Các Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Tập / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Để Nâng Cao Chất Lượng Học Tập Cho Học Sinh

"BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH " I. §Æt vÊn ®Ò Mục đích giáo dục tiểu học được coi như là mô hình nhân cách mong muốn mà xã hội " đặt hàng" với giáo dục , yêu cầu giáo dục và tạo điều kiện cho giáo dục thực hiện có chất lượng và hiệu quả mô hình nhân cách mong muốn đó . Như vậy có nghĩa là, căn cứ vào chiến lược con người cho một thời kỳ dài nói chung, vào nhu cầu nguồn nhân lực của từng giai đoạn phát triển đất nước nói riêng, xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải bằng mọi cách tích cực , giáo dục và đào tạo cho được những con người phát triển nhiều mặt nhân cách mong muốn , đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ngày càng đi lên những trình độ cao. Trước những yêu cầu của giáo dục như vậy , bản thân tôi là giáo viên tiểu học toi luôn luôn trăn trở làm gi ? làm bằng cách gì ? để cho trình độ học sinh ngày một đi lên. Chắc là khó đây ! nhất là đối với học sinh tiểu học . Như chúng ta đã biết : Trách nhiệm và sứ mệnh vô cùng cao quý của người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn , những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa trong sự nghiệp giáo dục và trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Theo kịp với các nước tiến tiến trên thế giới . Nghành giáo dục đã có đổi mới trong việc dạy và học . Dạy và học ở mõi lớp , mỗi cấp có nội dung chương trình , mục tiêu riêng của nó song đều đi đến đích cuối cùng là giáo dục thế hệ trẻ ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách tư duy năng lực trí tuệ . Giáo dục các em trở thành người con ngoan , trò giỏi là việc làm cực kỳ khó khăn . Để đạt được điều trên , tôi không có gì ngoài một số ý kiến nhỏ sau đây : II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HIỆN NAY Đối với giáo viên: Sau mấy năm thực hiện dạy theo chuyên đề thay sách do sở Giáo dục - Đào tạo triển khai . Một số giáo viên khi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp cũng có nhiều băn khoăn lo lắng , e rằng phải gặp những khó khăn trong quá trình giảng dạy . Thế nhưng sau thời gian mệt mài , chăm chỉ , hầu hết các giáo viên đã nắm vững quy trình lên lớp cho tất cả các môn học . Giáo viên đã chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh , học sinh đã biết tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Hình thức dạy học đa dạng , phong phú , các trò chơi được đưa vào dạy học một cách có hiệu quả nhằm giúp học sinh " học mà chơi , chơi mà học " nắm chắc bài một cách nhẹ nhàng thoải mái . Bên cạnh đó vẫn còn có phần ít giáo viên do trình độ nhận thức hay tuổi tác nên việc sáng tạo trong dạy học vẫn có phần hạn chế . Chủ yếu là chuyển tải nội dung trong sách giáo khoa , hình thức dạy học tẻ nhạt .Quy trình lên lớp chủ yếu rập khuôn vào sách giáo viên do Bộ ban hành nên học sinh chưa thật sự ham học . 2. Học sinh : Đa số phần đông học sinh có đầy đủ sách giáo khoa , đồ dùng học tập , chăm ngoan , ham học . Nhưng cũng không ít học sinh do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nên không có đủ đồ dùng học tập . Có một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm con em mình . Riêng đối với lớp 1 , những ngày đầu đến lớp phần đông các em chưa quen với kỹ năng ngồi yên suốt mấy tiếng đồng hồ để học vì ở mẫu giáo các chủ yếu là chơi .( Đây là đối tượng giáo viên cần quan tâm ) Qua khảo sát chất lượng đầu năm như sau : Lớp Số H.S TIẾNG VIỆT TOÁN G % K % TB % Y % G % K % TB % Y % 1A 34 9 27 10 29,5 11 31,5 4 12 8 24 10 29,5 13 37,5 3 9 1B 32 9 27,7 8 24,8 12 38,2 3 9,3 8 24,8 8 24,8 13 41,1 3 9,3 Những học sinh xếp loại yếu là do các em không chú ý . III. GIẢI PHÁP CỤ THỂ Và tôi đã thiết kế một số câu đố vui, trò chơi Toán học cho học sinh lớp 1 khi học các bài về số có một chữ số : Ví dụ 1 : Bài 8: Các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 Trò chơi : " Nhớ nhanh, đoán đúng ". Mục đích : Củng cố phần ghi nhớ về chữ số 4 , 5 . Cách chơi : Học sinh A trong vai Ong nâu; Học sinh B trong vai Bướm vàng Ong nâu : Từ cửa bước vào . Chị chào các em. Các em học ngoan quá ! Giỏi quá! Học sinh : Chúng em chào chị Ong nâu! Ong nâu : Bây giờ để xem em nào học giỏi , đoán nhanh, đoán đúng hãy nghe chị nêu câu đố, nếu các em giải được tức là các em đã đoán được chị là là con thứ mấy trong gia đình rồi đấy. Có 1 nét xiên , đưa từ trên xuống Và một nét ngang, đưa từ trái qua Chia đôi nét ngang, thành một net thẳng Mau mau bạn nói tôi tên số gi? Học sinh : Chọn chữ số giơ lên. .