toán 7 của học sinh ở những năm học trước chưa cao, dẫn đến các môn học khác cũng có chất lượng thấp.– Đạo đức của học sinh ngày càng đi xuống, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Vì vậy rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo.
Giải một bài toán, tiếp thu một kiến thức mới tức là học sinh đã trải qua các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa. Do đó trong quá trình học toán học sinh luôn luôn phải suy nghĩ để hành động tìm ra giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề chiếm lĩnh kiến thức mới. Quá trình đó đã rèn luyện khả năng phát triển tư duy trí tuệ ở học sinh. Phải nói môn Toán là môn học đòi hỏi học sinh phải hoạt động, chịu khó suy nghĩ nhiều. Từ đó góp phần phát triển tư duy rất mạnh so với các môn học khác.Phần nhiều học sinh học tốt môn Toán thì học tốt các môn học khác. Bởi lẽ các em đã có những khả năng tư duy toán học thì cũng có thể đủ khả năng để hiểu các vấn đề khác. Qua môn Toán đã rèn lại cho các em những đức tính: Chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác, suy luận chặt chẽ … có phương pháp làm việc khoa học, sắp xếp thứ tự hợp lý trước sau để giải quyết vấn đề. Đó là đặc trưng nổi bật của môn Toán trong nhà trường phổ thông.2. Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo : Việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường cũng là một mặt quantrọng trong công tác giáo dục đào tạo, nó đi song đôi với việc dạy kiến thức cho học sinh. Hai mặt này có tác động qua lại, quan hệ với nhau trong quá trình học tập.Một học sinh có hạnh kiểm tốt tức là biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, biết học hỏi giúp đỡ bạn bè … Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giúp học sinh học tập tốt. Trái lại, một học sinh ít chịu nghe lời thầy cô giáo, không chăm chỉ trong học tập, không học hỏi ở bạn bè, trong lớp thường gây ồn ào mất trật tự sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập tiến bộ của các em. Vì vậy hạnh kiểm cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập cho học sinh. Đó cũng
2Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7là một tác động mạnh mẽ để học sinh học tập tiến bộ, nắm kiến thức vững chắc. Đặc biệt, môn Toán cần có sự cố gắng liên tục từ đầu đến cuối để có nền tảng vững vàng học tập tốt các lớp sau này.Một học sinh đã học tốt những môn học nói chung và môn toán nói riêng, tức là học sinh đó đã nắm được các kiến thức tương đối chắc từ đó gây cho học sinh hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh có thể tự nhận thức, nhận biết đượcviệc học là cần thiết, đôi khi trở thành nhu cầu tìm tòi, học hỏi. Đó cũng là một yếu tố tích cực để rèn luyện cho học sinh có hạnh kiểm tốt: Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và nghe lời thầy cô giáo.Từ các ý trên ta thấy việc dạy cho học sinh nắm vững chắc kiến thức toán học cũng là một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong nhà trường. Làm sao trong quá trình dạy học chúng ta không để cho học sinh có chiều hướng bị tụt hậu về kiến thức vì như vậy thường kéo theo tụt hậu về hạnh kiểm. Chúng ta, với tinh thần trách nhiệm của mình cố gắng giúp học sinh có chiều hướng phát triển liên tục, vững chắc. Từng bước trong quá trình dạy học cũng là đã rèn luyện hạnh kiểm đi song song trong quá trình học tập của từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới đảm bảo tính giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS hình thành nhân cách các em vào giai đoạn ban đầu.3.Kế hoạch dạy ở lớp:Vấn đề dạy một tiết Toán đạt tốt, học sinh nắm vững kiến thức của một tiết học thì việc đầu tư vào một giáo án là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Do đặc điểm của môn Toán là một môn học rất gần gũi với thực tế đời sống nên người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ sự kết hợp, gắn bó của Toán học với cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận, chiếm lĩnh tri thức mới. Với phương pháp dạy học mới hiện nay, chúng ta cần thiết kế một hệ thống câu hỏi logic, gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới. Từ đó kiến thức mới sẽ được học sinh khắc sâu , nhớ lâu và sẽ gây hứng thú trong học tập.Dạy môn toán cần dạy cho học sinh nắm chắc các khái niệm, các qui ước, các ký hiệu, các tính chất … Nó là mấu chốt để học sinh khỏi mơ hồ, lẫn lộn giữa cái này với cái khác, có