Các Biện Pháp Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu Thông Qua Biện Pháp Xử Lý Co2

Khí CO 2 là thành phần của khí quyển, tồn tại tự nhiên trong bầu khí quyển của Trái đất với nồng độ tương đối khoảng 350 ppm, tham gia vào chu trình carbon tự nhiên đã giúp cho các chu trình vận động của tự nhiên và sự sống trên Trái đất được ổn định. Tuy nhiên, quá trình phát triển của con người làm gia tăng lượng CO 2 phát thải vào bầu khí quyển, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên của Trái đất. Thời gian gần đây, hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất đó là khí quyển Trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân được xác định là do nồng độ khí CO 2 gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên đáng kể.

Nguyên nhân chính gia tăng nồng độ khí CO 2 chủ yếu gồm: Do đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quá trình phát triển của con người; Do mất rừng làm giảm nguồn hấp thụ CO­ 2 nhờ quá trình quang hợp, làm mất cân bằng chu trình các-bon tự nhiên.

Nguồn phát thải CO­ 2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch gồm hai dạng: Nguồn phát thải tập trung: Các cơ sở sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) cho quá trình năng lượng như các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép, xi măng, hóa chất…; Nguồn phát thải phân tán: Từ các hoạt động giao thông, đun nấu tại các hộ gia đình, hoạt động canh tác nông nghiệp…

Nguồn ảnh: https://www.freepik.com

Trước yêu cầu về giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, việc giảm phát thải khí CO­ 2 trên thế giới hiện nay đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:

Nhóm 1: Không phát tán thêm CO 2 vào khí quyển: (1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế. (Chi phí thấp); (2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống. ; (3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung. .

Nhóm 2: (4) Làm giảm lượng CO­ 2 trong khí quyển xuống mức phù hợp: Tăng cường hấp thụ CO­ 2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật. (Chi phí thấp).

Như vậy, hầu hết các quốc gia như Việt Nam có xu hướng lựa chọn các giải pháp có chi phí thấp số để thực hiện trước, từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành chính sách cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc, chủ yếu đang được lồng ghép trong các chính sách phát triển năng lượng quốc gia như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.

Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO 2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,… và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ carbon gọi chung là CCUS.

2. Các công nghệ CCUS

Để thực hiện giải pháp về CCUS đối với các nguồn phát thải CO 2 lớn, tập trung được tiếp cận thông qua giải pháp của từng công đoạn cụ thể.

Nguồn ảnh: https://www.carbonrecycling.is/

a) Thu giữ CO­2­

Việc thu giữ CO 2 hiện nay đã có công nghệ tích hợp vào hệ thống khí thải các nhà máy nhiệt điện với hiệu suất thu hồi khoảng 85-95%. Các hệ thống này mới chỉ ưu tiên triển khai tại các nhà máy nhiệt điện khí, dầu và than sạch hoặc các nhà máy sản xuất phân đạm (để đảm bảo thành phần khí thải ít tạp chất như bụi).

b) Vận chuyển CO2

Việc vận chuyển CO­­ 2 được sử dụng phổ biến hiện nay thông qua hệ thống đường ống dẫn đến các khu vực lưu trữ carbon. Tuy nhiên hầu hết là các hệ thống có quy mô nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp nén khí vào các bình áp suất cao và vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy đến các khu vực lưu trữ carbon ở xa nguồn phát thải hoặc các quốc gia khác, tuy nhiên chi phí cho quá trình này là khá cao.

c) Sử dụng hoặc lưu trữ CO­­2

Khí CO­­ 2 được xử lý tinh khiết và nén vào các bình áp suất cao có thể vận chuyển và sử dụng cho các ngành khác như công nghiệp thực phẩm, đồ uống có gas, phân bón, hóa chất, nông nghiệp, y học… Khí CO 2 có thể kết hợp với khí hydrogen (H 2) hoặc khí thiên nhiên để sản xuất ra các dạng nhiên liệu khác như CH 3OH, CH 4… hoặc có thể kết hợp với vôi bột (CaO) hoặc dung dịch sữa vôi (Ca(OH) 2) để sản xuất ra CaCO 3 được sử dụng trong các ngành công nghiệp, xây dựng.

