Các Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Toán / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Toán

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa môn toán lại đóng vai trò quan trọng, biết toán mới học được khoa học mà khoa học lại giữ vai trò quyết định cho sự phát triển cho đất nước. Chính vì thế bản thân tôi thầm nghĩ: “Làm thế nào cho học sinh của mình mau tiến bộ và học giỏi. Suy nghĩ đó cứ xoay quanh trong đầu, tôi đã thử nghiệm bằng phương pháp này, phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng môn toán. Do đó tôi rút ra vài biện pháp có hiệu quả trong quá trình công tác dạy học ở những năm gần đây.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN I/ Mở đầu: Việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu không thề thiếu được trong công tác dạy học. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa môn toán lại đóng vai trò quan trọng, biết toán mới học được khoa học mà khoa học lại giữ vai trò quyết định cho sự phát triển cho đất nước. Chính vì thế bản thân tôi thầm nghĩ: "Làm thế nào cho học sinh của mình mau tiến bộ và học giỏi. Suy nghĩ đó cứ xoay quanh trong đầu, tôi đã thử nghiệm bằng phương pháp này, phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng môn toán. Do đó tôi rút ra vài biện pháp có hiệu quả trong quá trình công tác dạy học ở những năm gần đây. II/ Nội dung: 1/ Hoạt động xây dựng chuyên môn: - Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần tự học tự rèn. - Chú trọng công tác dạy tốt, học tốt , nâng cao chất lượng đại trà. - Sinh hoạt tổ chuyên mônthống nhất chương trình dạy học trong tuần (1 lần/ tuần ). - Soạn kế hoạch bài học phải xác định trọng tâm bài dạy và chuẩn kiến thức cần truyền đạt. - Luôn đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với các dạng bài. - Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy. - Tìm thêm các ví dụ, câu hỏi, nhiều cách giải hay gợi sự chú ý học tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh hơn. 2/ Hoạt động trên lớp: a. Khi đứng lớp: - Tình bày bảng nên sử dụng phấn màu, ghi đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt, dùng phấn gạch dưới kiến thức trọng tâm, đóng khung kiến thức công thức cần nhớ. - Quan sát theo dõi sự tiếp thu bài học của các em. - Tùy theo kiến thức cần truyền đạt, trình độ của học sinh mà vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Luôn tạo sự thoải mái khi các em học toán với nhiều trò chơi học tập như: Thi đua giải toán nhanh, sắp xếp nhanh các hình theo yêu cầu,tổ chức thi đua nhóm đôi, thi đua nhóm 4 học sinh, thi đua theo tổ. b. Giờ dạy lý thuyết: - Chú trọng hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cần bài học. - Biết vận dụng lý thuyết vừa học vào một số các bài tập đơn giản. - Hướng dẫn học sinh học thuộc lý thuyết. c. Giờ dạy luyện tập: - Giúp học sinh vận dụng thành thạo lý thuyết vào bài học một cách hợp lí. -Qua việc giải bài tập đó học sinh rút ra được kinh nghiệm về phương pháp giải toán. d. Nếu là tiết kiểm tra: - Đề kiẻm tra vừa sức với trình độ học sinh, có câu phát triển dành cho học sinh khá giỏi. - Chấm, trả bài, chữa bài kịp thời. - Đánh giá chính xác chất lượng học tập của học sinh. - Quan tâm dến các học sinh làm bài quá kém ( Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học kém ) 3/ Hoạt động dạy ngoại khóa: a. Dạy học sinh năng khiếu: - Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu để xác định tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi. - Khuyến khích học sinh mượn sách ở thư viện tham khảo, học hỏi nhiều cách giải toán hay.. b. Dạy phụ đạo học sinh yếu: - Tách học sinh yếu ngồi học chung một nhóm ngay từ đầu ( Phân loại học sinh ). - Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu. - Vận động học sinh yếu phụ đạo vào các ngày thứ 7, hoặc dạy học sinh yếu chéo buổi. - Nên có thời gian kèm sát các học sinh học yếu. 4/ Hoạt động ngoại khóa: - Luôn dự giờ, thao giảng, dự chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên của bản thân. - Thường xuyên sưu tầm thêm các tư liệu, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác dạy học. IV/ Kết quả: Năm học Học kì 1 Học kì 2 2006-2007 2007-2008 2008-2009 V/ Bài học kinh nghiệm: - Soạn kế hoạch bài học theo hướng đổi mới. - Áp dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Tách học sinh yếu kém ngay từ đầu để phân các em thành một nhóm. - Cuối tuần có bài kiểm tra nhằm theo dõi trình độ học sinh. - Thường xuyên quan sát theo dõi học sinh yếu.

Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Môn Toán Trong Trường Thpt

nhiều môn học khác, hơn nữa môn Toán là môn hàng năm đều thi tốt nghiệp

THPT vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học và ôn tập thi tốt nghiệp môn

Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, qua kết quả môn Toán học kì I năm 2012-2013 của trường

THPT Thông Nông nói riêng chưa được cao. Đồng thời tỉ lệ môn toán điểm trên

trung bình trong kì thi tốt nghiệp năm 2011-2012 đã được cải thiện rất nhiều

nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các trường THPT khác trong tỉnh nên đã đặt

ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học

môn toán, làm thế nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi

tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy –

học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục:

