Các Biện Pháp Về Ô Nhiễm Nguồn Nước / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nguồn Nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước bị nhiễm các chất độc hại. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến:

Hoạt động sản xuất của nhà máy: Có rất nhiều nhà máy hoạt động trong thời đại công nghệ phát triển, nhưng chưa đồng bộ về các hệ thống xử lý nước thải. Vậy nên việc xả thải ra môi trường gây vấn đề ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Sản xuất trong nông nghiệp: tình trạng sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ…làm cho dư lượng các loại hóa chất độc hại này ngấm vào trong các mạch nước. Việc xả thải thẳng các chất thải của vật nuôi ra ngoài môi trường cũng gây ô nhiễm tới nguồn nước xung quanh.

Hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Lượng lớn nước thải từ các hoạt động hằng ngày của con người gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Nước thải sinh hoạt từ gia đinh, tường học, bệnh viện…thải ra môi trường ngày một tăng lên theo các nhu cầu của cuộc sống.

Tác động của thiên nhiên: Những đợt thiên tai như lũ lụt, hạn hán, băng tan…gây nên tình trạng nguồn nước thải hòa chung vào các nguồn nước sạch nhanh chóng, gây nên tình trạng các chất thải khác đều được dẫn xuống nước nên tình trạng ô nhiễm nước sau các đợt thiên tai này trầm trọng hơn.

Nguy cơ bệnh tật từ nước bị ô nhiễm

Nguồn nước bị ô nhiễm tác động xấu tới sức khỏe con người. Các loại bệnh tật có khả năng trở thành dịch và là mối đe dọa đối với sức khỏe cọng đồng trong thời gian gần đây. Theo các thống kê từ Bộ Y tế, có đến hơn một nửa trong 26 bệnh truyền nhiễm gây ra là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Những căn bệnh như bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt…cũng có thể xảy ra và lan nhanh do sự ô nhiễm nguồn nước.

Những biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước

Để cải thiệc tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần có một thời gian dài kiên trì và có sự góp sức của tất cả mọi người trong cộng đồng. Có kế hoạch và sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiệu quả:

Nâng cao ý thức người dân: Đây là biện pháp có sức ảnh hưởng lớn đối với quá trình khắc phục ô nhiễm nguồn nước. Chỉ cần mỗi người có ý thức tự giác với các hành động như không vứt rác bừa bãi, đổ các chất thải đúng nơi quy đinh, không lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, hóa chất…nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng để xây dựng một môi trường tốt.

Xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường: Đây là hoạt động thiết thực hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước. Các nhà máy trước khi xả thải cần có hệ thống xử lý các chất cặn bẩn và các kim loại có trong nước. Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ môi trường hợp lý và hiệu quả.

Tiết kiệm nước: Nguồn nước sạch đang ít dần đi, để đáp ứng những nhu cầu về lâu dài thì các cá nhân nên dùng nước tiết kiệm, không để nước xả hoang phí từ các vòi hay để rò rỉ nước.

Để đảm bảo trực tiếp nguồn nước phục vụ cho nhu cầu của các gia đình và giúp nâng cao sức khỏe, một biện pháp hữu dụng phổ biến hiện nay là dùng các thiết bị công nghệ lọc nước. Tùy vào công nghệ lọc khác nhau mà phù hợp với nhu cầu của từng gia đình ở các khu vực.

Nước sau khi lọc qua các hệ thống lọc phải đảm bảo loại bỏ các loại tạp chất và vi khuẩn gây hại, có thể sử dụng trực tiếp làm nước uống. Còn đối với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày thì có thể dùng nước máy.

Nước đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong cuộc sống con người cũng như các sinh vật khác. Việc khắc phục nguồn nước ô nhiễm góp phần vào bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển lâu dài. Vậy nên đây là hoạt động thiết thực cần sự chung tay của cộng đồng để thự hiện hiệu quả.

Về Các Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Nguồn Nước Sinh Hoạt

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông nội tỉnh. Ngoài ra, theo quy định Luật thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi thông qua việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chế tài xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh để có thể kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh việc tập trung, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nói trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường nước.

Để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại các lưu vực sông cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều bộ, ngành, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp, các nguồn thải lớn có xả thải ra các lưu vực sông và các sông nhánh; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả biện pháp đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa.

Thứ hai, tiến hành phân vùng để áp dụng công nghệ xử lý tích hợp đối với từng đoạn sông. Với các đoạn sông đã và đang bị ô nhiễm, sớm nghiên cứu, áp dụng công nghệ cải tạo phù hợp nhằm phục hồi, khơi thông, tạo dòng chảy. Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác xử lý tại nguồn thông qua việc triển khai thực hiện tốt quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; đặc biệt đối với các khu dân cư tập trung đang xây dựng, yêu cầu phải đầu tư hệ thống thu gom, phân tách nước thải, nước mưa riêng biệt.

Thứ ba, không cho phép các dự án đầu tư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường đi vào hoạt động; các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có xả thải ra lưu vực sông phải đảm bảo xử lý nước thải theo quy định.

Thứ tư, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên lưu vực sông. Thực hiện việc bổ cập nước thông qua hệ thống thủy lợi đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu. Kiểm soát chặt chẽ việc thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi.