suy nghĩ lệch lạc, quan niệm tách rời xa với thực tế đời sống. Chẳng hạn, dạy về chu vi một hình, học sinh phải biết chu vi một hình là gì ? Tại sao hình vuông lại lấy (cạnh x 4) còn chu vi hình chữ nhật lại tính (dài + rộng )x2… Các vấn đề đó rất gần gũi với đời sống, nếu chúng ta không để ý tới thì đôi khi học sinh chỉ thực hành một cách máy móc, rập khuôn các công thức do vậy mau quên, kiến thức Toán học không được sâu sắc.Khi dạy Toán cần có đồ dùng dạy học trực quan, nếu có điều kiện cần phát huy mặt này. Chẳng hạn khi dạy bài ” Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác ” từng học sinh phải có thước thẳng để học sinh nắm chắc cách đo, kích thước của mỗi đơn vị độ dài, một tam giác bằng giấy, mảnh giấy kẻ ô vuông; giáo viên cũng cần chuẩn bị các dụng cụ như: Thước thẳng, tam giác, giấy kẻ ô vuông… Khi dạy tiết thực hành ngoài trời xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được, giáo viên phải chuẩn bị giác kế để học sinh biết giác kế là gì ? Đặt giác kế tại điểm A vạch theo đường xy vuông góc với AB tại A, ta phải đặt giác kế ra sao, dùng thước dây xác định E là trung điểm của AD trên mặt đất như thế nào ?…
3Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7Để tạo tình huống gây trí tò mò cho học sinh khi dạy chứng minh định lí ” Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800“, giáo viên phải chuẩn bị thước đo góc và bảng phụ có vẽ sẵn các tam giác có nhiều hình dạng khác nhau. Vào đầu tiết học giáo viên cho lần lượt một số học sinh lên đo các góc của tam giác. Gợi ý cho các em phát hiện một điều thú vị là ” Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800 “. Lúc này đặt vấn đề cần thiết chứng minh điều thú vị đó.Vì vậy đầu tư vào việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cho một tiết dạy là hết sức cần thiết để học sinh hiểu được kiến thức một cách sâu sắc, sát với thực tế, hiểu được các kiến thức đó có được do đâu ? Dựa trên cơ sở nào ?… Còn rất nhiều các vấn đề khác nếu được đầu tư chu đáo sẽ tạo nên một tiết học hấp dẫn, dễ học và gây hứng thú cho học sinh trong học tập.Một vấn đề cần thiết nữa đặt ra là khi dạy một tiết học người giáo viên phải nắm bắt kịp thời số học sinh hiểu bài và chưa kịp hiểu bài. Từ đó có biện pháp giúp đỡ số học sinh chưa kịp hiểu bài. Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập; bằng những câu hỏi trọng tâm, cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh; chú ý đến học sinh yếu, cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học; bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó, từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra người giáo viên phải tính đến việc kiểm tra một lúc được nhiều học sinh; nhất là yêu cầu tối thiểu những nội dung cần đạt được. Chẳnghạn khi dạy bài ” Luỹ thừa của một số hữu tỉ” giáo viên phải đưa ra một số bài tập nâng cao dần như sau:Thực hiện các phép tính sau:a) 23 b) (- 5)3
µ µ0 080 ; 45A B= =Với bài tập này học sinh vận dụng trực tiếp định lí 1 và định lí 2 để giải: Bài tập 1: Áp dụng định lí 1, ta có: Trong:ABC AB BC AC∆ < <hay 2cm < 4cm < 5cm
⇒ AC < AB < BC Qua bài tập này giáo viên rút ra nhận xét cho học sinh thấy: Trong một tam giác nếu biết độ dài ba cạnh của tam giác thì ta có thể so sánh ba góc của tam giác đó và nếu biết số đo hai góc của một tam giác thì ta có thể so sánh ba cạnh của tam giác đó.Sau khi học sinh nắm được bài tập này, giáo viên cho một bài tập nâng cao hơn như sau:Ba bạn Hạnh, Nguyên, Trang đi đến trường theo ba con đường AD, BD, CD ( hình vẽ sau). Biết rằng ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng và ·ACD
là góc tù. Hỏi ai đi xa nhất, ai đi gần nhất ? Hãy giải thích ?5CBAMột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7
