Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu

Bài thơ: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Bài giảng: Câu cá mùa thu – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Câu cá mùa thu I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

– Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà

– Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác

⇒ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

– Các tác phẩm chính:

+ Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối

+ chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học

– Đặc điểm sáng tác:

+ Về nội dung:

* Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

* Tấm lòng ưu ái với dân với nước

* Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

* Châm biếm đả kích thực dân Pháp

+ Về nghệ thuật:

* Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

* Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa

* Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ

⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

II. Đôi nét về tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác

– Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

– Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

2. Bố cục

– Phần 1 (hai câu đầu): giới thiệu việc câu cá mùa thu

– Phần 2 (bốn câu tiếp): cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

– Phần 3 (còn lại): tâm trạng của tác giả

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

4. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

– Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau

III. Dàn ý phân tích Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. Bức tranh mùa thu

– Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ hiện lên với những chi tiết điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam

+ điểm nhìn : từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu ⇒ mặt ao ⇒ bầu trời ⇒ ngõ trúc rồi lại trở về ao thu ⇒ thuyền câu) ⇒ không gian được mở ra nhiều hướng sống động

+ nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

* Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng

* Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi

⇒ Cái hồn dân dã của mùa thu Bắc Bộ được gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co

– Cảnh vắng lặng gợi cái buồn man mác:

+ vắng bóng người (khách vắng teo)

+ các đường nét chuyển động rất nhẹ: sóng hơi gợn, mây lơ lủng , lá khẽ đưa, nghe thấy cả tiếng cá đớp mồi ⇒ nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm tăng thêm sự yên ắng, tịch mịch của không gian

2. Tâm trạng cả thi nhân

– Cõi lòng nhà thơ tĩnh lặng tuyệt đối

– Tình cảm giao hòa với thiên nhiên

– Không gian gói trọn một niềm cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ

– Tâm hồn gắn bó với quê hương, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc

3. Nghệ thuật

– Kết cấu niêm luật, vần điệu đối ngẫu rất chỉnh, bút pháp chấm phá tả cảnh ngụ tình tài hoa

– Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gơi hình biểu cảm

– Vần eo – tử vận, oái oăm, được tác giả sử dụng thần tình

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

tac-gia-tac-pham-lop-11.jsp

Nghệ Thuật Sử Dụng Từ Ngữ Trong Câu Cá Mùa Thu

Đề bài: Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu), hãy phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến gồm Thu vịnh, Thu điểu, Thu ẩm đều viết vể cảnh vật vùng quê Bắc Bộ lúc vào thu. Trong đó Thu điếu mang nét đặc trưng nhất của cảnh sắc mùa thu huyện Bình Lục (Hà Nam) quê hương bài thơ. Bài thơ bộc lộ tài quan sát, cảm nhận: thể hiện nghệ thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên; đặc biệt là việc sử dụng hệ thống từ ngữ độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Khuyến – một trong những nhà thơ xuất sắc của giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX.

Những từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo trước hết đã thể hiện chính xác, sâu sắc cảnh vật mà Nguyễn Khuyến quan sát, miêu tả trong bức tranh mùa thu. Nó có khả năng giúp người đọc cảm nhận được phong vị riêng của mùa thu, của những miền quê Việt Nam mà ta đã từng đặt chân đến.

Không chỉ có vậy, bài thơ còn gợi ra nét đặc sắc của cảnh ao về mùa thu khác hẳn với cảnh ao về mùa xuân hay mùa hạ. Từ nước ao trong veo, phẳng lặng nhìn được tận đáy: từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo đến lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bao trùm lên là một vòm trời xanh ngắt phản chiếu xuốhg mặt nước như làm cho nước ao xanh hơn lúc vào thu.

Những từ ngữ hình ảnh được sử dụng trong bài thơ có một bức gợi tả phong phú. Hình ảnh ao thu lạnh lẽo nước trong veo gợi ra không khí xung quanh ao chuôm buổi sáng mùa thu se lạnh. Hình ảnh ao thu trong veo với thuyền câu bé tẻo teo – bé bỏng xinh xắn – đậu trên mặt ao, đem đến cho người đọc cái cảm nhận cái ao thu bé, bé đến dễ thương.

Điểm xuyết vào cảnh ao thu là hình ảnh lá vàng. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ. Nguyễn Khuyến cũng không ra ngoài những thông lệ đó, Những hình ảnh lá vàng trong bài thơ gắn với ao chuôm lại mang dáng dấp riêng của Nguyễn Khuyến khi miêu tả về mùa thu. Một chiếc lá vàng rơi cành bởi làn gió rất nhẹ của mùa thu, xoay xoay rồi liệng nhẹ xuống mặt nước. Đó là một chi tiết rất thực, rất sống của cảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam qua tài năng quan sát, qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ làm tăng thêm chất sống cho cảnh vật mùa thu nơi đây.

