Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Sinh Giỏi / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

3 Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Sinh Giỏi

GD&TĐ – Năm học 2000-2001, Trường THCS Thị trấn Sông Thao (Cẩm Khê, Phú Thọ) sáp nhập với Trường Chuyên Sông Thao và mang tên Trường THCS Thị trấn Sông Thao cho đến ngày nay. Hiện nay, nhà trường phải thực hiện 2 nhiệm vụ đó là: Bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng đại trà.

Một lớp học của của Trường THCS Thị trấn Sông Thao. Ảnh: Trung Toàn

Từ những kết quả đã đạt được trong những năm qua và điều kiện thực tế của nhà trường, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi (HSG).

Thứ nhất: Chi bộ đảng, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường; phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, phát hiện và xây dựng nguồn HSG từ đầu lớp 6.

Có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG như giảm các công tác kiêm nhiệm, động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh đạt giải cao trong các kì thi.

Thứ hai: Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HSG, rút kinh nghiệm năm trước để đề ra các giải pháp cho năm tiếp theo; khơi dậy sự say mê, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bồi dưỡng.

Phân công giáo viên bồi dưỡng phải có khả năng phát hiện để lựa chọn những học sinh có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo.

Thứ ba: Giáo viên dạy có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học phù hợp bộ môn, là người biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tạo niềm say mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập, thắp sáng những ước mơ, khát khao, tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh.

Giáo viên bồi dưỡng HSG hướng dẫn học sinh cách học, không chỉ học ở thầy cô mà còn biết học ở bạn, học trên sách vở, tài liệu, các kênh thông tin, trên thực tế cuộc sống.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu phù hợp như: các sách tham khảo, tài liệu trên mạng…. Qua đó, hình thành thái độ học tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh…

Giáo viên cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo viên chủ nhiệm để động viên, thúc đẩy học sinh tích cực học tập.

Mặt khác, giáo viên cần tôn trọng sự lựa chọn của học sinh và cần có những định hướng để các em phát huy được năng khiếu và niềm đam mê của mình.

Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi

Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Trong nhiều năm qua, ngành GD và ĐT tỉnh luôn xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành GD và ĐT tỉnh nhiều năm liền được công nhận là đơn vị xuất sắc toàn quốc. Thành tích học sinh giỏi của tỉnh trên trường thi quốc gia, quốc tế luôn đứng trong tốp đầu cả nước.

Thầy và trò Trường THCS Hải Lý (Hải Hậu) trao đổi về bài học trước giờ lên lớp.

Có được kết quả trên, UBND tỉnh, ngành GD và ĐT và các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh các năm học diễn ra thành công; qua đó, lựa chọn học sinh xuất sắc nhất tham gia thi học sinh giỏi các môn văn hóa. Sở GD và ĐT chỉ đạo các nhà trường tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi văn hóa trên nền kiến thức cơ bản vững chắc. Ngay từ đầu mỗi năm học, ban giám hiệu các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 10, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm, phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại. Ban giám hiệu các trường chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng lựa chọn học sinh có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển. Giáo viên bồi dưỡng luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, đồng thời có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, biết tạo cho học sinh động cơ thái độ học tập đúng đắn, niềm say mê yêu thích và hứng thú trong học tập; thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện; thực hiện phương châm “dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao”; thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy – dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát. Sau mỗi bài tập nâng cao, giáo viên đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý cho học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn; hướng dẫn học sinh cách tự học, tự nghiên cứu; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết năng lực của mình. Tuy nhiên, việc thành công không chỉ phụ thuộc vào thầy cô giáo mà phần lớn phụ thuộc vào mức độ quyết tâm và tư chất của từng học sinh. Do vậy, các nhà trường luôn kiên định mục tiêu giáo dục toàn diện, bồi dưỡng học sinh giỏi trên nền kiến thức cơ bản vững chắc; chú trọng các mục tiêu về chuyên môn và đề ra các mục tiêu cụ thể; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của trò; xây dựng chuẩn của một giờ dạy; trong đó đánh giá cao việc tạo hứng thú và phát triển tư duy học sinh; dạy kiến thức để hình thành phương pháp và rèn luyện tư duy, trên cơ sở đó, học sinh tự vận động để tiếp nhận kiến thức mới; khuyến khích giáo viên, học sinh đa dạng hóa các hình thức dạy và học như: chuyển giao chuyên đề, tập dượt nghiên cứu, học từ xa, học qua giao lưu… Các hình thức học tập trên được học sinh hưởng ứng và có tác dụng tốt. Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT chất lượng cao của tỉnh như: Trần Hưng Đạo, A Hải Hậu, Lý Tự Trọng, Giao Thủy, Tống Văn Trân, bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đòi hỏi nhiều công sức của cả thầy và trò, đặc biệt, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các nhà trường. Đặc biệt, tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều năm liền nhà trường đứng ở tốp đầu toàn quốc về số lượng, chất lượng học sinh giỏi, nhiều môn đạt giải đồng đội, giải cá nhân. Có được kết quả đó, nhà trường đã xây dựng được chiến lược phù hợp, kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có phương án động viên kịp thời để các đội tuyển đạt thành tích cao nhất. Các thầy, cô phụ trách đội tuyển đổi mới phương pháp dạy học, khơi dậy niềm đam mê học hỏi, sáng tạo, bồi dưỡng khả năng tự học, khí chất sáng tạo của các em để tạo bước đột phá trong công tác bồi dưỡng. Trước mỗi kỳ thi, học sinh trong các đội tuyển được tư vấn chuẩn bị thật tốt sức khỏe, dồn hết trí lực, tâm lực cho kỳ thi để có được phong độ cao nhất, luôn sáng suốt và thăng hoa trong những giờ phút quyết định để có kết quả như mong muốn. Với những nỗ lực của toàn ngành GD và ĐT, những năm gần đây, tỉnh ta có tỷ lệ học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia chiếm trên 80% số học sinh dự thi, thuộc tốp đầu toàn quốc. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh ta đã có 19 lượt học sinh đoạt giải Olympic quốc tế, trong đó có 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng. Năm học 2019-2020, tỉnh ta có 78/93 học sinh đoạt giải quốc gia với 4 giải Nhất, 22 giải Nhì, 27 giải Ba, 25 giải Khuyến Khích và giành được 1 Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế, 1 Huy chương Đồng Olympic Toán học quốc tế. Năm học 2020-2021 tỉnh ta có 77/92 học sinh đoạt giải quốc gia ở 11 môn thi với tỷ lệ học sinh đoạt giải 83,69%.