Để giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giúp học sinh yếu, giáo viên có thể tạo ra các cặp học tập khá yếu. Trong những lúc rãnh rỗi, trong những giờ giải lao, kể cả ở nhà chỗ nào chưa hiểu bạn yếu có thể hỏi bạn khá. Khi đã tổ chức làm thì phải có những hình thức tuyên dương điển hình, khuyến khích thi đua với nhau, có kiểm tra việc tiến bộ của học sinh yếu với mục đích các em đều học được môn Toán và có phong trào học tập sôi nổi.Tóm lại trong quá trình dạy học sự nhiệt tình, chịu khó, tinh thần trách nhiệm của người giáo viên là đều không thể thiếu được để dạy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Nhưng đó cũng chỉ là một mặt, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học sinh đạt chất lượng cao. Phải có sự kết hợp, vận dụng sáng tạo trong phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học mới hiện nay. Người giáo viên cần chú ý trong từng trường hợp, từng đối tượng học sinh để học sinh tự lực của mình có điều kiện phát triển khả năng tư duy, chiếm lĩnh kiến thức.4.Kế hoạch ra bài tập về nhà:Môn Toán là môn học rất cần đến việc thực hành, luôn luôn phải có sự kết hợp với nhau giữa lý thuyết và thực hành. Qua thực hành mới củng cố được lý thuyết, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển tư duy. Ở phạm vi SGK sau mỗi bài học đều có một lượng bài tập để học sinh thực hành, luyện tập nhưng đôi khi còn ít, hệ thống bài tập chưa đủ cho học sinh yếu tập làm quen từ những bài tập rất dễ để từng bước nâng dần giải những bài tập khó hơn. Do đó trong từng tiết dạy người giáo viên có thể ra thêm bài tập tùy tình hình lớp học để học sinh có điều kiện tiếp xúc với khâu thực hành và nội dung bài tập phong phú hơn.Những số tiết cơ bản trong chương trình rất cần thiết. Vì vậy vấn đề luyện tập thật nhiều để học sinh nhớ lâu, củng cố lý thuyết được bền vững là rất cần thiết. Nếu khâu thực hành làm ít thì rõ ràng kiến thức chóng quên hơn, lí thuyết không được khắc sâu đậm nét. Chẳng hạn khi dạy cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ ở học sinh lớp 7, cần có lượng bài tập thật nhiều để qua bài tập học sinh mới được khắc sâu kiến thức. Khi dạy học sinh mới giải toán hình, nếu học sinh ít giải bài tập, ngại thực hành
8Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7báo về gia đình kịp thời những sai sót, … của học sinh cho gia đình biết. Từ đó gia đình cho biết ý kiến, giáo viên mới dò theo ý đó mà xử lý phù hợp Tất cả những kế hoạch phối hợp nêu trên giúp chúng ta giáo dục các em một cách toàn diện. Phải có mối liên kết với nhau giữa tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình đó là phương pháp đánh bao vây vào một mục tiêu, chỉ có con đường bị tê liệt và hòa vào quỹ đạo. Buộc các em phải cố gắng vươn lên trong học tập bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo, việc học trở thành rất cần thiết cho các em mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích.IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:– Sau khi áp dụng chuyên đề này thì kết quả học kì I môn Toán khối 7 năm học 2009 – 2010 đạt kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu KémC. KẾT LUẬN
Trong tình hình chất lượng học sinh hiện nay tất cả các môn nói chung và môn Toán nói riêng, học sinh yếu kém càng ngày càng nở ra, học sinh khá giỏi càng ngay bị co lại. Là người giáo viên đứng trước tình hình đó phải trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân chính, cơ bản dẫn đến kết quả nêu trên, để có biện pháp thích đáng, hữu hiệu, tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng dần chất lượng, đảm bảo yêu cầu của cấp trên.Theo tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học không thể chỉ xét đến một mặt nào đó mà phải nhìn trên quan điểm toàn cục, đồng bộ trên mọi mặt. Về phía giáo viên phải có sự nhiệt tình, phải có năng lực, phải có đầu tư cao cho từng tiết dạy. Về phía học sinh đã đi vào quỹ đạo nội quy, trật tự, kỉ cương của lớp học, của nhà trường hay chưa ? Một điều cần thiết trước tiên để dạy đạt chất lượng là phải xây dựng một tập thể lớp có tổ chức, có kỉ cương, tất cả các thành viên đều hoạt động theo quỹ đạo đó. Nếu một phần tử nào đó chưa hòa mình vào quỹ đạo kịp cũng buộc đầu quay theo quỹ đạo để trở thành một lớp học có nề nếp, im lặng, trật tự. Giáo viên vào lớp tự nhiên thấy hứng thú, hưng phấn, say mê trong công tác dạy học của mình.Trong thời gian tới bản thân sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ, nhiều hơn nữa những gì đã trăn trở trước tình hình chất lượng môn Toán hiện nay. Làm sao các em đều học được môn Toán, môn Toán trở thành một môn học rất gần gũi với các em. Các em không ngại giải bài tập, xem đó là khâu thực hành cần thiết để giúp các em phát triển tư duy, trí tuệ, tính chịu khó, cần cù, làm đến nơi đến chốn không bỏ dở giữa chừng. Tính suy luận logic, chính xác, chặt chẽ là cơ hội để rèn luyện bản thân, rèn luyện nhân cách của con người bước vào tương lai đầy niềm tin và hy vọng. 9Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 710