Biện Pháp Tu Từ Giếng Nước Gốc Đa Nhớ Đầu Súng Trăng Treo / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Trình Bày Cảm Nhận Đoạn Thơ: Quê Hương Anh Nước Mặn, Đồng Chua… Giếng Nước Gốc Đa Nhớ Người Ra Lính

Trình bày cảm nhận đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn, đồng chua… Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Hướng dẫn

Giới thiệu tác giả:Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiếnchống Pháp, ông đã từng cầm súng chiến đấu nên rất am hiểu tâm tư, cuộc đời người chiến sĩ; bởi vậy, ông cũng thường viết về người lính và chiến tranh. Đặc trưng thơ ông là cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.

Giới thiệu tác phẩm:Bài thơ”Đồng chí”viết vào mùa xuân năm 1948, in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966), là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất của Chính Hữu nói riêng và nền thơca kháng chiến chống Pháp nói chung bởi đã làm lay động trái tim người đọc với những tình cảm thiêng liêng, sâu nặngcủa những người lính cách mạng.

Giới thiệu đoạn thơ: Đây là khổ đầu và ba câu đầu khổ hai của bài, nêu lên cơ sở của tình đồng chí.

a) Đặc sắc về nội dung

* Cơ sở của tình đồngchí (7câuđầu):

Tình đồng chí nảy sinh từ những điểm tương đổng giữa những người lính:

– Họ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh và tôi đều ra đi từ những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.Sựđăng đối giữa “quê hương anh”và “làng tôi”cùng cách sử dụng thành ngữ cho thấy sựtương đổng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Và hơn hết, đằng sau con chữ là cả một sự đồng cảm lớn lao!

– Họ cùng chung động lực lên đường, đó chính là tình yêu nước và lí tưởng cách mạng sáng ngời:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chằng hẹn quen nhau.

Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ. Nói “chẳng hẹn”nhưng giữa họ vẫn có sợi dây vô hình để kết nối, là sự xả thân, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

– Họ còn chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:

+”Súng”là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho nhiệm vụ của người lính trong cuộc chiến. “Đầu” là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu. Câu thơ”Súng bên súng, đầu sát bên đâu”đã cho thấy sự đồng điệu sâu sắc trong tâm hổn những người chiến sĩ. Đồng thời, câu thơ cũng gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân: lẩn đầu tiên trong lịch sử, họ đứng lén làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

+Hơn thế, họ đã cùng nhau trải qua cuộc sống gian khổ nơi chiến trường, chia sẻ cho nhau từng chút hơi ấm “Đêm rét chung chăn”để rồi trở thành “tri kỉ”, thành “đồng chí”.Từ “anh với tôi”-từ những người “xa lạ” đểtrở nên thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau, không phải chỉ là đứng chung hàng ngũ mà phải là sự sẻchia chân thành từ “bên”, “sát”đến “chung”.

Câu thơ cuối đoạn chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!”,đứng tách riêng để thể hiện sự dồn nén của cảm xúc, gợi sự chân thành và thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.

* Biểu hiện của tình Đồng chí là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình. Anh thấu hiểu cảnh ngộ riêng và nỗi lòng riêng của người đồng đội, đồng chí:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Những câu thơ chứa đựng cái nhìn đầy suy tư và nỗi nhớ. Những người lính đã hi sinh hạnh phúc cá nhân, lên đường vì tình yêu Tổ quốc. Họ sẵn sàng và dứt khoát bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, từ “mặckệ”đãnói lên điều đó. Họ mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Cách nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”gói trong đó biết bao tâm tình của hậu phương – những người mẹ, người chị, người vợ ngày đêm mong nhớ, hướng về tiền tuyến. Và những trăn trở được sẻ chia với đồng đội chẳng phải đã nói lên nỗi nhớ quê nhà nơi người lính đó sao? Có lẽ, từng giây, từng phút, họ đang phải vượt lên chính mình, nén lại những nhớthương để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

b) Đặc sắc nghệ thuật

Thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau góp phần thể hiện rõ những cung bậc cảm xúc của nhà thơ.