Kết quả trên thể hiện sự quyết tâm của các nhà quản lý giáo dục, của các thầy, cô giáo trong việc nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy và cũng thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của các em học sinh.

Hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian tới, bên cạnh giáo dục các môn văn hóa, các nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, những sân chơi trí tuệ để học sinh được học hỏi, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10, lớp 11 và có hình thức khen thưởng đối với học sinh có giải; có chế độ động viên, khuyến khích, kịp thời đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có thành tích cao. Làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu với địa phương để tuyên truyền vận động nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi./.

Bài và ảnh: Minh Thuận

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Sinh Học Cấp Thcs

Chất lượng ở các lớp học thường thấp và không ổn định. Thực tế là đầu năm học chất lượng rất thấp, cuối năm học chất lượng được nâng lên rõ rệt nhưng sau 2 tháng nghỉ hè tất cả lại quay về điểm xuất phát. Hiện tượng này vẫn lặp đi lặp lại nhiều năm nay nhưng chưa có cách giải quyết hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy , học tập và đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên như sau:

* Về phía giáo viên:

– Có thể phương pháp dạy học chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau( lớp có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.

– Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản , các kĩ năng cần thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các các dữ liệu kiến thức, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận, liên hệ thực tế….

– Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề cao quá mức đối với học sinh, dẫn tới hiện tượng: Dạy lướt (nghĩ học sinh nắm được rồi), thích chữa bài tập khó bỏ qua bài tập dễ, trung bình, mà không chú ý tới khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh.

– Chưa tạo được không khí học tập thân thiện vì yêu cầu cao của giáo viên . Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.

* Về phía học sinh:

– Chất lượng đầu vào thấp. Chẳng hạn một số em vào lớp 6 khả năng đọc ,viết, tính toán chưa thành thạo.

– Có quá nhiều lỗ hổng kiến thức vì vậy HS dễ chán nản và không ham thích học tập.

– Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề ở các môn học.

– Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.

* Về phía phụ huynh:

– Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế. Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sịnh yếu không bao giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà trường.

– Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.

– Thông thường, phần kiểm tra bài cũ được giáo viên tiến hành ở đầu giờ. Đây là việc làm theo đúng tiến trình dạy học.

– Tuy nhiên, sự lặp đi lặp lại cách làm đó sẽ khiến học sinh nhàm chán, đôi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho học sinh trong suốt tiết học hôm đó.

– Theo tôi giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự căng thẳng không đáng có.

– Ví dụ : Khi dạy mục I bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân (Sinh 8) , giáo viên có thể treo tranh phóng to về Cấu tạo trong của ruột non. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa; kiểm tra kiến thức của học sinh về cấu tạo của ruột non, sau đó nhận xét và cho điểm.

– Trong một giờ học, nếu ngay từ phần vào bài giáo viên đã tạo ra sự hứng thú cho học sinh, chắc chắn trong những phút tiếp theo, các em sẽ hào hứng hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức.

– Do đó phần vào bài có vai trò quan trọng đến hoạt động dạy cũng như kích thích quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong một tiết dạy.

– Kinh nghiệm của tôi để có cách dẫn dắt vào bài mới hấp dẫn hơn là: Mở đầu bằng một câu chuyện vui; mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh; hay mở đầu bằng một câu chuyện li kì, hấp dẫn…

– Một điều cần lưu ý là: đặt vấn đề hay góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho bài học, tạo hứng thú cũng như làm cho không khí học tập trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý đến thời gian cho phần vào bài để tránh ảnh hưởng đến thời lượng dành cho bài mới.

– Trong hoạt động dạy học luôn đòi hỏi sự tương tác qua lại thường xuyên giữa thầy và trò. Một trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu là các em phải có cảm giác thoải mái.

– Trong quá trình giao tiếp với học sinh, giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương, nhưng khi cần vẫn phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái. Vì nếu quá dễ dãi, học sinh không kính nể sẽ rất khó dạy; quá nghiêm khắc, học sinh sẽ bị ức chế khó tiếp thu bài học.

– Hơn ai hết, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với công tác giáo dục. Khi cảm thấy mình được tôn trọng có nghĩa là các em sẽ thêm phần tự tin vào bản thân mình, sẽ đáp lại bằng thái độ tôn trọng, yêu quý đối với thầy cô, nhờ đó mà cũng sẽ yêu thích hơn bộ môn những thầy cô giáo đó đang giảng dạy.

– Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần quan tâm đến những học sinh chậm tiến của lớp, quan tâm nhắc nhở các em học bài và chỉ cách học bài cho học sinh; kịp thời khen ngợi khi học sinh tiến bộ.

– Ví dụ, có em học sinh chậm tiến lần thứ nhất kiểm tra bài cũ chỉ được 3 điểm, nhưng lần thứ hai được 5 điểm, giáo viên cần khen ngợi để học sinh cảm thấy mình có tiến bộ, từ đó sẽ cố gắng nhiều hơn.

– Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong sách giáo khoa, kết hợp nghiên cứu những tài liệu tham khảo khác như sách giáo viên, sách giải bài tập sinh học, chuẩn kiến thức kĩ năng,… để chỉ ra được mục tiêu chính là những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hướng học sinh tìm hiểu và đạt được.

– Tiếp theo, giáo viên xác định số lượng hoạt động, hình thức tổ chức và nội dung các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ở trên.

– Tuy nhiên, để hướng đến sự thích thú, say mê của học sinh với mỗi hoạt động đó thì giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức phù hợp nhất, làm sao để học sinh phát huy tối đa khả năng và hiểu biết của bản thân, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với tập thể.

– Trong quá trình thiết kế, giáo viên nên có sẵn những dự kiến và phương án giải quyết cho những tình huống không theo ý muốn có thể xảy ra để có thể chủ động điều chỉnh nhằm tránh sự lúng túng, kéo dài thời gian, thậm chí là không đạt được các mục tiêu đã đề ra.

– Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên không thể bỏ qua vai trò của các đồ dùng, phương tiện dạy học. Việc lựa chọn được những đồ dùng phù hợp và có chất lượng không chỉ làm tăng hiệu quả của việc khai thác, phát hiện kiến thức mà còn tạo ra sự thích thú cho học sinh.

– Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị những đồ dùng nhất định. Khi được tự chuẩn bị, học sinh sẽ phải nghiên cứu tài liệu để hiểu về vấn đề được giao tức là các em đã được học tập thêm một lần nữa.

– Ví dụ: Khi sử dụng tranh vẽ “Thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt” (hình 26- SGK, trang 85, sinh 8) để khai thác phát hiện kiến thức mới, giáo viên phải hướng học sinh chỉ ra được: Vì sao ống A lại có độ trong không đổi? Vì sao ống B lại có độ trong tăng lên và vì sao ống C và D lại có độ trong không đổi! Từ đó, hướng học sinh đến kết luận về hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt.

– Tổ chức dạy học theo nhóm sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn”: Để tiến hành kĩ thuật này, giáo viên chia học sinh thành nhóm (4 người/nhóm), mỗi người ngồi vào một vị trí đã được sắp xếp. Mỗi nhóm được nhận một tờ giấy có chia các ô dành cho hoạt động của từng cá nhân, ở giữa là ô trống dành cho kết quả chung của nhóm sau khi đã thống nhất ý kiến.

– Tổ chức dạy học theo nhóm sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”: Để thiết kế, giáo viên cần lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp, xác định một nhiệm vụ phức hợp cần giải quyết ở vòng 2 dựa trên các nhiệm vụ khác nhau đã thực hiện ở vòng 1. Học sinh được chia thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm.

– Trong quá trình tiến hành, ở vòng 1 giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.

– Ở vòng 2, giáo viên hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới là sự kết hợp giữa mỗi thành viên trong mỗi nhóm trên, các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Sau khi chia sẻ xong thông tin ở vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa lập để giải quyết. Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.

– Tuy nhiên, điều quan trọng là thiết kế và tổ chức như thế nào để mọi thành viên đều phát huy được năng lực cá nhân cũng như biết cách phối hợp với tập thể nhằm tăng cường sự liên kết và khả năng thu nhận, tích lũy kiến thức.

– Khi được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin thì khả năng truyền tải ý tưởng của giáo viên cũng dễ dàng và phong phú hơn.

– Để có thể sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu cho thành thạo cách thiết kế bài giảng, cách khai thác các ứng dụng khác.

– Đồng thời, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để thiết kế những hoạt động dạy học phù hợp, có kế hoạch sắp xếp và khai thác hợp lí các tranh, ảnh, mô hình, băng hình,… sưu tầm được theo trật tự nhất định phù hợp với nội dung kiến thức từng phần.

– Sự gần gũi của kiến thức lí thuyết với thực tế giúp học sinh dễ dàng kiểm chứng, liên hệ đã trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh.

– Ví dụ: Khi dạy bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế giải thích vì sao:

+ Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta thấy có vị ngọt?

+ Tại sao khi ăn uống ta không nên cười đùa thái quá?

+ Khi ăn uống ta có thực hiện đồng thời phản xạ nuốt không?….

Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Lịch Sử Lớp 9 Trung Học Cơ Sở