Mở rộng cảnh thu từ ao chuôm đến bầu trời thu là phong cách quen thuộc trong ba bài thơ viết về mùa thu của thi nhân Nguyễn Khuyến. Nhưng trong Thu điếu lại là một vòm trời xanh ngắt. Màu xanh như nhân lên cảm giác về không gian mênh mông, về độ cao chót vót, bát ngát của trời thu.

Trong một số bài thơ ở những giai đoạn sau, chúng ta cũng bắt gặp sự sáng tạo trong cách dùng từ, hình ảnh của các nhà thơ để gây ấn tượng về độ rộng, độ cao.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.

(Tràng giang – Huy Cận)

Heo hút cồn mây súng ngửa trời.

(Tây tiến – Quang Dũng)

Bức tranh mùa thu lại được tô điểm thêm những chi tiết thật sống động.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nghệ thuật sử dụng tờ ngữ của tác giả trong bài thơ còn giúp người đọc cảm nhận ra linh hồn của cảnh sắc mùa thu, của cuộc sống ở huyện Bình Lục quê hương Nguyễn Khuyến, của làng quê Việt Nam xưa.

Đó là một hồn thu thanh đạm, tinh khiết. Từ ao thu nhỏ, bé nước trong veo đến chiếc thuyền câu bé tẻo teo; lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, sóng biếc gợn tí, và vòm trời thu xanh ngắt…

Đó chính là hình ảnh một vùng quê vào thu thật quạnh quẽ, trông vắng; ngõ trúc quanh co khách vắng teo, cảnh sắc như gợi lên cuộc sống những con người chân quê ở đây có cái gì nhỏ bé, ẩn nhẫn xung quanh ao chuôm, lũy tre, ngõ trúc quanh co…

Bài thơ còn đem lại cho người đọc cái cảm giác sự vật như ngưng đọng, từ làn nước trong veo, một da trời xanh ngắt, ngõ trúc vắng teo, một dáng người ngồi câu, tựa gối ôm cần, gần như bất động. Nếu có chuyển động thì thật khẽ khàng: sóng hơi gợn, lá vàng khẽ đưa vèo, cá đớp động dưới chân bèo. Thế nhưng hợp các yếu tố đó lại, bài thơ đem đến một nhận thức, một cảm giác về sự vận động bên trong, âm thầm, bền bỉ, liên tục và không thua kém phần mạnh mẽ của sự vật, của cuộc sống ở làng quê Việt Nam. Đó là sức sống tiềm tàng, dẻo dai làm nên bản sắc của thiên nhiên, của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

Đây chính là điều Nguyễn Khuyến tâm đắc muốn gửi gắm qua bài Thu điếu để nói về bản chất muôn đời của quê hương đất nước mình.

Thu điếu đến với người đọc không chỉ dừng lại ở đó. Qua hệ thống từ ngữ mà tác giả sử dụng còn cho chúng ta hiểu được chính con người Nguyễn Khuyến. Đó là một nhà nho thâm trầm, đôn hậu, bên trong chứa đựng một tâm trạng đầy mâu thuẫn thể hiện ngay trong ý thức hệ mà ông mang trong huyết quản của mình. Nguyễn Khuyến đã không thể giải quyết mâu thuẫn ấy bởi chính tính cách đôn hậu của ông. Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình một con đường phù hợp: bỏ mũ từ quan, xa lánh triều đình nhà Nguyễn, lui về ẩn dật tại quê nhà, tỏ thái độ phản đối cái chế độ phong kiến mục ruỗng lúc bấy giờ.

Hai câu kết dã thể hiện sâu sắc hình ảnh con người Nguyễn Khuyến trong một hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời là tiếng nói thầm kín của nhà thơ muốn gửi đến cho thời đại ông đang sống và cho mai sau để hiểu đúng một con người, một nhân cách cao đẹp.

Dù về ở ẩn, Nguyễn Khuyến vẫn gắn bó với đời, trong tâm hồn ông vẫn xao động bởi tình cảm vì nước vì dân.

Thu điếu đã cho ta cảm nhận tình cảm sâu sắc và cao đẹp của một nhân cách ngời sáng.

Comments

Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Của Nguyễn Khuyến

1. Tóm tắt nội dung bài Câu cá mùa thu

Vẻ đẹp cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam.

Tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của nhà thơ

1.2. Nghệ thuật

Tả cảnh ngụ tình

Sử dụng tiếng Việt tinh tế. trong sáng

Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, đậm đà chất dân tộc

2. Soạn bài Câu cá mùa thu chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Cảnh thu được đón nhận từ xa (mặt ao) tới gần (chiếc thuyền câu) rồi từ gần (chiếc thuyền câu) đến cao (bầu trời) xa (ngõ vắng): từ một khung ao hẹp, không gian và cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Màu sắc: nước, trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…

Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc,…

⇒ Cảnh thu của làng quê Bắc Bộ.

Không gian thu buồn, tĩnh lặng, phản phất nỗi niềm thi nhân.

Tâm trạng: cảnh làng quê trong trẻo, tĩnh lặng nhưng đượm buồn và ẩn chứa nhiều suy tư.

Trong bài thơ, tác giả đã gieo vần “eo” ⇒ góp phần diễn tả một không gian vắng lặng và thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào, nhưng người đọc vẫn thấy được tậm sự và tấm lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước một cách sâu sắc.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Điểm nhìn cảnh thu từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần:

Điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc

Sau đó lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

⇒ Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Nững từ ngữ, hình ảnh gợi lên được nét riêng cảnh sắc của mùa thu

Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng , khẽ khàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng….

Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao nhỏ, thuyền câu, ngõ trúc….

Không gian thu: cá đâu đớp động → yên ắng, tĩnh mịch; ngõ trúc quanh co….. ⇒ cảnh vắng người, vắng tiếng

⇒ Bức tranh thu đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, mang cái hồn dân giã của miền quê đồng bằng Bắc Bộ của làng cảnh Việt Nam.

Câu 3: Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá màu thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Không gian thu buồn, tĩnh lặng, phảng phất nỗi niềm thi nhân.

Nước “trong veo”, sóng “gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa vèo” các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.

Đặc biệt câu kết “cá đâu đớp động dưới chân bèo” → càng làm nổi rõ hơn sự tĩnh lặng của không gian thu (ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật: lấy động tả tĩnh)

Có thể nói: Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh.

Tâm trạng của thi nhân: Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 4: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Trong bài thơ rất đặc biệt: tác giả gieo vần: “eo”

Vần “eo” là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo.

Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian vắng lặng và thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5: Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Tuy nhiên, người đọc vẫn cảm nhận được tâm tư và tấm lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước một cách sâu sắc: Nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) một cách đày suy tư, trăn trở. Bởi đó không phải là dáng ngồi của một người đi câu mà đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Phải chăng, cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.

3. Soạn bài Câu cá mùa thu chương trình nâng cao

Mặc dù câu cá chỉ là hình thức nhưng những cảnh câu cá vẫn được miêu tả với đầy đủ không gian thu, ao, thuyền câu và người đi câu. Cách miêu tả cảnh vật được triển khai theo nhan đề của bài thơ, tả từ cảnh ao thu, thuyền câu, mặt ao, cây cỏ bên bờ ao, bầu trời thu.

Cảnh sắc mùa thu được gợi ra

Màu sắc: nước, trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…

Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc,…

Đây là bức tranh mùa thu với những đặc trung của vùng Bắc Bộ.

Câu 3: Phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ?

Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo, xinh xắn và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng.

Tác giả đã sử dụng các từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng và các từ gợi tả, giàu chất hội họa: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo ⇒ lột tả được cái thần thái của cảnh vật làng quê.

Thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tư thế người câu cá nhưng lại chẳng có vẻ gì chú ý đến việc câu cá mà hình như đang suy ngẫm điều gì đó.

Nhận thấy tình yêu quê hương cùng những suy tư đầy trắc trở của tác giả.

⇒ Đó là một nhà thơ, một con người bình dị, gắn bó và yêu quê hương tha thiết.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài: Câu cá mùa thu.

Gợi ý trả lời

Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: Dùng từ ngữ để gợi cảnh và diễn tả tâm trạng

Ở Thu Điếu, ngôn ngữ thơ linh hoạt, tinh tế được thể hiện ở ba phương diện cơ bản sau:

Thứ nhất đó là cảnh thanh sơ dịu nhẹ được gợi lên qua các tính từ: trong veo, biếc, xanh ngắt; các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng… đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc “trong bàn tay nhào nặn của người nghệ sỹ ngôn từ”. Ngôn ngữ giản dị nhưng nắm bắt được những chuyển động tế vi của trời đất, lột tả được cái run rẩy của tạo vật khi bước vào thu,. Sự run rẩy của lá (vèo), của sóng (hơi gợn), của mây (lơ lửng)… hợp lưu trong nỗi run rẩy của lòng người để gợi và để cảm về một bức tranh làng cảnh trác tuyệt.

