Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước

Hệ thống cấp thoát nước là bao gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa và sau đó thu tất cả các loại nước sinh hoạt, nước thải (và cả nước mưa) từ các hệ thống đường ống phụ trong tòa để xử lý, điều hòa, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát nước xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài.

Hệ thống cấp nước: Dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày đến các thiết bị như chậu rửa, nhà vệ sinh, phòng tắm rồi từ đó nước chảy xuống qua hệ thống nước thải tới bể tự hoại qua quá trình xử lý rồi thải ra ngoài. Bạn phải cần chú ý: Phải đảm bảo áp lực nước đầu ra tốt, nước không bị yếu, đường ống đi ngắn nhất, phân loại đường ống nước nóng và đường ống nước lạnh một cách hợp lý tiết kiệm không gian, tiết kiệm ngắn nhất đường ống khi lắp đặt.

Hệ thống thoát nước thải: Dùng để thu dẫn nước thải từ nhà nhà vệ sinh, các chậu rửa.phòng tắm nước được thu lại qua phểu thu sàn theo đường ống thoáy nước thải tới bể tự hoại rồi thải ra ngoài theo đường ống nước thoát. – Thiết kế bể tự hoại. – Vị trí đặt bể tự hoại. – Cấu tạo bể tự hoại, đường ống dẫn nước và thoát nước trong bể. – Phễu thu sàn, cách đi đường ống đến bể tự hoại, kèm theo là độ dốc và độ lớn trong hệ thống thoát nước thải.

Công ty Cổ phần VinaCon Việt Nam ( VINNACON M&E) là nhà thầu Cơ Điện Lạnh với thiết kế và thi công hê thống cấp thoát nước sinh hoạt và nước thải cho các công trình Cao ốc văn phòng, Bệnh Viện, Nhà xưởng, Biệt thự,…

Nếu bạn cần tư vấn hay thiết kế thi công hệ thống cấp thoát nước hãy liên hệ ngay với VINNACON M&E để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VINACON VIỆT NAM (VINACON M&E) Website: http://vinacon.pro.vn E-Mail: [email protected] Hotline: 0904.87.33.88 – Quang Địa chỉ: 17 Tố Hữu, Trung Văn, Từ Liêm – Tp. Hà Nội

A. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 1. Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước

Toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước của công trình được thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88.

Công tác thi công hệ thống cấp nước được thực hiện qua các bước sau:

+ Việc tập kết vật tư thi công và bảo quản tại kho của công trình cần tuân thủ các bước như đã nêu trong mục trên.

+ Cùng tiến độ khi thi công bê tông sàn, thi công bể phốt, bể nước ngầm, Nhà thầu chủ động đặt chờ các vị trí ống cấp, thoát xuyên dầm, xuyên sàn theo quy cách thể hiện trên bản vẽ thi công nước. Khi công tác đặt chờ hoàn chỉnh (được xác nhận trong nhật ký thi công) Nhà thầu mới cho triển khai các công việc tiếp theo.

+ Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống thép tráng kẽm được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hoẹp với máy cắt ren ống chuyên dụng (của Trung Quốc sản xuất). Lưỡi cắt thép ống và ren luôn được thay thế sau 2500 lần cắt tránh được bong, tróc mặt tráng kẽm và loa, tóp đầu ống vì lý do lưỡi cắt không còn đủ độ sắc nhọn.

+ Đường ống thép tráng kẽm cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt Nhà thầu sẽ sử dụng các loại máy cắt gạch để tạo rãnh trên tường. Như vây, sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo đường ống chìm hẳn trong tường đảm bảo cho công tác ốp gạch men sau này được thuận tiện.

+ Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn, việc bịt kín khi lắp thiết bị thực hiện bằng băng tan.

+ Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ ống chờ lắp thiết bị có dung sai cho phép không quá 1mm so với vị trí chỉ định ghi trong hồ sơ thiết kế.

+ Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng khu vệ sinh, cho từng đường trục. Việc tiến hành thử áp lực từng phần sẽ tránh được phải tháo dỡ hàng loạt khi phát hiện rò rỉ.

2. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước

+ Toàn bộ ống thoát nước bên trong công trình là ống PVC và vật liệu phụ của Nhà máy nhựa Tiền Phong (VN) sản xuất.

+ Khi cột chống, cốp pha các tầng được tháo dỡ xong thì Nhà thầu mới tiến hành thi công hệ thống trục thoát nước trong nhà.

+ Do thoát trục là ống PVC D110 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên Nhà thầu sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Độ cao đặt tê chếch được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép thoát tầng sẽ đạt độ chính xác cao.

+ Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng Nhà thầu sẽ rút ngắn khoảng cách đai ôm ống (colie) xuống là 1,5m/cái. ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường, Nhà thầu sẽ gia công tại chỗ các colie đặc biệt đảm bảo neo giữ ống ở mọi vị trí.

+ Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần giả của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.

+ Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng do nhà máy nhựa Tiền Phong – Hải Phòng sản xuất. Quá trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.

+ Cũng do thoát nước đón ở phía dưới nên số lượng điểm xuyên sàn là rất lớn, việc xử lý chống thấm cho các tiếp giáp nhựa, thép bê tông sẽ được Nhà thầu giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để trước khi lắp đặt trần giả.