Lượng lớn CO 2 hiện nay thu hồi được chủ yếu tuần hoàn trong quá trình sản xuất phân đạm hoặc bơm trực tiếp xuống các giếng dầu đã khai thác xong hoặc đang khai thác nhằm tăng khả năng khai thác dầu triệt để hơn, đồng thời lượng CO 2 bơm xuống cũng được lữu giữ luôn tại các tầng địa chất, thay thế cho thể tích dầu mỏ đã hút lên.

Một số giải pháp hấp thụ CO­ 2 cưỡng bức đối với rừng hoặc nền nông nghiệp trong nhà kính cũng đã được áp dụng với chi phí phù hợp. Lượng CO 2 lớn phát thải từ các nguồn tập trung có thể thu hồi, vận chuyển thông qua hệ thống đường ống và cho phát tán vào trong môi trường rừng để tăng cường quá trình quang hợp của thực vật, từ đó lưu trữ được lượng carbon đáng kể trong sinh khối của rừng. Hay trong nông nghiệp và y sinh vật học, việc sục khí CO­ 2 cưỡng bức vào các bể dung môi nhân nuôi tảo, vi tảo cũng là giải pháp góp phần tái sử dụng, lưu trữ các-bon, giảm lượng CO­ 2 phát thải trực tiếp vào khí quyển.

Ngoài ra, một số giải pháp về lưu trữ CO­ 2 trong các tầng địa chất như vỉa than không thể khai thác, các kho chứa nước mặn sâu, carbonnat hóa khoáng chất, lưu trữ trong đại dương vẫn còn đang nghiên cứu, hoàn thiện, hiện nay mới áp dụng ở một số quốc gia phát triển như các nước vùng vịnh như Saudi Arabiat, Canada với chi phí đầu tư cao và chưa sẵn sàng để thương mại hóa.

3. Ưu điểm của CCUS

– CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO­ 2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.

– CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng carbon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.

– CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.

– CCUS là giải pháp có hiệu quả cao trong việc loại bỏ CO­ 2 từ quá trình sử dụng năng lượng hóa thạch, đặc biệt khi kết hợp với các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tạo ra một tương lai không có phát thải carbon, xanh và bền vững.

– Với gần 50 năm nghiên cứu và phát triển, đến này về cơ bản các công nghệ về CCUS đã đạt được đến trình độ sẵn sàng có thể thương mại hóa cao.

4. Thách thức đối với CCUS

Bên cạnh các ưu điểm của CCUS nêu trên, với đặc tính và yêu cầu của các quá trình phân tách, vận chuyển, phân phối sử dụng và lưu trữ vẫn còn một số thách thức làm cho công nghệ này mới chỉ được phát triển ở các quốc gia phát triển, các thách thức gồm:

– Thách thức đầu tiên không phải đến từ bản thân công nghệ CCUS mà là chính sách và thực tế phương pháp tính toán xác định thiệt hại về môi trường và chi phí về sức khỏe khi phát thải CO 2 vào môi trường vẫn còn nhiều tranh cãi dẫn đến vẫn chưa phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho các chi phí này (chưa bị tính thuế hay phí), do đó không tạo được động lực phải xử lý CO­ 2 của các doanh nghiệp. Cũng từ nguyên nhân này mà việc so sánh với chi phí đầu tư cho công nghệ CCUS vẫn làm hấp dẫn các nhà đầu tư.

– Trong CCUS nếu được triển khai tại các vị trí xa nguồn sử dụng, lưu trữ CO 2 sẽ phát sinh thêm chi phí đầu tư vào công nghệ cho việc lưu trữ và vận chuyển đến nơi lưu trữ, điều này cũng làm cho giá thành của công nghệ này tăng lên, đặc biệt trong điều kiện các nhà máy nhiệt điện, sản xuất gang thép, xi măng, phân bón, hóa dầu… nằm phân tán, cách xa nhau và cách xa khu vực lưu trữ, sử dụng.

