Bài Thơ: Hạt Gạo Làng Ta (Trần Đăng Khoa)

Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp I nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.

Hạt gạo làng ta.Có vị phù sa,Của sông Kinh Thầy.Có hương sen thơm,Trong hồ nước đầy…

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được “vị phù sa”, “hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:

Có lời mẹ hát,Ngọt ngào hôm nay.

Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:

Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáu

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy.

Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thuỷ tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

Nước nóng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.

“Cua ngoi lên bờ” không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:

Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy…

Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

Những năm bom MỹTrút trên mái nhàNhững năm cây súngTheo người đi xaNhững năm băng đạn,Vàng hơn lúa đồng.Bát cơm mùa gặt,Thơm hào giao thông…

Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:

Bát cơm mùa gặt,Thơm hào giao thông…

Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.

Phân Tích Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta (Lớp 5)

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta hay được tìm và tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau với nội dung và hướng viết đa dạng và phong phú

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta (lớp 5)

Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được ” vị phù sa”. ” hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:

Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

” Cua ngoi lên bờ” không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:

Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:’

Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.

Năm gần hết, tết sắp đến, nhiều người đang xốn sang chạy ngược chạy xuôi để mua cho được tấm vé tàu, vé xe hầu kịp về quê sau một năm xa cách. Họ háo hức về quê đón một cái tết, một mùa xuân, một năm mới với bao ước mơ tươi đẹp cùng gia đình, bên người thân. Các cháu thiếu nhi còn nôn nóng mong tết biết bao! Mong đến nỗi các cháu thường đếm ngược thời gian, hay hỏi người lớn còn bao nhiêu nữa sẽ đến tết.

Ông bà ta rất quí trọng hạt gạo, coi hạt gạo, hạt cơm là “hạt ngọc” trời cho để nuôi sống con người. Chính vì thế, mà những hạt cơm, con cháu sơ lý làm vương vãi xuống đát, ông bà ta phải nhặt lên, nếu không thì “phí của trời”. Mà quả thật, trong dân giang biết bao câu truyện về người coi thường : Hạt ngọc” của trời đã nhận lãnh hậu quả thuê thảm, đau thương, từ đang giàu có biến thành tán gia bại sản. Hạt gạo tuy được trời cho, nhưng phải qua công sức của con người một nắng hai sương mới có. Trong bài thơ: ” Hạt gạo làng ta” của Trần đăng khoa viết năm 1968 khi nhà thơ vừa tròn 10 tuổi đã nói lên được một phần ý nghĩa đó.

Ấy thế mà ” Mẹ em xuống cấy” mẹ đâu quản nắng mưa, đầu tắt, mặt tối để kiếm bát cơm đầy cho con, cho gia đình ấm bụng.

Vì thế, ca dao Việt Nam như đã đồng cảm với bao vất vả cực nhọc thấm đẩm mồi hôi của người nông dân chân lấm tay bùn và lên tiếng nhắc nhỡ mọi người:

Dảo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Hạt gạo được con người chế biến ra nhiều loại lương thực, bao thứ bánh trái, với hương vị đậm đà, ngọt ngào khác nhau, và thật phong phú theo từng vùng miền của quê hương đất nước. Ta chỉ có thể cảm nhận một cách đầy đủ khi đã được đôi lần đi qua và thưởng thức. Thật thú vị khi được ngòi quanh bếp lưa hồng, với cái lanh se se vào cuối đông để canh chừng một nồi bánh chưng chờ cho bánh chín rền trong những ngày đón xuân sắp đến.

Ngày xưa thì bão tháng 7 nhưng vừa rồi chả có cơn bão tháng 5 to đùng là gì ai chả biết, trước kia những trưa tháng 6 nóng quá cá, cua nổi hết lên chỉ cần đi một lúc buổi chưa là cũng có thể mang về một ủng tay, ủng chân hay một giỏ rồi. Nhưng bây giờ những thứ đó đã trở thành đặc sản rồi nên nắng nóng chỉ thấy có người chết thôi còn cua cá chẳng thấy đâu cả. Hạt gạo ngày xưa thì mang hương vị của phù xa còn bây giờ toàn phân lân, phân đạm và các chất hóa học độc hại thôi. Ngày xưa toàn mùi thơm của lúa thời con gái, của thóc chín bây giờ đi trên đường nhiều chỉ hít bụi nên chết lúc nào không hay, bây giờ hết chiến tranh rồi hạt gạo làng ta đã đi xuất khẩu lao động sang châu phi châu mỹ cả rồi mỗi năm trung bình có khoảng 60-70tr tấn chư kể vượt biên sang các nước liền kề