+ Sau khi thi công xong tầng nào Nhà thầu sẽ sử dụng nút bịt để bịt kín tất cả các đầu ống, ngoài ra Nhà thầu cũng sẽ không nối thoát tầng với thoát trục ngay. Việc này chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành bước kiểm tra rò rỉ sẽ nói đến trong mục sau.

Biện pháp kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống đường ống

Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của tổ trưởng thi công, kỹ sư phụ trách thi công đường ống phải trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp và thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 1mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong thiết kế có tham chiếu đến tài liệu kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu tổ trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.

Để phát hiện rò rỉ đối với hệ thống thoát nước Nhà thầu sử dụng phương pháp ngâm. Do từ quá trình trước thoát nước từng phần vẫn còn cách ly với thoát nước trục nên có thể điền đầy đủ vào hệ thống thoát nước từng tầng để kiểm tra. Sau 24h nếu không phát hiện ra bất kỳ một rò rỉ nào thì hệ thống thoát nước được coi là đạt yêu cầu.

Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước Nhà thầu thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước PW 251 EA đưa nước điền đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 12 tiếng, nếu sụt áp không vượt quá 5% so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên Nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.

Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:

Khi toàn bộ đường ồng cấp thoát thi công và công tác kiểm tra độ chính xác hình học cũng như kiểm tra khắc phục rò rỉ xong Nhà thầu mới tiến hành công tác thi công chống thấm khu vệ sinh.

Trước tiên Nhà thầu thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp sau đó Nhà thầu tiến hành chống thấm xung quanh cổ ống bằng hỗn hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét thêm 1 lượt sơn nữa để cố định vải vào nền, Nhà thầu thực hiện công tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn khu vệ sinh. Công tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào khu vệ sinh 24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.

3. Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh

Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ, do đó để đảm bảo an toàn cho thiết bị Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Nhà thầu sẽ chỉ lắp đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã hoàn thành. Trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của thiết bị vệ sinh với sàn hay tường gạch men Nhà thầu sẽ tạo một lớp đệm mỏng bằng keo Silicon để kê êm chống va đập gây rạn nứt. Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống đều được sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Thiết bị lắp đặt xong phải được xối nước chạy thử, nước cấp phải đủ áp lực đầu vòi theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88. Nước thoát phải nhanh, các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.

Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt

Khi thiết bị lắp đặt xong Nhà thầu sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Đối với các khu vệ sinh chưa có cửa hoặc cửa không có khóa Nhà thầu sẽ lắp cửa tạm bằng ván ép. Vào cuối giai đoạn hoàn thiện Nhà thầu sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ, theo đó mỗi tầng bố trí một nhân viên. Các tổ thi công khi làm việc tại phòng nào thì tổ trưởng phải đăng ký với nhân viên bảo vệ tại tầng đó. Mọi mất mát và rủi ro với thiết bị đã lắp đặt nhân viên bảo vệ phải chịu trách nhiệm.

B. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Biện pháp đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường

Trong quá trình thi công phần cơ điện Nhà thầu sẽ sử dụng nhiều loại vít nở bắt vào trần bê tông. Để không khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan và ảnh hưởng đến kết cấu Nhà thầu sẽ thực hiện công tác đánh dấu ngay từ khi hoàn thành công tác rải thép sàn. Theo đó khi rải xong thép sàn cứ giữa mỗi ô thép Nhà thầu sẽ chấm 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha, sau khi dỡ cốp pha các dấu sơn đỏ sẽ in trên trần. Theo các dấu sơn đó Nhà thầu có thể khoan bắt vít nở mà không sợ chạm vào thép sàn.

Căn cứ vào các mốc độ cao và trục do trắc đạc cung cấp Nhà thầu định được vị trí chính xác đặt khay cáp, đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt ổ cắm công tắc v.v Căn cứ vào các mốc đã được định vị trên trần Nhà thầu tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Khi khoan phải đặc biệt chú ý đến các dấu đỏ đã được chuẩn bị từ công tác rải thép sàn, đồng thời các ty ren phải thẳng hàng và đúng khoảng cách. Các tuyến máng cáp đi ngang sẽ được Nhà thầu lắp ghép ở trên sàn thành từng đoạn 10m một rồi mới kéo lên cao để cố định vào trần. Tuyến máng đi đứng sẽ được Nhà thầu lắp từ dưới lên. Nhà thầu sử dụng giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt máng cáp, cáp điện, đường ống cũng như tăng khả năng an toàn cho công nhân.

Sau khi đã có vị trí chính xác của đèn, ổ cắm Nhà thầu tiến hành lắp đặt ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị. Phần đường ống đi trong trần được cố định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Các ống đặt tròn trần cũng được Nhà thầu đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây. Phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường nên Nhà thầu ưu tiên thi công những đoạn ống này cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc Nhà thầu sẽ đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường Nhà thầu sẽ dùng ni vô để đảm bảo tất cả chúng đều được thăng bằng. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh Nhà thầu sẽ đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây Nhà thầu sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.

Do trong thiết kế không chỉ định tại vị trí nào thì đi ống luồn dây đường kính bao nhiêu nên Nhà thầu sẽ tự tính lấy đường kính ống luồn dây cho từng vị trí theo phương pháp “Đơn vị hệ thống”. Quan điểm chung là đường kính ống được chọn phải đảm bảo cho khối dây điện bên trong ống và ống nhựa bao ngoài không bị tổn hại. Phương pháp “Đơn vị hệ thống” căn cứ vào trị số bình quân của ống nhựa và dây điện để quyết định sử dụng loại ống nhựa có đường kính to và nhỏ khác nhau.