- 1 - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN TRONG TRƯỜNG THPT Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hỗ trợ cho rất nhiều môn học khác, hơn nữa môn Toán là môn hàng năm đều thi tốt nghiệp THPT vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy - học và ôn tập thi tốt nghiệp môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, qua kết quả môn Toán học kì I năm 2012-2013 của trường THPT Thông Nông nói riêng chưa được cao. Đồng thời tỉ lệ môn toán điểm trên trung bình trong kì thi tốt nghiệp năm 2011-2012 đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các trường THPT khác trong tỉnh nên đã đặt ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán, làm thế nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy - học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục: I. THỰC TRẠNG: 1. Thực trạng: + Một bộ phận không nhỏ học sinh mất kiến thức cơ bản rất nhiều, kỹ năng tính toán quá yếu. Nhiều học sinh không biết cộng trừ số âm, không biết cách giải phương trình bậc nhất, bật hai; + Học sinh ít làm bài tập ở nhà dẫn đến nắm được phương pháp nhưng không áp dụng được vào giải bài tập; + Môn Toán đặc thù là môn tư duy trừu tượng, có sự liên kết logic ở các khối lớp, do đó nếu học sinh hổng kiến thức ở lớp dưới sẽ khó tiếp thu được kiến thức mới dẫn đến chán học, không tự tin trong học tập, học sinh rất sợ các tiết Toán và Thầy Cô dạy Toán; + Do đặc thù của bộ môn khô khan, dễ gây nhàm chán cho học sinh. Trong khi đó còn một số ít giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học; hoặc còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, còn dạy chay làm cho học sinh không ham thích học môn Toán, dạy tràn lan; + Học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh thường không tập trung, còn nói chuyện riêng, chưa thực sự quan tâm đến bài giảng nên kết quả học tập chưa cao. + Chất lượng làm bài thi tốt nghiệp của học sinh trong những năm qua chưa thật sự tốt lắm thường bộc lộ những yếu kém như không biết trình bày bài làm, bỏ giấy trắng, không nhớ công thức, tính toán sai,chép bài bạn chép sai kí hiệu mà không biết - chép không cảm giác. 2. Nguyên nhân: + Đầu vào quá thấp ( có học sinh thi đỗ vào trường nhưng điểm môn toán chỉ có 0,5; 1 điểm, hầu hết học sinh khá giỏi thi vào các trường chuyên, DNNT tỉnh còn lại đa số học sinh thuộc dạng trung bình, yếu kém). + Học sinh hổng kiến thức rất nhiều, thậm chí bài toán cộng trừ các em thực hiện không được nếu không có máy tính. Nguyên nhân là do có quá nhiều môn yêu cầu cao, tạo áp lực nên các em không có đủ thời gian tự học và bản thân các em cũng không biết cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý. - 2 - + Học sinh ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình, nhất là vào mùa vụ không dành nhiều thời gian cho luyện tập ở nhà. + Đa số các em học sinh đều trọ học xa nhà nên các em chưa thực sự tự giác trong việc học tập. Mặc dù trọ học cùng nhau nhưng các em chưa có phong trào học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. thận, kỹ lưỡng nhưng do khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế nên vẫn mắc nhiều sai lầm và chưa linh động xử lý tình huống đơn giản nên kết quả học tập còn rất hạn chế. + Còn đa số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, chưa phát huy được sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình mà nhà trường gửi về từng đợt sau khi kết thúc học kỳ, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ con em mình học tốt hơn. + Ý thức tự học ở nhà của các em hầu như không có, không học bài cũ và chuẩn bị bài mới nên việc tiếp thu gặp nhiều hạn chế do đó khi lên lớp giáo viên không chủ động được thời gian làm hạn chế việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy và học. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG: 1. Với học sinh: - Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. Sử dụng thành thạo máy tính cầm tay, đây là yếu tố cần thiết và thiết thực bởi vì học sinh ngày nay không quen tính nhẩm. - Đi học đầy đủ, vào lớp phải tập trung vào việc học và làm theo những yêu cầu của giáo viên đề ra. - Học sinh tự tổ chức học nhóm ở trường, ở lớp vào những buổi không phải đi học. - Phải xác định được động cơ và mục đích học tập của mình. Đặt mục đích cuối cùng là lấy kiến thức thi đỗ tốt nghiệp, không phải học để đối phó các giờ kiểm tra trên lớp. - Đặt mục tiêu cho bản thân là tự mình làm được bài tập, không cần phải xem bài giải của người khác. - Sau mỗi tiết dạy chữa bài tập, Học sinh phải giải hoàn chỉnh các bài tập. Xem đó như kết quả tiếp thu của mình. Từng bước nâng cao trình độ bộ môn Toán của từng em. Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ từng nội dung trong chuẩn kiến thức. - Tích cực tham khảo các tài liệu trên internet về phương pháp học tập, kĩ năng ôn thiNhà trường có phòng Internet Thanh Niên mở cửa phục vụ các em học sinh đến tham khảo và tra cứu tài liệu học tập. - Đặc biệt với học sinh lớp 12: Chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng. + Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe - 3 - thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động. + Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ gần giống với đề thi. + Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh Đại Học mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tốc trong một thời gian ngắn. + Kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn Toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng. + Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên. 2. Với Giáo viên: - Giáo viên soạn bài thật ngắn gọn, trọng tâm, cơ bản, tóm tắt gọn nhẹ giúp cho học sinh dễ học. - Ôn tập ngay trong quá trình dạy học. - Mỗi giáo viên khi lên lớp dạy tiết bài tập, đều phải chuẩn bị chu đáo, giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra phuơng pháp giải đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú giải Toán. - Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh - 4 - nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học toán. - Tôn trọng cách giải toán của học sinh ở dạng thô, giáo viên chỉnh sửa nhẹ nhàng làm cho học sinh yên tâm phấn khởi, tự tin, tự học tốt. - Kịp thời biểu dương các học sinh có cố gắng, tự làm được các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán ở nhà. những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. - Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập. - Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách. - Chú ý sửa chữa những sai lầm, thiết sót thuờng mắc phải của học sinh. Trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học. tập và rèn luyện. - Đối với học sinh lớp 12 tập trung rèn luyện sao cho học sinh lấy chắc được 2 điểm bài khảo sát hàm số trong bài thi tốt nghiệp; - Tăng cường kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học Toán minh họa cho tiết dạy giúp học sinh tiếp thu tốt hơn và hứng thú trong học tập. Ngày nay việc thiết kế bài giảng điện tử (BGĐT) không còn xa lạ với mỗi giáo viên. BGĐT là phương tiện, công cụ để giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh bằng các hình ảnh, âm thanh, mô hình cụ thể mà chúng ta khó có thể giảng dạy bằng phương pháp truyền thống. Do đó việc lựa chọn bài học có nội dung thích hợp để thiết kế bài giảng điện tử là vấn đề tất yếu của mỗi giáo viên. Để hiểu rõ hơn ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học sau đây tôi xin dẫn vài số liệu thống kê nêu tác dụng của các loại giác quan trong quá trình thu nhận và lưu giữ tri thức: + Tỉ lệ trung bình về vai trò của giác quan trong việc thu nhận tri thức như sau: + Vị giác: 1% + Xúc giác: 1,5% + Khứu giác: 3,5% + Thính giác: 11% + Thị giác: 83% - 5 - + Tỉ lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ sau khi thu nhận bằng từng giác quan, bằng sự kết hợp các giác quan hoặc qua việc tự trình bày hoặc qua việc thao tác thực hiện, như sau: + Nghe: 20% + Nhìn: 30% + Nghe và nhìn: 50% + Tự trình bày: 80% + Tự trình bày và làm: 83% Sự tiến bộ của CNTT kết hợp với các thành tựu trong các khoa học khác đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc nói chung và áp dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu. Máy vi tính không chỉ thực hiện được cực kì nhanh chóng việc tính toán trên các con số như các máy tính trước đây, mà chúng còn giúp tính và biểu diễn kết quả tính toán ra các biểu thức bằng chữ cho phép tính giải tích, đại số, tìm nghiệm của phương trình Các phần mềm nổi tiếng về lĩnh vực này là Geometer's sketchpad (GSP), MAPLE, Cabri 2D, Cabri 3D