( Nếu học sinh giải đố không đúng thì Cừu non phải hướng dẫn) Ong nâu : Đúng đấy ! Đúng đấy ! Đó là chữ số 4 . Vậy các bận đoán chị là con thứ mấy trong gia đình nào ? Học sinh : Chị là con thứ tư trong gia đình ạ ! Thứ tư ạ ! Ong nâu : Cảm ơn các em ! Cảm ơn các em ! ( Vẫy tay từ từ đi ra ) Số gì có một nét nằm ngang Nét thẳng đặt đứng Nét cong dưới cùng Học sinh : Giải đố ( giơ thẻ lên ) Bướm vàng : Đúng rồi ! Đó là chữ số 5 .Vậy mình là con thứ mấy trong gia đình nào ? Học sinh : Bạn là con thứ 5 trong gia đình ! con thứ năm ! Bướm vàng : Đúng đấy ! Dúng đấy ! Bố mẹ mình sinh được bảy người con ( 2 trai, 5 gái) . Mình là con thứ 5 trong gia đình .Để nuôi chúng mình , bố mẹ mình rất vất vả, phải làm việc liên tục mơi dủ cơm ăn , áo mặc cho các con.Để đền đáp công ơn của bố mẹ mình sẽ cố gắng học thật giỏi đấy . Trò chơi : Điền nhanh, điền đúng . Mục đích : Củng cố dãy số tự nhiên từ 1 đến 7 Chuẩn bị : Kẻ sẵn bốn băng ô lên bảng Cách chơi : Mỗi đội chọn một em lên điền .Sau dó nêu câu hỏi : Dãy số trên số nào lớn nhất ? Số nào bé nhất ? Số 7 đứng liền sau số nào ? Chữ số 7 được viết như thế nào? Cho cả đọc thơ : " Tôi là số bảy Đầu tôi nét ngang Lưng tôi nét xien Phần ngực phần bụng Gạch ngang rõ ràng " Ví dụ 3 : Bài 18 : Số 8 Trò chơi : Giải đố Mục đích : Ghi nhớ về hình dạng , cách viết chữ số 8 Chuẩn bị : Ba học sinh đọc trước ba câu đố Cách chơi : Ba học sinh lần lượt đọc câu đố của mình để cả lớp giải đố ( Ba học sinh từ ngoài đi vào , cúi chào các bạn ). Học sinh 1 : Thân tôi thắt lưng ong Đầu tròn đuôi cũng tròn trông lạ kỳ ( Là số mấy ? ) Cả lớp : Giải đố Học sinh 2 : Mình tôi hai chữ o tròn Gập đôi tôi chỉ một tròn nữa thôi ( Là số mấy ? ) Cả lớp : Giải đố Học sinh 3 : Có hai chữ o Nối liền một dải Chữ trên chữ dưới Hai đầu dính nhau ( Là số mấy ? ) Cả lớp : Giải đố Ví dụ 4 : Bài 19 : Số 9 Mục đích : Giúp học sinh phân biệt chữ số 6 và chữ số 9 . Trò chơi : Tiểu phẩm vui Cách chơi : Học sinh A trong vai số 6 Học sinh B trong vai số 9 Học sinh A : ( Đến nhà số 9 chơi ) . Chào bạn số 9 ạ ! Học sinh B : Thế bạn đến chơi hay có việc gì ? Học sinh A : Từ nhà tôi đến nhà bạn phải qua nhà các bạn 7 , 8 . Trời nóng . nực mệt thật đấy . Học sinh B : Này số 6 ơi , mình và bạn có cái gì giống nhau mà khi viết bằng kí hiệu Toán học có một vài bạn lớp 1 thường hay viết sai thế nhỉ ? Thật là lạ . Học sinh A : Đúng đấy ! Đúng đấy ! Mình nghỉ ra rồi : khi bạn lộn nhào tưởng là mình đấy . Học sinh B : Ừ ! Chỉ có thế mà cũng chẳng nhận ra nhỉ . Thế chúng mình cùng đọc bài thơ sau để các bạn ghi nhớ nào . Học sinh A , B : Lúc tôi lộn nhào Ai cũng gọi tôi " Chào anh sáu ạ " Nhưng lúc đứng dậy Đầu tròn trọc lóc Thân thì xiên xiên Đó là số chin Bạn ơi kẻo nhầm . IV. KẾT QUẢ Qua thực tế giảng dạy các trò chơi , phần câu đố , vần thơ ngắn gọn , dễ nhớ, dễ thuộc nhìn chung các em rất thích học. Trong giờ học các em cảm thấy thoải mái, tự tin. Chơi mà học , học mà chơi nhưng thực sự có hiệu quả rõ nét . Ngoài ra, việc dựa vào tâm lý lứa tuổi học sinh để dạy học cũng góp phần rất quan trọng vào công cuộc nâng cao kết quả học tập cho học sinh . Sau khi thực hiện theo những điều vừa nêu ở trên , tôi trực tiếp khảo sát, kết quả sau : T.Gian K.Tra Líp Sè Hs G % K % TB % Y % TuÇn 5 1A 34 9 27 10 29,7 12 34,3 3 9 1B 32 10 31,5 9 27,7 10 31,5 3 9.3 GIỮA Kú I 1A 34 10 29,7 10 29,7 11 31,6 3 9 1B 32 11 34,6 9 27,7 10 31,5 2 6,2 Kú i 1A 34 9 27 11 33,7 12 34,3 2 6 1B 32 11 34,8 10 31,5 10 31,5 1 3,2 Qua bài kiểm tra giữa học kỳ I, học kỳ I , dưới sự chỉ đạo của nghành giáo dục cấp trên , của ban lãnh đạo nhà trường . Tôi nghĩ rằng cứ thực hiện như những điều nói trên ít nhiều sẽ giúp các em học sinh học tiến bộ hơn , nhất là các em yếu .Nếu cứ theo đà này , mỗi một giáo viên chúng ta cần sáng tạo trong dạy học chắc hẳn các em tiếp thu theo nội dung sách giáo khoa mới sẽ có một kiến thức vững vàng, sẵn sàng học lên các lớp trên một cách tự tin . V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những kết quả của quá trình dạy học tôi tự nhận thấy : để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau : - Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề , mến trẻ . Phải có tâm huyết với nghề . -Người giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để chọn phương pháp dạy học phù hợp , kịp thời giúp đỡ những học sinh yếu , cá biệt - Người giáo viên vừa là người cô , vừa là người mẹ, vừa là người chị, vừa là người bạn để dễ dàng gần gũi với các em hơn .Nhờ đó mà dễ dàng giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để các em tự tin hơn trong học tập . - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần động viên , nhắc nhở kịp thời để các em có cố gắng, khắc phục kịp thời . - Trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng . Xin chân thành cảm ơn ./. ( Mong được góp ý : . mail của toâi nguyenhakimchitrung@yahoo.com or coù theå lieân heä soá Tel: 01687107546 - 0383782899 )