2. Biện pháp rút dây điện

Tất cả các cáp lực có tiết diện từ 10mm2 trở lên sẽ được Nhà thầu tổ chức lắp đặt và đo kiểm trước khi công tác trát tường bắt đầu. Só còn lại sau khi hoàn thành công tác trát tường, căn cứ vào hồ sơ điện Nhà thầu sẽ thực hiện kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo trình tự sau: Dây điện nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng số sợi dây. Luồn dây mồi cáp theo từng phân đoạn ống để rút cáp, trong trường hợp ống luồn dây chặt khó rút có thể sử dụng dầu Silicon làm tác nhân bôi trơn và tăng độ cách điện. Nhà thầu tuyệt đối cấm công nhân của mình không cho phép sử dụng các loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ lão hoá của vật liệu cách điện nhất là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu khoáng hoặc có chứa thành phần là các axit béo. Nhà thầu sẽ cho chế tạo lô ra đây đảm bảo có thể ra được nhiều sợi cùng một lúc mà không bị xoắn rối.

3. Biện pháp rải cáp điện

Khi đưa cáp lên rải Nhà thầu tiến hành rải từng sợi một bằng phương pháp chuyền tay, cấm không được sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp. Khi toàn bộ số cáp trong một phân đoạn đã rải xong Nhà thầu tiến hành sắp xếp lại và định vị chúng trong máng cáp bằng dây thít cáp PVC, đảm bảo cho các sợi cáp đi song song với nhau và không bị chồng chéo, bị rối. Đối với cáp trục đứng Nhà thầu dùng tời điện lắp đặt trên nóc hộp kỹ thuật để treo cáp theo phương đứng rồi mới tiến hành cố định cáp vào thang cáp đã lắp đặt xong trong giai đoạn trước. Lưu ý khi thi công trong hộp kỹ thuật phải làm các sàn thao tác trong tất cả các tầng để đảm bảo an toàn lao động. Để đồng bộ các thao tác giữa người tầng trên, tầng dưới và người điều khiển tời điện Nhà thầu sẽ cho tổ kéo dây sử dụng bộ đàm.

Toàn bộ dây và cáp điện khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây phải trực tiếp đánh ngay số lộ đó nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối sau này không bị nhầm lẫn. Mã số lộ dây được đánh dấu như được ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống và lô gíc đồng thời phải được tư vấn giám sát chấp nhận.

Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác khi công nhân thi công gặp vướng mắc đều phải báo lại cho đội trưởng tìm cách khắc phục, không được tự ý thi công gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

Hệ thống cáp điện được coi là hoàn chỉnh khi kỹ sư điện đã kiểm tra đúng với quy cách và vị trí trong hồ sơ, đảm bảo các thông số khi đo bằng đồng hồ đo điện vạn năng và megahm meter và được đeo nhãn ở cả hai đầu của sợi cáp (đánh số lộ theo bản vẽ).

4. Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện

Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt và đấu nối tủ điện theo quy trình và trình tự như sau:

– Gia công thêm những đoạn máng cáp phụ + giá cáp phụ, yêu cầu chính xác phù hợp với máng chính và vị trí tủ điện.

– Khoan lỗ để luồn dây cho các tủ, chú ý khoan đúng kích cỡ dây theo thiết kế

– Chọn tìm các sợi cáp đưa vào tủ yêu cầu các số hiệu ghi trên cáp phải đúng theo thiết kế mới đưa vào tủ.

– Sắp xếp các sợi cáp đi từ giá vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm bảo mỹ quan, sử dụng dây nhựa chuyên dùng để cột chặt cáp vào máng cáp.

– Đo chiều dài đầu cáp để đủ đấu nối vào thiết bị Nhà thầu sẽ cắt bớt đi đoạn thừa và thu gọn cho nhập lại kho.

– Lấy dấu để cắt cáp phải chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng (Nut splitter) hoặc cưa sắt, tiến hành cưa xung quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp với vỏ cáp để cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ kimloại (chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bên trong).

– Dùng dao tiến hành bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc chú ý thu các vỏ này để gọn gàng khu làm việc.

– Tiến hành lồng “chụp cao su chống nước” (với vị trí ngoài trời) vào cáp theo đúng chiều, thực hiện lồng ghép Gland vào dây cáp.

– Đưa đầu cáp đã được tách đầu vào trong tủ theo lỗ đã được khoan sẵn trên vỏ tủ, người trong tủ đón lấy đầu cáp kéo tiếp cho tới khi đầu gland được chui nửa dưới qua lỗ khoan, đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland rồi vặn đai ốc cuối gland cho tới khi chặt.

– Người phía ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào, cho trùm kín hết đầu ngoài gland.

– Dùng đồng hồ thông mạch để kiểm tra sợi cáp xem đầu kia đã đấu đúng vào thiết bị yêu cầu hay chưa.

– Lắp và ép đầu cốt cho từng lõi cáp, với cáp lực sẽ dùng ép thủy lực để ép chặt, với cáp điều khiển sẽ lồng thêm số hiệu lõi cáp rồi chỉ cần dùng kìm ép tay.