Thứ hai đó là thứ ngôn ngữ lấy tĩnh chế động, lấy động tả tĩnh thêm vào đó là sự linh hoạt của ngôn ngữ, hư từ hay thực từ đều có hai chức năng vừa vẽ ngoại cảnh vừa khắc họa tâm cảnh. Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ.

Thứ ba đó là việc khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo-teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng đầy uẩn khúc của chính tác giả

Ngôn ngữ trong bài thơ: giản dị, tinh tế, và đặc biệt thổi vào từng câu chữ là tâm hồn của dân tộc: Một thứ ngôn ngữ giản dị, bình dị nhưng vô cùng phong phú trong từng cung bậc cảm xúc, tâm trạng.

5. Một số bài văn mẫu bài thơ Câu cá mùa thu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Hướng dẫn soạn Câu cá mùa thu

Hướng dẫn soạn bài : “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến – Văn lớp 11

Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Vịnh mùa thu

Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Vịnh mùa thu.

Giáo Án Bài Câu Cá Mùa Thu

Giáo án bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến theo định hướng phát triển năng lực. Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 11

– Nguyễn Khuyến-

– Vẻ đẹp bức tranh mùa thu của nông thôn đồng băng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả. – Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến.

– Đọc- hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại; – Phân tích, bình giảng thơ

Về thái độ: Yêu mến thiên nhiên, đất nước.

Về định hướng phát triển năng lực:

Phương pháp và phương tiện dạy học

– Phương pháp đọc hiểu,đọc diễn cảm, phân tích,bình giảng, kết hợp so sánh – Tích hơp phân môn: Làm văn, tiếng Việt, làm văn

– Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

Nội dung và tiến trình lên lớp:

3.1. Hoạt động khởi động: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như ” Tiếng thu” (Lưu trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu),… Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài ” Thu điếu” Nguyễn Khuyến.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

– GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk

– GV gợi ý câu trả lời cho HS thông qua thông tin đã cung cấp ở phần tiểu dẫn – GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

– GV hướng dẫn HS khái quát nội dung

– GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ

– GV hướng dẫn HS hạt động nhóm.

GV yêu cầu Hs trình bày phần kết quả của nhóm trên bảng con.

GV cho HS xem hình cảnh thu

GV gợi ý cho HS tìm ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ.

GV hướng dẫn hs tìm hiểu tâm trạng của tác giả

GV gợi ý HS đánh giá, nhận xét – GV gợi ý cho HS tìm ra biện pháp nghệ thuật – GV nhận xét và đưa ra kết luận

– GV hướng dẫn HS củng cố bài và đọc phần ghi nhớ.

Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết

I. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Mở đầu việc soạn bài Câu cá mùa thu, Kiến xin được giới thiệu cho các bạn học sinh những điều cần lưu tâm về tác giả Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), ông quê ở Nam Định, ông sinh ra ở làng Hoàng Xá (thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) – quê ngoại nhưng lại lớn lên và sinh sống chủ yếu ở xã Yên Đổ (thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam) – quê nội. 

Nguyễn Khuyến được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống Nho học thế nên ông có một nền tảng học thức vững chắc. Thêm vào đó là người có chí hướng nên Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi tuyển chọn nhân tài của đất nước lúc bây giờ: Hương, Hội, Đình. Tuy khẳng định được vị thế của mình trong chốn quan trường nhưng Nguyễn Khuyến không bao giờ màng đến một cuộc sống lợi danh, phù phiếm.

Thay vào đó, ông chọn cuộc sống bình dị, chân phương ở quê nhà với công việc dạy học. Đặc biệt, trong suốt cuộc đời của mình, dù sống trong thời đại bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Khuyến vẫn kiên quyết giữ thái độ không hợp tác.

Nguyễn Khuyến có số lượng lớn những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm – trên 800 bài với nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn, câu đối. Nội dung trong sáng tác của ông phần lớn nói về tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện trong dó cuộc sống khổ nhọc, lam lũ nhưng thuần phác và bình dị của con người. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến đã góp vào nền văn học dân tộc những điểm sáng không thể thay thế. 