Đề Tài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Tập Trường Thcs Cát Hiệp

ề bản chất là hoạt động nhận thức của người học được thực hiện dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư phạm. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu nền văn hóa nhân loại và chuyển hóa chúng thành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân. Đối tượng của hoạt động học là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng được thể hiện ở nội dung của môn học, bài học, bằng hệ thống khái niệm khoa học và khái niệm môn học. Để hoạt động học tập có kết quả cao, có chất lượng yêu cầu nhiều yếu tố tác động phối hợp một cách tích cực và hiệu quả nhất, trong đó chiếm phần quan trọng nhất là môi trường hoạt động của người học. Nhà trường với hoạt động dạy học trong nhà trường có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng học tập. Chất lượng dạy học càng nâng cao, chắc chắn chất lượng học tập sẽ được nâng cao. Trong thực tiễn của đất nước hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay, ngành giáo dục – đào tạo cần cung cấp cho xã hội đội ngũ những công dân đảm bảo yêu cầu về đức, trí, thể mỹ và các kĩ năng lao động – hoạt động xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dạy – học là yêu cầu cần thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và đào tạo của ta trong giai đoạn hiện nay. Sở dĩ có yêu cầu như vậy, là do ” sản phẩm” của ngành giáo dục – đào tạo tạo nên, tuy có đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước nhưng so với trong khu vực và quốc tế ta còn thua kém xa họ. Đối với lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở, cũng không rời khỏi tình trạng chung đó, sau khi rời ghế nhà trường trung học cơ sở, học sinh học lên bậc học cao hơn, hoặc tham gia vào các lĩnh vực học ngành nghề khác, số lượng học sinh đáp ứng yêu cầu môi trường mới thường rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dạy – học ở bậc học trung học cơ sở cũng là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh: Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng, sự tổ chức chỉ đạo đến tập thể giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Quá trình dạy học là quá trình dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Như vậy, quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Quá trình dạy và học liên hệ chặt chẽ với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó tạo nên hiệu quả rất lớn. Hoạt động dạy của người giáo viên đó là sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình để tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Trong quá trình đó người giáo viên còn có nhiệm vụ chỉ dẫn nguồn tìm tri thức và khi cần thiết còn có thể cung cấp tri thức cho người học. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên đối với hoạt động nhận thức – học tập của học sinh thể hiện qua các vấn đề: Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức – học tập Vạch ra kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của người học. Tổ chức điều khiển hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức – học tập tương ứng của người học. Kích thích tính tự giác, tính tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của người học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cũng như trong công tác giảng dạy của mình. Hoạt động học của người học đó là sự tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình. Sự tự giác nhận thức của người học thể hiện ở người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập. Tích cực nhận thức là thái độ của chủ thể huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập. Chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức – học tập, nó vừa là năng lực vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạt động học tập cho phép người học tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình. Qua đó, cho phép người học học tập với sự sẵn sàng tâm lý hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức – học tập. Như chúng ta đã biết, học là một trong những loại hình nhận thức, vì đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, sự phản ánh đó diễn ra trong quá trình hoạt động tích cực của các bộ phận vỏ não. Sự phản ánh bản chất của đối tượng được đòi hỏi phải trải qua hoạt động tư duy phức tạp dựa trên những thao tác lôgíc, nó đòi hỏi phải có sự tập trung chú ý, sự lựa chọn từ vô số sự vật hiện tượng của hiện thực, chủ thể nhận thức phải tích cực chú ý và lựa chọn chỉ những cái trở thành đối tượng phản ánh. Vì vậy, hoạt động học của người học không phải bằng sự tiếp nhận những kết quả có sẵn mà phải bằng hoạt động nhận thức tích cực chủ động của họ. Học sinh là chủ thể nhận thức, chính họ tự làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu. Quá trình học của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người giáo viên như diễn ra trong tiết học hoặc dưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhà của học sinh. Khi quá trình học của người học diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của giáo viên, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh thể hiện qua các nội dung: Tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra. Tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức – học tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra. Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình dưới tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân. Phân tích những kết quả hoạt động nhận thức – học tập dưới tác động của giáo viên, qua đó cải tiến hoạt động học tập. Khi quá trình học của người học diễn ra độc lập, học tập thiếu sự lãnh đạo trực tiếp của giáo viên thể hiện qua các nội dung: Tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình. Tự tổ chức hoạt động học tập bao gồm việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện của mình. Tự kiểm tra, tự đánh giá và qua đó tự diều chỉnh trong tiến trình hoạt động học tập của mình. Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức – học tập mà cải tiến phương pháp học tập của mình. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả tối ưu trong trường hợp có sự thống nhất biện chứng giữa chúng, trong đó sự nổ lực của giáo viên và của học sinh trùng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng của chính quá trình dạy học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh cần tạo nên sự cộng hưởng của quá trình dạy học, sự nổ lực tối đa của thầy và của trò trong nhà trường. Người cán bộ quản lý cần chú ý đến quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦAHỌC SINH TRƯỜNG THCS CÁT HIỆP 2.1. Sơ lược về nhà trường. Trường THCS Cát Hiệp nằm trong địa bàn thôn Hòa Đại, Xã Cát Hiệp về phía tây của Huyện Phù Cát, thuộc tỉnh Bình Định. Cát Hiệp là xã trung du, có diện tích tự nhiên 4102 ha, gồm 1784 hộ với 7780 nhân khẩu, trong đó 90% dân số làm nghề nông, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Xã có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, với vùng bán sơn địa có nền đất cát xám bạc màu, không có hệ thống thủy lợi như những địa phương khác, nguồn nước phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, hoạt động sản xuất chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thiên nhiên không được ưu đãi, với vị trí địa lí không mấy thuận lợi nên nhìn chung đời sống của nhân dân trong địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, mức độ đầu tư cho giáo dục của địa phương không cao, phụ huynh học sinh chú trọng nhiều trong sản xuất, lo đi làm ăn xa để có nguồn thu nhập, việc chăm lo học hành của con em ít được chú trọng. Đơn vị trường mới được tách ra từ cơ sở chung trường Cấp I- Cấp II từ năm học 2002 – 2003. Cơ sở trường mới xây dựng tại khu trung tâm của xã, với diện tích khuôn viên trường khoảng 14 000 m2,đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chỉ có 10 phòng học, và 2 phòng làm việc. Số lượng lớp học trên dưới 19 lớp, Chính vì thế hoạt động ngoại khóa về chuyên môn của nhà trường thường rơi vào ngày nghỉ trong tuần, hệ thống các phòng chức năng, phòng bộ môn chưa có. Các công trình phụ : nhà vệ sinh, nhà để xe, giếng nước, tường rào, cổng ngõ tương đối đảm bảo phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Thành tích hoạt động của nhà trường còn khá khiêm tốn, số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh chưa có, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp còn quá ít. Chỉ có hoạt đôïng phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được Hội Đồng Đội Huyện đánh giá là đơn vị mạnh trong Huyện. Năm học 2007 – 2008: Tổng số cán bộ , giáo viên, nhân viên : 36 nữ: 17 Trong đó: Ban giám hiệu : 2 nữ: 0 Giáo viên biên chế: 29 nữ: 14 Giáo viên hợp đồng : 3 nữ: 2 Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: 14 nữ: 2 Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn : 2 nữ : 0 (thuộc các bộ môn năng khiếu: âm nhạc, thể dục) Nhân viên : 2 nữ:1 Tổng số học sinh: 634 nữ : 292 Biên chế thành 18 lớp. Trong đó: Khối lớp 6 : 188 học sinh, xếp thành 5 lớp Khối lớp 7: 143 học sinh ” 4 lớp Khối lớp 8: 158 học sinh ” 5 lớp Khối lớp 9: 145 học sinh ” 4 lớp Học sinh con mồ côi:02 , con thương binh:07, học sinh khuyết tật: 03, học sinh lưu ban: 26. 