– Treo và kẹp chặt số hiệu cáp trên thân mỗi sợi cáp, cách tủ khoảng 3-5cm, yêu cầu phải đánh dấu đúng mã hiệu cáp theo bản vẽ thiết kế.

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Cống Thoát Nước

Thiết bị và nhân lực Đúc ống cống * Chuẩn bị mặt bằng, công tác ván khuôn, cốt thép

– Nhà thầu dùng máy ủi kết hợp cùng nhân công san ủi mặt bằng để đúc ống cống, cọc tiêu biển báo … Vị trí bãi đúc được bố trí nằm cạnh tuyến thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu vào và vận chuyển cấu kiện sản phẩm sau khi đúc ra từ công trường.

– Triển khai một tổ đội lắp ghép cốt thép và cốp pha đổ các kết cấu bê tông ống cống, cọc tiêu biển báo. Không được phép lắp ghép cốt thép cũng như đổ bê tông khi trời mưa. Cốt thép được lắp ghép chắc chắn không bị xô đẩy, biến dạng khi thi công công trình.

– Ván khuôn ống cống được lắp ghép bằng thép vững chắc, ổn định không bị biến dạng khi đổ bê tông. Ván khuôn đổ cọc tiêu, biển cảnh báo có thể được ghép bằng gỗ. Bề mặt ván khuôn phẳng, kín để tránh không cho vữa chảy ra ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Ván khuôn, cốt thép phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông.

+ Xi măng: Sử dụng xi măng Poóclăng do nhà máy xi măng Hoàng Thạch hoặc Bút Sơn sản xuất đảm bảo yêu cầu thiết kế của công trình (theo tiêu chuẩn TCVN 268- 1992)

+ Sắt thép Hòa Phát hoặc liên doanh được mua tại địa phương đảm bảo yêu cầu thiết kế ( theo tiêu chuẩn TCVN 5574- 1991)

+ Nư­ớc đổ bê tông : Dùng nư­ớc sạch không lẫn bùn, cát, dầu, a xít…hoặc các chất khác ảnh hưởng đến sản phẩm (theo tiêu chuẩn TCVN 4506- 87)

*Biện pháp thi công

+ Bố trí máy trộn bê tông loại 500 lít và một tổ sản xuất chuyên môn hóa vận hành máy trộn và đong đo cấp phối vật liệu đảm bảo đúng tỷ lệ kỹ thuật cho từng cấp phối bê tông. Các hộc đong đo vật liệu đ­ược tính toán dự định trư­ớc và đánh dấu rõ ràng để dễ nhận biết khi dùng.

+ Trước khi đổ bê tông phải vệ sinh sạch sẽ cốt thép, ván khuôn phải được quét lớp chống dính.

+ Đổ bê tông ngay khi cốt thép và ván khuôn được nghiệm thu. Các lớp bê tông đ­ược đổ dày từ 15-20 cm và dùng đầm dùi để đầm các lớp bê tông để đảm bảo khối bê tông đặc không bị rỗ hoặc rộp khí.

+ Trong quá trình đổ bê tông phải liên tục xem xét tình trạng ván khuôn để đảm bảo chất lượng thi công cũng như đúng định hình cấu kiện.

– Bảo d­ưỡng : Để đảm bảo quy trình đông kết của bê tông công tác bảo dư­ỡng được nhà thầu hêts sức quan tâm liên tục giữ độ ẩm trong vòng 7 ngày sau khi đổ bằng cách rải lên bề mặt bê tông một lớp bao tải và t­ưới n­ước thường xuyên.

Thi công móng cống

– Căn cứ vào địa hình, dòng chảy tại vị trí thi công cống nhà thầu sẽ có phương pháp nắn dòng chảy hoặc đặt cống tạm thoát nước. Tại những nơi không thể nắn dòng được hoặc mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm lớn thì nhà thầu sẽ đào hố tụ kết hợp máy bơm nước để thoát nước dòng chảy.

– Các cống làm mới qua đường bố trí thi công từng phần một để đảm bảo giao thông. Sau khi thi công xong1/2 bên này và đắp đất thông xe mới tiến hành thi công nửa bên kia.

– Định vị các vị trí móng công trình theo đúng thiết kế, tiến hành đào móng (hoặc phá dỡ kết cấu cũ) bằng máy đào kết hợp với thủ công, múc đất, vật liệu đổ đi lên phương tiện vận chuyển đổ đúng vị trí . Khi đào móng cần đóng tường chắn bằng cọc cừ và gỗ ván để tránh sụt lở hố móng, đồng thời bố trí rào chắn để đảm bảo an toàn khi thi công.

– Sau khi đào đến cao độ thiết kế dùng thủ công san sửa đáy cống đúng cao độ, trắc ngang, độ dốc của cống và được đầm chặt đúng quy định hiện hành. Rải lớp đệm đá dăm, đầm lèn chặt đúng theo thiết kế được TVGS nghiệm thu trước khi lắp đặt ống cống…

Lắp đặt ống cống

– Các ống cống vận chuyển đến hiện trường đảm bảo chất lượng được Tư vấn giám sát nghiệm thu mới đưa vào lắp đặt.

– Đặt ống cống bằng cần cẩu kết hợp thủ công. Cân chỉnh ống cống đúng vị trí, cao độ, khe hở giữa hai đốt cống không được vượt quá giới hạn cho phép. Các ống cống được đặt sao cho tim ống cống trùng nhau, thẳng, ngang bằng hợp lý. Nghiệm thu ống cống xong mới được thi công các bước tiếp theo .