5. Tình hình thực hiện CCUS tại một số quốc gia

– Với mục tiêu phát triển thành cộng đồng tuần hoàn bền vững, Nhật Bản đã có Chiến lược đổi mới vì cộng đồng bền vững tuần hoàn, theo đó, Cơ quan phát triển công nghệ và năng lượng mới (NEDO) giữ vai trò dẫn dắt triển khai nhiều dự án thực hiện các giải pháp về tuần hoàn và tái sử dụng carbon trong nền kinh tế, các nghiên cứu điển hình gồm:

(1) Dự án quang hợp nhân tạo được thực hiện bởi chất xúc tác đặc biệt có thể sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để phân tách nước H 2O thành khí H 2 và khí O 2, khí H 2 được phân tách sẽ được kết hợp với CO 2 thu được từ các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp để tổng hợp thành các hợp chất hydrocacbon mạch ngắn (C 2 ~ C 4) gọi là Olefins và được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhựa và các sản phẩm khác. Dự án đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển thương mại hóa.

(2) Dự án phân tách và thu giữ CO­2 từ các nhà máy nhiệt điện đang được triển khai với mục tiêu nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tách CO­ 2 từ khói thải của các nhà máy nhiệt điện nhằm giảm chi phí của việc thu giữ CO­ 2 từ 4.200 ¥ / Tấn CO­ 2 năm 2018 xuống còn 2.000 ¥ vào năm 2020 và khoảng 1.000 ¥ vào năm 2030.

(3) Dự án Mê-tan hóa quay vòng CO2 thành nhiên liệu được khởi động từ năm 2017. Với giải pháp kết hợp nguồn khí H­ 2 tái tạo và CO 2 thu giữ được từ các nhà máy nhiệt điện tạo thành các loại nhiêu nhiệu như Metal, Metanol (được coi là nguồn năng lượng carbon trung tính) sẽ được cung cấp cho các nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt như đun nấu, sưởi ấm và cả công nghiệp hoặc quay trở lại tiếp tục sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Khí H 2 tái tạo được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều… Mục tiêu của dự án sẽ thương mại hóa được vào năm 2030.

(4) Dự án lưu trữ trong các kho chứa nước mặn sâu bên dưới đáy biển với độ sâu từ 3-4 km (hơn 1 km dưới đáy biển), Nhật Bản đã có 1 dự án trình diễn được triển khai thành công do Công ty CCS Nhật Bản bắt đầu thực hiện từ năm 2012, việc bơm, giữ CO­ 2 trong các tầng địa chất được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 và đã lưu giữ khoảng 1.000 ngàn tấn CO 2 mỗi năm. Nguồn CO 2 được thu giữ từ nhà máy sản xuất khí H 2 có nguồn gốc dầu mỏ tại Tomakomai, Nhật Bản.

– Từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc cũng đã có trên 20 dự án triển khai CCUS và gần đây nhất Dự án lưu giữ CO 2 trong giếng giầu tại Cát Lâm ở quy mô lớn (đứng thứ 18 về quy mô trên toàn cầu) đã được triển khai.

– Tại Hoa Kỳ, với các chính sách về tài chính carbon đã được áp dụng, các dự án về CCUS đã được triển khai khá phổ biến. Hoa Kỳ là nước sở hữu số lượng các dự án về CCUS lớn nhất thế giới, đến năm 2017 đã lưu giữ được trên 150 triệu tấn CO 2 và hiện nay có thể thu giữ được khoảng 25 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phát thải của 5,4 triệu xe hơi trong vòng một năm. Hiện Hoa Kỳ đang 18 dự án CCUS quy mô lớn trên toàn Thế giới, trong đó có 10 dự án đặt tại quốc gia này.

– Ngoài ra các cuốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Na Uy, Úc,… cũng đã triển khai các dự án CCUS đạt hiệu quả và đang tiếp tục xác định lựa chọn đây sẽ là giải pháp cho các giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển ngành năng lượng không phát thải carbon, xanh và bền vững trong chính sách của quốc gia.

– Ở Việt Nam từ năm 2010 đã có Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã lắp đặt thiết bị thu hồi CO­­ 2 từ quá trình đốt và tái sử dụng với lượng NH 3 dư của nhà máy để sản xuất thành phân urê. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành thì hiệu quả kinh tế đem lại không được đảm bảo do các yếu tố về thị trường, giá nhiên liệu và đã phải dừng hoạt động.