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Viết Bính phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

Sau khi đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng:

Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: “cá chết-cua ngoi lên bờ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Phân Tích Vẻ Đẹp Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta Của Trần Đăng Khoa

Sơ nét về tác giả và tác phẩm

Để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm cũng như phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, trước hết bạn cần nắm được những nét cơ bản về tác giả cùng tác phẩm.

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê của ông là làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ thuở còn nhỏ, ông đã được nhiều người biết đến với tài năng sáng tác thơ thiên bẩm. Khi chỉ là một cậu bé 8 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có tác phẩm được đăng báo và 2 năm sau đó, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông đã được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.

Trần Đăng Khoa từng có một khoảng thời gian phục vụ trong quân ngũ và sau khi đất nước được thống nhất, ông có điều kiện tập trung cho việc học tập. Ông từng theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du và với sự nhạy bén trong tiếp thu kiến thức, ông đã được cử sang Nga du học và khi trở về, ông đầu quân cho Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Trần Đăng Khoa là tác giả đảm nhiệm khá nhiều những chức vụ quan trọng trong các tổ chức về văn chương, truyền thông, báo chí, chẳng hạn như: Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và gần đây còn được mời làm giám khảo, có quyền cầm cân nảy mực cho cuộc thi Viết thư quốc tế UPU. Những năm sau này, nhà thơ đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ đã cho ra đời những tác phẩm nổi bật như: “Từ góc sân nhà em” ; “Góc sân và khoảng trời” ; “Trường ca Trừng phạt” ; “Trường ca Giông bão” hay … Với rất nhiều những sáng tác kể trên, nhà thơ đã vinh dự nhận được giải thưởng của báo Thiếu niên Tiền phong, báo Văn nghệ và đặc biệt là vào năm 2001, nhà thơ được vinh danh với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, ta thấy tác phẩm này được trích từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và được viết vào năm 1969 khi đất nước ta đang diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Ở thời điểm này, nhà thơ mới chỉ là một cậu bé 11 tuổi nhưng lại có những suy nghĩ rất trưởng thành và chu đáo.

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa

Tìm hiểu nguồn gốc của “hạt vàng”, những gian khổ đắng cay để tạo ra hạt gạo, hạt gạo trong những năm tháng kháng chiến gian lao cùng với ý nghĩa và giá trị của hạt gạo là những nội dung chính cần tìm hiểu khi phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã thể hiện giá trị của gạo để thể hiện giá trị của hạt gạo:

Việt Nam ta vốn là đất nước nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết.

Chính những hạt lúa nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả giá trị tinh thần vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Dường như, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp đẽ nhất và tinh túy nhất.

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy trước khi thành hình và có thể xuất hiện với những vẻ đẹp tinh túy như cách mà Trần Đăng Khoa miêu tả, có được hạt gạo là cả một quá trình con người phải trải qua rất nhiều những khó khăn và gian khổ:

Qua những dòng viết của nhà thơ, ta thấy hiện lên biết bao nhiêu những trở ngại làm ảnh hưởng đến việc canh tác, cấy cày. Trở ngại ấy phần lớn đến từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu.

Chắc hẳn ta vẫn nhớ một bài ca dao rất đỗi quen thuộc của ông cha: “Ai ơi bưng bát cơm đầy” – “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” . Cái phải chăng chính là nỗi cực nhọc của người nông dân khi phải đối mặt với những trở ngại của thiên nhiên. Đó là bão giông khi tháng bảy về, là mưa tuôn khi tháng ba đến và trời nắng như cháy da bỏng thịt của những trưa tháng sáu. Những biến động đó của thời tiết là những thách thức rất lớn đối với cây lúa vốn là loại thân mềm lại rỗng ở phía bên trong. Thế nhưng những thử thách ấy dù có lớn đến như thế nào thì cũng không thể làm khó được con người.