– Tiến hành làm mối nối cống bằng vữa xi măng, đay tẩm nhựa, phủ lớp giấy dầu tẩm nhựa, quét lớp nhựa chống thấm đều khắp cống xong tiến hành đắp đất hai bên thành cống. Đắp từng lớp, được nghiệm thu mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. Việc đắp hai bên mang cống và đắp 0,5m trên đỉnh cống được tiến hành bằng đầm cóc. Chiều dày mỗi lớp đắp không quá chiều dày thí nghiệm. Độ chặt lớp đắp đạt Ká 0,95, lớp đất 30cm sát đáy móng đường Ká 0,98.

Công tác xây đá cửa cống

– Đá xây được lấy tại mỏ đá vận chuyển về công trình. Đá rắn chắc, đông đặc không bị rạn nứt, không có gân, không bị hà. Cường độ chịu nén và khối lượng riêng đạt yêu cầu thiết kế. Đá sạch, không bụi bẩn và được tưới nước làm ẩm trước khi xây.

– Xi măng trung ương có chứng chỉ kiểm tra chất lượng xuất xưởng của nhà máy mua tại địa phương đảm bảo yêu cầu thiết kế (theo tiêu chuẩn TCVN 268- 1992)

– Vữa xây pha trộn theo tỷ lệ thiết kế. Dùng máy trộn hỗn hợp đến khi đồng màu, sau đó mới cho nước trộn.

* Công tác xây

– Dùng dây xây và cọc dựng hình khối xây của móng cống hay tường đầu, cánh

– Khi xây mặt ngoài khối xây (mặt không lấp đất) tạo thành một mặt phẳng. Các mạch xây no vữa, trước khi đặt viên đá tiếp theo cần rải vữa lấp đầy các khe hở và dùng đá dăm chêm chèn chặt. Rải vữa xong cần đặt đá ngay để đảm bảo đá được đặt trong vữa tươi chưa đông cứng.

– Dùng những viên đá có chiều dài thích hợp đặt theo chiều dày nhằm tăng tính ổn định của khối xây. Tránh đặt những viên đá có kích thước giống nhau ở cùng một chỗ. Không để mạch vữa giữa hai hàng trùng nhau.

– Khi đặt đá tránh va chạm hay làm dịch chuyển những viên đá trên những chỗ đã xây ổn định. Mạch nối giữa các viên đá được lấp đầy bằng với bề mặt của tường nhưng không phủ vữa lên bề mặt của đá trừ khi có chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

– Các khối xây được bảo vệ, che nắng và được giữ luôn ẩm trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn thành

Biện pháp quản lý chất lượng

– Kiểm tra tim cống bằng máy kinh vĩ. Kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình.

– Kiểm tra tỷ lệ pha trộn vữa xây và bê tông bằng các hộc đong, cân vật liệu cho một bao xi măng. Giới hạn thời gian thi công của vữa xây để sử dụng hết lượng vữa trộn ra trước khi bắt đầu đông kết.

– Xác định lượng nước pha trộn theo thực tế bằng lượng nước thiết kế trừ đi lượng nước đã có sẵn trong độ ẩm cốt liệu.

– Dùng súng bắn thử cường độ bê tông để kiểm tra ống cống.

– Có đầy đủ khuôn lấy mẫu vữa xây để kiểm tra chất lượng.

– Ngay sau khi kết thúc các khối xây thực hiện công tác bảo dưỡng theo đúng chế độ bảo dưỡng bê tông.

Biện Pháp Thi Công Hố Ga Thoát Nước Năm 2023

Đặc biệt, còn đảm bảo an toàn hố ga trong quá trình sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Với những yêu cầu cụ thể như trên. Trong bài viết nầy chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 5 bước biện pháp thi công hố ga thoát nước đúng kỹ thuật nhất năm 2023.

Tại sao biện pháp thi công hố ga thoát nước đúng kỹ thuật là yêu cầu cực ký quan trọng hiện nay?

Đó chính là câu hỏi luôn luôn thường trực đối với các hộ gia đình trong quá trình xây dựng hoặc các nhà thầu còn non trẻ. Vậy tại sao phải cần quy trình biện pháp thi công hố ga? . Nếu không có quy trình biện pháp thi công hố ga thì công trình có hoàn thành đúng tiến độ hay không? . Những thông tin của chúng tôi nêu sau đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về những câu hỏi trên.

Những thuận lợi khi hoạch định biện pháp thi công hố ga trong thực tế

Khi thi công đúng quy trình đã được kiểm chứng tất nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người trong quá trình sử dụng. Đó chính là đảm bảo sức khỏe của chính bạn và những người trong gia đình trong quá trình sử dụng, hoạt động hố ga.

Giúp thi công nhanh chóng, không vấp vấp bất cứ điều gì. Vì tất cả mọi thứ đã được khảo sát cũng như lên kế hoạch sẵn.

Đảm bảo phát huy được công năng xử lý nước thải, lọc rác của hố ga. Đồng thời, tránh ô nhiễm cũng như mùi hôi của rác thải trong quá trình phân hủy.

Lắp đặt hố ga đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được độ bền cao, an toàn. Không xảy ra các vấn đề đáng tiếc, tai nạn cho xe, người đi bộ cũng như tính mạng con người.