TIÊU ĐỀ1. Mở đầu

1

1.1 Lí do chọn đề tài1-21.2 Mục đích nghiên cứu1.3 Đối tượng nghiên cứu1.4 Phương pháp nghiên cứu2. Nội dung

2

2.1 Cơ sở lí luận

2.2 Thực trạng của vấn đề

3

2

3

2.3 Giải pháp

3-16

Kết luận, kiến nghị

17-18

1

1. MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đốivới việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhà Bác học F-Ba-con đã chứng minh tầm quan trọngcủa việc học lịch sử trong việc hình thành và giáo dục trẻ em: ” Muốn tinh phải họcthơ, muốn đầu óc tập trung phải học sách Toán, muốn tư duy sáng suốt phải họclịch sử và các điều của luật pháp” ( Bàn về đọc sách)Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hàovới truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiệntại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai, nhất là đối với học sinh lớp 9 cuốicấp trung học cơ sở.Tuy nhiên thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rộ lênnhững tin, bài dở khóc dở cười về kiến thức làm bài thi môn Lịch sử của học sinh có thể nói là sự mơ hồ về lịch sử. Hơn nữa bộ môn Lịch sử được xem là môn phụ,lại khó học, khó nhớ, khó viết, khó làm bài nên điểm kiểm tra cũng như thi cử rấtthấp cho nên rất ít học sinh yêu thích học môn lịch sử, ngại học Lịch sử; cũng rất ítphụ huynh muốn con mình theo học bộ môn này.Nhưng bên cạnh đó vẫn có những học sinh đam mê môn học, yêu thích mônhọc và mạnh dạn đăng ký tham gia bồi dưỡng và tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn

Lịch sử ở các cấp; và cũng có nhiều người trưởng thành, thành đạt từ môn Lịch sử như người ta thường nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.Vậy làm thế nào để bồi dưỡng có hiệu quả – thực hiện công cuộc “bồi dưỡngnhân tài cho đất nước” trở thành nỗi trăn trở của những nhà quản lý cũng nhưnhững người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các cấp học, bậc học.Đối với bậc THCS, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa nói chung vàmôn Lịch sử nói riêng đã được nhiều nhà trường chăm lo, đầu tư rất bài bản. Tuynhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao – đặc biệt đối với bộ môn Lịchsử.Qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử tham dự kỳ thi họcsinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây, bản thân tôi đã lựa chọn những giảipháp thiết thực, phù hợp và mang lại hiệu quả, có nhiều học sinh đạt giải cấp Tỉnh.Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: Một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9- THCS1.2 Mục đích nghiên cứu:Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáodục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sựnghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là conngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

2

ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để nhữngngười quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhậnthức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường THCS và tìm ranhững phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinhyêu thích học lịch sử và học giỏi lịch sử.2.2 Thực trạng của vấn đề:Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở trường THCS trong nhiều năm tôinhận thấy:– Học sinh chưa thật sự yêu thích môn học này , khả năng đánh giá, nắm bắtsự kiện chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của sự kiện, vấn đề của lịch sử.– Hiện nay một số học sinh và phụ huynh có thái độ chưa coi trọng bộ mônlịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, khôngcần học. Học không biết sau này làm được gì? Do đó việc tuyển chọn học sinh cóhọc lực khá giỏi vào đội tuyển sử rất khó khăn. Dẫn đến chất lượng bài thi học sinhgiỏi môn lịch sử của các trường trung học Sầm Sơn trong những năm gần đây rấtthấp.– Phương pháp giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi còn nghèo nàn,đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp chưa tốt, tính sáng tạo tronggiảng dạy chưa cao.– Kết quả học tập của học sinh còn thấp, đặc biệt là ở kì thi học sinh giỏinhững năm trước đây.– Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trìnhgiảng dạy tôi đã tìm tòi và thực nghiệm nhiều giải pháp, kết quả học sinh hứng thú,chăm chỉ học tập, nắm bắt sử liệu nhanh, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳnlên, kết quả thi học sinh giỏi ngày càng cao.Từ những cơ sở trên tôi quyết định chọn đề tài này, để nêu lên những kinhnghiệm của bản thân, đóng góp một số ý kiến vào quá trình đổi mới môn học, nângcao khả năng nhận thức của học sinh, nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong cáckì thi học sinh giỏi.2.3 Giải pháp:Để đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đãthực hiện các giải pháp sau:Giải pháp 1. Sử dụng phim tư liệu và công nghệ thông tin nhằm gây hứng thúcho học sinh, giúp các em yêu thích môn lịch sử.Lâu nay nói đến môn lịch sử đa số học sinh đều ngại học vì kiến thức dài,phải ghi nhớ nhiều sự kiện…..Vì vậy việc chọn lựa học sinh vào đội tuyển rất khó.Để thay đổi cách dạy truyền thống tôi đã đưa nhiều bộ phim tư liệu vào dạy chohọc sinh. Qua những tiết học như vậy tôi thấy học sinh rất hứng thú học tập, chămchú xem và hiểu bài ngay trên lớp, giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng. Từ đó rất nhiều học