Không đổ mồ hôi rơi nước mắt, mà người mẹ trong bài thơ cũng như rất nhiều những người nông dân khác đều phải trải qua rất nhiều những khó nhọc chỉ mong có thể lấy công sức ấy đổi lấy những hạt lúa căng tròn và chén cơm mát ngọt. Điều đó khiến cho ta có thể cảm nhận được những phẩm chất lao động đáng quý của người nông dân Việt Nam. Dù cho bão táp, mưa dầm, nắng rọi khiến cho “nước như ai nấu” , họ vẫn không quản khó nhọc, vẫn cần cù, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một mùa thu hoạch thuận lợi, để cuộc sống được đủ đầy hơn, ấm no hơn…

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ thấy việc bảo vệ hạt gạo trong chiến tranh với ý chí kiên cường của nhân dân đã cho thấy vai trò và ý nghĩa lớn lao của “hạt ngọc” làng ta. Gian khó mà người nông dân đối mặt trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà có những thứ còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn nữa, đó chính là bom đạn trong chiến tranh:

Những câu thơ trên đã tái hiện ra khung cảnh đất nước trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng khốc liệt. Để tàn phá đất nước ta, chúng không ngại đổ xuống đất ta vô vàn những trận mưa bom, bão đạn với sức hủy diệt ghê gớm. Trước hoàn cảnh đó, bao lớp thanh niên đã đi theo tiếng gọi của tình yêu tổ quốc để xung phong vào trận mạc làm nhiệm vụ chống lại quân thù, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Đó là nhiệm vụ rất đỗi lớn lao.

Lúc này, những người ở lại đảm nhiệm một vai trò cũng lớn lao không kém, là một hậu phương vững chắc bằng cách tăng gia sản xuất để có thể làm ra lúa gạo cung ứng cho bộ đội ta. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc cũng thấy quá trình làm ra hạt gạo đã không hề dễ dàng vì sự xuất hiện của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đã nói, nhưng những người nông dân đã vượt qua rất xuất sắc.

Ấy vậy mà bao nhiêu thành quả lao động sắp được gặt hái thì lại đứng trước nguy cơ bị hủy hoại không thương tiếc của bom đạn kẻ thù. Hình ảnh băng đạn của giặc “vàng như lúa đồng” đã cho thấy sức tàn phá vô cùng của chiến tranh. Vậy là người nông dân phải ra sức bảo vệ lấy chúng để rồi vẫn dành cho đời, nhất là những anh bộ đội chiến sĩ những thành quả ngọt ngào:

Hoàn cảnh của chiến tranh tuy có nghiệt ngã, khốc liệt nhưng lại là dịp để làm nổi bật lên ở người nông dân ý chí, lòng quyết tâm, sự can trường và tinh thần sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Dù có khi sự nguy hiểm đe dọa đến sinh mạng con người nhưng họ vẫn không hề lùi bước để có được “bát cơm mùa gặt” – “thơm hào giao thông” .

Như vậy, họ thật sự đã trở thành tấm gương, là hậu phương vững vàng và đồng thời cũng là động lực để cho những người chiến sĩ nơi chiến trường có thêm lí do để quyết tâm chiến đấu và mang về thắng lợi. Và quả thật, cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để rồi cuối cùng cả hai miền Nam – Bắc được vui niềm vui thống nhất… Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ nhận ra thành quả đó dĩ nhiên được tạo nên không chỉ từ một cá thể, một tổ chức mà là sự hợp sức và đồng lòng của cả đất nước, dân tộc.