không chỉ giúp các nhà khoa học tìm được nhanh chóng các lời giải của các bài toán phức tạp nảy sinh từ thực tế, mà còn là công cụ và phương tiện để tăng tính hiệu quả của việc giảng dạy Toán học. Tuy nhiên, việc sử dụng CNTT cũng có mặt trái của nó: nếu mọi sự vật, khái niệm đều được trình bày và minh họa hết sức tường minh bằng mọi thứ hình ảnh, âm thanh thì đều có thể làm giảm trí tưởng tượng của người học và người học không phải động não. Điều này có thể tạo cho người học có thói quen thụ động trong học tập. Như vậy CNTT cũng là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt lợi ích chúng đem lại cực kì to lớn, nhưng nếu không biết cách sử dụng thì lại phản tác dụng đối với việc dạy học Trong quá trình dạy học tại trường THPT, tôi nhận thấy CNTT là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học, đó là một yêu cầu đối với giáo viên dạy bộ môn Toán. Trong việc dạy học Toán, trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng, vì môn Toán đòi hỏi phải đạt tới trình độ trừu tượng, khái quát cao hơn các môn học khác và vì trực quan nếu được sử dụng đúng thì góp phần vào việc phát triển tư duy trừu tượng. Do đó, cần phải sử dụng các phẩn mềm hỗ trợ trong việc dạy Toán. Trong các phần mềm dạy học Toán có phần mềm GSP vì GSP là một phần mềm hình học động giúp cho giáo viên có thể thiết kế, thay đổi và mô phỏng các mô hình toán phục vụ cho việc dạy và học toán. Ví dụ: Minh họa một bài giảng điện tử thực hiện bằng phần mềm Geometer's sketchpad. Bài giảng: Bài tập đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - Bài giảng gồm 4 bài tập. Nếu dùng theo phương pháp truyền thống giáo viên sẽ cùng học sinh chữa được bao nhiêu bài? - Nếu thiết kế bài giảng điện tử ta có thể hoàn thành bài giảng không? + Giáo án: Hướng dẫn học sinh giải một bài tập - 6 - TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 2: Luyện tập tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng 10 ' H1. Nêu cách tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng ? Đ1. Tìm giao điểm của đt đó với một đt nằm trong mp đã cho. Q E N M DB A C P a) (PMN)∩(BCD) = EN b) BC∩(PMN) = Q Bài 8. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD. a) Gọi E là giao điểm của đt MP và BD. Tìm giao tuyến của hai mp (PMN) và (BCD). b) Tìm giao điểm của mp (PMN) và BC. + Kết hợp sử dụng mô hình GSP trong hướng dẫn bài tập: - 7 - - Nhận xét: + Thực tế giảng dạy hình học đặc biệt là hình học không gian, phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen chưa phát huy được hết khả năng học tập của học sinh. Hình vẽ trên bảng là hình vẽ "chết" gây khó khăn cho học sinh trong tư duy hình ảnh. Học sinh vẽ hình không gian còn sai nhiều và dẫn đến giải bài tập không đạt yêu cầu về phần tìm giao tuyến, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng cũng như cách xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi mặt phẳng Hình vẽ trên bảng không sử dụng được lâu dài, tốn thời gian vẽ nhiều lần. + Ưu điểm của BGĐT: Thể hiện được rõ các mối quan hệ trong không gian như: quan hệ song song, quan hệ vuông gócCác hình ảnh sẽ tác động và làm cho học sinh nhớ lâu hơn. Hình vẽ có tính sư phạm cao: thể hiện được các bước vẽ hình, vẽ cái gì trước cái gì sau. Giáo viên có thể chữa và hướng dẫn được nhiều bài tập hơn vì thời gian hướng dẫn vẽ hình đã chiếm một phần của bài tập. Học sinh có thể mở file bài giảng tự học tại nhà. 3. Với Tổ chuyên môn: + Tổ quan tâm chặt chẽ việc thực hiện chương trình, chú ý hệ thống bài tập của giáo viên, bám chuẩn kiến thức, tránh các bài tập nâng cao nhiều không chuẩn và không phù hợp chương trình giảm tải. Đặc biệt là hệ thống bài tập cho ban cơ bản phải có tính tương tự để dần tập các em tính toán và có hứng thú khi giải được bài tập. + Tổ nên thống nhất chung về nội dung giáo án, chất lượng giảng dạy còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của từng giáo viên đứng lớp do vậy tính đồng nhất chưa cao. Dẫn tới học sinh giữa các lớp khó trao đổi được kiến thức với nhau làm cho việc tự học ở nhà của các em gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: Sơ đồ khảo sát hàm số giáo viên dạy nên thống nhất cách trình bày, lấy hướng dẫn chấm của bộ giáo dục làm chuẩn. + Tổ nên mạnh dạn đề ra phong trào "ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy" nhằm giúp giáo viên dần tiếp cận với phương pháp dạy học mới, giúp học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu bài tốt hơn. + Tổ chức sinh hoạt chuyên đề mỗi tháng một lần trao đổi kinh nghiệm giảng một phần hay một bài giảng nào đó mà giáo viên trong tổ còn gặp khó khăn trong quá trình lên lớp. + Tổ bộ môn cần thực hiện các chuyên đề phù hợp với giảng dạy bộ môn cho thi tốt nghiệp, Đại học và học sinh giỏi. + Tổ chức ngoại khóa tổ bộ môn tạo hứng thú, niềm tin, niềm đam mê dạy và học toán cho giáo viên và học sinh. + Tăng cường dự giờ lẫn nhau để giáo viên trẻ có cơ hội học tập ở các Thầy (Cô) đi trước. 4. Với ban giám hiệu: + Khi phân công giáo viên giảng dạy nên chú ý đến Khối 10 và Khối 12 cần chọn giáo viên có kinh nghiệm, có tâm, có trách nhiệm. Vì nếu không quan - 8 - tâm đến Khối 10 thì số lượng học sinh chán học càng nhiều, học sinh Khối 10 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với môi trường mới. + Chọn giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lí đặc biệt là đối với khối 12. + Phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. Tổ chức dạy phụ đạo học sinh yếu kém ngay sau khi có kết quả thi khảo sát đầu năm. + Thường xuyên quan tâm và động viên tinh thần giảng dạy của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. + Có kế hoạch tổ chức giúp đỡ các giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ chưa vững. + Kết hợp với Đoàn thanh niên và phụ huynh học sinh nhắc nhở răn đe những học sinh có thái độ không tốt trong học tập. + Các em học sinh trung bình, yếu kém sẽ được học tự chọn bám sát. Các em học sinh khá giỏi sẽ được học tự chọn nâng cao. Điều này có thể hướng các em học theo các khối A, B, C, D mà mình thích. + Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh khối 12 có nhiều quỹ thời gian tự học, tự nghiên cứu. 5. Với phụ huynh học sinh + Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình học tập của con em mình. + Theo dõi và quan sát tình hình học tập tại nhà của con em, tạo không khí thoải mái cho con em khi học tập. + Cùng với nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên bộ môn mà BGH và hội phụ huynh học sinh đã thống nhất. - Sự quan tâm của Ban Giám hiệu trong việc tăng tiết, giúp bộ môn có nhiều thời gian học và ôn tập tốt chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt vai trò của BGH trong việc dự giờ, thăm lớp các tiết ôn thi tốt nghiệp để rút kinh nghiệm cùng giáo viên. - Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn : Thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm tiết ôn tập thi tốt nghiệp. - Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh quan tâm nhắc nhở học sinh tích cực học tập. - Thái độ học tập đúng đắn của học sinh. Tóm lại, để nâng cao chất lượng bộ môn toán nói chung và chất lượng làm bài thi tốt nghiệp môn Toán, góp phần nâng cao tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT , phải có sự phối hợp đồng bộ giữa học sinh, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh. Trong đó yếu tố quyết định là sự nỗ lực của học sinh và sự nhiệt huyết của giáo viên. Đối với học sinh, phải nổ lực, có quyết tâm cao, coi việc học là tự học, chủ động tự rèn luyện, tự đánh giá, đúng phương pháp, đủ nội dung; không nên chủ quan, không học tủ, học vẹt; đọc kỹ đề và bình tỉnh, tự tin làm bài. Đối với giáo viên, không ngừng tìm tòi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đề ra và thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Đối với Ban giám hiệu, động viên giáo viên thực hiện tốt kế hoạch, môn Toán là môn có ảnh hưởng lớn đến - 9 - kết quả tốt nghiệp của nhà trường, chủ động tăng tiết và tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc dạy - học kịp thời. và tổ chức ôn thi chúng tôi trong các năm học qua, chắc chắn còn nhiều điều phải bổ sung, nhiều cách làm hay khác của đồng nghiệp mà bản thân chúng tôi rất muốn được học tập, rất mong sự góp ý của các Thầy Cô. Thông Nông, ngày 03 tháng 02 năm 2013. Tổ Toán - Hóa Tài liệu đi kèm: Bài giảng điện tử: "Bài tập đại cương về đường thẳng và mặt phẳng" thiết kế bằng phần mềm GSP kết hợp Power point. Để sử dụng được các file GSP các đồng chí tải phần mềm tại: Đăng kí: License Name: thongnong VUAUJR Authorization Code: D7F674FA