2.2 Thực trạng về chất lượng giáo dục của nhà trường ( từ năm học 2004 – 2005 đến nay): 2.2.1. Đối với giáo viên: Trong 3 năm học tỉ lệ giáo viên được xếp loại tốt, khá, trung bình hầu như không biến động mấy, loại tốt và loại khá luôn đạt ở mức từ 75% đến 80%. Năm học 2004 – 2005 có 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2005 – 2006 có 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Năm học 2006 – 2007 không có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Quá trình đánh giá , xếp loại của Ban giám hiệu đối với giáo viên nhìn chung còn chưa thật sự chính xác, còn mang tính chất thành tích,hình thức. 2.2.2. Đối với học sinh: – Về mặt hạnh kiểm mức độ biến động không lớn, năm học 2006-2007 tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình , yếu có tăng hơn các năm trước. Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt có giảm hơn. – Về mặt học lực có sự thay đổi rõ nét: tỉ lệ học sinh đạt giỏi, khá giảm hơn các năm trước. Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu , kém tăng hơn các năm học trước.( thể hiện qua bảng thống kê). Có 1 học sinh đạt danh hiệu học sing giỏi cấp huyện. Số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp thi đậu vào lớp 10 hệ công lập còn thấp, dao động từ 32,5 % đến 41, 2 %. Kết quả hai mặt giáo dục của học sinh từ năm học 2004 – 2005 đến năm 2006 – 2007 được thể hiện ở bảng thống kê . Bảng thống kê 2 mặt giáo dục của trường THCS Cát Hiệp ( từ năm học 2004-2005 đến năm học 2006- 2007) Hai mặt Giáo Dục Xếp Loại 2004 -2005 2005-2006 2006-2007 HẠNH KIỂM Tốt Số Lượng 280 320 227 Tỉ lệ (%) 41.4 47.0 36.2 Khá Số Lượng 313 263 267 Tỉ lệ (%) 46.3 38.6 46.2 Trung Bình Số Lượng 83 96 130 Tỉ lệ (%) 12.3 14.1 20.7 Yếu Số Lượng 2 3 Tỉ lệ (%) 0.3 0.5 HỌC LỰC Giỏi Số Lượng 20 39 24 Tỉ lệ (%) 3.0 5.7 3.8 Khá Số Lượng 177 162 125 Tỉ lệ (%) 26.2 23.8 19.9 Trung Bình Số Lượng 391 393 349 Tỉ lệ (%) 57.8 57.7 55.6 Yếu Số Lượng 85 85 128 Tỉ lệ (%) 12.6 12.5 20.4 Kém Số Lượng 3 2 2 Tỉ lệ (%) 0.4 0.3 0.3 2.2.3. Kết quả điều tra khảo sát: * Đối với học sinh: 1. Trong giờ học lớp em thường xuyên bị thầy ( cô ) giáo khiển trách: 30 % ; không khiển trách: 45 % ; chỉ thỉnh thoảng : 25 % 2. Em không hiểu bài do: – Em chưa đọc kỹ bài đó ở nhà trước khi đến lớp: 80 % – Ngồi trong lớp em không chú ý nghe giảng: 30 % – Em có chú ý nghe giảng nhưng không tiếp thu được: 36 % – Thầy giáo dạy không nhiệt tình, không sử dụng thiết bị : 48 % – Thầy giáo dạy khó hiểu, hay trách mắng học sinh: 53 % – Em rất ít học bài ở nhà : 47 % 3. Em không muốn đến lớp do: – Không thuộc bài và chưa chuẩn bị bài : 37 % – Giờ học hôm nay em không thích học : 49 % – Bài học hôm nay khó : 32 % – Quá mệt mỏi do làm nhiều công việc ở nhà: 40 % – Không muốn học nữa : 17 % – Cha mẹ bảo phải nghỉ học : 12 % 4. Em đi học vì: – Học để có nhiều hiểu biết, và dự thi lên cấp học cao hơn: 67% – Vì cha mẹ buộc phải đi học: 48 % – Đi vui chơi cùng bạn bè 28 % 5. Môn học em thích nhất : Toán : 40 % ; Lí : 28 % ; Hóa: 18 %; Sinh : 48 % ; Ngữ Văn: 47 %; Lịch sử: 21 % ; Địa lý: 48 % ; Công Dân : 22 %: Công Nghệ : 27 % ; Tiếng anh : 8 %; Thể dục : 78 %; Âm nhạc: 59 %; Mỹ thuật : 43% 6.Môn học em không thích : Toán : 30 % ; Lí : 46 % ; Hóa: 8 %; Sinh : 11 % ; Ngữ Văn:37 %; Lịch sử: 52 % ; Địa lý:11 % ; Công Dân : 22 %: Công Nghệ : 13 % ; Tiếng anh : 80 %; Thể dục : 9% 5; Âm nhạc: 23 %; Mỹ thuật : 17% 2.3. Các biện pháp mà Ban Giám Hiệu nhà trường đã thực hiện. 2.3.1. Các biện pháp: * Đối với Ban Giám Hiệu: Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, kiên quyết xử lí giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Tổ chức nghiêm túc trong thi và kiểm tra, khoáng chất lượng đến giáo viên. * Đối với các tổ chuyên môn: đảm bảo có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. Tổ chức thao giảng, hội thảo chuyên đề, làm đồ dùng dạy học, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn. * Đối với giáo viên: Giảng dạy đúng phân phối chương trình, kế hoạch bộ môn được phân công, soạn giảng có chất lượng, tránh cắt xén chương trình. Thực hiện giảng dạy lồng ghép các bộ môn theo quy định. làm phiếu đăng ký nghiên cứu tài liệu, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ lẫn nhau… 2.3.2.Đánh giá chung: Mặt mạnh: + Đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, làm tốt khâu hồ sơ, sổ sách, đúng quy định chương trình của ngành quy định. Có một số thành tích nhưng còn quá ít. + Bước đầu thực hiện tốt cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập. Mặt yếu: + Hoạt động của nhà trường còn mang tính hình thức, triển khai là chính, khâu kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ. +Đối với học sinh, chưa có sự ân cần chăm sóc học sinh. Nhìn chung, biện pháp chính của nhà trường luôn là hình thức giao khoán vào đầu năm, cuối năm không quan tâm đến kết quả như thế nào. Chưa thật sự gắn kết công tác thi đua trong hoạt động giáo dục của đơn vị. + Kết quả học tập của học sinh chưa cao. Giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong công tác. + Kết quả học sinh thi vào lớp 10 được học hệ công lập còn thấp so với các đơn vị trường bạn. + Học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các bộ môn từ cấp Huyện trở lên còn quá ít. Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS CÁT HIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông (Luật Giáo Dục năm 2005) “1.Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… 3.Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động…” Như vậy, khi học xong chương trình ở trường trung học cơ sở học sinh phải đạt được các yêu cầu giáo dục: * Yêu nước, hiểu biết và có niềm tin vào lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tin tưởng và góp phần thực hiện mục tiêu ” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thông qua các hoạt động học tập, lao động, công ích xã hội. Có lối sống văn hóa lành mạnh, cần kiệm, trung thực, có lòng nhân ái, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm ở gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội, tôn trọng và có ý thức đúng đắn đối với lao động, tuân thủ nội quy của nhà trường, các quy định nơi công cộng nói riêng và pháp luật nói chung. * Có kiến thức phổ thông cơ bản, tinh giản, thiết thực, cập nhật làm nền tảng để từ đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác nhau của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bước đầu hình thành và phát triển được những kỹ năng, phương pháp học tập của các bộ môn. Cuối cấp học, có thể có những hiểu biết sâu hơn về một lĩnh vực tri thức nào đó so với yêu cầu chung của chương trình, tùy khả năng và nguyện vọng, để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống . * Có kỹ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân. Biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo thông tin thông qua nội dung được học. Biết vận dụng và trong một số trường hợp có thể vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng. Có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản. Biết thưởng thức và ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật. Biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Biết sử dụng hợp lí thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể lực, giữa lao động và nghỉ ngơi. Biết tự định hướng con đường học tập và lao động tiếp theo. * Trên nền tảng những kiến thức và kỹ năng nói trên, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. – Năng lực hành động có hiệu quả mà một trong những thành phần quan trọng là năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trong suy nghĩ, hành động trên cơ sở phân biệt được đúng, sai. – Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống cũng như hòa nhập với môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội. – Năng lực giao tiếp, ứng xử với lòng nhân ái, có văn hóa và thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội. – Năng lực tự khẳng định, biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động, không ngừng rèn luyện bản thân, có khả năng tự đánh giá và phê phán trong phạm vi môi trường hoạt động và trải nghiệm của bản thân. 3.2. Hệ thống các biện pháp. 3.2.1. Phương pháp chung: Phương pháp giáo dục Trung học cơ sở phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Dạy và học hiệu quả được củng cố và kích thích khi: thứ nhất, cố gắng làm cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học bằng cách cung cấp nhiều nhiệm vụ khác nhau khi giải quyết tình huống nhóm nhỏ và nhóm lớn; thứ hai, giáo viên được khuyến khích học hỏi hợp tác với học sinh như một phần trong kinh nghiệm chia sẻ của nhóm, được trao cho những vai trò khác nhau và phát triển thái độ tự trọng của riêng mình; thứ ba, học sinh chủ động tham gia vào việc ôn tập và phản ánh quá trình học tập và nơi nào học sinh được tạo cơ hội tham gia một số hình thức của quá trình hành động – hoach định góp phần vào việc học của mình; thứ tư, giáo viên phát triển các hình thức đánh giá có ý nghĩa, hệ thống, phát triển và thúc đẩy nhằm củng cố và xây dựng thái độ tự tin. Các biện pháp chỉ đạo: – Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học năm học. Thực hiện chương trình đủ, đúng thời gian. – Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn chia nhóm bộ môn khối lớp để hỗ trợ nhau về chuyên môn, tư liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy. – Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên quản lý hoạt động học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo kế hoạch. – Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực giáo viên bằng các hình thức khác nhau như bồi dưỡng chuyên đề; sinh hoạt tổ chuyên môn; thao giảng; các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm; tổ chức tham quan thực tế; giao lưu học hỏi