Như đã nói, để làm nên sự thắng lợi thì cần đến sự hợp lực của đông đảo mọi người, với công tác sản xuất cấy cày ở địa phương, không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể tham gia như một sự đóng góp cho công tác chung của đất nước:

Hình ảnh những bạn nhỏ xuất hiện tạo nên một không khí mới cho đoạn thơ dù ở đoạn thơ trước đó tác giả thể hiện sự căng thẳng, hiểm nguy của chiến trận. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy dù còn ở tuổi nhỏ nhưng những đứa trẻ đã biết phụ giúp cho gia đình những công việc tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Điều này đã giúp những cánh đồng có thể phát triển tốt nhất: nào là tưới nước để lúa không bị khô cằn vì nắng hạn, nào là bắt sâu ban trưa để chúng không thể phá hoại cây và cả gánh phân chăm bón để cây lúa có chất dinh dưỡng và phát triển được tốt nhất.

Những bạn nhỏ ấy đã làm việc với tinh thần hăng say không khác gì người lớn. Điều đó khiến ta như cũng thấy thêm hân hoan, tự hào vì công cuộc xây dựng đất nước có cả sự góp sức của sức trẻ. Như vậy, có thể thấy lứa tuổi nào cũng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, dù nhỏ thôi nhưng đã thể hiện tấm lòng chân thành dành cho quê hương xứ sở. Riêng những bạn nhỏ trong bài thơ, chính nhờ vào bàn tay góp sức mà hạt gạo trắng thơm được gửi đi đến khắp muôn nơi và mang đến biết bao nhiêu niềm vui cho cả người cho và nhận:

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta dễ dàng nhận ra tác giả nhắc nhiều đến từ , thế nhưng trong đoạn thơ này, tác giả đã gọi hạt gạo là “hạt vàng”. Nhà thơ dường như muốn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị vô cùng quý giá của hạt gạo ấy. Nó không chỉ quý vì có thể giúp con người ấm lòng no bụng mà còn quý vì chứa đựng biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và sự cố gắng của những người làm ra…

Đánh giá về tác phẩm khi phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta

Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc dễ dàng nhận thấy tác phẩm được viết theo thể thơ bốn chữ ngắn gọn, nhịp thơ uyển chuyển và cùng các hình ảnh đặc sắc của làng quê Việt Nam, nhất là hình ảnh của hạt gạo trắng ngần, thơm mát. Như vậy, bài thơ đã toát lên những nội dung giàu giá trị. Đó là tình cảm trân trọng của nhà thơ đối với hạt gạo được vun trồng bởi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người nông dân. Bên cạnh đó, nhà thơ còn bày tỏ sự mến phục với những người lao động miệt mài quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để dâng tặng đời món quà quý báu của đồng nội.

Có thể thấy bài thơ “Hạt gạo làng ta” dù được sáng tác bởi một Trần Đăng Khoa nhỏ tuổi nhưng lại thể hiện những suy nghĩ của một người chín chắn, trưởng thành. Sau những vần thơ ngắn gọn ấy, ta cảm nhận được sự quý giá của hạt gạo nói riêng và thành quả của người lao động nói chung. Từ sự cảm nhận đó, ắt hẳn nhà thơ cũng mong muốn mỗi người hãy biết góp sức xây dựng và đồng thời phải biết trân trọng những thành quả ngọt ngào được làm ra.

Giới thiệu nét chính về tác giả Trần Đăng Khoa.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Hạt gạo làng ta.

Dẫn dắt vấn đề: phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.

Nguồn gốc dân dã và giá trị của hạt gạo làng ta.

Những gian khổ khó khăn để có được hạt gạo làng ta.

Ý chí vượt khó vươn lên trong chiến tranh gian khổ của nhân dân để có được hạt gạo.

Sự đóng góp của thiếu nhi cùng với niềm vui của con người trong vụ mùa bội thu.

Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bày tỏ những cảm nhận riêng của bản thân trong quá trình phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.

Dàn ý phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa

Ý thơ Hạt gạo làng ta đọng lại trong trái tim người đọc bởi sự trân quý hạt gạo – hạt ngọc của quê hương xứ sở. Từ đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng để giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng. Hạt gạo làng ta không những là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Đến nay, tứ thơ của Trần Đăng Khoa đã được phổ nhạc thành những tiếng hát ngân nga đầy sâu sắc…

Tác giả: Việt Phương

Bài 8: Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng

I. CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh.

1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự

vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

6.Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:

7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

II. Luyện tập

Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học?

