Biện Pháp Thực Hiện Có Hiệu Quả Trong Dạy Học / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Dạy Học Vần Có Hiệu Quả

– Đọc và viết được các chữ ghi vần : ung – ưng

– Nhận ra các vần ung – ưng trong các tiếng : súng – sừng

– Bộ chữ vần Tiếng việt

III / Các hoạt động dạy học :

– HS đọc vần ở bài ăng – âng.

– Đọc từ ứng dụng : phẳng lặng, vầng trăng , nâng niu, nhà tầng

– Đọc từ câu ứng dụng

– Viết các từ : nâng niu, vầng trăng

a/ Giới thiệu bài : ung – ưng

ong công tác giảng dạy và đứng lớp của chúng tôi. -Trước những khó khăn như vậy chúng tôi không nản chí mà luôn cố gắng tìm tòi, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để rèn cho học sinh biết đọc, biết viết một cách thành thạo . Nên có biện pháp như thế nào đọc thông viết thạo sau khi học hết phần Học vần . Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh biết đọc II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Tiến hành khỏa sát và phân loại đối tượng học sinh - Sau 3 tuần thực học tôi tiến hành khỏa sát chất lượng môn Học vần và phân loại như sau: Thời gian khảo sát stt Kĩ năng đọc, viết Tốt Khá ĐYC CĐYC Tuần 3 1 Kĩ năng đọc, viết được âm 18/61 17/61 18/61 8/61 2 Kĩ năng đọc, viết được vần 18/61 17/61 17/61 9/61 3 Kĩ năng đọc, viết được tiếng, từ 18/61 17/61 17/61 9/61 4 Kĩ năng đọc, viết được câu 16/61 18/61 18/61 9/61 - Số lượng học sinh đọc, viết được âm, vần, tiếng, từ chỉ đạt được hơn 50% tổng số học sinh cả lớp, tôi tìm hiểu nguyên nhân như sau 2. Xác định nguyên nhân Nguyên nhân các em chậm tiếp thu, đọc, viết chưa đượcr phân môn Học vần là: - Do các em còn ham chơi, không nhớ mặt chữ, không qua lớp mẫu giáo - Do cuộc sống một số gia đình còn khó khăn về kinh tế nên ít quan tâm đến việc học của con và bên cạnh đó có một vài phụ huynh còn hạn chế về trình độ văn hóa - Các em chưa quen nề nếp học tập về cách dọc, cách viết của học sinh khi vào lớp 1 - Có một số em đọc không được, ở nhà không có người chỉ bày nên dẫn đến lười học Với tình hình thực tế và nguyên nhân của học sinh lớp tôi như vậy tôi dã đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc viết thành thạo cho học sinh lớp 1 ở phân môn Học Vần như sau: 3, Các biện pháp thực hiện *Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc viết các âm a/ Yêu cầu: Đối với phần đọc, viết âm cần - Rèn kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh - Rèn kĩ năng viết đúng chữ ghi âm, cách đặt dấu thanh - Rèn viết thành thạo các âm và chữ ghi âm Yêu cầu mở rộng: Học sinh nhận diện âm và tìm được các tiếng có chứa âm và dấu thanh b/ Biện pháp: - Để rèn luyện kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh giáo viên cần: + Hướng dẫn nhận dạng ( Phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh + Hướng dẫn học sinh tập pháp âm mới: Giáo viên đọc mẫu- học sinh nghe nhìn, rồi đọc lại Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp- Ở giai đoạn đọc âm giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn chữ, nhìn dấu thanh để đọc thành tiếng, âm vừa học, tránh cách đọc không nhìn chữ - chỉ đọc vẹt - Rèn kĩ năng viết chữ ghi âm , dấu thanh. + Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết cho học sinh + Học sinh tập viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới vào bảng con Việc rèn luyện kĩ năng viết lúc này chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh tập tô theo nét chữ ở vở tập viết 1 nên học sinh chỉ tô theo đúng đường nét sẵn có. Giáo viên cần dành thời gian rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giữ vở - Đọc viết thành thạo các âm và chữ ghi âm. + Đối với các âm dễ đọc học sinh dễ dàng viết được + Đối với các âm khó đọc mà khi đọc học sinh dễ sai bởi các em còn ảnh hưởng tiếng địa phương thì giáo viên cần: - Hướng dẫn cách pháp âm đúng. Ví dụ : Âm tr đọc thành ch ( Giáo viên hướng dẫn cách đọc là khi đọc các em phải cong lưỡi chạm vào lợi sau đó bật mạnh ra âm trờ - Cho học sinh pháp âm, âm khó đọc nhiều lần để sửa sai kịp thời + Đối với các âm ghép : kh, gh, ngh, học sinh dễ quen nên khi hướng dẫn đọc giáo viên cần cho học sinh pháp âm, nhận diện âm Ví dụ : Âm kh gồm có hai âm; Âm k đứng trước, âm h đứng sau + Hướng dẫn viết đúng: Khi học sinh đã đọc đúng các âm khó thì học sinh sẻ viết đúng nhưng giáo viên cần hướng dẫn qui trình viết các con chữ kĩ hơn như: Chữ tr gồm con chữ t cao 3 ô li nỗi với con chữ r cao hơn 2 ôli một chút. Nêu điểm bắt đầu, độ cao, điểm dừng bút. Ví dụ : Cho học sinh nhìn tranh tập pháp âm mới, tìm âm vừa học, viết âm vừa tìm có trong tiếng vừa nêu ở nội dung tranh hoặc cho học sinh quan sát nhiều tranh nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh để tìm âm vừa học. + Học sinh làm việc cá nhân : Tập pháp âm âm e nhiều giáo viên chú ý kiểm tra cách pháp âm cá nhân của học sinh để sửa chữa lỗi pháp âm cho những học sinh pháp âm chưa đúng. - Hướng dẫn viết chữ e: + Giáo viên viết mẫu ở bảng lớp chữ e thật lớn trong khung kẻ ôli và hướng dẫn học sinh qui trình viết trên bảng con. + Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn qui trình viết diểm đặt bút đường kẻ ngang thứ nhất viết chéo lên phải hướng lên trên lượng cong đến đường li 