6. Kết luận

Như vậy, với mục tiêu xử lý khí CO 2 thải nhằm bảo vệ môi trường và hệ thống khí hậu của Trái đất thì CCUS là một trong những giải pháp đang được ưu tiên áp dụng trên thế giới. Đặc biệt với mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2,0 OC vào cuối thế kỷ này và có thể đạt mức 1,5 OC với sự nỗ lực nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế, theo đó trong báo cáo gần đây nhất của Ban Thư ký Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2018 đã đưa ra tính toán về các mục tiêu trên chỉ có thể đạt được khi thế giới phải cắt giảm 45% mức phát thải CO 2 của năm 2010 vào năm 2030 và đạt mức phát thải bằng không “Net Zero” vào năm 2050 thì việc áp dụng công nghệ CCUS sẽ là một tất yếu để loại bỏ triệt để phát thải CO 2 vào khí quyển.

5 Nhóm Giải Pháp Giảm Nhẹ Rủi Ro Thiên Tai Do Biến Đổi Khí Hậu

Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu được xây dựng với trọng tâm đặt yêu cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển và được lồng ghép vào trong các chính sách và hệ thống chiến lược, quy hoạch. Thích ứng với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng khả năng chống chịu của hệ thống xã hội và tự nhiên, tận dụng các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại và bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Mục tiêu chung của Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Theo đó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu là một những nội dung trọng yếu của Quyết định. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp.

Một là, nâng cao năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin về thiên tai và khí hậu cực đoan;

Hai là, đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai;

Ba là, cải thiện hệ thống quản lý rủi ro thiên tai; thúc đẩy giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chú trọng giải pháp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy tri thức địa phương trong phòng tránh thiên tai;

Bốn là, triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai kịp thời và hiệu quả, chú trọng các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất;

Năm là, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đối phó với hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng; giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu.

Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu được phân kỳ theo theo các giai đoạn: 2021 – 2025, 2026 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị cơ sở pháp lý và điều kiện kỹ thuật nhằm thúc đẩy lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch; triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết.

Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.

Nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu. Thúc đẩy các hành động thích ứng mang lại đồng lợi ích trong giảm nhẹ các rủi ro do biến đổi khí hậu và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Tầm nhìn đến năm 2050: Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050 sẽ phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2021 – 2030, tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, cơ sở hạ tầng và các hệ thống tự nhiên, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an toàn trước thiên tai.

Thực hiện lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Biến Đổi Khí Hậu Là Gì Biện Pháp Khắc Phục Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt Nam

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ? BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ? BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là những biến đổi xảy ra trong môi trường vật lý hoặc sinh học. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động kinh tế, sức khỏe và đời sống xã hội của con người.

Nguyên nhân khách quan bao gồm: Những biến đổi tự nhiên từ sự thay đổi quỹ đạo trái đất, hoạt động của mặt trời, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.

Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thời tiết cũng biến chuyển theo hướng cực đoan và ngày càng khắc nghiệt. Dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu IPCC chỉ ra rằng: Thế giới sẽ còn phải đón nhận những hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết khốc liệt hơn nữa.

Mực nước biển tăng cao: Sự nóng lên của trái đất cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ của nước biển. Nước biển đang dần ấm lên, thậm chí cả những vùng biển sâu nhất.

Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland: Trong những năm trở lại đây, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

Nền nhiệt độ liên tục thay đổi: Mỗi năm nền nhiệt độ trung bình lại cao hơn năm trước. Trong thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74oC.

Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên.

14 biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ở việt nam Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển nhanh chóng. Kéo theo đó là tình trạng biến đổi khí quyển, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, hạn hán, nước biển dâng cao… Do đó để để giảm tác động của biến đổi khí hậu hãy thực hiện những biện pháp sau: Cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu Mỗi người cần tham khảo, tìm hiểu về các chính sách, kế hoạch ứng phó khi xảy ra biến đổi khí hậu của quốc gia, địa phương… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ vậy mà có thêm cơ sở, động lực thuyết phục người khác cùng thực hiện tốt giảm thiểu sự biến đổi khí hậu,. Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch Nhiên liệu hóa thạch bao gồm: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên. Những loại này khi sử dụng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp nào có thể thay thế nguồn nhiên liệu này. Vì thế để phòng ngừa biến đổi khí hậu, cách tốt nhất là hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trước khi con người tìm ra nguồn nhiên liệu thay thế.

