Năm 2019, theo dự báo kinh tế thế giới, kinh tế khu vực tiếp tục phục hồi, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khó lường. Đối với tỉnh Quảng Nam, kinh tế duy trì ở mức tăng khá, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; trình độ công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế; biến đổi khí hậu theo chiều hướng khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 được xác định là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba nhiệm vụ đột phá chiến lược: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế – xã hội miền núi. Cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, tránh thiên tai; tăng cườngquản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệmôi trường; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019 đã đề ra (14 chỉ tiêu): (1)Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7-7,5% so với năm 2018; (2)Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 30% GRDP; (3) Phấn đất đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao năm 2019; (4) Phấn đấu có thêm 13 xã nông thôn mới; (5)Phấn đấu giảm trên 5.000 hộ nghèo; (6)Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%; (7) Số giường bệnh đạt 37giường/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã); (8) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 11%; (9) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; (10)Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%; (11) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 93,8%; (12)Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch 77%; (13) Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom 90%; (14) Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và các chỉ tiêu đề ra, 9 nhóm giải pháp chủ yếu của năm 2019 được tỉnh xác định là, thứ nhất, triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng bền vững. Tiếp tục đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Xây dựng kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển bền vững kinh tế biển. Tập trung đẩy mạnh thu hút và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư, nhất là tại khu vực ven biển, các dự án vùng Đông Nam theo Kết luận, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ. Tập trung xúc tiến, triển khai các nhóm dự án nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng thuộc vùng Tây của tỉnh.
Tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế mở Chu lai. Phát triển maṇh ngành công nghiêp cơ khí lắp ráp ô tô; các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiêp công nghê ̣ cao, công nghiêp chế biến, chế taọ , điện tử và viên thông, năng lương mới và năng lương tái tạo. Tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao thông qua lựa chọn, thu hút các dự án có quy mô lớn, thân thiện môi trường. Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Thứ hai, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp ở các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Kịp thời triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; các cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp ở các doanh nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ đột phá theo Kết luận số 37-KL/TU, ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy. Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; lập quy hoạch phân khu trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành vào năm 2021, nhất là khu vực vùng Đông của tỉnh. Tiếp tục phát triển, khớp nối hạ tầng giao thông thông suốt. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án, đề án trọng điểm của tỉnh; tăng cường quản lý hiện trạng, chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị theo quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hơn nữa chỉ số hài lòng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thêm việc làm mới, tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thứ tư, đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tăng cường kỷ luật tài chính ngân sách. Tập trung nguồn vốn nhà nước cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, sức lan tỏa lớn để tạo động lực phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án FDI, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Tập trung đầu tư những dự án trọng điểm, mang tính đột phá, có sức lan tỏa cao và bền vững nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; kiểm soát chặt nợ xây dựng cơ bản; tập trung thu hồi nguồn vốn nợ tạm ứng.
Thứ năm, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế – xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tín dụng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, kinh tế vườn, kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản. Tập trung xúc tiến, triển khai các nhóm dự án nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng, trồng rừng gỗ lớn, phát triển dược liệu ở khu vực vùng Tây của tỉnh.
Tập trung mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Có giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo từng hộ, từng nhóm đối tượng. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho người có công cách mạng thuộc hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội.
Thứ sáu là quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 04/11/2016 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 24-CTr/TU, ngày 27/8/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt vấn đề môi trường ở các khu, cụm công nghiệp; xử lý nghiêm những nhà máy sản xuất xả thải ra môi trường chưa qua xử lý gây ô nhiễm. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản; chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường sản xuất, khai thác khoáng sản. Tăng cường quản lý hiên traṇg, chỉ đao quyết liệt công tác tái định cư, bồi thường, giải phóng măt bằng; kịp thời giao đất nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, bàn giao mặt bằng thi công các công trình.
Thứ bảy là thực hiện tốt mục tiêu phát triển văn hóa – xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội; các hoạt động thông tin, tuyên truyền; kịp thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội.
Tiếp tục chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ; các cơ chế hỗ trợ đạo tạo lao động, hỗ trợ lao động, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thanh toán khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại các phòng khám đa khoa khu vực; Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chuyên sâu cho viên chức y tế, điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm phát huy hiệu quả chính sách.
Thứ tám là đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và Kết luận số 50-KL/TU, ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy về tinh giản biên chế. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại, cải thiện mạnh môi trường kinh doanh, huy động nguồn lực xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch giải quyết công việc; nâng cao hơn nữa chỉ số hài lòng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính.
Cuối cùng, thứ chín là tăng cường công tác nội chính, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại. Tập trung thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng vững chắc.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người, không để xảy ra điểm nóng. Chỉ đạo, phối hợp giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành các kết luận sau thanh tra, không để tồn đọng, kéo dài. Chú trọng tăng cường công tác thanh tra trên một số lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm; kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan thanh tra cấp huyện, thanh tra chuyên ngành cấp sở, đảm bảo lực lượng thực hiện nhiệm vụ; đồng thời xử lý nghiêm minh các sai phạm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra.
Tiếp tục thực hiện lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương chung. Chấn chỉnh các trường hợp hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn ở các sở, ngành; thí điểm việc giao quyền tự chủ toàn diện ở một số bệnh viện công lập. Có giải pháp xử lý vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong quá trình rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo. Tích cực tuyên truyền, động viên, tạo sự đồng thuận trong khi sắp xếp tổ chức, giảm các chức danh và thay đổi quy định về mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố; kịp thời chỉ đạo kiện toàn tổ chức, bố trí các chức danh ở thôn, tổ dân phố đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu yêu cầu tất cả các địa phương không chờ đợi, phải lên kế hoạch hành động cụ thể, thực thi các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, chủ động cân đối khoản kinh phí trong dự toán ngân sách được giao để thực hiện nhiệm vụ. Quan trọng nhất là tăng cường trách nhiệm các chủ đầu tư, chính quyền địa phương, tăng cường kiểm soát trong việc đấu thầu, giải ngân, tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, siết chặt quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thiết lập kỷ cương thu chi ngân sách… Những kế hoạch này cũng là cam kết của chính quyền trước người dân, cộng đồng doanh nghiệp về động lực phát triển của Quảng Nam.