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ c. Điểm dừng bút ở giữa của 2 đường li 1 và đường li 2. ( Khi hướng dãn viết giáo viên chú ý dùng thuật ngữ: Đường li, ô li để học sinh quen dần cách nói viết, dần dần học sinh viết thành thạo hơn ). + Học sinh làm việc cá nhân: Viết trên bảng con- Đọc cá nhân nối tiếp, đồng thanh. Tìm nhanh chữ e trong bộ chữ học vần để ghép vào bảng cài rồi đọcCN, ĐT *Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc vần và chữ ghi vần a/ Yêu cầu: Khi dạy phần vần là - Học sinh đọc được vần - Học sinh viết đúng chữ ghi vần của vần mới học - Đọc viết thành thạo các vần, chữ ghi vần. - Yêu cầu mở rộng: Giáo viên có thể tùy trình độ học sinh để đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc năng cao kiến thức cho học sinh khá, Giỏi( Ví dụ: Tìm tiếng có âm vần vừa hoc. Có thể giáo viên gợi ý qua ĐDDH, ĐD gia đình và một số loại hoa quả.) b/ Biện pháp: - Học sinh đọc được âm, vần là dạy được pháp âm hoặc đánh vần mới. Đối với phần vần rèn kĩ năng đọc âm, vần giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc dưới hình thức: + Đọc đánh vần: hướng dẫn cho học sinh đọc ghép tứng âm với từng âm để tạo thành vần ( Đối với học sinh yếu) + Đọc thành tiếng học sinh nhẩm đánh vần sau đó pháp âm vần cần đọc với thời gian nhanh nhất( Đối với học sinh Khá, Giỏi) + Dạy âm, vần là trọng tâm nên giáo viên tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học. + Dạy âm, vần mới nên hướng dẫn học sinh nhận diện vần bằng cách ghép âm với âm để tạo thành vần- Học sinh ghép bảng cài rồi đọc CN đồng thanh. - Đối với các vần khó học sinh thường đọc sai âm cuối do ảnh hưởng tiếng địa phương. Ví dụ: Vần an thành ang, at hay ac, ươc hay ươt, Để tránh học sinh đọc sai khi đọc giáo viên hướng dẫn phân tích cấu tạo vần ( vần gồm có mấy âm ghép lại) như: Vần an gồm có 2 âm : Âm a đứng trước, âm n đứng sau. Vần ang gồm có 2 âm: âm a đứng trước âm ng đứng sau. Khi đọc: Vần an âm cuối là n nên dọc nhẹ hơn Vần ang âm cuối là ng nên dọc nặng hơn Luyện đọc bằng nhiều hình thức CN, Nhóm, Cả lớp đọc nối tiếp , đọc đồng thanh. - Rèn học sinh đọc đúng vần, chữ ghi vần. Việc đọc đúng vần giúp học sinh viết đúng chính tả và hiểu được nghĩa của từ nên hướng dẫn luyện viết chữ ghi vần giáo viên càn hướng dẫn cho học sinh về hình dáng, đường nét con chữ, qui trình viết các con chữ nối nhau tạo thành vần. - Học sinh tập viết chữ ghi vần theo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập tô, tập viết bảng con, tập viết vở. Nhìn mẫu- viết đúng, nghe đọc- viết đúng tiễn tới viết đẹp, viết nhanh. Tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh và thời gian cho phép qui định thời gian và dung lượng chữ viết tại lớp - Giáo viên viết mẫu hướng dẫn qui trình viết: Điểm bắt đầu là ở đâu? Đưa nét bút như thế nào? Nối các con chữ ra sao? Điểm cuối cùng dừng bút ở đâu? Học sinh viết bảng con vàn mới học, rối viết vào vở Để dạy phần vần trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài : Phương pháp đàm thoại , trực quan, luyện tập thực hành kết hợp với nhiều hình thức phong phú như hoạt động nhóm đôi, bàn tổ, lớp. Kết hợp cần có thời gian luyện đọc HS tự rèn đọc ở nhà thay đổi hình thức học tập bằng trò chơi thông qua chơi để học. Ngoài ra giáo viên có thể đưa tranh , vật thật để HS nói tên tranh, vật, rồi nêu vần có trong tiếng vừa nói. Ví dụ : Đưa quả xoài - HS nói : Tiếng xoài có vần oai.. * Tóm lại : rèn kĩ năng đọc, viết vần ở phần học vần của lớp 1 cũng không kém phần quan trọng . Đọc đúng , viết đúng là chiếc cầu nối để các em ghép các phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng , dạy cho các em hướng tới cái đẹp của ngôn ngữ giúp các em đọc đúng, viết đúng phần vần , góp phần phát triển vốn tiếng việt cho HS , giúp các em tiến bộ hơn trong việc rèn kĩ năng đọc, viết tiếng tiếng việt . c/ Ví dụ minh họa : Bài 54 : ung - ưng ( tiết 1 ) I / MĐYC : - Đọc và viết được các chữ ghi vần : ung - ưng - Nhận ra các vần ung - ưng trong các tiếng : súng - sừng II / Đ DDH : Bộ chữ vần Tiếng việt III / Các hoạt động dạy học : A / Bài cũ : - HS đọc vần ở bài ăng - âng. - Đọc từ ứng dụng : phẳng lặng, vầng trăng , nâng niu, nhà tầng - Đọc từ câu ứng dụng - Viết các từ : nâng niu, vầng trăng B / Bài mới : a/ Giới thiệu bài : ung - ưng b / Dạy vần : + Vần ung : - GV viết bảng ung - đọc mẫu : ung , HS đọc CN nối tiếp. Phân tích cấu tạo vần : ( Vần ung gồm những âm nào ) HSTL vần ung gồm có 2 âm ( Âm u đứng trước , âm ng đứng sau ) Yêu cầu HS ghép bảng cài : ung - Đọc CN nối tiếp - ĐT, cả lớp Hướng dẫn đánh vàn : u - ngờ - ung - ung . Đọc CN nối tiếp - ĐT . Đọc trơn : ung đọc CN, ĐT + Vần ưng : - Viết bảng ưng Đọc mẫu ưng - HS đọc trơn : ưng - Nêu cấu tạo vần ưng *Biện pháp 3: Giúp HS Đọc, viết đúng, từ ở phân môn học vần a/ Yêu cầu : Muốn các em đọc đúng , đọc tốt câu hay, đoạn thơ , đoạn văn xuôi , chúng ta phải rèn các em đọc đúng tiếng , từ trong câu : Đọc đúng tiếng : là phát âm chính xác phụ âm đầu, ghép với vần và kết hợp với dấu thanh, đọc trơn tiềng Đọc đúng từ : là phát âm đúng , tiếng ghép với tiếng , chú ý đọc dấu thanh và đọc liền từ , cụm từ. Viết đúng tiếng, từ Đọc trơn