Nếu lắp đặt không đúng kỹ thuật, không chính xác thì hố ga sẽ tồn tại lỗ hổng, gây ra tiếng động khi có vật nặng đè lên.

Đặc biệt cần phải làm nền móng hố ga kỹ càng để có thể đảm bảo kết cấu toàn bộ hố ga theo yêu cầu.

Hố ga là gì? Có bao nhiêu loại hố ga trong thực tế?Các cách khử mùi hôi hố ga chuẩn nhất năm 2023Dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng có chất lượng thi công hàng đầu hiện nay.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng hố ga

Dựa vào quy hoạch chung, cũng như bản vẽ mặt bằng đã định sẵn. Xác định chính xác mặt bằng thi công, các thông số chiều dài, rộng, cao

Dùng máy cắt bê tông nhựa, cắt theo đúng bản vẽ;

Dùng máy đào bánh xích nhỏ hoặc nhân công thủ công để đào theo đúng kích thước hố ga Lưu ý đào theo đúng kích thước đã được thiết kế trong bản vẽ.

Bước 2: Đổ lót đáy hố ga hoặc định vị hố ga

Trải một lớp lót bằng xi măng xuống dưới đáy của hố ga với kích thước theo đúng bản vẽ.

Bước 3: Xây hoặc lắp đặt hố ga

Sau khi lớp lót hố ga đã khô, cứng hoàn toàn. Thì tùy vào loại hố ga xây dựng mà chúng ta có phương án thi công tiếp theo như sau:

Đóng cốt pha và đổ bê tông hố ga hoặc xây hố ga bằng gạch đặc. nếu thi công trực tiếp tại vị trí yêu cầu.

Cẩu hố ga đã đúc sẵn vào đúng vị trí yêu cầu nếu sử dụng hố ga đúc sẵn.

Đối với hố ga composite cũng thực hiện tương tự như hố ga bê tông.

Kiểm tra cao trình hoàn thiện của hố ga theo đúng thiết kế. Nếu hố ga không thăng bằng hay cao trình không đúng . Phải thực hiện xử lý theo đúng bản vẽ đã phê duyệt.

Bước 4: đậy nắp điều chỉnh cao trình hố ga

Đóng nắp hố ga lại. Đây là bước quyết định của việc hố ga có chính xác hay không. Yêu cầu của khâu nầy là chỉnh hố ga sao cho mặt hoàn thiện hố ga bằng với mặt hoàn thiện mặt đường. Tránh tính trạng nhô lên hay thụt xuống.

Nếu chưa đảo bảo phải kiểm tra lại tất cả các bước trên để đảm bảo chính xác nhất.

Bước 5: Gia cố hố ga đúng kỹ thuật

Tiến hành điều chỉnh, căn chỉnh toàn bộ hố ga. Đảm bảo xung quanh hố ga không có các lỗ hổng.

Tiến hành gia cố xung quanh hố ga bằng nhựa đường, bê tông, đá dăm . Nhằm đảm bảo hố ga đạt được các yêu cầu kỹ thuật . Cũng như đảm bảo độ bền khi tiến hành sử dụng lâu dài.

Chú ý trong quá trình thi công hố ga

Trang bị biển báo, tín hiệu cảnh báo trong quá trinh thi công hố ga. Tránh trường hợp tai nạn đặc biệt là đối với khu vực đông dân cư, tập trung nhiều trẻ nhỏ, hoặc trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Đó là tất cả biện pháp thi công hố ga thoát nước . Để các kỹ sư, công nhân có thể tham khảo nhằm thi công đạt được yêu cầu kỹ thuật.

Đây chỉ là đặc điểm thi công nhỏ nhưng có thể ứng dụng triển khai công trình ở quy mô lớn hoặc cũng có thể áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Trong nhiều trường hợp, nhiều công trình gia đình . Thì cũng cần phải ứng dụng triệt để những yêu cầu trên để tránh gây ra những vấn đề phức tạp trong quá trình sử dụng về sau.

Nếu bạn có bất cứ những thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi . Để hoàn thiện biện pháp thi công hố ga chuẩn xác nhất để có thể ứng dụng trong nhiều công trình để đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/

Một Số Biện Pháp Thi Công Rãnh Thoát Nước Hiệu Quả Nhất

Tìm hiểu vai trò của rãnh thoát nước

Việc tính toán và xây dựng hệ thống thoát nước đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng cần phải được chú trọng đến. Lý do là bởi vì hệ thống rãnh thoát nước giữ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là tiêu thoát nước từ trong nhà ra ngoài.

Ngoài ra, việc để nước ứ đọng, không tiêu thoát còn gây nên tình trạng mất vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì thế mà hệ thống thoát nước có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.

Việc đưa ra biện pháp thi công rãnh thoát nước hiệu quả sẽ giúp kết cấu công trình ngôi nhà được giữ nguyên, hạn chế các tình trạng nhà dột, nhà bị thấm nước sau một thời gian dài sử dụng, giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà.

Biện pháp thi công rãnh thoát nước được diễn ra như thế nào? Bước 1: Chuẩn bị thi công

Ngoài ra, các loại nguyên vật liệu như đất, đá, xi măng, gạch, cát,… cùng với những thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công cũng cần được tập kết về 1 địa điểm cố định.