Xây dựng cầu thang điều chỉnh nhiệt, tăng cười hệ thống chống ồn… để tiết kiệm được nguyên liệu và giảm tối đa khí thải phát tán.

Những công trình cầu đường cần được đầu tư thỏa đáng.

Giảm tiêu thụ Giảm tiêu thụ không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu mà còn là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu. Bởi lẽ, việc ày giúp giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên nhân bất thường. Chẳng hạn như sử dụng nhiều các loại bao bì, nhất là loại được sản xuất từ nhựa plastics sẽ gây hiệu ứng ô nhiễm trắng… Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn Ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho cơ thể. Do đó cần bổ sung các loại rau, củ quả vào trong chế độ ăn uống. Đứng trên góc độ bảo vệ môi trường thì ngành chăn nuôi thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều rau, hoa quả trong khẩu phần ăn sẽ khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ. Đó là không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học sẽ giúp bảo vệ môi trường. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng Hiện nay, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan… Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi.

Tìm kiếm nguồn năng lượng mới Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch tạo ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính. Chính vì thế, để khắc phục biến đổi khí hậu thì cần phải tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế. Đây là thách thức to lớn của con người. Một vài nguồn năng lượng thay thế như:

Năng lượng gió, nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời

Ethanol từ cây trồng

Nhiên liệu sinh học

Hydro từ quá trình thủy phân nước

Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng Cây xanh giúp phủ xanh đồi trọc, hấp thụ khí CO2. Chúng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả. Vì vậy, hãy chung tay cùng tham gia trồng cây, bảo vệ rừng. Đồng thời tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức hơn trong việc bảo vệ và trồng cây gây rừng.

Kỹ thuật phong bế mặt trời, kỹ thuật địa chất.

Kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào không khí làm lạnh bầu khí quyển.

Lắp đặt rất nhiều gương nhỏ để làm lệch ánh sáng mặt trời.

Bao phủ vỏ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng trở lại mặt trời.

Tạo ra các đại dương chứa sắt.

Các biện pháp tăng cường dưỡng chất cho cây trồng hấp thụ CO2 nhiều hơn./.

Biến Đổi Khí Hậu Là Gì? Phân Tích Các Nguyên Nhân Biến Đổi Khí Hậu

Biến đổi khí hậu luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Biến đổi khí hậu không những ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống mà hơn nữa là ảnh hưởng đến sự tồn vong của toàn cầu.

Ngày nay, cả thế giới đang phải nhức óc vì đối mặt với biến đổi khí hậu. Trong số 20 năm trở lại đây được ghi nhận là nóng nhất kể từ lúc bắt đầu thống kê. Nhưng mà 5 năm nóng kỉ lục cũng chính là 5 năm vừa qua. Các nhà khoa học đã công bố rằng biến đổi khí hậu đã và đang tiếp tục tàn phá Trái Đất nếu chúng ta không ngăn chặn điều đó lại. Vậy ta hiểu biến đổi khí hậu là gì? .Tình trạng, nguyên nhân và tác hại của chúng ra sao?

Biến đổi khí hậu là gì?

Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm. Nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng. Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển.  Các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Biến đổi khí hậu là những biến đổi theo chiều hướng xấu ở các môi trường tự nhiên (môi trường sinh hoạt hoặc vật lí).  Mang đến tác động tiêu cực cụ thể và trực tiếp tới thời tiết, gây ảnh hưởng xấu tới toàn sinh vật trên trái đất.

Những biến đổi xấu của thời tiết hầu hết đều do thay đổi  khí hậu. Chúng khiến thời tiết dần trở nên khắc nghiệt hơn. Nên khi thấy tình trạng khí hậu đang theo chiều hướng cực đoan.  Đồng nghĩa chúng sẽ mang theo nhiều biểu hiện xấu hư lũ lụt, thiên tai, sóng thần,… mà thế giới buộc phải đối mặt.

Thời tiết là bao gồm các trạng thái khí tượng xảy ra trong khí quyển tại một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định.