Gợi ý: 1.( 1điểm)

– ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này đư­ợc ghi trong từ điển.

– ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữ cảnh) không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình t­ượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phư­ơng thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ.

Bài tập 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì ?

Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi .

( Truyện Kiều – Nguyễn Du )

A. ẩn dụ C. Tương phản

B. Hoán dụ D. Nói giảm , nói tránh .

Bài tập 3: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”

A. Nhân hoá và so sánh C. ẩn dụ và hoán dụ.

B. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ.

Bài tập 4: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trờ đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ.

Gợi ý: Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ.

Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu , văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc hay một câu chuyện.

Mục đích: Sử dụng biện pháp tu từ sẽ tăng giá trị biểu đạt và biểu cảm

Bên cạnh việc nắm được định nghĩa của các biện pháp tu từ là gì, bạn cũng cần ghi nhớ vai trò của các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. Hầu hết trong những văn bản nghệ thuật người ta thường xuyên kết hợp các biện pháp tu từ cùng một lúc để gia tăng sự sinh động cũng như khiến đọc giả suy ngẫm kĩ về tác phẩm đó. Bài viết này rất phù hợp với các sĩ tử của kì thi THPTQG năm 2023. Bắt đầu sớm là một lợi thế. Hãy đọc bài viết này để nhớ lại một phần kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết và quan trọng.

Các biện pháp tu từ 1. So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Các kiểu so sánh:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

2. Nhân hóa

Ví dụ về một đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

+ Chuối tiêu – chen chúc, tựa sát

+ Măng cụt – kiêu ngạo

+ Trái xoài – mập mạp

3. Ẩn dụ

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

[hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [ca dao]

[ăn quả – hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” [Nguyễn Đức Mậu]

[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

[thuyền – người con trai; bến – người con gái] + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai” [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng” [Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

– Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

4. Hoán dụ

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể: + Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng: + Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ : Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+Biện pháp hoán dụ +Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó. – Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân; – Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau: Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ : “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du] Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B) Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già) Má hồng: chỉ người con gái đẹp Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là : Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau: – Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau] – Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5. Đảo ngữ

Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm : thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.

Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật , sẽ tạo ra sắc thái tu từ.

Mái tóc người cha bạc phơ.

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ : nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói. Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn thể hiện sắc thái biểu cảm :

– Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời.

6. Điệp từ điệp ngữ

Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

– Điệp ngữ có nhiều dạng:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” [Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” [Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]

7. Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa. Nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi, yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến mà người nghe vẫn hiểu được nội dung nhưng không gây ra cảm giác nặng nề, tiêu cực. Còn nói tránh là sự biểu đạt bằng một hình tượng khác, một phương thức khác, hoặc đề cập một đối tượng khác, tức là không đề cập trực tiếp đến yếu tố muốn nói, để không gây một sự bất ngờ tiêu cực hoặc tạo sự xúc phạm đến người nghe. Chẳng hạn, khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Trong thực tế có nhiều thí dụ: Bạn đến chơi nhà đã quá lâu, chủ nhà rất phiền, vì còn bận việc khác thì có thể nói: “Cũng đã trưa lắm rồi, mời anh vào phòng nằm nghỉ”, hoặc “Hôm nay gặp chị rất vui, nhưng em lỡ có hẹn lúc 3 giờ chiều nay, hay là chị vào phòng em nghỉ để em đi một chút về chị em ta nói chuyện tiếp?”… Cách nói giảm nói tránh đó sẽ được người nghe hiểu rằng chủ nhà đang bận hoặc muốn kết thúc câu chuyện nhưng không gây phật ý người nghe.