Bước 2: Tiến hành đào hố móng

Ở bước này, thợ thi công sẽ sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để xúc đào hố móng. Nếu trong quá trình đào hố thấy có nước thì cần phải hút khô và tạo rãnh thu nước. Điểm đáng chú ý là kích thước hố phải dựa trên tiêu chuẩn thiết kế trước đó.

Bước 3: Đổ bê tông đế cống

Thợ thi công sẽ tiến hành đổ bê tông phần móng hố. Khi thực hiện, phần đế cống cần phải có độ cứng và độ dày đạt tiêu chuẩn, kết cấu chắc chắn nhằm chống lại tình trạng sụt lún trong thời gian sử dụng.

Bước 4: Đặt đường ống thoát nước

Đường ống sẽ được đặt theo hướng của dòng chảy. Việc này sẽ giúp tránh việc va chạm một cách tối đa gây nứt vỡ đường ống. Song song với đó, các kỹ thuật viên bên dưới sẽ quan sát và đưa ra điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Bước 5: Hàn mối nối Bước 6: Củng cố thượng lưu và hạ lưu

Việc này giúp hạn chế việc đất đá lấp vào gây cản trở nước thoát ra ngoài. Sau khi hoàn tất biện pháp thi công rãnh thoát nước, công trình sẽ được đưa vào nghiệm thu và sẽ sớm đi vào vận hành.

Giải Pháp Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước

I. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 1. Đường Ống Việc thi công đường ống cấp nước sinh hoạt cho công trình ngày nay đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, nhất là đối với công trình có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy , để thực hiện tốt các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật đề ra, ngoài việc cung cấp thiết bị , dụng cụ thi công đầy đủ,chúng ta phải có một đội ngủ kỹ sư, công nhân lành nghề thực hiện đúng các biện pháp thi công đề ra: – Tổ chức tốt kho bãi để ống. – Kiểm tra chất lượng ống khi cấp đến công trường. – Bảo quản ống, để nơi khô ráo, kho phải có mái che chắn. Kết nối ống với Fitting, ống với ống: Việc kết nối ống tuỳ thuộc vào mỗi chủng loại ống sử dụng mà chúng ta có phương pháp thi công riêng.

* Ống GI: Có 2 phương pháp nối ống.Phương pháp hàn: – Kiểm tra dụng cụ thi công (máy hàn và máy cắt, nguồn điện cung cấp, thiết bị chửa cháy bình CO). – Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động. – Vệ sinh ống. – Kiểm tra bản vẽ thi công, vị trí lắp đặt ống. – Vận chuyển ống ra vị trí thi công và đặt ống lên giá đỡ hoặc một mặt phẳng. – Cắt gọt và tránh lọt vào ống. – Định vị ống cần nối trên một mặt phẳng. – Sau khi kiểm tra an toàn thì bắt đầu nối ống. – Nếu đường ống quá dài thì phải nối khớp nối mềm chống giản nỡ ống. – Dùng bàn chải sắt chà sạch sỉ sắt sau khi hàn xong. – Bịt 2 đầu ống bằng nut bịt, Test áp lực (mời tư vấn kiểm tra). – Kiểm tra độ cao ống (theo bản vẽ thi công) chỉnh thẳng ống (mời tư vấn kiểm tra). – Kiểm tra áp lực theo yêu cầu kỹ thuật ( mời tư vấn kiểm tra). – Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu (mời tư vấn kiểm tra). – Bịt đầu ống kỹ bằng nylon hoặc băng keo. – Xiết chặt coòng kẹp ống. – Sơn ống và sơn chống rỉ mối hàn.

Phương pháp nối bằng ren – Kiểm tra máy ren và dao ren. – Cắt gọt và mài nhẵn ống. – Quấn dây hoặc băng keo hơi lên phần ren trước khi nối. – Nối ống – Các bước khác tuần tự như nối ống bằng phương pháp hàn

Đối với ống PPR việc kết nối ống với ống , ống với Fitting thí cần có một máy hàn chuyên dụng (hàn bằng nhiệt) cung cấp nguồn điện 220V và để hàn ống là 260oC. Các bước thực hiện như sau: – Kiểm tra vị trí (Xem bản vẽ thi công). – Kiểm tra dụng cụ thi công và đặt ống lên mặt phẳng. – Lấy dấu phần ống tiếp xúc với Fitting (bằng chiều sâu Fitting). – Cho ống và Fitting tiếp xúc với đầu mối hàn. – Sau khi gia nhiệt đạt yêu cầu , ta rút ống và Fitting ra khỏi máy rồi tiến hành ép ống với Fitting, giữ chặt trong khoảng thời gian quy định. (Xem hình 2.4 và bảng quy định thời gian) – Các bước còn lại sau khi nối ống xong được thực hiện giống như phương pháp nối ống GI.

– Vận chuyển ống ra vị trí cần lắp đặt. – Kiểm tra vị trí lắp đặt (Xem bản vẽ thi công). – Vệ sinh ống,vệ sinh các Fitting cần nối. – Cắt gọt và mài nhẵn ống. – Bôi keo lên phần ống tiếp xúc với Fitting. – Ép chặt ống và Fitting cần nối , giử chặt trong khoảng thời gian một phút. – Các bước còn lại thực hiện như phương pháp nối ống GI.

– Chuẩn bị máy hàn và bình oxy, acetylen, que hàn… – Dao cắt ống đồng. – Mài nhẵn ống sau khi cắt. – Các bước còn lại thực hiện như phương pháp nối ống GI.