Trình trạng biến đổi khí hậu ngày nay

Vào năm 2019, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu được biểu hiện rất khắc nghiệt. Thậm chí năm ấy được mệnh danh là năm của thảm họa thiên nhiên:

Khiến mùa cháy rừng tại Australia bắt đầu sớm hơn mọi năm và diễn biến khắc nghiệt hơn. Cũng là nguyên nhân khiến vụ cháy rừng Amazon diễn ra phức tạp và nghiêm trọng hơn. Tàn phá nặng nề khu rừng. Đều do tác động của hạn hán, mùa khô – tác hại của biến đổi khí hậu.

Ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil chỉ trong 8 tháng, đây là con số cao kỷ lục từ năm 2013

Nước Mỹ mở đầu năm 2019 với một đợt lốc xoáy vùng cực làm tê liệt toàn bộ khu vực Trung Tây và duyên hải phía Đông

Trận “bom bão tuyết” có đợt tuyết tan chảy nhanh đã nhấn chìm các vùng đất rộng lớn ở 9 bang ở Mỹ

Siêu bão Kenneth đã san phẳng nhiều vùng ở Mozambique

Bão cấp 5 Dorian với sức gió vô cùng mạnh đã tấn công quần đảo Bahamas. Khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích cùng với sự thiệt hại kinh tế trầm trọng. Đây được coi là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử trên biển Caribbe .Và là thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất trong lịch sử quần đảo này.

Lũ lụt và hạn hán ở các quốc gia đã khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh đói ăn khi vụ mùa bị mất trắng.

Khoảng gần cuối năm, Nhật Bản “oằn mình” hứng chịu hậu quả của bão Hagabis.

Và nhiều vụ việc thiên tai nghiêm trọng khác.

Cháy rừng Amazon – được coi là một thảm họa mang tính toàn cầu

Koala – sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi hậu quả của cháy rừng do biến đổi khí hậu gây nên

Qua đó ta cũng thấy được những gì mà thay đổi khí hậu gây ra không chị tàn phá thiên nhiên. Mà con lấy đi nhiều mạng sống, của cái vật chất của con người và sinh vật trên Trái Đất

Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?

Vậy ta biết khi nào biến đổi khí hậu xảy ra? Nó sẽ được biết qua các biểu hiện như:

Hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính

Hạn hán

Lượng mưa gia tăng

Các thiên tai: lũ lụt, sạt lở đất, bão,…

Tác hại của biến đổi khí hậu là gì?

Với những tình trạng đã nêu phía trên, việc biến đổi khí hậu mang đến những hiệu ứng tiêu cực cho sự phát triển của mọi sinh vật đối mặt mang tính thời gian đã được khái quát trong 10 vấn đề mang tính toàn cầu:

Đa dạng sinh học bị mất

Sự thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học là một trong những nguyên tố chính của tác hại biến đổi khí hậu. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Gây ô  nhiễm không khí  và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sinh thái bị hạn hẹp. Đặc biệt, gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ diệt vong. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cũng tăng lên kỉ lục trong những năm gần đây.

Bệnh dịch ngày một tăng

Biến đổi khí hậu cũng gây ra một số loại ô nhiễm như ô nhiễm không khí. Làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ ở con người mà còn sinh vật. Môi trường bị ô nhiễm gây thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển và sinh sôi nảy nở.

Thiên tai kéo dài

Cách mà biến đổi khí hậu thể hiện nó rõ ràng nhất chính là thời tiết. Như đã nói ở trên thời tiết càng cực đoan sẽ kéo nhiều thiên tại và hậu quả mà chúng để lại rât nguy hiểm: như bão, sóng thần, cháy rừng do khô hạn, hạn hán,… Cụ thể, những đợt nắng nóng kéo dài và tăng đỉnh điểm ở Việt Nam cũng cao gấp 4 lần so với trước đây.

Không chỉ gây thiệt hại về của cái vật chất, mà còn thiệt hại về người và sinh vật.

Các nguồn tài nguyên của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề

Đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và nước dần bị thiếu hụt nặng nề.  Khi mà những khu rừng bị cháy hoặc hạn hán kéo dài do thay đổi  khí hậu.