8. Chơi chữ

Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

– Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

9. Liệt kê

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

1. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

10. Tương phản

Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam khốn nạn của bọn quan lại – những kẻ được xem là cha mẹ của nhân dân

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi chống chọi với bão lũ

Ví dụ cụ thể về đoạn văn kết hợp những biện pháp tu từ

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;… Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. *lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. *ồn như vỡ chợ: so sánh *cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. *ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giac – xúc giác) *trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Chú gà trống làm việc rất cần mẫn và đúng giờ. Chính vì thế, chú được coi là chiếc đồng hồ báo thức. Cả nhà em đều yêu quí chú. + gà trống – oai vệ : nhán hóa Ò ó o…o…” Tiếng gáy to vang vọng của chú gà trống nhà em đấy. Chú đánh thức mọi người dậy – một ngày mới bắt đầu. Chú gà trống trông thật oai vệ. Thân hình cường tráng như võ sĩ trên lễ đài. Chú khoác trên mình tấm áo lông sặc sỡ, nhiều màu, bóng mượt như bôi mỡ. Lông cườm ở cổ đỏ tía. Đầu chú tròn bằng nắm tay, trên đội một chiếc vương miện đỏ chót. Mỏ hơi khoằm xuống, cứng như thép. Mắt tròn long lanh như nước. Đôi cánh cứng cáp như hai mảnh vỏ trai úp lại. Hai chân vàng bóng, bới đất tìm giun rất tài. Mỗi chân chú có một cái cựa dài nhọn hoắt chìa ra. Chùm lông đuôi vồng cong như cầu vồng bẩy sắc. Chú gà trống thật đẹp mã. Hằng ngày vào sáng sớm tinh mơ, chú từ chuồng nhảy ra, phóng lên cành bưởi đứng gáy. Chú vươn cái cổ đủ màu sắc và xoà cánh ra vỗ phành phạch rồi chú gáy một tràng dài, vang xa làm các con vật phải im lặng. Nghe tiếng gáy của chú, cây cối tưng bừng xoè lá đón ánh nắng mặt trời. Chim ca lích rích trong vòm lá. Sau nhiệm vụ báo thức của mình, chú ta nhảy xuống chạy đi kiếm mồi. Chú đến bên sân mổ lia lịa những hạt thóc mà bà tung ra. + cứng như thép : so sánh + ….

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương. Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức. Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.+ Nước sống như dòng sữa ngọt : So sánh + uốn lượn như một on rồng : so sánh + Sông – máu thịt của quê hương : nhân hóa

Nhà tôi ở một làng chài ven biển. Chiều hè, tôi thường ra đây hóng mát. Tôi ngước nhìn lên trời và bỗng reo lên: “Biển trên trời!” Tôi ngắm nhìn biển không chớp mắt, thích thú: Đẹp quá đi! đẹp quá đi! Bầu trời cao, xanh vời vợi tựa như mặt biển xanh hiền hoà. Những đám mây đuổi nhau, xô đẩy chẳng khác gì những con sóng lớn, xô mạnh vào bờ làm bọt biển văng tung toé. Gió cùng biển thổi rì rào tạo nên một bản nhạc không lời. Xa xa, những đàn chim hải âu bay dập dờn chẳng khác gì những cánh buồm trắng xoá trôi lửng lờ. Tôi như nghe thấy từ trên trời cao tiếng hót véo vón của những chú chim, tiếng xao động của lá cây, tiếng dạt dào của sóng biển. Tất cả như hoà cùng màu xanh dịu êm của biển. Một màu xanh bát ngát có lẽ chỉ có ở trời cao làm cho chị nắng như vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì diệu đó! Cây cối cũng phải ghen tị, ước ao có được màu sắc đó! Mọi người vẫn thả lưới, giăng buồm ra khơi. Riêng tôi vẫn ngồi đây trầm ngâm với những bác dừa xanh mát cả một vùng để ngắm nhìn biển, thèm khát được chơi với biển, cưỡi lên những con sóng mạnh xô vào bờ. Những cánh diều no gió của đám trẻ làng chài thi nhau bay cao vút như chắp cách cho ước mơ của trẻ thơ bay cao, bay xa hơn nữa!. Những hòn đảo nhấp nhô tựa những cung điện dưới thuỷ cung bao la, bát ngát. Những đàn cá lội tung tăng, vẩy nước tung toé. Tôi nhìn biển mà tự hỏi: “Biển đẹp đến thể mà sao còn thua cả sắc trời?”.Hôm đó, một kỉ niệm ngọt ngào nhất mà tôi đã từng có, giờ đây vẫn còn in dấu theo thời gian. Nhìn biển đẹp đến thế, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên! Biển chính là người mẹ thứ hai của tôi!… Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa.