Các Biện Pháp Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hiện Nay / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

9 Biện Pháp Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.

Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.

Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.

Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.

Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án.

Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hóa “bên ngoài” của học sinh.

Muốn đảm bảo việc tích cực hóa “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.

Tiết dạy môn Lịch Sử 7 tại Trường THCS Châu Minh

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề.

Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.

Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.

Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.

Đây là một quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố.

Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học.

Tiết học môn Ngữ Văn 6 tại Trường THCS Châu Minh

Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning).

Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên, của người dạy và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn.

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

Như vậy có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.

Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.

Để nắm bắt được các phương pháp đổi mới dạy và học thì các em phải học tập chuyên cần mỗi

Đào Đình Dũng – Hiệu Trưởng Trường THCS Châu Minh

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Trường Thcs

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Tài liệu này gồm phần mở đầu và các phần chính sau:Phần I. Yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thôngPhần II. Thực trạng dạy học ở trường THCSPhần III. Định hướng đổi mới PPDH ở trường THCSPhần IV. Giải pháp đổi mới PPDH ở trường THCSPhần V. Khái niệm PPDH và các bình diện của PPDHPhần VI. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Mở đầu: Giới thiệu những nội dung chính sau:1. Mục tiêu của đợt tập huấnKhoá học nhằm giúp học viên – cán bộ quản lí giáo dục nhận thức rõ hơn về việc đổi mới PPDH ở trường THCS, để từ đó làm tốt hơn công tác chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ GV THCS.2. Tiến trình và phương pháp làm việc– Học viên sẽ được tiếp cận với các tài liệu nguồn; trong mỗi buổi học, giảng viên sẽ đưa ra những nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể cho mỗi nội dung được đưa ra trong khoá học.– Học viên sẽ thực hiện các hoạt động trong mỗi buổi học, với hình thức cá nhân hoặc nhóm. Khoá học đề cao sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của các cá nhân để tăng cường khả năng phối hợp và sự hiểu biết sâu hơn về nhận thức của mỗi cá nhân.3. Các kết quả và sản phẩm sau khoá học– Kết quả đạt được trong khoá học sẽ là những ý kiến trao đổi, thống nhất được các học viên đưa ra trong mỗi buổi học tương ứng với những nội dung và yêu cầu của tài liệu.– Kết thúc khoá học, học viên sẽ có hoạt động tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân sau khoá học. PHẦN I. YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG1.1.Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đối với giáo dục+ Xã hội thông tin+ Kinh tế tri thức+ Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và toàn cầu hoá+ Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài.1.2.Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THCS Các văn bản pháp quy có đề cập đến vấn đề đổi mới GDCS, trong đó có giáo dục THCS+ Nghị quyết 40/2000/QH10+ Chỉ thị 14/2001/CT-TTg+ Chiến lược phát triển giáo dục+ Luật giáo dục( sửa đổi năm 2005)

Hoạt động 1 Từ thực tiễn của GD hiện nay và từ các văn bản pháp quy nêu trên, ông/bà hãy chỉ ra 3 lí do phải đổi mới PPDH ở trường phổ thông và sắp xếp theo thứ tự với số 1 là lí do cấp thiết nhất. Giải thích cho sự lựa chọn của mình.

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Ngữ Văn.doc

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN. Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống. Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em (48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh”. Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà học sinh đã được học. Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ; với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc học tủ, dạy tủ. Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm

Đề Tài Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Tiên Yên

– Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy học giữ vai trò quyết định đến chất lượng của học sinh nh­ thÕ nµo?

.- Trong hoạt động dạy của người thầy thì phương pháp dạy học được coi như là công cụ hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu g× .

– Khi dạy người thầy dạy cái gì? dạy bằng hình thức hoạt động nào? cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức.

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời mở đầu Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC thÞ trÊn tiªn yªn – tØnh qu¶ng ninh CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU TÁC GIẢ D­¬ng BÝch H­êng PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: – Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy học giữ vai trò quyết định đến chất lượng của học sinh nh­ thÕ nµo? .- Trong hoạt động dạy của người thầy thì phương pháp dạy học được coi như là công cụ hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu g× … – Khi dạy người thầy dạy cái gì? dạy bằng hình thức hoạt động nào? cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức. – Ngày nay, theo xu thế thời đại, xu thế phát triển, chúng ta đã xác định thực hiện đổi mới giáo dục ntn… – Phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng có bất cập so với mục tiêu giáo dục của giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước kh”ng? – Thực tế trong nhà trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo …. “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ” để đưa ra những giải pháp quản lý chỉ đạo tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường tiểu học. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp chỉ đạo tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả đào tạo ở trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí chỉ đạo của hiệu Trưởng trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh Đội ngũ giáo viên, Hội đồng sư phạm, học sinh trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường tiểu ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiªn cøu cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học. Khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu Trưởng trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh Đề xuất một số phương pháp chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Trong hoạt động dạy và học ,phương pháp dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học, đặc biệt ở bậc tiểu học. Vì vậy nếu Hiệu Trưởng có biện pháp chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường tiểu học ThÞ trÊn Tiªn Yªn ,tØnh Qu¶ng Ninh 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. – Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . Khái niệm chung về quá trình dạy học. . Một số khái niệm phương pháp dạy học. . Hệ thống các phương pháp dạy học . Các phương pháp dạy học ở tiểu học,mét sè ph­¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Đặc điểm về nhận thức của học sinh tiểu học Đặc điểm nhận thức cảm tính Đặc điểm nhận thức lý tính 3. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC thÞ trÊn tiªn yªn – tØnh qu¶ng ninh ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG: thùc tr¹ng chØ ®¹o cña hiÖu tr­ëng tr­êng tiÓu häc thÞ trÊn vÒ ph­¬ng ph¸p d¹y häctrong nh­ng n¨m qua CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC thÞ trÊn tiªn yªn – tØnh qu¶ng ninh 1.KẾ HOẠCH HÓA CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Các mục tiêu cần thực hiện Tổ chức tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở trường theo các nội dung Thống nhất việc đổi mới phương pháp dạy học Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới PPDH PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: 2. NHỮNG KIẾN NGHỊ: DANH MUÏC TAØI LIEÄU THAM KHAÛO