4

sinh thích học bộ môn lịch sử. Thậm chí nhiều học sinh xung phong vào đội tuyểnhọc sinh giỏi.Ví dụ khi dạy đến chương III: Việt Nam trong những năm 1939-1945.Tôihướng dẫn cho học sinh xem bộ phim tư liệu: ” Nỗi đau lịch sử- Nạn đói khủngkhiếp năm 1945″ Học sinh xem phim và sẽ hiểu được dưới hai tầng áp bức Pháp –Nhật nhân dân ta đã bị đẩy đến thảm họa hơn hai triệu đồng bào bị chết đói.Ví dụ Khi dạy chương V: Kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Tôi hướngdẫn cho học sinh xem các bộ phim tư liệu:– Phim tư liệu cuộc kháng chiến chống Pháp– Đại tướng Võ Nguyên Giáp ” Những trận đáng chấn động thế giới”– Điện Biên Phủ: Sự kiện và nhân chứng.Ví dụ khi dạy chương VI: Việt Nam từ năm 1954- 1975. Cuộc kháng chiếnchống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Tôi hướng dẫn cho học sinh xem bộ phim tưliệu ” Đường mòn Hồ Chí Minh”Sau hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Mĩ nhảyvào biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Vĩ tuyến17 trở thành phòng tuyến quân sự của Mĩ.Mĩ ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát tập thể,các hình thức tra tấn thời trung cổ nhưng không lay chuyển được ý chí chiến đấucủa nhân dân miền Nam .Bác Hồ quyết định : Đấu tranh chính trị kết hợp với đấutranh vũ trang, quyết định mở Đường Trường Sơn. Thượng tá Võ Bẩm người gốcLiên khu V được giao nhiệm vụ dẫn đoàn quân sự đặc biệt mở đường 559. Chuyếnđầu tiên đưa 10 vạn tấn hàng đi B – giữ bí mật tuyệt đối- chi viện người và của chomiền Nam.Đường Trường Sơn là một kì công trong lịch sử chiến tranh. Thể hiện quyếttâm sắt đá của Đảng ta ” Dù khó khăn đến mấy cũng phải mở đường Trường Sơn”Con đường mòn, con đường ra tiền tuyến. ” Đi không dấu, nấu không khói, nóikhông tiếng”Chuyên gia Mĩ đã nói: Cuộc chiến tranh này đã sử dụng những thành tựu tốitân nhất, những loại vũ khí tân tiến lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Mĩ chi110 tỉ đô la cho cuộc chiến tranh này. Cứ 5 quả bom trên 1 mét đường Trường Sơn.Nhà báo Pháp đã nói: Điều làm ta buồn phiền là đườn mòn Hồ Chí Minhkhông phá hủy được. Trên Đường mòn ấy, cộng sản đã được Đức Phật phùhộ.Lịch sử là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì diễn ra trongquá khứ. Chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quákhứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ , vân dụng nó vào trong cuộc sống hiện tạivà tương lai. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, thìnhững bộ phim tư liệu, phương tiện trực quan là yếu tố hết sức cần thiết. Tuy nhiêncác đồ dùng truyền thống chưa đủ để truyền tải thông tin, chưa có tính sinh động,5

hấp dẫn để cuốn hút học sinh tập trung vào bài giảng… Có những bài kênh hìnhsách giáo khoa chưa đủ để học sinh nắm bắt được đầy đủ các thông tin sự kiện,nhân vật lịch sử… mà cần phải có những hình ảnh, những bức tranh bên ngoài đưavào để minh hoạ cho bài giảng.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợpnhững thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ởcác nghành học, cấp học. Ứng dụng Công nghệ thông tin với tư cách là một phươngtiện hỗ trợ cho việc dạy học mang lại ưu thế và hiệu quả cao trong dạy học bộ mônlịch sử.Giáo viên dùng lời nói , sử dụng hình ảnh, phim ảnh kết hợp với tổ chức chohọc sinh phát hiện … giúp học sinh học tập chú ý hơn, tạo được cảm xúc tìm tòi,nhận thức và khái quát hoá sự kiện, hiện tượng lịch sử.Cũng giống như các bộ môn khác lịch sử có nhiều khả năng để ứng dụngcông nghệ thông tin vào dạy học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên cùng một lúccác em huy động nhiều giác quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh,nhân vật tốt hơn, tái tạo quá khứ dễ dàng hơn. Không có đồ dùng trực quan dù giáoviên có dạy hay đến đâu, lời nói dù có sinh động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khócó thể tái tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ.Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử, chỉ với một thao tácđơn giản, cùng một lúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: Cung cấp sựkiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho việc hình thành khái niệm.Ví dụ: Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Phápxâm lược kết thúc( 1953-1954)Để tổ chức học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao Pháp- Mĩ lại chọn Điên Biên Phủđể xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ? ( Coi Điện Biên Phủ làpháo đài bất khả xâm phạm)Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát lược đồ giáo khoa điện tử khắchoạ về địa thế của Điện Biên Phủ, về sự gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnhcủa quân Pháp ở đây. Kết hợp với phương pháp trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề…Lược đồ được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có hiệu ứng sinhđộng, kèm theo hình ảnh…học sinh sẽ cảm nhận được các sự kiện lịch sử sâu sắc.

6

Phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài như thế sẽ giúp các em hiểurằng trước những đòn tấn công quyết liệt của quân dân ta, Na Va đã quyết định xâydựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, chấp nhận giao chiến vớita. điều này xuất phát từ nhận định: Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn, baoquanh toàn là đồi núi trùng điệp nhưng lại là chìa khoá để bảo vệ Thượng Lào vàchiếm lại các vùng đất đã mất ở Tây Bắc Việt Nam. Đối với Việt Minh nơi đây quáxa hậu phương, địa hình rừng núi hiểm trở nên tiếp tế sẽ khó khăn. Nếu chẳng maythất bại, Pháp sẽ dễ dàng mở một con đường tháo chạy sang Lào …Từ nhận địnhnày, được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàncứ điểm hùng mạnh với 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu lớn, với số quân tinhnhuệ 16.200 tên, được trang bị những loại vũ khí tối tân, hiện đại… nên cả Pháp vàMĩ đều nhận định: ” Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm “.

7

Ứng dụng công nghệ thông tin còn mở rộng tầm hiểu biết của học sinh ra thếgiới bên ngoài. Thấy được sự tiến bộ vượt bậc của khoa học- kĩ thuật, trí thôngminh của con người. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức học hỏi, vận động, sángtạo trong học tập và đời sống.Ví dụ khi dạy bài 9: Nhật Bản- SGK lớp 9– Giáo viên cho học sinh sử dụng loại kênh hình để khai thác kiến thức thì giáoviên cần cho học sinh quan sát và qua đó yêu cầu học sinh miêu tả, phân tích, vàđánh giá các sự kiện lịch sử, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện.–

Khi cho học sinh quan sát các hình ảnh của nước Nhật:+ Tàu chạy trên đệm từ đạt tốc độ 4000km/h

+ Cầu Sê-tô O-ha-si nối liền các đảo chính Hôn-Xiu và Xi-cô-cư.