tiếng ,từ thành thạo . Viết đúng , từ chính xác. b/ Biện pháp : - Đọc đúng tiếng, từ là hướng dẫn các em đọc ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng qua đánh vần ( HS yếu ) , ghép từng tiếng để tạo thành từ. - Đọc trôi chảy là HS đọc đúng tiêng , từ bằng cách nhẩm nhanh vần rồi phát âm tiếng , từ cần đọc với thời gian nhanh nhất ( HS giỏi ) - Đối với những tiếng HS thường đọc sai phụ âm đầu : tr thành ch , v thành qu . hay đọc tiếng sai vần . Ví dụ : cây tre thành cây che . Tiếng tôi thành tui. - Đối với từ HS thường đọc sai dấu thanh , phụ âm đầu . Ví dụ : xanh thẫm thành xanh thẩm Quê hương thành vê hương. . Khi hướng dẫn đọc đúng tiếng , từ, thì GV nên cho HS phân tích tiếng , từ dễ sai , dấu thanh khi đọc , hướng dẫn cách phát âm tiếng có phụ âm đầu tr , r và đấu hỏi , dâu ngã để HS đọc đúng và chính xác hơn, không để các em ảnh hưởng tiếng địa phương. . Rèn HS đọc đúng tiếng, từ khó phải đi từ dễ đến khó : đọc vần , tiếng, từ . Cho HS phân biệt được phụ âm đầu : v/ gi, d/gi. . Giáo viên dùng tranh ảnh , vật thật để giới thiệu mô hình tiếng, từ đã học kết hợp giải thích từ nhằm giúp HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ , giúp các em đọc đúng , đọc nhanh và dễ khắc sâu hơn , góp phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em . Lựa chọn phương pháp sử dụng dạy tiếng, từ : phương pháp trực quan, luyện tập, đàm thoại . Phối hợp với hình thức luyện đọc : CN , nối tiếp , nhóm, cả lớp. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra đọc cho HS yếu. * Tóm lại : Giúp HS đọc , viết đúng tiếng, từ ở lớp 1 rất quan trọng nên GV cần hướng đọc đúng , phát âm chuẩn tiếng , từ luôn chú ý đến phụ âm đầu , vần, dấu thanh khi HS đọc sai, phải sửa sai kịp thời để hướng các em đấn đọc trơn đéung tiếng , từ một cách thành thạo , chính xác nhằm giúp các em viết chính tả đúng với ý nghĩa của từ góp phần rèn đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ phong phú và tư duy của các em tự tin trong việc rèn đọc câu , đoạn tiếp theo. c/ Ví dụ minh họa : Bài 85 : ăp - âp A/Bài cũ : Kiểm tra đọc tiếng, từ có vần op - ap, họp nhóm, giấy nháp. Phân tích tiếng họp, nháp. B/ Bài mới : Giới thiệu bài : ăp- âp. Dạy vần ăp : Viết bảng : ăp . Hướng dẫn đánh vần, đọc trơn : CN- ĐT . Giới thiệu tiếng khóa : GV hỏi : có vần ăp muốn được tiếng bắp ta ghép them âm và dấu gì ? ( ghép âm b đứng trước , vần ăp đứng sau , dấu sắc trên ă). Phân tích tiếng bắp ( CN ) . Ghép bảng cài : bắp . Đọc : CN - ĐT . Hướng dẫn đánh vần : b- ăp- băp -sắc - bắp . HS đọc CN - nối tiếp, lớp Hướng dẫn đọc trơn : bắp ( CN- ĐT ) . GV đưa tranh ( hay vật thật ) cải bắp. Hỏi : tranh vẽ gì ? ( Đây là cái gì ? ) * Lưu ý : + Để đọc đúng tiếng ( HS yếu ) GV nên cho HS phân tích tiếng, đáng vần, đọc trơn. + Để đọc đúng từ ( HS yếu ) GV nên cho HS phân tích từ có mấy tiếng, đánh vần , đọc trơn . + Khi hướng dẫn viết GV nên nêu quy trình viết, cỡ chữ, độ cao, điểm bắt đầu , cách nối các con chữ, điểm dừng bút , khoảng cách giữa chữ với chữ . Thực hiện từng bước HS sẽ đọc đúng, viết đứng tiếng, từ khi kết hợp với viết bảng con , tổ chức trò chơi giúp HS đọc được và nhớ mặt chữ . *Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc câu, đoạn ở phân môn học vần - Trong phân môn học vần HS đã được luyện đọc ở 6 cấp độ : đọc âm, vần, tiếng, từ, câu , đoạn . Song dù đọc ở cấp độ nào việc đọc mẫu của GV đóng vai trò quan trọng các em nhìn nghe, đọc theo rất nhanh và rất tốt . Việc chỉnh sửa phát âm cho HS không mấy khó khăn khi đọc âm, vần, tiếng, từ nhưng khi đọc câu, đoạn thì mới là vấn đề khó khăn - Thực tế cho thấy rằng đứa trẻ lên 2-3 tuổi, các em lắng nghe và bắt chước theo người lớn đọc thuộc một câu , một đọa đơn giản bên cạnh hình vẽ một cách làu làu nhưng không biết mặt chữ, các em chỉ đọc vẹt . - Để rèn đọc được câu , đoạn thì GV hướng dẫn cách đọc như sau : + Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng tiếng trong câu, đọc từng câu trong đoạn với hình thức đọc CN nối tiếp để tất cả HS đều được đọc. + Hướng dẫn đọc trơn câu, sau đó GV chỉ bất kỳ tiếng , từ trong câu vừa đọc để kiểm tra lại kiến thức của HS để tránh tình trạng học vẹt. + Đảo lộn trật tự từ , cụm từ trong một câu để rèn đọc Ví dụ : Câu " chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê . " . Gọi HS đọc từng tiếng trong câu ,với hình thức đọc CN nối tiếp. + Hướng dẫn HS đọc trơn câu rồi chỉ tiếng, từ bất kỳ trong câu cho HS đọc , Gv sửa sai . GV đảo câu thay đổi theo cụm từ như : chị kha kẻ vở cho bé hà bé hà kẻ vở cho bé lê . chị kha và bé lê kẻ vở cho bé hà . Dạy các em đọc câu , đoạn là đọc từng tiếng từ, cụm từ và câu được chẻ nhỏ như vậy , sau đó tổng hợp lại thành câu ban đầu, sẽ khắc phục cho HS đọc được trọn vẹn cả câu và nhớ được mặt chữ . Làm như vậy ta đã rèn cho HS kĩ năng đọc đúng câu, để HS đọc được bài tập đọc, giúp các em phát triển ngôn ngữ, cảm nhận được cái hay , cái đẹp từ nội dung câu , đoạn. . Trong các tiết học trong phân môn học vần toi sử dụng các phương pháp dạy học : Phương pháp trực quan, đàm thoại , luyện tập, thực hành , hoạt động nhóm - Phương pháp trực quan : là kích thích sự chú ý học tập , đối với HS