Bút pháp tả thực với lời thơ tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

Sử dụng thành ngữ dân gian, biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ.

Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình Đồng chí bền chặt, thiêng liêng giữa những người lính cụ Hồ. Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Việt Nam trong thời kì đầu chống Pháp.

Suy ngẫm về tình tri kỉ, tình đồng đội, đồng chí.

Phân Biệt 8 Biện Pháp Tu Từ Đã Học Và Cách Ghi Nhớ

Hiện nay, tình trạng lười học, lười tư duy, học vẹt, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc đang ở mức báo động với hầu hết học sinh, đặc biệt là môn văn. Đây là một môn học trừu tượng, yêu cầu các em phải biết vận dụng và sáng tạo giữa kiến thức trên sách vở và kiến thức thực tế. Tuy nhiên, đa phần học sinh chỉ xem đây là một môn học phụ, không cần thiết, xem nhẹ vai trò của môn ngữ văn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em và hổng kiến thức là điều không thể tránh khỏi. Một trong những lỗ hổng kiến thức mà các em thường sai sót nhiều nhất trong các đề thi đó chính là các biện pháp tu từ.

Hiểu và nắm bắt được thực trạng trên của các em học sinh, sau đây gia sư văn Hà Nội xin được chia sẻ một số lưu ý để hướng dẫn các em học sinh ghi nhớ và phân biệt 8 biện pháp tu từ một cách chủ động nhất:

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

+ ” Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: “ Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ: ” Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

4 Biện Pháp Tu Từ Cơ Bản Cần Nhớ Khi Học Môn Ngữ Văn

Biện pháp đầu tiên mà các bạn cần nắm được đó chính là biện pháp So sánh. So sánh là biện pháp dễ nhất trong tất cả các biện pháp tu từ mà các bạn được học. Với So sánh các bạn chỉ cần nhớ: So sánh chính là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có mối quan hệ tương đồng.

Khi so sánh sẽ có hai loại: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Để các bạn dễ hiểu hơn về biện pháp so sánh thì bài viết sẽ lấy cho các bạn 2 ví dụ về 2 loại so sánh.

So sánh ngang bằng: Trắng như tuyết

So sánh không ngang bằng: Tôi cao hơn bạn ấy

Những câu so sánh như thế này rất gần gũi trong cuộc sống của các bạn đúng không nào? Ngoài ra một lưu ý dành cho các bạn. Với những câu so sánh có cụm từ “bao nhiêu….bấy nhiêu” thì đó là những câu so sánh ngang bằng. Ví dụ như: “Qua đình ngả nón theo đình – đình bao nhiêu ngói nhớ thương mình bấy nhiêu”.

2. Biện pháp tu từ Nhân hóa

Ví dụ: “Lá dừa sải tay bơi, ngọn mồng tơi nhảy múa”. Trần Đăng Khoa đã biến những tàu lá dừa thành hình ảnh con người đang bơi và ngọn mồng tơi giống như những người vũ công.

3. Biện pháp tu từ Ẩn dụ

Biện pháp Ẩn dụ thực chất là một phép so sánh ngầm. Ẩn dụ là mượn hình ảnh này để chỉ hiện tượng khác mà giữa chúng có mối quan hệ tương đồng và phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó.

Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ đầu tiên là hình ảnh nhân hóa và hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ. Nếu mặt trời thật mang lại sự sống cho vạn vật thì mặt trời theo nghĩa ẩn dụ chính là chỉ Bác Hồ – Người đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân.

3. Biện pháp tu từ Hoán dụ

Nếu ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng thì hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có mối quan hệ gần gũi. Với hoán dụ chúng ta không cần đặt trong hoàn cảnh cụ thể vẫn có thể hiểu được nội dung. Ví dụ: má hồng có thể hiểu ngay là người con gái; mày râu có thể hiểu ngay là người con trai,…

Hoán dụ có 4 phương thức:

Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Lấy hiện tượng của sự vật để chỉ sự vật

Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Xác Định Các Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ 3 Của Bài Nhớ Rừng

…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.

Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.