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ câu cá mùa thu

Soạn văn bài thương vợ ngắn gọn và đủ ý

Phân tích bài thương vợ chuẩn giáo án

2. Bài thơ Câu cá mùa thu:

Khi soạn Câu cá mùa thu cần điểm qua một số nét chính của tác phẩm. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong số ba bài nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, đó là: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Ba bài thơ này được sáng tác bằng chữ Nôm và là những tác phẩm giúp Nguyễn Khuyến trở thành cái tên nức danh của làng thơ Việt Nam.

II. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1:

Nội dung đầu tiên chúng ta cần làm khi soạn bài Câu cá mùa thu là lí giải việc tác giả lựa chọn điểm nhìn đối với việc thể hiện nội dung trong thơ. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả vô cùng đặc sắc và chính từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã thể hiện sự bao quát của mình trước cảnh vật.Mở đầu bài thơ là câu “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”, đó là cơ sở để dễ dàng nhận ra “ao thu” chính là nơi mà điểm nhìn cảnh thu xuất phát.Chính từ “vị trí” ao thu ấy, cảnh thu đã hiện lên trước mắt người đọc một cách đầy ấn tượng theo trình tư từ gần lên cao và ra xa: trong “ao thu” là “thuyền câu bé tẻo teo”, bên trên là “tầng mây lơ lửng” và phía xa xa là “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”. Cuối cùng lại vẫn dừng lại ở vị trị xuất phát ban đầu là ao thu, thuyền câu. Từ điểm nhìn và cảnh thu ấy, có thể thấy Nguyễn Khuyến đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu tuyệt mĩ: chỉ từ điểm nhìn là từ chiếc ao, cảnh thu dần mở ra theo chiều chiều kích khác nhau.

2. Câu 2:

2. Câu 3:

Những chuyển động màu sắc, hình ảnh, âm thanh đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của không gian mùa thu. Trong bài thơ, nếu tầng thấp là hình ảnh của ao thu cùng với ngõ trúc tạo nên sự thu hẹp của cảnh vật thì phía trên là khoảng trời bao la, xanh mát. Chính sự đối lập ấy đã tạo nên độ mở của không gian.

Bên cạnh đó, chính đặc tính của âm thanh và những màu sắc trong thơ đã khiến không gian trở nên hiu quạnh, vắng lặng, cái tĩnh của không gian đã lên đến độ nhân vật trữ tình có thể nghe thấy sự chuyển động khẽ khàng của cá dưới ao: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.Với không gian thanh tĩnh và có chiều hướng mở rộng đã góp phần thể hiện nỗi lòng của tác giả trước nhân thế. Đó là nỗi lòng thời thế của nhà Nho, dù không ồn ã, vồ vập nhưng lại tha thiết vô cùng. Nhưng dù là bộc lộ tình cảm nào thì ta cũng thấy phảng phất đâu đó sự cô quạnh, buồn bã của nhà thơ.

4. Câu 4:

Điểm đặc biệt trong cách gieo vần của Nguyễn Khuyến chắc không khó để nhận ra vì nó hiển hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Trong bài thơ, Nguyễn Khuyến sử dụng rất khéo léo cách gieo vần “eo”. Đây được xem là tử vận và rất khó lựa chọn từ ngữ để sáng tác.Tuy nhiên, cái khó đó lại giúp cho Nguyễn Khuyến bộc lộ tài năng của mình. Minh chứng là các câu thơ trong bài được kết hợp rất uyển chuyển với vần “eo” ấy. Đặc biệt, đây là vần không chỉ có thể giúp diễn tả được sự đìu hìu, thu nhỏ và khép kín của của không gian mà còn có thể giúp thi nhân thể hiện một phần nào đó nỗi niềm u uất canh cánh trong lòng của mình. Câu hỏi số 4 này cũng là một câu hỏi cần được khai thác phương diện nghệ thuật để giải đáp cho “nhiệm vụ” soạn văn bài Câu cá mùa thu.

5. Câu 5:

Việc soạn bài Câu cá mùa thu sẽ hoàn tất khi chúng ta trả lời xong câu hỏi số 5 này.. Qua bài Câu cá mùa thu, có thể cảm nhận được tấm lòng mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Dù cả bài thơ nhà thơ chỉ thuần tả cảnh thiên nhiên, dù trông bề ngoài thì tác giả có vẻ sống cuộc sống an nhàn, bình yên nhưng ẩn sau trong đó chính là tấm lòng yêu nước thầm kín và nỗi niềm khôn nguôi với cuộc đời.

Soạn bài ca ngất ngưởng đầy đủ nhất

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn bài hai đứa trẻ theo giáo án thầy cô