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Toán Lớp 1

I. MỞ ĐẦU:1. Lý do chọn đề tài:Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, Nghị quyết đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, phát huy nguồnlực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam”. Bởi vậy Giáo dục luônđược xác định là “Quốc sách hàng đầu” mà “Giáo viên là nhân tố quyết định chấtlượng giáo dục đào tạo”. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường Tiểu học hiệnnay, bên cạnh đó còn xuất phát từ mục tiêu cơ bản của ngành Giáo dục – Đào tạo đãđề ra, phải đào tạo con người mới phát triển toàn diện có đầy đủ tri thức, thôngminh, sáng tạo và đức độ để sau này có thể làm chủ tương lai.Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượnggiáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Mục tiêu giáo dụctiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắnvà lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếptục học lên trung học cơ sở. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếmmột vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh được tri thức, phát triển trí thôngminh, năng lực tư duy, sáng tạo lôgic góp phần quan trọng vào sự hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong đó môn toán ở lớp 1 giữ vai tròhết sức quan trọng, bởi toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên,là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chónghoàn thiện mình. Hiện nay, chương trình toán tiểu học cao đòi hỏi học sinh đạt

được chuẩn về kiến thức, kỹ năng. Ngoài ra học sinh còn được tăng cường kiếnthức, kỹ năng vào buổi 2. Điều đó rất khó khăn, với yêu cầu là học sinh học tậpmột cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bàitập. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không giảng giải nhiều. Đối tượng học sinhkhông đồng đều, có học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinhkhuyết tật học hòa nhập, nhận thức chậm, gia đình ít quan tâm, thêm vào đó là họcsinh lớp 1 bước đầu chuyển từ chơi sang học. Đòi hỏi giáo viên không chỉ dạy màcòn phải dỗ. Kết quả về kiến thức, kỹ năng cơ bản đạt yêu cầu trở lên.Vậy làm thế nào để học sinh học tốt môn toán lớp 1, chất lượng môn toán đượcnâng cao là việc làm vô cùng quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.Điều đó làm giáo viên có lúc lúng túng trong việc lựa chọn và tìm ra biện pháp tốtnhất để nâng cao chất lượng môn Toán. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớpmột nhiều năm. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng môntoán lớp 1. Tôi quyết định chọn và nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chấtlượng dạy – học môn toán lớp 1″.

1

2. Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giảng dạy về dạy học môn Toán ởtrường Tiểu học Đông Vệ 1, nhằm đề xuất những biện pháp đổi mới phương phápdạy học của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1trong nhà trường.3. Đối tượng nghiên cứu:Giáo viên và học sinh lớp 1 trong quá trình dạy học môn Toán ở trường Tiểuhọc Đông Vệ 1.4. Phương pháp nghiên cứu:– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.– Phương pháp điều tra thống kê.– Phương pháp so sánh, đối chiếu.– Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.

2

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luận :Tại hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII

đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục và đào tạo là “Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thóiquen tích cực, tự giác và tư duy sáng tạo của học sinh”. Phương pháp tích cực đãđược nước ta áp dụng từ năm 2002 và áp dụng đồng bộ trên tất cả các trường tiểuhọc của cả nước. Mặt khác lịch sử của toán học cho thấy rằng quá trình nhận thứctoán học không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà luôn có những mâu thuẫnnhư quan điểm và tư tưởng nhận thức.Nhiệm vụ của người giáo viênThực hiện giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáodục, kế hoạch dạy học; soạn bài lên lớp kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quảnlý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạtđộng chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.Chương trình và mục tiêu chương trình toán lớp 1:Chương trình gồm 35 tuần (4 tiết / 1 tuần x 35 = 140 tiết)Số học: học sinh biết đọc viết đếm các số đến 100, làm tính cộng, tính trừkhông nhớ trong phạm vi 100.Đại lượng, đo đại lượng: học sinh biết đo độ dài trong phạm vi 20.Yếu tố hình học: Học sinh nắm được về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hìnhtam giác, hình tròn.Giải bài toán có lời văn: Biết giải bài toán đơn về cộng, trừ.Yêu cầu với mức độ tư duy còn thấp, quá trình nhận thức môn toán phải đi từcụ thể, kỹ năng phân tích tổng hợp còn yếu hầu như chỉ dựa vào hình ảnh có sẵntrước mắt. Vì thế chương trình toán lớp 1 chỉ tâp trung:+ Học xong toán lớp 1 học sinh bước đầu có kiến thức cơ bản, đơn giản thiếtthực về phép đếm, về số lượng, về số tự nhiên trong phạm vi 100, về phép cộng vàphép trừ không nhớ trong phạm vi 100, về độ dài, đo độ dài trong phạm vi 20, tuầnlễ, ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ, về một số hình học (đoạnthẳng, điểm, hình vuông, tròn, hình tam giác) giải bài toán có lời văn.+ Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các sốtrong phạm vi 100, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, đo ước lượng độ dài cácđoạn thẳng (với các số tự nhiên trong phạm vi 20), nhận biết hình vuông, hình tròn,hình tam giác, điểm đoạn thẳng, giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Bước đầu biếtdiễn đạt bài toán bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bàitập thực hành, tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp trừu tượng hoá, khái quát hoátrong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế học sinh.Những đặc điểm tâm lý của trẻ vào lớp 13