tiểu học giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức . Từ đồ dùng trực quan là tranh ảnh vật thật giúp cho HS hiểu về những biểu tượng cụ thể . Chính vì lẽ đó , mà GV càn chú ý lựa chọn một cách thích hợp các đồ dùng trựa quan sao cho phù hợp với nội dung bài học . Khi nào thì dung tranh khi nào thì dung vật thật , sử dụng đò dung trực quan phải đúng lúc , đúng chỗ khi HS quan sát tránh việc chưng bày đồ dung trực quan trong tiết dạy quá nhiều làm chi phối việc tập trung bài của HS - Phương pháp đàm thoại : Là hệ thống câu hỏi và câu trả lời giữa GV và HS . Đây là biện pháp quan trọng nhât, GVphải sử dụng như thế nào cho hợp lý có thể sang trạo, cho HS tương tác hỏi đap lẫn nhau, tránh rập khuôn máy móc dài dòng . Cần chia nhiều câu hỏi nhỏ để phù hợp với đói tượng HS mình . Có thể đưa một số câu hỏi bên ngoài để nâng cao cho HS khá gỏi . - Luyện tập thực hành : Là phương pháp nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS trong quá trình học. Qua luyện tập, thực hành GV nhận ra HS nào chưa đọc viết được âm , vần, tiếng, từ, để khắc phục cho HS cần rèn lại phần nào . - Hoạt động theo nhóm : Là phương pháp làm tăng thêm sự hứng thú học tập cho các em . Qua họat động này GV có thể phân biệt từng đối tượng HS ( nhanh, chậm, tự giác không tự giác ) . Cũng cần lưu ý , ngoài các biện pháp đã nêu ở trên thì trong quá trình người GV cần phải gần gũi động viên , khích lệ HS kịp thời. Đồng thời tránh phê bình HS trước tập thể lớp vì làm như thế dễ làm cho các em tự ti chán nản dẫn đến lười học . Nên tạo điều kiện cho lần sau các em tập trung học tập tốt hơn III/ Kết quả : Qua quá trình thực hiện và kết hợp các biện pháp trên tôi đã gặp không ít khó khăn . Tuy nhiên tôi không nản chí mà tự nổ lực của bản than tôi đã tích cực sử dụng các kinh nghiệm dạy học vần có hiệu quả đẫ đưa vào thực hiện giảng dạy từ đầu năm cho đến nay tôi đã rèn được các kĩ năng đọc, viết đúng âm, vần , tiếng , từ, câu thành thạo qua 24 tuần , kết thúc phân môn học vần HS 2 lớp đều tiến bộ rõ rệt và kết quả như sau : Thời gian khảo sát stt Kĩ năng đọc, viết Tốt Khá ĐYC CĐYC Tuần 24 1 Kĩ năng đọc, viết được âm 29/61 27/61 4/61 1/61 2 Kĩ năng đọc, viết được vần 29/61 25/61 6/61 1/61 3 Kĩ năng đọc, viết được tiếng, từ 30/61 24/61 6/61 1/61 4 Kĩ năng đọc, viết được câu 30/61 25/61 5/61 1/61 Có được những tiến bộ đó là nhờ sự cố gắng của Gv và HS , nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc giáo dục ý thức tự học ở nhà, nhờ sự cố gắng bản than các em HS dần dần hình thành thói quen học tập cho mình. HS biết được tầm quan trọng của việc đọc đúng , viết thành thạo ở phân môn học vần , giúp các em có cơ sở học tiếp phân môn tập đọc, các môn học khác và yêu thích tiếng việt. HS tự tin hơn trong giao tiếp với tất cả các bạn . Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong cách dạy của mình, với những biện pháp trên và phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy , tích cực ,sáng tạo. Để giúp cho các em học tốt môn tiếng việt nói chung và phân môn học vần nói riêng . Bản than tôi rút ra bài học kinh nghiệm IV / Bài học kinh nghiệm : - Rèn kĩ năng đọc, viết đúng ở phân môn học vần là rèn HS đọc , viết đúng âm, vần , tiếng, từ, câu đã học. GV cần nhấn mạnh vào nội dung bài mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của âm ,vần , tiếng,m từ, câu trong việc HS đọc, viết - Để dạy học phân môn học vần có kết quả GV phải nắm được tâm lý của HS . Do vốn từ ngữ từ ngữ của các em còn hạn chế , tư duy của các em chưa phát triển , độ chú ý chưa cao nên HS thường thích làm những gì mình muốn, nói những gì mình nghĩ . Chính vì thế nếu không xác định được rõ nhiệm vụ học tập thì các em rất dễ quen - Trong từng tiết dạy Gv phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho HS , phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thong qua bài học đó. Khi thiết kế bài dạy cần nắm được mục đích yêu cầu của nội dung bài học để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp , vận dụng đổi mới phương pháp dạy học là lấy HS làm trung tâm , HS hoạt động tích cực , tương tác với nhau . GV là người chỉ đạo , tổ chức các hình thức dạy học còn HS tự chủ động chiếm lĩnh các tri thức . Việc sử dụng chuẩn bị Đ DDH cũng được coi trọng hàng đầu - Mở đầu tiết học GV giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú của HS nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học - Khi đọc mẫu GV cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất nhanh tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách đọc , cách viết của HS . Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc, cho hS như trên tôi tin rằng sau học kỳ II tỷ lệ HS đọc tốt sẽ tăng lên vì hiện nay các em chỉ mới học xong , sang học kỳ II HS được tiếp tục rèn được kĩ năng đọc, viết ở phân môn tập đọc, chính tả Để dạy học và tốt có hiệu quả ở phân môn học vần GV phải là người nhiệt tình , tận tụy, có trách nhiệm thì mới dạy được các em học tốt . Nhưng Bác Hồ có nói : " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ". GV chúng ta phải có cái tâm của nghề dạy học và có cái tầm nhìn xa thì bản thân chúng ta mới góp phần