Thứ năm, rà soát lại toàn bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tiến hành sửa đổi các quy chuẩn bảo đảm tiệm cận với quy chuẩn của các nước tiên tiến, trên cơ sở đó xem xét ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật của địa phương phải cao hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Nước Ta

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khá đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu vào các nguồn gây ô nhiễm chính sau đây: Nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định nên hầu hết lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường; Người dân việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Đồng thời, nhận thức của cộng đồng về BVMT chưa cao, ở nhiều nơi, người dân vẫn có thói quen dùng bồn chứa nước không an toàn và kém vệ sinh như bể xi măng, chum, vại…

Để giải quyết thực trạng trên yêu cầu đặt ra là phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và điều quan trọng nhất là cần là có sự chung tay của cả động đồng. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Sau đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cụm công nghiệp, các khu đô thị, khu dân cư… cần xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải, khí thải… tiêu chuẩn để nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, khí thải, rác… được xử lí triệt để hiệu quả, đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu trước khi được xả ra môi trường tự nhiên.

Công nghệ xử lí nước thải phổ biến nhất hiện nay Xử lí khí thải, bụi công nghiệp

Nguồn: tạp chí môi trường

Những Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nguồn Nước Hiệu Quả Nhất

Tuyên truyền ý thức đối với người dân

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nhanh nhất đó chính là tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Đây cũng là cách giúp hệ sinh thái môi trường nước có thể hạn chế được tình trạng ô nhiễm.

Một số phương pháp mà bạn có thể tuyên truyền với người dân đó là không xả rác ra nơi công cộng, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón, không xả rác thải vào nguồn nước sạch,…. Đồng thời cần hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất để có thể bảo vệ nguồn nước được trong sạch.

Để bảo vệ môi trường nước 1 cách tối đa nhất thì bạn cũng không nên sử dụng lãng phí nguồn nước sạch. Trong quá trình sử dụng như đánh răng, rửa bát,.. thì cũng có thể hứng chậu nước để tiết kiệm tối đa.

Cùng với đó hãy thường xuyên kiểm tra đường nước để có thể hạn chế sự thất thoát hay rò rỉ nước sạch. Với 1 số hoạt động như tưới cây, quét sân, rửa xe,… bạn cũng có thể sử dụng nước mưa. Điều này giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch tốt nhất.

Xử lý chất thải của người và động vật

Cần có kế hoạch thu gom và xây dựng hố ủ đảm bảo an toàn vệ sinh. Không nên xả tràn lan ra môi trường để tránh mất vệ sinh và ô uế, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt

Rác hữu cơ, rác thải tập thể hay công cộng đều phải chứa vào thùng lớn và đậy nắp kín. Cùng với đó, người dân và chính quyền cũng cần phải có những biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Cần phải xử lý trước khi đổ ra cống. Tránh hiện tượng xả tràn lan gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước.

+ Đối với nước thải công nghiệp và y tế: Cần kiểm soát và xử lý theo quy định bảo vệ môi trường trước khi thải ra ngoài.

Lắp đặt các thiết bị gia dụng tiết kiệm nước

Trong mỗi hộ gia đình, luôn có các thiết bị tiêu hao lượng nước khá lớn như máy giặt, máy rửa chén bát, nhà vệ sinh,…. Vì thế bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng các thiết bị gia dụng tiết kiệm nước. Điều đó giúp chúng ta có thể tiết kiệm đến hàng triệu lít nước mỗi năm.

Một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước đó chính là không sử dụng đồ nhựa. Chúng ta có thể nhận thấy lượng hộp nhựa, cốc nhựa, chai nhựa hay đĩa nhựa dùng 1 lần vẫn thường xuyên được thải trực tiếp ra môi trường. Các ao hồ, sông ngòi đều chứa đựng hàng nghìn tấn rác gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.

Sử dụng các vật phẩm có thể tái chế và tái sử dụng

Sử dụng vật phẩm tái chế và tái sử dụng không chỉ giúp bạn tiết kiệm được nguồn nước mà nó còn giúp giảm thiểu nước thải. Khi bạn sử dụng lại các món ăn, khăn trải giường hay khăn tắm, nó cũng là 1 cách giúp bạn tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước cực tốt.

Sử dụng các sản phẩm an toàn với môi trường

Sử dụng các sản phẩm an toàn với môi trường không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp bảo vệ nguồn nước. Nó cũng giúp môi trường sống của chúng ta thêm sạch đẹp hơn.

Nếu bạn không biết vứt rác thải đúng cách, những sản phẩm khó phân hủy như bỉm tã trẻ em, khăn vệ sinh có thể sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nước sạch. Trường hợp khó có thể phân hủy vật liệu, các chất thải thường sẽ đi thẳng đến sông ngòi, ao hồ.

Các hóa chất có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sẽ xâm nhập vào lòng đất và chảy ra sông ngòi. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Chính vì thế bạn có thể tham khảo các hình thức canh tác hữu cơ để đảm bảo môi trường.

Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa cũng có tác động lớn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước. Chính vì thế bạn có thể khắc phục ô nhiễm nước bạn có thể sử dụng chất tẩy không phốt pho hay xà phòng.