Tham Luận Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Tập Của Học Sinh

về những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng học tập của các em HS

(Hội nghị Công đoàn trường THCS Long Hải – Năm học: 2016-2017)

Kính thưa hội nghị!

Đại diện tổ tiếng Anh, tôi xin tham luận về những kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh.

Đầu tiên, tôi xin nêu một vài nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu.

I/ Một vài nguyên nhân HS học yếu:

– Hiện nay, đa số HS chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa có ý thức học tập như:

+ Thường xuyên không mang sách vở khi đến lớp.

+ Không tập trung trong giờ học, nói chuyện với bạn gây ồn. Hoặc nhiều em giả vờ tập trung vào bài giảng thầy cô nhưng thực chất các em không học mà đang suy nghĩ việc khác.

+ Lười không chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ.

+ Đa số HS không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. Nếu có soạn bài thì soạn bài theo hình thức chép từ sách giải hoặc sách giúp học tốt, đôi lúc các em không biết mình chép đúng hay sai.

+ Kiến thức cũ yếu, các em không theo kịp bài học nên các em thiếu tự tin tham gia xây dựng bài dần dần các em quên đi việc phát biểu xây dựng bài hoặc đôi lúc hiểu bài muốn phát biểu nhưng cứ ngại nói rồi các em bỏ qua việc phát biểu luôn. Điều này kiềm hãm tính thích thú đối với việc học của các em.

+ Thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè trong kiểm tra, thi cử.

+ Suy nghĩ chủ quan: thầy cô dò bài rồi nên không cần học nữa, vô tình từng ngày các em tạo ra lỗ hỏng kiến thức rất lớn.

* Về phía GV và chương trình sách giáo khoa:

– GV đôi lúc nóng tính, thiếu tính mềm dẻo, thiếu khiếu hài hước. Đôi lúc nội dung bài dạy dài, nên ảnh hưởng đến thời gian quan tâm đồng bộ đến từng học sinh trong lớp.

– Nội dung chương trình sách giáo khoa một số bài kiến thức quá tải nên để truyền tải hết nội dung của một bài học theo PPCT thì không thể đi sâu kĩ cũng như không có nhiều thời gian nhắc lại kiến thức cũ HS mà đã quên.

II/ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:

– Trước hết bản thân mỗi GV đứng lớp phải có niềm say mê, có tình yêu thương đối với học trò, không ngại khó. Cố gắng kiểm soát tính nóng giận, tạo tâm lí thỏa mái cho HS.

– Thường xuyên cho các em cơ hội, hướng dẫn, chỉ bảo đúng sai các em về mọi mặc – từ việc học, việc giao tiếp, ứng xử hoặc các kỹ năng sống khác trong từng tiết dạy. Tránh quan niệm phân biệt việc đó là công việc của GVCN hay là của GVBM hay là của ai đó….vì có như vậy các em mới thấy được sự gần gũi, yêu thương thực sự của thầy cô, các em mới tôn trọng thầy cô, mà tôn trọng thì các em sẽ biết vâng lời.

– GVBM phải tăng cường nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức về CNTT, kiến thức xã hội tổng hợp để tạo sinh động cho bài dạy và tạo hứng thú cho HS.

– Tăng cường tính tập trung vào bài học của học sinh bằng cách chủ động gọi học sinh trả lời dù học sinh không phát biểu. Để các em phải quan tâm, theo dõi bài học và rèn luyện tính tự tin, tích cực cho bản thân.

– Thường xuyên nhắc nhở các em học bài cũ, soạn bài mới và kiểm tra việc học cũng như chuẩn bị của các em bằng nhiều cách có thể dò bài nhiều lần, hoặc phân công HS tự kiểm tra chéo lẫn nhau và báo kết quả về GVBM…

– Cần phân loại HS yếu theo kiểu nào?. Học sinh yếu do tố chất thì đôi lúc cần giới hạn nội dung bài cũ, báo trước để các em chuẩn bị tốt để động viên tinh thần. Nếu học sinh có tố chất nhưng yếu do lười học thì thường xuyên giao bài học, bài tập để các em làm, có kiểm tra, nhắc nhở. Đôi lúc giao cho các em nhiệm vụ nhóm trưởng khi làm việc nhóm để kích thích tính tích cực của các em.

– Khi làm việc nhóm thì nhóm trưởng không nhất thiết phải là những em khá giỏi mà có thể là những em yếu kém, GV khéo léo hướng dẫn các em biết cách phân công nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. Việc làm giúp các em tự giác phải tham gia bài học, tự giác tự học hỏi bạn mình trong nhóm, tránh tình trạng ỷ lại người khác.