– Một số tiết học GV còn ngại sử dụng đồ dùng, hoặc sử dụng đồ dùng chưathật hiệu quả Ví dụ: Sách giáo khoa hướng dẫn đồ dùng bằng hình vẽ ô tô, GV cònmáy móc chưa mạnh dạn sáng tạo trong việc sử dụng nhiều đồ dùng khác như: quetính, chiếc lá, hình tam giác, chấm tròn thay thế. Hoặc những đối tượng học sinhnhận thức chậm, GV chưa sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh khắc sâu kiếnthức.– Việc tổ chức các trò chơi mới, sân chơi phong phú để thu hút HS khi họcmôn toán còn hạn chế. Khả năng tích hợp các môn học như môn Tiếng Việt cònchưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Ví dụ: trò chơi “Truyền điện”, việc đặt câu hỏiđể hỏi bạn, HS còn lúng túng.– Chưa thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoặc tổ chức ápdụng phương pháp dạy học tích cực chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, có lúc còn dậpkhuôn máy móc, áp đặt …..ít tổ chức hoạt động ngoại khóa như: câu lạc bộ, rungchuông vàng, chuyên mục,…nhằm bổ trợ kiến thức toán học cho học sinh.2.2. Thực trạng việc học môn toán lớp 1CNgay từ đầu năm khi được phân công chủ nhiệm lớp 1C, tôi đã tìm hiểu đốitượng, hoàn cảnh của học sinh trong lớp từ đó nắm bắt được hoàn cảnh gia đìnhcũng như khả năng của từng em để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Kết quảđiều tra cụ thể như sau:

42

Hoàn cảnh học sinhCon gia đình cán bộCon gia đình lao động tự doCon gia đình công nhân

SL

%

Qua việc nắm bắt hoàn cảnh từng đối tượng học sinh trong lớp, tôi thấy đượcnhững thuận lợi và khó khăn của lớp 1C do tôi phụ trách như sau:* Thuận lợi:Đối với học sinh lớp 1C trường Tiểu học Đông Vệ 1 đã được tiếp cận và làmquen với phương pháp dạy học tích cực của giáo viên ngay từ đầu năm học, thànhlập được hội đồng tự quản, phân công nhiệm vụ cho từng ban: ban học tập, ban thưviện, ban đối ngoại…. Các ban học tập nắm bắt khá tốt việc điều hành, hướng dẫn,xử lí tình huống trong nhóm.Trong hoạt động nhóm, một số em mạnh dạn, tự tin, hướng dẫn bạn với nhiềuhình thức đọc kết quả, viết kết quả phép tính nối tiếp nhau, kiểm tra đôn đốc những

5

3.2 Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học.– Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêubài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy – học cần được coi trọng.– Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên trì,không nên khắt khe mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạtđộng học tập, được chia sẻ để tự tin hơn …– Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinhthường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạtchuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn.– Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học,tuần học…– Chấm bài thường xuyên, động viên học sinh bằng nhiều hình thức nhưtuyên dương …– Giáo viên áp dụng phương pháp thường xuyên, phương pháp chứng minh tạothói quen cho học sinh.Ví dụ cụ thể về sự kiên trì, chủ động đổi mới phương pháp.Khi dạy về phép công trong phạm vi 9.Bước 1: Các em quan sát giáo viên làm mẫu: 9 que tính thêm 1 que tính bằng 10que tính. 9 + 1 = 10.Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân, các em dùng que tính để lập các phép tínhcộng tiếp theo vào bảng con hoặc bảng phụ. 1 + 9 = 10; 8 + 2 = 10; 7 + 3 = 10Bước 3: Học sinh trao đổi nhóm 2. Đối chiếu các phép cộng đã lập.Bước 4: Học sinh đọc các phép cộng trong nhóm 6.Bước 5: Báo cáo trước lớp, dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng tự quản.Hoạt động nhóm còn phát huy tính tự quản của cán bộ lớp, nhóm trưởng, nhằmkiểm tra việc học tập của các bạn trong nhóm mình một cách tốt nhất, có tác dụngsửa chữa uốn nắn kịp thời những thiếu hụt, sai sót về kiến thức cho học sinh họcyếu. Giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp với các bạn và thầy, cô giáo. Cóthể nói phương pháp này hình thành tinh thần tự giác trách nhiệm đối với tập thểcho từng thành viên của nhóm như vậy để tránh tình trạng lười biếng, sao nhãngnhiệm vụ được giao, tránh sự ghen tị.Nhưng chỉ có tổ chức hoạt động theo nhóm và quan sát trực quan còn là chưa đủnếu trong giờ toán không có luyện tập thực hành trong giờ toán thời gian học sinhluyện tập chiếm tới 2/3 tiết học, càng được luyện tập nhiều thì học sinh càng khắcsâu được kiến thức. Có khi có những nội dung lí thuyết phải qua làm bài tập thìhọc sinh mới hiểu được.