10 Cách Dạy Học Online Hiệu Quả

1. Phần mềm thu bài giảng online

Trong bối cảnh Covid-19 bùng nổ, Công ty Techsmith, đơn vị chuyên cung cấp phần mềm để thu bài giảng, cung cấp miễn phí công cụ TechSmith Snagit đến tháng 6/2020 để mọi người có thể thu bài giảng trực tiếp trên máy tính, ghi lại file Power point, kết hợp ghi hình cả người giảng và bài giảng.

2. Độ dài của mỗi video

Theo thống kê 3 năm trở lại đây ở Oklahoma State University, mỗi video bài giảng dài 10-15 phút sẽ dễ theo dõi, tăng sự chú ý, tập trung của học sinh, sinh viên hơn. Bài giảng có nội dung khoa học, đòi hỏi sự tập trung thì nên chia ra thành nhiều video thay vì một video rất dài. Tôi cũng phỏng vấn sinh viên học online trong hai năm qua và cũng nhận được đánh giá như vậy.

Các bạn có thể thu bài giảng trong một tiếng liên tiếp nhưng sau đó nên chỉnh sửa, cắt thành những video nhỏ để đăng lên cho học sinh, sinh viên xem, giúp các em tiếp thu tốt hơn.

3. Học chủ động bằng cách giải quyết vấn đề (đưa ra case study)

Phương pháp học này rất tốt, tăng sự hiếu kỳ, tò mò của học sinh, sinh viên. Tùy môn giảng dạy, tôi sẽ đưa ra các case study khác nhau. Ví dụ dạy sinh hóa, tôi thường đưa ra case study về những bệnh mà bệnh nhân gặp phải, sinh viên đóng vai trò như một bác sĩ, tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp chữa trị. Cách này để tăng sự tập trung, động lực cho sinh viên, giúp các em chủ động, tích cực và yêu thích môn học hơn.

Tôi hay sử dụng các case study ở website National Center for Case study teaching in Science. Đây là thư viện quốc gia của Mỹ về các vấn đề dạy trong khoa học. Bạn có thể sử dụng miễn phí hoặc đăng ký gói 25 USD một năm với nhiều tính năng hơn. Tôi khuyến khích các bạn vào đây tham khảo tìm case study cho bài giảng để sinh viên áp dụng những gì được học vào thực tế, từ đó phát triển tình yêu khoa học.

Khi dạy, tôi cho các bạn đọc case study rồi nộp lại báo cáo online. Với những lớp dạy trực tuyến hay trực tiếp, tôi khuyến khích các em làm việc theo nhóm để tìm hiểu về case study đó. Tôi thường yêu cầu nộp báo cáo viết tay để chứng minh sinh viên cùng thực hiện một cách công bằng, giúp các em tăng cường cách làm bài tập nhóm, suy nghĩ đa chiều.

4. Hình thức thi online trong các bài thi dài một tiếng

Mình sử dụng ứng dụng ProctorU – dịch vụ gác thi online, giám sát thí sinh. Nó yêu cầu một người ngồi trực tuyến theo dõi màn hình của các thí sinh đang thi, đảm bảo họ không mở bất kỳ website hay bài giảng nào, không có ai hỗ trợ.

5. Hướng dẫn hàng tuần

Mục đích là tạo cho sinh viên học trực tuyến có lịch trình cố định và trở nên quen thuộc, biết được ngày nào, giờ nào sẽ nhận được bài kiểm tra, bài giảng, bài tập từ giáo viên. Mình thường gửi mail cho tất cả sinh viên vào thứ hai hàng tuần, nêu rõ bài tập, thời gian hoàn thành, ví dụ 23h thứ năm hàng tuần.

Các bạn có thể soạn email từ tối hôm trước rồi cài đặt gửi tới toàn bộ sinh viên trong lớp vào 7h sáng hôm sau.

6. Hướng dẫn ôn thi

Trong một học kỳ có 4 kỳ thi nhỏ trước bài thi cuối kỳ. Lúc đó, tôi sẽ cung cấp cho học sinh phần hệ thống hóa một số đầu mục nội dung chính mà sinh viên phải học. Bạn không cần đưa phần tóm tắt từng nội dung mà chỉ cần hệ thống đầu mục, sinh viên sẽ biết cần ôn tập cái gì và có thể kiểm tra những phần chưa tốt để ôn lại.

7. Câu hỏi dành cho chương tình học

Giáo trình môn học được phát vào đầu mỗi khóa học như một hợp đồng giữa giáo viên và sinh viên. Hai bên cùng thống nhất những chính sách về việc thi lại, nộp bài trễ, có việc đột xuất thì xử lý như nào hay những yêu cầu như phải xem đầy đủ video, phải nộp bài đúng hẹn.