III/ Bài học kinh nghiệm:

– Dạy học là công việc lâu dài, vất vả. Do vậy GV ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức phải tìm cách thu hút sự tập trung chú ý của HS trong giờ học làm cho giờ học có hiệu quả, phải yêu thương uốn nắn các em từ những việc làm nhỏ nhất.

– Quan tâm đồng đều HS trong lớp. Trong mỗi tiết dạy cần nắm bắt tâm lí, tính tình của mỗi học sinh để GV có thể tìm ra thủ thuật phù hợp với từng đối tượng HS. Tạo mọi điều kiện cho các em phát triển điểm mạnh chính là tạo hứng thú cho các em học tốt .

Chúc sức khỏe đại biểu, và tất cả CĐV. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Tổ Tiếng Anh

Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Sinh Yếu Kém

Vấn đề mà ngành giáo dục cũng như toàn xã hội quan tâm hiện nay là nâng cao chất lượng học sinh (HS) yếu kém. Lăn lộn với phong trào giáo dục ở những vùng khó khăn, tôi thấy sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị quá lớn.

Ở nông thôn vừa thiếu thốn cơ sở vật chất vừa không có phong trào học tập. Với những người không thực sự tâm huyết với nghề thì việc phụ đạo HS yếu, kém chỉ mang tính hình thức chứ không có tác dụng gì. Việc dạy cho HS yếu, kém vất vả chẳng khác gì bồi dưỡng HS giỏi. Để một HS yếu kém hiểu được thực chất vấn đề rất khó khăn. Những em vì lơ là học tập mà học yếu thì “chữa” rất dễ nhưng những em có “chỉ số IQ” thấp thì một tiết dạy phải dành thời gian gấp đôi, gấp ba người thường.

Nhiều năm phụ đạo cho HS yếu kém, bản thân tôi đã rút ra một số điểm quan trọng. Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng HS. Có em vì điều kiện mưu sinh nhưng cũng có em vì bạn bè rủ rê hàng quán, chơi điện tử, bi da… mà xa rời học tập. Có những em bố mẹ li dị, rượu trà, đánh đập nhau làm cho con cái chán học. Khi ta biết chia sẻ, giải quyết được tận gốc thì mới hòng vực dậy được các em đó. Người dạy lúc đó phải nắm xem HS hổng chỗ nào để bổ sung kiến thức. Có lúc phải hủy giáo án đã chuẩn bị để chuyển theo hướng khác cho phù hợp với kiến thức HS còn thiếu hoặc hiểu sai. Có khi ta phải quay lại dạy những kiến thức sơ đẳng từ tiểu học như cộng, trừ, nhân, chia hay bắt học thuộc lòng bản cửu chương.

HS yếu thường ngại học, ngại hỏi nên giáo viên phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra mà mình nghi ngờ HS hiểu sai hoặc không hiểu. Ví dụ: Khi cộng các phân số khác mẫu số có nhiều em lấy tử cộng tử, mẫu cộng mẫu. Khi bình phương, lập phương, lũy thừa một số, có nhiều HS lấy số đó nhân với số mũ.

Trong việc phụ đạo HS yếu, giáo viên không nên đưa ra kiến thức cao quá, hoặc đòi hỏi mẹo mực làm ức chế học sinh. Những bài toán, bài văn đưa ra mang tính chất vận dụng khắc sâu lý thuyết. Ví dụ: Định lý Ta-lét thì giáo viên nên đưa ra bài toán áp dụng trực tiếp tìm một hạng tử khi biết sẵn 3 hạng tử trong tỷ lệ thức được thiết lập từ định lý chứ không nên lắt léo qua nhiều khâu trung gian. Khi HS trả lời đúng, giáo viên phải biết động viên khen ngợi, khi trả lời sai thì nhẹ nhàng gợi ý để tìm ra chân lý.

Giáo viên cho HS làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập tại lớp để thuộc bài. Những kiến thức cần khắc sâu phải được lặp lại trong tiết học chính khóa và tiết tự chọn. Về dạy một trường miền núi của tỉnh Quảng Bình, tôi đã đề xuất với ban giám hiệu chọn HS yếu mỗi khối xếp vào một lớp cho giáo viên dạy khối đó trực tiếp phụ đạo, nhờ đó chất lượng bộ môn đã được cải thiện. Việc nâng cao chất lượng giáo dục vẫn còn gay cấn. Tiêu chí “hai không” tưởng chừng mâu thuẫn với tiêu chí “phổ cập” trong nhà trường. Đánh giá thực chất quá làm nhiều HS bỏ học nên một số nhà trường đã đặt ra mẹo này mẹo khác để đạt tiêu chí trường tiên tiến, trường chuẩn quốc gia. Nhiều nhà trường đã cho những HS bỏ học vào danh sách HS chuyển trường theo cha mẹ đi làm ăn nơi khác, hoặc “khai tử” cho HS.