8

Nhật Bản là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi như các nước kháctrên thế giới. Tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân, người dân Nhật Bản đã vươnlên và trở thành một trong ba trung trung kinh tế lớn của thế giới ( Mĩ – Tây Âu Nhật Bản).Nhật Bản rất chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong tất cả cáclĩnh vực và cầu Sê-tô-O-ha-ri là một trong lĩnh vực về sự phát triển trong giaothông vận tải của nước này.Cầu Sê-tô-O-ha-ri là một cây cầu lớn của Nhật Bản vượt biển dài 9,4km.Lũng cầu đôi, dành cho đường ôtô cao tốc và xe lửa. Tuyến đường này có bốn lànđường cho ôtô và một đường ray cho xe lửa.Cầu Sê-tô-O-ha-ri được biết đến với sự thán phục hâm mộ với nhân dân thếgiới. Một loạt tuyến đường cao tốc và đường ray được kết nối với nhau và chạy quacây cầu nổi tiếng nối hai đảo chính Hôn -Xiu và Xi-cô-cư .Qua quan sát các hình ảnh này giáo viên phải đặt các câu hỏi gợi mở để học sinhrút ra nhận xét đánh giá được sự phát triển thần kì về kinh tế và khoa học kỹ thuậtcủa Nhật Bản. Cũng thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tự lực tự cường,phấn đấu để vươn lên.Giải pháp 2. Tuyển chọn học sinh:Trong công tác Bồi dưỡng HSG khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh rấtquan trọng chẳng khác nào “chọn giống của nhà nông”. Giáo viên cần lựa chọn đốitượng học sinh khá, giỏi, có kiến thức bộ môn, yêu thích môn học, có tính năngchuyên cần, thích học hỏi, chữ viết đẹp.Trong những năm gần đây, việc thành lập các đội tuyển của nhà trường đượctiến hành từ đầu năm học lớp 9 .Tuy nhiên tôi đã ngầm thành lập đội tuyển củamình trước đó thông qua các bài kiểm tra định kì ở các lớp dưới phát hiện học sinhcó năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâmlý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển đểbồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là học sinhgiỏi cấp Thị, cấp Tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng đượchưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau.– Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thămhỏi tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chấtthông minh và làm siêng. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là mônToán, Ngữ văn, vì môn lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logicvà kết hợp những kiến thức văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sựkhô khan nhàm chán gây được thiện cảm cho người đọc.Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch/ chương trình bồi dưỡng/ Tài liệu, giáo án chitiết cụ thể:9

Lịch sử địa phươngÔn luyện

Giáo viên cần biên soạn chương trình, giáo án bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chitiết cho từng buổi, về từng mảng kiến thức theo số tiết quy định nhất định và nhấtthiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em họcsinh bắt nhịp dần.Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền (từ lớp 6đến lớp 9 ). Hệ thống đề cương cho học sinh ôn luyện gồm 3 phần: Lịch sử thế giới,Lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương.Chương trình lớp 6, 7 chọn những sự kiện tiêu biểu.Lớp 8 bao gồm: Lịch sử thế giới cận đại và lịch sử Việt Nam cận đại,Lớp 9: Lịch sử Thế giới hiện đại và lịch sử Việt Nam.Lịch sử địa phương từ lớp 6 -lớp 9.Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà vàcác tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quenvới các dạng đề , luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng dẫn cho họcsinh.Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp vớitrình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệucác địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng caoThông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy, khả năngphân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì cần có kế hoạchbồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khithi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ởmôn học khác của học sinh.Giải pháp 4. Giáo viên dạy đội tuyển phải thường xuyên trao dồi kiến thức, tựhọc tự bồi dưỡng:Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thứctự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đánglà “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Cổ nhân có câu: ” Một gánhsách hay không bằng một thầy giáo giỏi” . Thực tế chứng minh có những ngườithầy giáo lịch sử giỏi đã trở thành một vĩ nhân của dân tộc, cả thế giới ngưỡng mộtôn vinh. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân, vị tướnghuyền thoại của lịch sử chiến tranh thế giới. Cho nên người thầy phải giúp học sinhhiểu hết ý nghĩa của môn lịch sử trong cuộc sống, xã hội…Phải thường xuyên tìmtòi các tư liệu, sách báo, kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên

11

mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nàohay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…Giải pháp 5 .Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy vàlập bảng niên biểu.Trong dạy học lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh vẽ sơ đồ tư duyđể khái quát lại nội dung kiến thức của toàn bài, toàn chương…Ví dụ khi dạy bài 13 SGK lịch sử lớp 9: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm1945 đến nay. Giáo viên cần cho học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh có khả năng kháiquát cao, ghi nhớ được những sự kiện, những nội dung lịch sử nổi bật.Niên biểu được tạm chia thành 3 loại chính:– Niên biểu tổng hợp: bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài.Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà cònnắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.Ví dụ niên biểu những sự kiện chính từ năm 1930-1945; 1946- 1954; 19541975; niên biểu những thành tựu của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chíênchống Pháp 1946-1954…– Niên biểu chuyên đề: đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bậtnào đó của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sựkiện một cách toàn diện, đầy đủ. Ví dụ niên biểu “8 sự kiện chính của cách mạngtháng Tám”– Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúctrong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệtnhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luậnkhái quát. Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng sốliệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùngloại hoặc khác loại.Ví dụ niên biểu so sánh chủ trương của Đảng trong cao trào 1930-1931 và 19361939 có gì khác nhau; Bảng so sánh giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiếnlược chiến tranh cục bộ của Mĩ…..*.Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hoá kiến thứcCó thể tiến hành việc lập bảng theo các bước sau.-Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nộidung có thể hệ thống hoá bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thờigian, các lĩnh vực … Tuy nhiên chỉ nên chọn những vấn đề tiêu biểu giúp việc nắmkiến thức tốt nhất, đơn giản nhất, không nên đưa ra quá nhiều các loại bảng làmviệc hệ thống kiến thức trở nên rối.-Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.12

Với bảng niên biểu sự kiện: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kếtquả- ý nghĩa…* Em hãy chọn 08 sự kiện tiêu biểu trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 và điền vào bảng sau :STT Thời gian114-15/82

15/8/1945

3

1617/8/1945

4

19/8/1945

5

23/8/1945

6

25/8/1945

7

30/8/1945

8

2/9/1945

Tên sự kiệnHội nghị toàn quốc củaĐCS Đông Dương họp ởTân Trào( Tuyên Quang)Mệnh lệnh khởi nghĩa từTân Trào truyền về HàNộiĐại hội quốc dân họp ởTân Trào (tuyên Quang)

Nội dung, ý nghĩaQuyết định tổng khởi nghĩa dànhchính quyền trong toàn quốctrước khi quân đồng minh vàoCổ vũ mạnh mẽ công cuộc chuẩnbị khởi nghĩa giành chính quyềnở Hà Nội và trong toàn quốcLãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắttrước đại biểu quốc dân. Lệnhtổng khởi nghĩa được ban bố, 10chính sách của Việt Minh đượcthông qua khích lệ cả nước nổidậy giành chính quyền.Giành chính quyền ở Hà Giành chính quyền ở Hà Nội, cơNộiquan đầu nãm của Nhật bị tiêudiệt.Quyết định đến thắng lợi trongtoàn quốcGiành chính quyền ở Trung tâm đầu não chính quyềnHuếthân Nhật bị tiêu diệtGiành chính quyền ở SàiGònTại Huế, vua Bảo Đạinộp ấn kiếm cho chínhquyền cách mạng.Nước VNDCCH ra đời

Thủ tiêu cơ quan kinh tế quantrọng của NhậtChế độ phong kiến Viêt Nam bịsụp đổ hoàn toàn

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặtchính phủ lâm thời đọc Tuyênngôn độc lập- Khai sinh ra nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà.1Với bảng niên biểu tổng hợp: tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp.Ví dụ, với bảng niên biểu những thành tựu toàn diện của cuộc kháng chiến chốngPháp có thể lập với các tiêu chí: lĩnh vực, thành tựu, kết quả – ý nghĩa; niên biểunhững thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong kháng chiến chống Pháp vớicác tiêu chí thời gian, chiến thắng, kết quả-ý nghĩa…13

* Trình bày những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên cácmặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp từ12/1946- 7/1954Thời gianQuân sựChính trịNgoại giao12/1946Cuộc chiến đấucủa quân dân HàNội và các đô thịvĩ tuyến 16 ” giamchân địch”1947Chiến dịch ViệtBắc Thu-Đông kếtthúc bằng sự rútchạy của quânPháp khỏi ViệtBắc.Cơ quan đầu nãokháng chiến đượcan toàn.1950Chiến dịch BiênTrung Quốc, Liêngiới thu đông làmXô và các nước dânphá sản kế hoạchchủ nhân dân đãRơ ve của Pháp.đặt quan hệ ngoạigiao với nước ta.1950-1953Ta mở các chiến – 2/1951 Đại hộidịch: Trung du, đại biểu toàn quốcĐường số 18, Hà lần thứ 2 họp ởNam Ninh, Hòa Chiêm Hóa(TuyênBình, Tây Bắc, Quang). Đánh dấuThượng Lào và bước trưởng thànhgiành thế chủ động của Đảng và thúctrên chiến trường. đẩy kháng chiến điđến thắng lợi.– Mặt trận LiênViệt được thành lập3/1951– Đại hội chiến sĩthi đua và cán bộgương mẫu lần thứnhất đã bầu chọnđược 7 anh hùng.14

1954

Chiến cuộc ĐôngXuân 1953-1954bước đầu làm phásản kế hoạch NaVa7/5/1954Chiếndịch Điện BiênPhủ toàn thắng.Đánh bại cuộc xâmlược của Pháp vàcan thiệp Mĩ ởĐông Dương

21/7/1954Hiệpđịnh Giơ ne vơ vềĐông Dương đượckí kết- Là văn bănquốc tế ghi nhậncác quyền cơ bảncủa 3 nước ĐôngDương.