Không phải sinh viên nào cũng đọc hết và nhớ hết vì nó khá dài (3-4 trang). Vì vậy, tôi sẽ làm khoảng 20 câu hỏi ngắn để sinh viên phải trả lời. Ví dụ, khi nộp bài trễ bạn cần làm gì, muốn thi sớm hơn phải làm gì? Qua phần này, sinh viên sẽ nhớ ra yêu cầu chính của môn học và cách xử lý khi có vấn đề xảy ra.

8. Thiết kế bài kiểm tra hàng tuần

Các bài kiểm tra thường kết hợp nhiều dạng câu hỏi như trắc nghiệm, điền vào chỗ trống sẽ giúp kiểm tra được một cách đa dạng hơn. Do không thể kiểm soát được sinh viên ở những bài thi ngắn 15-20 phút, giáo viên phải thiết kế sao cho trong thời gian đó chỉ những sinh viên học bài, có chuẩn bị trước mới có thể hoàn thành kịp thời hạn, còn nếu mở tài liệu thì không hoàn tất được.

Tôi thường làm bài kiểm tra với 20 câu. Một tuần có hai bài để học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng online.

9. Biện pháp khuyến khích sinh viên xem video thường xuyên

Học online có một vấn đề là sinh viên chỉ đọc Power point slide chứ không kiên nhẫn xem hết những video bài giảng. Trường mình có phần mềm giúp kiểm tra sinh viên xem video chưa, xem trong thời gian bao lâu. Từ đó, với những bạn xem đầy đủ video, mình có thể xem xét cho làm thêm bài kiểm tra nhỏ để làm tròn điểm. Sinh viên sẽ có động lực để xem video đầy đủ hơn.

10. Cách tổ chức thi giữa kỳ và cuối kỳ

Thiết kế bài thi chính 1-2 tiếng, giáo viên có thể sắp xếp cho sinh viên nhiều sự lưa chọn như lấy bài thi trực tiếp trên ProctorU hoặc thi tại trường không mất phí, đồng thời giúp sinh viên đặt câu hỏi trong quá trình thi.

Một phòng học trên Zoom cho phép tối đa 100 người trong 40 phút, hoàn toàn miễn phí mỗi lần và có thể thu lại toàn bộ (bật tính năng video record) nội dung buổi học để học sinh, sinh viên xem lại nếu cần hoặc cho ai vắng mặt. Lưu ý là giáo viên cần chỉnh trước chế độ chỉ giáo viên có quyền điều khiển buổi học, chế độ màn hình và cửa sổ chat để học sinh không thể chat riêng hay đẩy bạn khác ra khỏi nhóm được.

Giáo viên cũng nên tắt tiếng tất cả học sinh tham gia, khi ai muốn phát biểu thì dùng tính năng giơ tay trên Zoom để bật tiếng cho em đó hỏi và sau đó tắt.

( TS Ellie Phương D. NguyễnBài viết được chuyển thể từ video trên kênh của tiến sĩ)

Cùng tác giả:

Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Dạy Học Môn Công Nghệ Ởtrường Thpt Và Các Biện Pháp Thực Hiện

Thực hiện chủ chương đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp ( GDHN ) cho học sinh (HS) phổ thông của Đảng và Nhà nước, nhiều trường THPT đã và đang tiến hành công tác này một cách có hiệu quả. Bên cạnh các tiết học theo quy định chung của chương trình, hoạt động GDHN còn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó nội dung GDHN được tích hợp, lồng ghép qua các môn học.

Sự cần thiết thực hiện GDHN trong dạy học môn Công nghệ ( CN ) ở trường THPT.

GDHN trong trường phổ thông không phải là một môn học riêng biệt và không có giáo viên ( GV ) được đào tạo theo chuyên nghành. Trong 4 cách thức GDHN cho học sinh, GDHN thông qua dạy học các môn là cách thức cơ bản nhất vì có nhiều tiềm năng và ưu thế – đặc biệt là ở các môn khoa học tự nhiên, môn CN.

Những kiến thức mà HS lĩnh hội được ở nhà trường phổ thông là hệ thống tri thức cơ bản của học vấn phổ thông. Đó cũng là những tri thức nền tảng của nghề nghiệp. Do vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục, nhà trường cần tổ chức tốt cho GV gắn kết giáo dục tri thức khoa học vời tri thức GDHN ở HS. Thông qua dạy học bộ môn, GV cung cấp, giới thiệu đến học sinh một ” thế giới nghề nghiệp” đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Với đặc điểm lứa tuổi HS THPT, việc lồng ghép, tích hợp GDHN với nội dung bài học sẽ làm cho kiến thức bài học trở nên sinh động, sự gắn kết tri thức môn học với thực tiễn sản xuất và đời sống qua GDHN cũng sẽ giúp HS có hứng thú về nghề nghiệp và định hướng về nghề nghiệp tốt hơn. Đội ngũ giáo viên bộ môn trong trường học có ý nghĩa như một “mạng lưới” gắn chặt các yếu tố thời gian và biện pháp tác động tới HS, làm cho hoạt động hướng nghiệp (HN) được tiến hành liên tục, đa dạng, mọi nơi,… ở nhà trường. Ngoài ra GDHN trong dạy học các môn học cũng khiến cho hoạt động GDHN được liên tục, kiến thứ GDHN của HS được hình thành ” song hành” với kiến thức môn học; giúp HS tiếp cận thề giới nghề nghiệp một cách tự nhiên và với số lượng lớn. Đó là khả năng to lớn của GDHN qua môn học.

Môn Công nghệ là sự ” tích hợp” của các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông ( kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp) nhằm giúp học sinh làm quen với thực tiễn về mối quan hệ giữa người với người; giữa con người với công cụ lao động, với CN sản xuất, dịch vụ và môi trường thiên nhiên…, để qua đó hình thành thói quen với kỹ năng lao động tự phục vụ, tiến tới biết tự lập khi trưởng thành. Quá trình giảng dạy môn CN có tiến hành lồng ghép tích hợp nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần đảm bảo về nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một hệ thống các biện pháp GDHN trong giảng dạy môn CN phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

1) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và GDHN thông qua giảng dạy môn CN.