7

Ví dụ : Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành trong bài phép cộng trongphạm vi 9.Một tiết dạy có 35 phút, giáo viên dành khoảng 10-12 phút để xây dựng côngthức cộng trong phạm vi 9 (hay bảng cộng trong phạm vi 9)Sau khi xây dựng xong công thức8+1=93+6=91+8=96+3=9Giáo viên cho học sinh thực hành luyện tập 15 – 20 phút bằng cách đọc cá nhân, tậpthể, đọc thuộc bằng mọi hình thức… Sau khi luyện tập xong giáo viên lại cho họcsinh học thuộc lại bảng cộng trong phạm vi 9 bằng cách đọc nối tiếp giữa hai tổ,hoặc em A nêu phép tính em B trả lời và ngược lại.* Lưu ý : Trong tiết học giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp như:+ Phương pháp trực quan+ Phương pháp hỏi đáp+ Phương pháp giảng giải ( giải nghĩa từ )+ Phương pháp luyện tập thực hành+ Phương pháp kỉ luật tích cực.+ Phương pháp trò chơiTrong phương pháp dạy học toán lớp 1, giáo viên phải sử dụng linh hoạt đúnglúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc sửdụng các phương pháp, các hình thức dạy học cần theo hướng tích cực hóa hoạtđộng của học sinh, tăng cường tập luyện thực hành để phát triển các kĩ năng tínhtoán, nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu cộng trừ trong phạm vi 10 và cộng trừkhông nhớ trong phạm vi 100.Bám sát 5 yêu cầu của giáo viên:1. Giáo viên giao nhiệm vụ phải rõ ràng, ngắn gọn.2. Làm mẫu phải rõ ràng, chính xác, dứt khoát.3. Chú ý đến tính đồng loạt, tính cá thể của học sinh.4. Nói ít, tránh nói nhiều.5. Không chê, khuyến khích học sinh tích cực làm việc.Việc tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập thực hành luyện tập cũng có thể linhhoạt dưới nhiều hình thức: Cá nhân – nhóm – lớp…Vì hình thức dạy học này có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân màtrong đó học sinh trong nhóm được sự chỉ đạo của nhóm trưởng, trao đổi nhữnghiểu biết về kiến thức với nhau, giúp học sinh hợp tác với nhau, cùng tìm tòi pháthiện, trình bầy và chiếm lĩnh chi thức. Các thành viên trong nhóm không chỉ quantâm đến việc học tập của mình mà còn quan tâm đến việc học tập của các bạnkhác trong nhóm ( Nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6…).

8

3.3. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng trựcquan.Giáo viên thường sử dụng các dụng cụ học tập trực quan, nhiều màu sắc hấpdẫn, sinh động để thu hút sự chú ý của học sinh bởi thời gian chú ý có chủ định chỉkéo dài 15- 20 phút. Như vậy, cách sử dụng trực quan như trên rất có lợi cho việcHS tập trung chú ý kéo dài và cao độ.– Học sinh được học tập qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh đượctrình chiếu một cách sinh động tạo sự hứng thú cho các em tập trung hơn. Tuynhiên giáo viên không nên lạm dụng.Giáo viên cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tíchchất đặc biệt, khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giáctích cực và chính xác và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vuivẻ khi ghi nhớ kiến thức.Đặc biệt là đồ dùng trực quan đã đem lại hứng thú cho học sinh. Đòi hỏi cácem phải tư duy, sử lý nhanh các tình huống, tự tìm tòi khám phá kiến thức qua trựcquan. Kết quả học sinh ghi nhớ được kiến thức sâu, các em chóng thuộc bài. Lớphọc thoải mái, vui vẻ, giờ học đạt hiệu quả cao. Học sinh ham thích học toán.3.4 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường học tập tốt hơn.Tổ chức nhiều trò chơi học tập như: rung chuông vàng, hái hoa học tập, tròchơi… nhằm bổ sung kiến thức, tạo sự tự tin, nhanh nhẹn, kỹ năng điều hành hoạtđộng nhóm …Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trườnghọc tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết,hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyểnthành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Tinh nhạy và sức bền vững,tinh khéo léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh. Tấtcả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt nhữngthử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hộiđặc biệt là giáo viên dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:Với việc áp dụng các giải pháp trên cho học sinh lớp 1, tôi thấy chất lượnggiờ học được nâng lên rõ rệt. Học sinh hào hứng, phấn khởi và luôn chờ đợi đểđược học hình. Trong giờ học các em rất say sưa, hăng say phát biểu ý kiến xâydựng bài, không khí lớp học sôi nổi, giờ học hấp dẫn, nhẹ nhàng. Các em nắm chắckiến thức và được khắc sâu kiến thức. Qua tiết học còn rèn luyện được tính nhanhnhẹn, tự tin, bạo dạn. Vì thế chất lượng học tập của học sinh qua các kì khảo sátđược nâng lên rất nhiều. Cụ thể như sau:9

1C

42

THỜI ĐIỂM KIỂM TRAKẾT QUẢ

Cuối kỳ I

10

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của người khác.Người thực hiện

Hồ Thị Mai

11

MỤC LỤCNỘI DUNGI. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài2. Mục đích nghiên cứu3. Đối tượng nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứuII. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luận2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.1. Thực trạng việc dạy học môn Toán lớp 1 của nhà trường2.2. Thực trạng việc học môn toán lớp 1C3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn toán lớp 13.1. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.3.2. Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương phápdạy học.3.3. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồdùng trực quan.3.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường học tập tốthơn.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmIII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận2. Kiến nghị

12

Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Học Môn Toán 7

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7A. PHẦN MỞ ĐẦU1) Lý do chọn đề tài:Năm học 2009- 2010 với quyết tâm thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy và học của thầy và trò. Đảm bảo hướng dẫn và tích cực hoá hoạt động dạy và học, tạo sự chuyển biến thực sự về việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng của chương trình học. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và làm cho các em yêu thích môn học này. Đó là lý do để tôi chọn đề tài khoa học này. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:Trong những năm gần đây, tình hình học sinh học yếu môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Các em cảm thấy chán nản khi học môn học này bởi nhiều lý do khác nhau. Đây là vấn đề mà hầu như các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán đều quan tâm và trăn trở làm thế nào để chất lượng môn Toán được nâng lên và làm thế nào để các em yêu thích môn học này.Chúng ta đã biết môn Toán là một môn khoa học tự nhiên, để học tốt bộ môn này đòi hỏi các em không những chăm học mà cần phải biết tư duy sáng tạo. Do xã là một vùng có nền kinh tế tương đối khó khăn, cha mẹ các em chủ yếu làm nghề nông nên chưa có sự quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học. Bên cạnh đó các em ngoài

việc học trên lớp thì về nhà các em phải phụ giúp gia đình trong công việc nhà như làm mộc, khảmø . . . vốn thời gian học của các em đã ít nay càng ít hơn. Nhưng khi các em đầu tư cho việc học của mình thì nguồn tài liệu giúp các em trong công việc học tập cũng còn nhiều hạn hẹp. Thầy cô, bạn bè ở xa nên có những vấn đề khó khăn trong việc học, những vấn đề các em chưa hiểu, chưa rõ các em lại càng không biết hỏi ai. Vốn đã học yếu nay lại càng học yếu hơn. Thực tế năm học chất lượng môn Toán ở khối 7 cụ thể như sau:II. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:1. Tồn tại:– Học sinh đến lớp ít thuộc bài cũ và làm bài tập về nhà.– Trong giờ học trên lớp học sinh còn thụ động, ít tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức.– Chất lượng môn Toán 7 của học sinh ở những năm học trước chưa cao, dẫn đến các môn học khác cũng có chất lượng thấp.– Đạo đức của học sinh ngày càng đi xuống, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Vì vậy rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo.