-Với niên biểu so sánh :Ví dụ: Hãy so sánh hai phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939 theo nhữngnội dung sau:Nội dung1930-19311936-1939Kẻ thù cách mạngĐế quốc và phong kiếnBọn phản động Pháp vàtay saiNhiệm vụ và mục tiêu cách Chống đế quốc giành độc Chống phát xít, chốngmạnglập dân tộc, chống phong chiến tranh. Chống bọnkiến chia ruộng đất cho phản động thuộc địa vàdân càytay sai đòi tự do dânchủ, cơm áo, hòa bìnhHình thức đấu tranhBí mật, bất hợp phápHợp pháp, nửa hợppháp, công khai, nửacông khai.Lực lượng tham giaNông dân, công nhânĐông đảo các tầng lớpnhân dân.Ví dụ: So sánh chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược ” chiến tranh cụcbộ” của đế quốc Mĩ theo các nội dung sau:Nội dungChiến tranh đặc biệtChiến tranh cục bộThời gian tiến hành chiến 1961- 19651965- 1968tranhPhạm vi chiến tranhMiền Nam Việt NamCả nước Việt NamLực lượng chính tham giaQuân đội ngụy Sài GònQuân đội Mĩ và quânđồng minh

15

Tính chất chiến tranh

Chiến tranh xâm lược Chiến tranh xâm lượcthực dân kiểu mới của Mĩ thực dân kiểu mới củaMĩ

Giải pháp 5. Thường xuyên chấm chữa bài cho học sinhMột học sinh giỏi không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, vững kỹ năng màcòn có sự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh tôi thườngxuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải được sửachữa, chỉ bảo cụ thể, để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, đểcó sự nhìn nhận đánh giá một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa độituyển chính thức đi dự thi.Sau khi dạy một chuyên đề, hay một giai đoạn lịch sử tôi thường tổ chứckiểm tra để chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra có thể cho bài tập các em vềnhà làm, quy định thời gian nộp bài, nhưng theo tôi tốt nhất là cho học sinh làm bàikiểm tra ngay trên lớp bồi dưỡng.Việc chấm chữa bài cho học sinh còn nhằm rèn cho các em kĩ năng làm bài,kĩ năng ghi nhớ các sự kiện qua sơ đồ tư duy, bảng thống kê, lập bảng so sánh cácsự kiện lịch sử…, kĩ năng trình bày, kĩ năng diễn đạt,Ngoài việc thường xuyên chấm chữa bài cho học sinh, tôi còn giao cho họcsinh kiểm tra chéo lẫn nhau, chấm chữa bài cho nhau, kiểm tra miệng theo cặp…giúp học sinh củng cố và bổ sung kiến thức cho nhau, rút kinh nghiệm cho nhau.Giải pháp 6. Hướng dẫn cho học sinh một số kĩ thuật khi làm bài thi.– Đọc kĩ đề để nhận định đúng tránh lạc đề.– Lập dàn ý cho từng câu để tránh tình trạng bỏ sót ý.– Phải làm hết tất cả các câu hỏi.– Tùy theo số điểm của từng câu hỏi trong đề mà phân bố thời gian làm bàicho hợp lí. Trung bình câu 2 điểm tối đa làm hết 15 phút. Nếu các câu nhiều điểmcứ như thế mà nhân lên.– Câu nào dễ làm trước, khó làm sau.– Bài viết phải rõ ràng, sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, dễ đọc,tránh tẩy xóa, tránh thay giấy.2.4 Hiệu quả:Nhờ những giải pháp trên cùng với sự nổ lực của cả thầy và trò, sự quan tâmcủa lãnh đạo nhà trường, đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 do tôi dạy đãđạt được một số kết quả sau:– Chọn lựa được những học sinh có năng lực và phẩm chất tốt vào đội tuyển.– Đa số các em đều yêu thích môn học và có động cơ học tập đúng đắn.– Chữ viết và trình bày ngày càng tiến bộ.– Rèn luyện được các kĩ năng cho học sinh.

16

– Số giải học sinh giỏi cấp Thị, cấp Tỉnh năm sau nhiều hơn năm trước.Nhiều em thi đậu vào chuyên Lam SơnNăm họcĐạt giải cấp ThịĐạt giải cấp TỉnhThi đậu vào chuyênLam Sơn2013-20145/5 em đạt giải2 em đạt giải3 em thi đậu2014-2015

6/8 em đạt giải

3 em đạt giải

2015-2016

7/8 em đạt giải

6 em đạt giải

5 em thi đậu( Trongđó 2 em đạt điểm tốp10)

17

– Phòng giáo dục nên tổ chức thi chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏingay cuối năm học lớp 8.– Soạn thảo khung chương trình và kiến thức ôn thi chung cho học sinh giỏitoàn thị. Giáo viên các trường bám theo khung phân phối chương trình để ôn thicho học sinh.– Chú trọng hơn công tác khảo sát, lựa chọn học sinh vào lớp bồi dưỡng họcsinh giỏi.– Chọn nguồn học sinh số lượng nhiều(20 học sinh). Khảo sát chọn học sinhgiỏi thi đội tuyển cấp Tỉnh qua nhiều bài khảo sát.– Ra đề thi cần bám sát cấu trúc đề thi của Sở giáo dục.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Sầm Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinhnghiệm của mình viết, không sao chépnội dung của người khác.Người viết

Lê Tiến DũngNguyễn Thị Lý

18

TÀI LIỆU THAM KHẢOTuyển tập bộ đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh của các Tỉnh qua nhiều năm.SGK Lịch sử Lớp 9, SGK Lịch sử Lớp 12 NXB giáo dục Việt Nam.Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi 9 và tuyển sinh vào Lớp 10 chuyên mônLịch sử, NXB Đại học sư phạm năm 2011 của tác giả Lê Thị Hà, Đặng ThịQuyên.Giải đáp câu hỏi và bài tập Lịch sử 9, NXB Sư phạm Hà Nội của tác giảĐoàn Công Thương, Nguyễn Thị Kim Hoa.Các bộ phim tư liệu trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam.

19