Nhiệm vụ GDHN nói chung và HN thông qua giảng dạy môn Công nghệ nói riêng cần có vị trí xứng đáng; được quan tâm nhìn nhận và đánh giá, xây dựng các tiêu chí đánh giá trong thi đua để giáo viên bộ môn phấn đấu đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho HS; nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động GDHN thông qua giảng dạy bộ môn; chỉ đạo GV thay đổi phương pháp và tổ chức giảng dạy hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Đội nghũ giáo viên môn CN là những người trực tiếp thực hiện một số nội dung HN. Vì vậy, họ cần nhận thức rõ bản chất của hoạt động GDHN, các nội dung HN, các yêu cầu đạt được cũng như cách thức tổ chức những HĐHN; sáng tạo tổ chức lồng ghép tích hợp nội dung HN qua quá trình giảng dạy môn Công nghệ một cách hợp lý và hiệu quả nhất; có sự đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy tạo hứng thú trong học tập cho HS, …nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học.

Cần nhận thức rõ: tuy là một môn học phụ nhưng những kiến thức thu được trong quá trình học tập môn CN chính là những vấn đề cơ bản, tạo ” tiền đề” về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

Đề ra các mục tiêu theo nội dung bồi dưỡng đã nêu để GV hiểu rõ trách nhiệm và công việc của mình trong nhiệm vụ GDHN chung của nhà trường.

– Đối với đội ngũ CBQL cần:

+ Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong nhà trường và trách nhiệm của họ đối với việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về HN cùng những hiểu biết về HN theo hướng tạo nguồn nhân lực

+ Nắm vững ” Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo viên các khối lớp THPT” cùng những kiến thức về HN đặc thù cho từng vùng

+ Quản lý hoạt động GDHN .

– Đối với GV dạy môn CN và dạy nghề phổ thông cần có các kỹ năng :

+ Lồng ghép những kiến thức HN vào bộ môn

+ Tổ chức phối hợp giữa trường THPT và Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp -HN dạy nghề trong việc thực hiện HN cho HS;

+ Sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho dạy CN, dạy nghề phổ thông và giúp HS bộc lộ xu hướng nghề qua thực hành.

– Tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức. Hiệu trưởng trực tiếp triển khai cho GV học tập tinh thần các văn bản chỉ đạo về công tác GDHN theo hướng tích hợp GDHN trong giảng dạy môn CN .

– Thành lập ” Ban GDHN” và phân công một cán bộ quản lý chịu trách nhiệm về nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cũng như tổ chức những buổi thực tập kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho các đối tượng GV.

– Hiệu trưởng tổ chức các buổi họp GVCN để rút ra kinh nghiệm và bàn bạc về phương pháp GDHN trong giảng dạy môn CN.

– Kết hợp với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – HN dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh để tổ chức bồi dưỡng cho GV toàn trường những kỹ năng tư vấn chuyên sâu về HN; phương pháp kiểm tra trắc nghiệm về tâm lý, tư chất của HS.

c) Kiểm tra đánh giá:

– Hiệu trưởng lên kế hoạch cho ban GDHN thông qua dự giờ môn để đánh giá năng lực của GV trực tiếp thực hiện chương trình GDHN theo quy định; chỉ đạo các tổ chưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện GDHN thông qua bộ môn CN của GV ( giáo án, dự giờ, thực hiện chương trình giáo dục đặc thù cho HS dân tộc thiểu số và HS có hoàn cảnh đặc biệt ,….)

3) Đầu tư CSVC và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV dạy môn CN và dạy nghề phổ thông triệt để tận dụng CSVC kỹ thuật, các trang thiết bị thực hành của các bộ môn Vật lý, Sinh học, Hóa học, Tin học…( có thể huy động công cụ, nguyên vật liệu học nghề của HS mang từ gia đình, sản phẩm làm ra thuộc quyền sử dụng của HS; có kế hoạch dành ngân sách đầu tư thiết bị giảng dạy môn học dựa trên tiêu chuẩn ” đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật” do Bộ GD-ĐT ban hành; bố trí ” phòng sinh hoạt HN” ( sử dụng chung cho tư vấn HN); trang bị các loại tư liệu, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động GDHN.

Nhà trường cần tận dụng sự hợp tác giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình HS, các lực lượng xã hội và các cơ sở giáo dục khác về điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDHN bằng cách vận động đóng góp hoặc liên kết đào tạo để tận dụng CSVC còn nhàn rỗi của đơn vị liên kết; tranh thủ nguồn lực tài chính từ ngân sách và sử dụng nguồn kinh phí này một cách tối ưu dành cho việc tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ.

Bên cạnh đó, dù đặc thù của môn CN có nhiều bài thực hành, GV bộ môn cần triệt để sử dụng các thiết bị đã có, đồng thời chủ động sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học khác để giảng dạy. Tong quá trình giảng dạy, GV phải đảm bảo hình thành cho HS những kỹ năng cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế để sản xuất và đời sống. Các bài thực hành cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học để có sự chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu khi thực hành.

Sở GD- ĐT nên khuyến khích GV sử dụng các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, các phần mềm để giảng dạy.

3. Lập kế hoạch GDHN thông qua giảng dạy môn CN.

Vào đầu năm học, căn cứ ” hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong năm” cũng như điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng phối hợp với phó hiệu trưởng và tổ trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ có tích hợp HN. Kế hoạch này cần phù hợp với đặc điểm nội dung môn học của từng khối lớp và cụ thể hóa mỗi học kỳ, tháng, tuần; phù hợp với điều kiện CSVC hiện có, đội ngũ GV có tính khả thi cao.

Việc lồng ghép GDHN trong dạy học ở các trường THPT là rất cần thiết, tuy nhiên không phải bất kỳ tiết nào cũng có thể kết hợp nội dung này mà phải vận dụng một cách phù hợp để tránh áp đặt. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong giảng dạy nhằm tránh sự nhàm chán của HS, Giúp các em luôn nhận thấy mỗi bài học đều mang lại những thú vị, mới mẻ; nâng cao hiệu quả GDHN mà không làm mất đi hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.

Trịnh Anh Cường

Học viện Quản lý giáo dục

Bài đã đăng ở Tạp chí giáo dục số 297 kỳ 1 tháng 11/2012 Tr.20-22

Thực Hiện Có Hiệu Quả Các Giải Pháp Tăng Nguồn Thu Ngân Sách

Những tháng đầu năm, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và kết quả thu ngân sách. Chính vì vậy, Cục Thuế đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp để bù lại những khoản hụt thu trong những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao năm 2020.

Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2020 được 5.792 tỷ đồng, đạt 30,9% dự toán Bộ Tài chính giao; 29,6% dự toán tỉnh giao, bằng 111,1% so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực, sắc thuế có số nộp ngân sách quan trọng, quyết định đến thực hiện dự toán giao, như: Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương thu 4 tháng 443 tỷ đồng, đạt 25,3% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao, bằng 76,1% so với cùng kỳ. Trong đó, một số doanh nghiệp trọng điểm nhưng kết quả thu 4 tháng đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ, như: Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa, nộp ngân sách 122 tỷ đồng, đạt 27,8% so với dự toán, bằng 75,2% so với cùng kỳ; Công ty CP Bia Thanh Hóa, nộp ngân sách 62 tỷ đồng, đạt 15,3% so với dự toán giao, bằng 69,5% so với cùng kỳ… Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 4 tháng thu ngân sách 1.212 tỷ đồng, đạt 27,1% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao, bằng 99,9% so với cùng kỳ… Thuế thu nhập cá nhân, 4 tháng thu 356 tỷ đồng, đạt 45,7% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao, bằng 113,7% so với cùng kỳ và nguyên nhân thu đạt cao so với dự toán do các đơn vị nộp theo quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019, thuế thu nhập cá nhân từ tiền chuyển nhượng sử dụng đất tăng 13 tỷ đồng so với cùng kỳ. Thu lệ phí trước bạ 252 tỷ đồng, đạt 28% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao, bằng 100,2% so với cùng kỳ. Thuế bảo vệ môi trường, thu 371 tỷ đồng, đạt 13,9% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao, bằng 87,2% so với cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất 2.021 tỷ đồng, đạt 48,1% dự toán Bộ Tài chính và 42,2% dự toán tỉnh giao, bằng 153,1% so với cùng kỳ. Thu tiền cho thuê mặt đất 211 tỷ đồng, đạt 32,4% dự toán Bộ Tài chính và 22,9% dự toán tỉnh giao, bằng 105,4% so với cùng kỳ.

Đồng chí Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Để hoàn thành kế hoạch thu NSNN trên địa bàn năm 2020 được Bộ Tài chính và tỉnh giao, Cục Thuế tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo thu NSNN; hằng tuần, hằng tháng thực hiện việc cập nhập, theo dõi tình hình diễn biến ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến tình hình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tổng hợp kết quả gia hạn để nắm bắt tình hình, có giải pháp để hỗ trợ hoặc báo cáo UBND tỉnh, Tổng cục Thuế kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế. Căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Cục Thuế phân tích, đánh giá, dự báo nộp NSNN từng tháng, từng quý và những tháng còn lại của năm 2020 sát với khả năng để thông báo, phối hợp với chính quyền các huyện, thị xã, thành phố có cơ sở chỉ đạo, điều hành thu NSNN. Đánh giá hiệu quả quy chế phối hợp trong chỉ đạo thu NSNN giữa Cục Thuế và UBND các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt những khó khăn trong quá trình triển khai và rút kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo thu NSNN trên địa bàn. Tổ chức làm việc với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn để yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế bảo vệ môi trường theo đúng Công văn số 2661/BTC-TCT ngày 10-3-2020 của Bộ Tài chính.

Đi đôi với đó, Cục Thuế tiếp tục chỉ đạo các phòng thanh tra – kiểm tra tập trung nhân lực kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và phân tích hồ sơ người nộp thuế thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 để thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Thực hiện tốt các đề án giám sát doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, như: Giá chuyển nhượng, kinh doanh vận chuyển, hoạt động khai thác đất đá cát sỏi. Đẩy mạnh việc kiểm tra bằng phương thức điện tử, nghiên cứu ứng dụng số hóa trong hoạt động khai thác mỏ để nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra. Cục Thuế tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành, cơ quan triển khai thực hiện thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152-2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về thuế tài nguyên ngay sau khi được ban hành. Kiểm tra, rà soát tình hình gia hạn và thời điểm kết thúc gia hạn nộp thuế để đôn đốc người nộp thuế nộp kịp thời vào NSNN. Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai ngoại tỉnh, nhà thầu nước ngoài, doanh nghiệp trọng điểm và những vướng mắc về cơ chế để báo cáo các cấp có thẩm quyền tháo gỡ, tăng thu cho NSNN. Cục Thuế tiếp tục phối hợp có hiệu quả với Sở Tài chính, các chủ đầu tư để cung cấp thông tin về danh sách từng nhà thầu sử dụng vốn NSNN về chi tiết hợp đồng, khối lượng quyết toán, thanh toán giai đoạn, số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản và giao cho các phòng, các chi cục thuế giám sát hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế đối với các nhà thầu thi công công trình sử dụng vốn NSNN thuộc đơn vị quản lý thuế. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 41-2020/NĐ-CP ngày 8-4-2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Hàng tháng, hàng quý tổng hợp kết quả miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ để có cơ sở đánh giá, dự báo thu ngân sách báo cáo UBND tỉnh, Tổng cục Thuế. Đồng thời, thực hiện việc thu nợ đối với các khoản thuế không được gia hạn, không để cho người nộp thuế dồn vào cuối năm dẫn đến khó thu. Kiểm tra kết quả công tác quản lý nợ theo quy trình, chỉ đạo việc mời người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn, kéo dài đến trụ sở cơ quan thuế để làm việc, cam kết thời gian thanh toán nợ. Đồng thời, cưỡng chế nợ bằng biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với 100% người nộp thuế thuộc đối tượng phải cưỡng chế theo quy định. Cục Thuế đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những người nộp thuế không chấp hành nộp đủ số tiền thuế nợ theo quy định vào NNSN. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các trường hợp thuê đất đã hết thời gian ổn định 5 năm có vướng mắc về hồ sơ địa chính đề điều chỉnh đơn giá, bù đất, giảm thu NSNN bởi dịch bệnh.

Xuân Hùng