Giải một bài toán, tiếp thu một kiến thức mới tức là học sinh đã trải qua các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa. Do đó trong quá trình học toán học sinh luôn luôn phải suy nghĩ để hành động tìm ra giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề chiếm lĩnh kiến thức mới. Quá trình đó đã rèn luyện khả năng phát triển tư duy trí tuệ ở học sinh. Phải nói môn Toán là môn học đòi hỏi học sinh phải hoạt động, chịu khó suy nghĩ nhiều. Từ đó góp phần phát triển tư duy rất mạnh so với các môn học khác.Phần nhiều học sinh học tốt môn Toán thì học tốt các môn học khác. Bởi lẽ các em đã có những khả năng tư duy toán học thì cũng có thể đủ khả năng để hiểu các vấn đề khác. Qua môn Toán đã rèn lại cho các em những đức tính: Chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác, suy luận chặt chẽ … có phương pháp làm việc khoa học, sắp xếp thứ tự hợp lý trước sau để giải quyết vấn đề. Đó là đặc trưng nổi bật của môn Toán trong nhà trường phổ thông.2. Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo : Việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường cũng là một mặt quantrọng trong công tác giáo dục đào tạo, nó đi song đôi với việc dạy kiến thức cho học sinh. Hai mặt này có tác động qua lại, quan hệ với nhau trong quá trình học tập.Một học sinh có hạnh kiểm tốt tức là biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, biết học hỏi giúp đỡ bạn bè … Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giúp học sinh học tập tốt. Trái lại, một học sinh ít chịu nghe lời thầy cô giáo, không chăm chỉ trong học tập, không học hỏi ở bạn bè, trong lớp thường gây ồn ào mất trật tự sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập tiến bộ của các em. Vì vậy hạnh kiểm cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập cho học sinh. Đó cũng

2Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7là một tác động mạnh mẽ để học sinh học tập tiến bộ, nắm kiến thức vững chắc. Đặc biệt, môn Toán cần có sự cố gắng liên tục từ đầu đến cuối để có nền tảng vững vàng học tập tốt các lớp sau này.Một học sinh đã học tốt những môn học nói chung và môn toán nói riêng, tức là học sinh đó đã nắm được các kiến thức tương đối chắc từ đó gây cho học sinh hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh có thể tự nhận thức, nhận biết đượcviệc học là cần thiết, đôi khi trở thành nhu cầu tìm tòi, học hỏi. Đó cũng là một yếu tố tích cực để rèn luyện cho học sinh có hạnh kiểm tốt: Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và nghe lời thầy cô giáo.Từ các ý trên ta thấy việc dạy cho học sinh nắm vững chắc kiến thức toán học cũng là một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong nhà trường. Làm sao trong quá trình dạy học chúng ta không để cho học sinh có chiều hướng bị tụt hậu về kiến thức vì như vậy thường kéo theo tụt hậu về hạnh kiểm. Chúng ta, với tinh thần trách nhiệm của mình cố gắng giúp học sinh có chiều hướng phát triển liên tục, vững chắc. Từng bước trong quá trình dạy học cũng là đã rèn luyện hạnh kiểm đi song song trong quá trình học tập của từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới đảm bảo tính giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS hình thành nhân cách các em vào giai đoạn ban đầu.3.Kế hoạch dạy ở lớp:Vấn đề dạy một tiết Toán đạt tốt, học sinh nắm vững kiến thức của một tiết học thì việc đầu tư vào một giáo án là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Do đặc điểm của môn Toán là một môn học rất gần gũi với thực tế đời sống nên người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ sự kết hợp, gắn bó của Toán học với cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận, chiếm lĩnh tri thức mới. Với phương pháp dạy học mới hiện nay, chúng ta cần thiết kế một hệ thống câu hỏi logic, gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới. Từ đó kiến thức mới sẽ được học sinh khắc sâu , nhớ lâu và sẽ gây hứng thú trong học tập.Dạy môn toán cần dạy cho học sinh nắm chắc các khái niệm, các qui ước, các ký hiệu, các tính chất … Nó là mấu chốt để học sinh khỏi mơ hồ, lẫn lộn giữa cái này với cái khác, có suy nghĩ lệch lạc, quan niệm tách rời xa với thực tế đời sống. Chẳng hạn, dạy về chu vi một hình, học sinh phải biết chu vi một hình là gì ? Tại sao hình vuông lại lấy (cạnh x 4) còn chu vi hình chữ nhật lại tính (dài + rộng )x2… Các vấn đề đó rất gần gũi với đời sống, nếu chúng ta không để ý tới thì đôi khi học sinh chỉ thực hành một cách máy móc, rập khuôn các công thức do vậy mau quên, kiến thức Toán học không được sâu sắc.Khi dạy Toán cần có đồ dùng dạy học trực quan, nếu có điều kiện cần phát huy mặt này. Chẳng hạn khi dạy bài ” Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác ” từng học sinh phải có thước thẳng để học sinh nắm chắc cách đo, kích thước của mỗi đơn vị độ dài, một tam giác bằng giấy, mảnh giấy kẻ ô vuông; giáo viên cũng cần chuẩn bị các dụng cụ như: Thước thẳng, tam giác, giấy kẻ ô vuông… Khi dạy tiết thực hành ngoài trời xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được, giáo viên phải chuẩn bị giác kế để học sinh biết giác kế là gì ? Đặt giác kế tại điểm A vạch theo đường xy vuông góc với AB tại A, ta phải đặt giác kế ra sao, dùng thước dây xác định E là trung điểm của AD trên mặt đất như thế nào ?…

3Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7Để tạo tình huống gây trí tò mò cho học sinh khi dạy chứng minh định lí ” Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800“, giáo viên phải chuẩn bị thước đo góc và bảng phụ có vẽ sẵn các tam giác có nhiều hình dạng khác nhau. Vào đầu tiết học giáo viên cho lần lượt một số học sinh lên đo các góc của tam giác. Gợi ý cho các em phát hiện một điều thú vị là ” Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800 “. Lúc này đặt vấn đề cần thiết chứng minh điều thú vị đó.Vì vậy đầu tư vào việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cho một tiết dạy là hết sức cần thiết để học sinh hiểu được kiến thức một cách sâu sắc, sát với thực tế, hiểu được các kiến thức đó có được do đâu ? Dựa trên cơ sở nào ?… Còn rất nhiều các vấn đề khác nếu được đầu tư chu đáo sẽ tạo nên một tiết học hấp dẫn, dễ học và gây hứng thú cho học sinh trong học tập.Một vấn đề cần thiết nữa đặt ra là khi dạy một tiết học người giáo viên phải nắm bắt kịp thời số học sinh hiểu bài và chưa kịp hiểu bài. Từ đó có biện pháp giúp đỡ số học sinh chưa kịp hiểu bài. Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập; bằng những câu hỏi trọng tâm, cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh; chú ý đến học sinh yếu, cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học; bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó, từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra người giáo viên phải tính đến việc kiểm tra một lúc được nhiều học sinh; nhất là yêu cầu tối thiểu những nội dung cần đạt được. Chẳnghạn khi dạy bài ” Luỹ thừa của một số hữu tỉ” giáo viên phải đưa ra một số bài tập nâng cao dần như sau:Thực hiện các phép tính sau:a) 23 b) (- 5)3

µ µ0 080 ; 45A B= =Với bài tập này học sinh vận dụng trực tiếp định lí 1 và định lí 2 để giải: Bài tập 1: Áp dụng định lí 1, ta có: Trong:ABC AB BC AC∆ < <hay 2cm < 4cm < 5cm

⇒ AC < AB < BC Qua bài tập này giáo viên rút ra nhận xét cho học sinh thấy: Trong một tam giác nếu biết độ dài ba cạnh của tam giác thì ta có thể so sánh ba góc của tam giác đó và nếu biết số đo hai góc của một tam giác thì ta có thể so sánh ba cạnh của tam giác đó.Sau khi học sinh nắm được bài tập này, giáo viên cho một bài tập nâng cao hơn như sau:Ba bạn Hạnh, Nguyên, Trang đi đến trường theo ba con đường AD, BD, CD ( hình vẽ sau). Biết rằng ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng và ·ACD

là góc tù. Hỏi ai đi xa nhất, ai đi gần nhất ? Hãy giải thích ?5CBAMột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7

Để giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giúp học sinh yếu, giáo viên có thể tạo ra các cặp học tập khá yếu. Trong những lúc rãnh rỗi, trong những giờ giải lao, kể cả ở nhà chỗ nào chưa hiểu bạn yếu có thể hỏi bạn khá. Khi đã tổ chức làm thì phải có những hình thức tuyên dương điển hình, khuyến khích thi đua với nhau, có kiểm tra việc tiến bộ của học sinh yếu với mục đích các em đều học được môn Toán và có phong trào học tập sôi nổi.Tóm lại trong quá trình dạy học sự nhiệt tình, chịu khó, tinh thần trách nhiệm của người giáo viên là đều không thể thiếu được để dạy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Nhưng đó cũng chỉ là một mặt, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học sinh đạt chất lượng cao. Phải có sự kết hợp, vận dụng sáng tạo trong phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học mới hiện nay. Người giáo viên cần chú ý trong từng trường hợp, từng đối tượng học sinh để học sinh tự lực của mình có điều kiện phát triển khả năng tư duy, chiếm lĩnh kiến thức.4.Kế hoạch ra bài tập về nhà:Môn Toán là môn học rất cần đến việc thực hành, luôn luôn phải có sự kết hợp với nhau giữa lý thuyết và thực hành. Qua thực hành mới củng cố được lý thuyết, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển tư duy. Ở phạm vi SGK sau mỗi bài học đều có một lượng bài tập để học sinh thực hành, luyện tập nhưng đôi khi còn ít, hệ thống bài tập chưa đủ cho học sinh yếu tập làm quen từ những bài tập rất dễ để từng bước nâng dần giải những bài tập khó hơn. Do đó trong từng tiết dạy người giáo viên có thể ra thêm bài tập tùy tình hình lớp học để học sinh có điều kiện tiếp xúc với khâu thực hành và nội dung bài tập phong phú hơn.Những số tiết cơ bản trong chương trình rất cần thiết. Vì vậy vấn đề luyện tập thật nhiều để học sinh nhớ lâu, củng cố lý thuyết được bền vững là rất cần thiết. Nếu khâu thực hành làm ít thì rõ ràng kiến thức chóng quên hơn, lí thuyết không được khắc sâu đậm nét. Chẳng hạn khi dạy cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ ở học sinh lớp 7, cần có lượng bài tập thật nhiều để qua bài tập học sinh mới được khắc sâu kiến thức. Khi dạy học sinh mới giải toán hình, nếu học sinh ít giải bài tập, ngại thực hành

8Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 7báo về gia đình kịp thời những sai sót, … của học sinh cho gia đình biết. Từ đó gia đình cho biết ý kiến, giáo viên mới dò theo ý đó mà xử lý phù hợp Tất cả những kế hoạch phối hợp nêu trên giúp chúng ta giáo dục các em một cách toàn diện. Phải có mối liên kết với nhau giữa tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình đó là phương pháp đánh bao vây vào một mục tiêu, chỉ có con đường bị tê liệt và hòa vào quỹ đạo. Buộc các em phải cố gắng vươn lên trong học tập bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo, việc học trở thành rất cần thiết cho các em mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích.IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:– Sau khi áp dụng chuyên đề này thì kết quả học kì I môn Toán khối 7 năm học 2009 – 2010 đạt kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu KémC. KẾT LUẬN

Trong tình hình chất lượng học sinh hiện nay tất cả các môn nói chung và môn Toán nói riêng, học sinh yếu kém càng ngày càng nở ra, học sinh khá giỏi càng ngay bị co lại. Là người giáo viên đứng trước tình hình đó phải trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân chính, cơ bản dẫn đến kết quả nêu trên, để có biện pháp thích đáng, hữu hiệu, tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng dần chất lượng, đảm bảo yêu cầu của cấp trên.Theo tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học không thể chỉ xét đến một mặt nào đó mà phải nhìn trên quan điểm toàn cục, đồng bộ trên mọi mặt. Về phía giáo viên phải có sự nhiệt tình, phải có năng lực, phải có đầu tư cao cho từng tiết dạy. Về phía học sinh đã đi vào quỹ đạo nội quy, trật tự, kỉ cương của lớp học, của nhà trường hay chưa ? Một điều cần thiết trước tiên để dạy đạt chất lượng là phải xây dựng một tập thể lớp có tổ chức, có kỉ cương, tất cả các thành viên đều hoạt động theo quỹ đạo đó. Nếu một phần tử nào đó chưa hòa mình vào quỹ đạo kịp cũng buộc đầu quay theo quỹ đạo để trở thành một lớp học có nề nếp, im lặng, trật tự. Giáo viên vào lớp tự nhiên thấy hứng thú, hưng phấn, say mê trong công tác dạy học của mình.Trong thời gian tới bản thân sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ, nhiều hơn nữa những gì đã trăn trở trước tình hình chất lượng môn Toán hiện nay. Làm sao các em đều học được môn Toán, môn Toán trở thành một môn học rất gần gũi với các em. Các em không ngại giải bài tập, xem đó là khâu thực hành cần thiết để giúp các em phát triển tư duy, trí tuệ, tính chịu khó, cần cù, làm đến nơi đến chốn không bỏ dở giữa chừng. Tính suy luận logic, chính xác, chặt chẽ là cơ hội để rèn luyện bản thân, rèn luyện nhân cách của con người bước vào tương lai đầy niềm tin và hy vọng. 9Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn toán 710