Các Giải Pháp Chống Ô Nhiễm Môi Trường / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Giải Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì lượng rác thải (từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp), khói bụi (từ nhà máy, phương tiện giao thông),….không ngừng tăng cao. Đây là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường . Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng trở nên đáng báo động. Nếu tình trạng này tiếp tục chuyển biến xấu sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống khác trên trái đất. Vậy nên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nhất hiện nay.

1. Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân

Rác thải từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của con người là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Vậy nên, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tiên chính là tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân:

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Phân loại rác trước khi mang đi vứt.

– Hạn chế sử dụng và vứt túi ni lông ra ngoài môi trường.

– Không sử dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

– Xử lý phân và các chất thải khi thực hiện các hoạt động chăn nuôi.

– Không vứt các loại chai lọ chứa hóa chất xuống nguồn nước.

– Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp trước khi xả ra sông, biển cần phải được xử lý.

– Tích cực trồng cây, gây rừng để làm sạch môi trường không khí bị ô nhiễm.

– Đi bộ, sử dụng xe đạp thay cho xe máy, ô tô khi có thể.

– Sử dụng các loại nhiên liệu như xăng E5 để giảm thiểu khí độc hại thải ra ngoài môi trường.

2. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường

Tháng 1 năm 1994, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và trong đó có các quy định xử phạt về hành chính, hình sự đối với những hành vi gây ra mối đe dọa cho sự trong lành, sạch đẹp của môi trường. Tuy nhiên, với thực trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, Chính phủ và các cơ quan ban ngành Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đưa ra các giải pháp cưỡng chế hành chính, xử lý hình sự phải mạnh hơn nữa để có thể răn đe các đối tượng vi phạm.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát môi trường

Để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành, đặc biệt là lực lượng thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện công tác thanh tra, giám sát về môi trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác môi trường cần phải được huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, được trang bị các phương tiện kỹ thuật để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát môi trường hiệu quả nhất.

Các Biện Pháp Hạn Chế Ô Nhiễm Môi Trường

b. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời)

c. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

d. Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.

e. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

g. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

h. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng

i. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây xanh.

KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN NHÓM 4 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Hạn chế ô nhiễm không khí 2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước 3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc BVTV 4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Hạn chế ô nhiễm không khí Một số biện pháp Trồng cây gây rừng Lắp đặt thiết bị lọc khí Bảo vệ công viên xanh Sử dụng năng lượng gió Sử dụng năng lượng mặt trời CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước Một số biện pháp Cải tiến công nghệ sản xuất. Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật Một số biện pháp Trồng rau sạch Hạn chế phun thuốc BVTV Sử dụng phù hợp thuốc BVTV Xây dựng điểm thu gom rác thải Sử dụng thiên địch CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn Tái chế lại chất thải rắn Phân loại rác trước khi xử lí Chôn lấp rác thải khoa học Xây dựng nhà máy xử lí rác Một số biện pháp CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.a,b,d,e,g,i,k,l,m,o 2.c,d,e,g,i,k,l,m,o 3.g,k,l,n,o 4.d,e,g,h,k,l 5.g,k,l 6.c,d,e,g,k,l,m,n 7.g,k 8.g,i,k,o,p. Bảng 55: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm Sắp xếp các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tương ứng với mỗi tác dụng hạn chế. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Tại Các Làng Nghề

Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện toàn tỉnh có 155 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 69 làng nghề đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.

Sự ra đời và phát triển của các làng nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, để giải quyết hài hòa bài toán bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững làng nghề đang đặt ra nhiều thách thức.

Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các thủ tục hồ sơ về BVMT; đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Qua việc kiểm tra công tác BVMT cho thấy các làng nghề được công nhận đã thành lập được tổ tự quản về BVMT, rác thải được thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý. Tuy nhiên, ở các cơ sở nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến lương thực thực phẩm, hải sản; chăn nuôi; cơ khí, đúc đồng, tỷ lệ các cơ sở hoạt động trong các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt yêu cầu còn rất thấp. Nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải ra môi trường gây ô nhiễm nước mặn, nước ngầm khu vực xung quanh. Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chưa được phân loại, thu gom và xử lý không triệt để đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong làng nghề. Hầu hết các làng nghề này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, Sở TN&MT đã hướng dẫn cơ sở, hộ gia đình trong làng nghề thực hiện các thủ tục về môi trường, đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, đầu tư các công trình xử lý chất thải. Đồng thời tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với các cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Đến nay, làng nghề chế biến đá xã Đồng Thắng (Triệu Sơn) và làng nghề chế biến đá xẻ xã Hà Tân (Hà Trung) đã được cấp kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải; 3 làng nghề: đánh bắt và chế biến hải sản xã Ngư Lộc (Hậu Lộc); chế biến hải sản xã Hải Thanh (Tĩnh Gia); đúc đồng thôn Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được cấp kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước thải từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 và 2018 (tổng kinh phí là 7,2 tỷ đồng). UBND tỉnh đã hỗ trợ tài chính xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải cho làng nghề cơ khí xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) (tổng kinh phí trên 8,3 tỷ đồng); hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cho cụm làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa) với công suất thiết kế 60m3/ngày (tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng).

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác BVMT tại các làng nghề vẫn gặp phải một số khó khăn, bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do, nhận thức và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, họ mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của bản thân, đơn vị mà không quan tâm đến việc BVMT. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm pháp luật BVMT đối với các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cấp, các ngành trong công tác BVMT còn hạn chế, chưa quyết liệt; công nghệ sản xuất tại các làng nghề hầu hết còn lạc hậu, quy mô sản xuất chật hẹp, cơ sở sản xuất nằm xen lẫn các khu dân cư không đủ điều kiện để xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác BVMT tại các làng nghề còn hạn chế. Về quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, tiêu thoát nước tại các làng nghề chưa đồng bộ, khoa học…

Trần Hằng

Tphcm: Nhiều Giải Pháp Giảm Ô Nhiễm Môi Trường

UBND TPHCM vừa tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm trong năm 2011. Theo đó, bên cạnh những mặt đạt được, điều đáng lo ngại nhất và cũng rất khó để xử lý triệt để chính là tình trạng gây ô nhiễm của các cụm công nghiệp. Bởi lẽ hầu hết các cụm công nghiệp này đều không đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Hơn nữa, tình trạng doanh nghiệp tái vi phạm môi trường còn diễn ra khá phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM.

Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được triển khai hơn 1 năm, nhưng nhiều ý kiến cho rằng kết quả chưa khả quan. Ông có nhận xét gì về ý kiến này?

Ông Nguyễn Văn Phước (ảnh bên): – Cải thiện chất lượng môi trường vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay không thể thực hiện được chỉ trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sở không làm gì để cải thiện tình trạng trên. Cụ thể, đối với công tác tập trung tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sở phối hợp với các quận huyện xây dựng 26 khu phố không rác và đang nhân rộng trên toàn địa bàn TP. Ngoài ra, sở phối hợp với Hội Phụ nữ TP thành lập và đưa vào hoạt động 322 câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ môi trường; phối hợp với Liên đoàn Lao động TP xây dựng phong trào nhà trọ xanh, sạch, đẹp.

Sở đã triển khai xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải như đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải nguy hại với công suất 21 tấn/ngày đêm ở công trường xử lý chất thải Đông Thạnh (Hóc Môn); đảm bảo 15 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao vận hành và xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài; cơ bản đảm bảo 100% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh… Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường còn hạn chế.

Ông có thể cụ thể hơn những bất cập đó là gì?

– Đáng lo ngại nhất là hiện TP có 30 cụm công nghiệp, nhưng nhiều cụm trong số này chưa có hệ thống xử lý chất thải, không có đầu mối quản lý cụ thể. Nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vẫn đang nằm lẫn trong khu dân cư, chưa chịu di dời vào khu tập trung.

Tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp cũng chưa được lắp đặt trạm quan trắc chất lượng nước tự động nên việc kiểm soát chưa chặt chẽ. Mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và nước mặt của TP đã xuống cấp nghiêm trọng từ lâu nhưng chưa được tu sửa. TP chưa có trung tâm quan trắc và phân tích môi trường có quy mô hiện đại, ngang tầm TP. Do đó, việc lấy mẫu, phân tích kiểm tra xác định hành vi vi phạm môi trường các đối tượng vi phạm đều phải thuê mướn các trung tâm dịch vụ. Kết quả là độ chính xác, tin cậy không cao, thường xảy ra tranh chấp giữa đơn vị vi phạm với cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, việc xử lý cưỡng chế đối tượng vi phạm môi trường thuộc thẩm quyền của UBND TP nên thường không kịp thời…

Nhưng các doanh nghiệp cho rằng bất cập lớn nhất là cơ sở hạ tầng xử lý chất thải thiếu, yếu nên họ đang phải trả phí môi trường rất cao. Còn người dân cho rằng công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị lạc hậu, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống?

– Không phải bây giờ chúng tôi mới nhận được ý kiến này. Từ năm 2008, sở đã có chủ trương, thậm chí xây dựng và công bố tiêu chí kêu gọi nhà đầu tư tham gia hoạt động xử lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại, công nghiệp và bùn thải đô thị. Thế nhưng, phải thừa nhận rằng quỹ đất của TP hạn hẹp nên việc bố trí cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này còn chậm. Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ được cải thiện trong năm nay.

Riêng về công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị, hiện trung bình TP tiếp nhận khoảng 6.500 tấn/ngày. Trong đó, 15% xử lý tái chế làm phân compost. 85% xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Nếu so với mục tiêu Chính phủ đặt ra từ nay đến năm 2015, 10% lượng rác thải đô thị phải được tái chế thì TP đã đạt mục tiêu sớm. Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng tôi tự bằng lòng với kết quả đạt được. Hiện sở xây dựng kế hoạch hiện đại hóa ngành xử lý rác thải.

Ảnh bên: Một nhà máy xử lý rác ở huyện Củ Chi (Ảnh: Thanh Tâm)

Lợi dụng kẻ hở trong xử lý của Luật Bảo vệ môi trường, tỷ lệ doanh nghiệp tái vi phạm môi trường vẫn ở mức cao. Đây là nguyên nhân chính khiến hoạt động cải thiện môi trường kém hiệu quả. Vậy sở có biện pháp gì nhằm khắc phục tình trạng này?

– Như tôi đã trình bày ở trên, nhiệm vụ này nằm trong kế hoạch nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường. Năm 2011, sở đã hoàn thành giai đoạn 1 chương trình điều tra, thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu 450 chủ nguồn thải có lưu lượng xả nước thải từ 50m3/ngày đêm. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng tập trung kiểm soát, ngăn ngừa và đặc biệt xây dựng biện pháp xử lý thích đáng các nguồn thải này khi vi phạm. Trên thực tế, sở đã chủ trì phối hợp với các quận huyện tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và thậm chí cưỡng chế tạm ngưng hoạt động cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Và các cơ sở này chỉ được hoạt động lại khi đã khắc phục xong hành vi vi phạm của mình.

Để nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sở đã đề nghị UBND TP chấp thuận chủ trương xây dựng hệ thống quan trắc tự động khu chế xuất, khu công nghiệp; xây dựng trung tâm quan trắc, phân tích môi trường; nâng cấp mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và nước mặt; triển khai 1 dự án đốt phát điện, 1 dự án tái chế bùn thải và 1 dự án tái chế chất thải rắn xây dựng. Tôi tin với cách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên thì môi trường TPHCM sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

Ái Vân (thực hiện)