Tiêu biểu là những đợt cháy rừng của Úc và Amazon. Do nóng hạn hán thời gian dài, thiếu nguồn nước nặng nề. Khiến khu rừng bị cháy nghiêm trọng và trong phạm vi rất lớn và thiệt hại nhiều của cái vật chất, tính mạng.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây nên hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao. Nếu việc này còn tiếp diễn mà không có sự can ngăn của con người. Dự đoán vào những năm 2050, sẽ có nhiều thành phố bị chìm dưới nước.

Có khả năng gây ra nhiều nguồn chiến tranh

Như đã nói ở trên, thay đổi khí hậu gây ra nhiều thiên tai và làm hao mòn nguồn tài nguyên. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguồn xung đột, chiến tranh lớn nhỏ để tranh giành nhiều nguồn tài nguyên. Nhằm khắc phục sự khan hiếm của lương thực và đất đai để sinh hoạt.

Ngoài những tác động trực tiếp đến môi trường chung, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến cở sở hạ tầng, môi trường sống, sức khỏe của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Ảnh hưởng từ bên trong:

Thay đổi đại dương: những thay đổi của các quá trình diễn ra như như hoàn lưu muối nhiệt trong lòng đại dương . Và đóng vai trò quan trọng đối sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên toàn cầu.

Ảnh hưởng từ bên ngoài

Thay đổi quỹ đạo Trái Đất: Các biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất.

Hoạt động của núi lửa: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra một số khí ảnh hưởng tiêu cực như SO2, bụi tro, hơi nước, các sol khí,… bị bức xạ lại vào trong không khí hoặc thậm chí là bức xạ với mặt trời, làm nhiệt độ trên trái đất vị giảm đi.

Mảng kiến tạo: sự chuyển động của các mảng kiến tạo làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu . Đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt, sự thay đổi này cũng làm ảnh hưởng kiểu khí hậu. Các dòng tuần hoàn khí quyển, đại dương trong khu vực và toàn cầu.

Do con người: Khí thải công nghiệp, một số loại khí nhà kính từ hoạt động sản xuất của con người hiện đang vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Làm ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây biến đổi khí hậu . Và cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc tăng dân số cũng làm lượng khí thải do nhu cầu sinh hoạt tăng cao, điều đó cũng tác động gián tiếp đến biến đổi khí hậu.

Giải pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu

Đứng trước các hệ lụy do thay đổi khí hậu gây ra. Chúng ta cần phải có những biện pháp khắc cũng cấp bách tình trạng này để ngăn chúng ngày  một tệ hơn, cụ thể như:

Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng

Không phải tự nhiên chúng ta gọi rừng là lá phổi xanh. Và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của của Trái Đất. Rừng hầu hết đều có ảnh hưởng tích cực với chúng ta, tác dụng lớn nhất rừng chính là cung cấp một lượng oxy vô cùng lớn cho con người, hấp thụ khí CO2 độc hại. Vì vậy việc bảo vệ rừng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Đồng thời hãy cố gắng trồng nhiều cây xanh, trồng rừng.

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch mức tối đa

Khi đốt các nhiên liệu, hầu hết đều cho ra một lương CO2 vô cùng lớn. Không những một chất gây nguy hiểm cho con người, là chất khí nhà kính làm tăng lượng phóng xạ. Và còn là thủ phạm gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Cần có sự chung tay của các công nghệ hiện đại để bảo vệ môi trường

Trong thời đại công nghệ 4.0, cần có những công nghệ tiên tiến và hiện đại để ngăn bớt những chất thải độc hại ra ngoài môi trường. Cũng như làm giảm nhiệt độ bức xạ sóng dài của nhà kính.

Với thế giới đang ngày một phát triển không những công nghệ mà còn cơ sở hạ tầng. Việc nâng cấp, cải tạo hạ tầng đô thị cũng rất quan trọng. Các hoạt động sản xuất của con người nên cần có nguồn nguyên liệu bền vững.  Thân thiện với môi trường hơn để giảm bớt tình trạng ô nhiễm.

Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ về tình trạng thay đổi khí hậu ngày nay. Những tác hại khôn lượng mà chúng mang lại. Hiểu rõ rằng chúng ta cần có một ý thức và trách nhiệm cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta khỏi biến đổi khí hậu.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/