– Chuẩn bị máy hàn chuyên dùng để hàn inox. – Các bước còn lại thực hiện như phương pháp hàn ống GI.

2. Nối ống với thiết bị* Phương pháp nối ống với Lavabo, WC, Sinic, BathTub, Shower: – Chuẩn bị dụng cụ thi công – Kiểm tra vị trí lắp đặt (bản vẽ thi công). – Kiểm tra giá đở thiết bị. – Kiểm tra thiết bị-đặt thiết bị vào vị trí cần lắp (Xem bản vẽ thi công). – Kiểm tra hồ sơ thử áp lực ống. – Cố định thiết bị và cân chỉnh thiết bị (Xem bản vẽ chi tiết lắp đặt) lên giá đở hoặc lên sàn, lên tường. – Kiểm tra ống, vệ sinh ống, xác định vị trí ống nước lạnh. – Tiến hành nối ống với thiết bị (Xem hình lắp đặt điển hình). – Tiến hành kiểm tra, cân chỉnh (mời tư vấn kiểm tra). – Test áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (mời tư vấn kiểm tra). – Dùng nylon che chắn bảo vệ thiết bị. – Chuẩn bị hồ sơ Testing – Tiến hành Training. – Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu và bàn giao

* Nối ống với mặt bít, van, khớp nối mềm với y lọc, bơm, đồng hồ áp lực. – Kiểm tra thiết bị – Vận chuyển thiết bị ra vị trí lắp đặt. – Kiểm tra vị trí lắp đặt – Kiểm tra hồ sơ Test áp lực ống – Vệ sinh thiết bị – Vệ sinh ống – Chuẩn bị và kiểm tra giá đở thiết bị – Đặt thiết bị vào vị trí cần lắp – Tiến hành kết nối ống với thiết bị – Cân chỉnh thiết bị – Kiểm tra cao độ – Bít 2 đầu ống để Test áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (mời tư vấn kiểm tra). – Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu – Dùng nylon che chắn bảo vệ thiết bị.

II. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI1. Công việc lắp đặt ống Kiểm tra vật tư (mời tư vấn kiểm tra) Bảo quản vật tư, để nơi khô ráo. Chuẩn bị giá treo, giá đở ống (Xem bản vẽ thi công) Đánh dấu vị trí Khoan treo giá đỡ ống vào vị trí thi công (Xem bản vẽ thi công) Vận chuyển ống và các phụ kiện ra khu vực cần thi công. Vệ sinh ống và phụ kiện. sau khi kiểm tra các dụng cụ thi công , khu vực thi công an toàn thì tiến hành thi công đường ống Tiến hành nối ống Đối với hệ thống nước thoát vệ sinh cho các công trình người ta thường hay sử dụng ống PVC và ống gang. Vì vậy tuỳ mỗi loại ống mà sẽ có những phương pháp nối ống khác nhau

* Phương pháp nối ống PVC: dùng keo để nối ống – Tiến hành cắt ống và mài nhẵn ống. – Đánh dấu phần ống tiếp xúc với fitting và bôi keo vào – Ép giữ chặt trong khoảng thời gian theo yêu cầu kỹ thuật để ống dính cứng với fitting. – Lưu ý: Nếu ống đi âm thì phải có floor clear out để thông nghẹt

* Phương pháp nối ống gang: – Người ta sử dụng nối ống với fitting bằng khớp nối hoặc dùng sợi bitum và vữa xi măng cát – Sau khi nối ống xong tiến hành cân chỉnh thẳng ống và độ dốc (tư vấn kiểm tra) – Bít các đầu ống và tiến hành thử áp lực. – Thử áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (mời tư vấn kiểm tra) – Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu (tư vấn kiểm tra) – Bít các đầu ống bằng băng keo hoặc nylon để bảo vệ các vật rơi vào ống làm tắc nghẽn đường ống khi sử dụng.

2. Nối ống với thiết bị Kiểm tra hồ sơ thử áp lực ống ( có xác nhận của tư vấn) Kiểm tra và thông ống xem có bị tắc nghẽn không. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị (Xem bản vẽ thi công) Bắt giá đỡ và cố định thiết bị lên giá.(tư vấn kiểm tra) Cân chỉnh cao độ của thiết bị (tư vấn kiểm tra) Tiến hành nối ống với thiết bị 1. Nối WC 2. Nối Lavabô 3. Nối UR: 4. Nối thoát sàn: 5. Nối Clean out: 6. Nối Bath 7. Nối Sink Sau khi nối ống với thiết bị xong, tiến hành thử áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (tư vấn kiểm tra) Cân chỉnh thẳng thiết bị. Kiểm tra lại các giá đỡ thiết bị. Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu (tư vấn kiểm tra) Dùng nylon bọc bảo vệ thiết bị.

3. Giá đỡ ống – thiết bị Giá đỡ ống: – Vẽ bản vẽ chế tạo giá đỡ (tư vấn kiểm tra) – Chuẩn bị vật tư và chế tạo giá đỡ – Kiểm tra vị trí lắp đặt (Xem bản vẽ thi công) – Kiểm tra bảng tiêu chuẩn quy định ty treo , khoảng cách giá đỡ. – Tiến hành khoan đóng tắc kê, bắt giá đỡ (Xem bản ve thi công). – Ở điểm nối ống với fitting thì khoảng cách giá đỡ với fitting không vượt quá giới hạn.